GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả dự giờ ở các cơ sở đào tạo ... · Giả...

22
GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả dự giờ ở các cơ sở đào tạo nghề thuộc “Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam” - Vòng năm 2013 - Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam Hợp tác Phát triển Việt - Đức

Transcript of GS&ĐG trong ĐTN Báo cáo kết quả dự giờ ở các cơ sở đào tạo ... · Giả...

GS&ĐG trong ĐTNBáo cáo kết quả dự giờ ởcác cơ sở đào tạo nghề thuộc “Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam” - Vòng năm 2013 -

Chư

ơng

trình

Đổi

mới

Đào

tạo

nghề

Việ

t Nam

Hợp tác Phát triển Việt - Đức

Chư

ơng

trình

Đổi

mới

Đào

tạo

nghề

Vi

ệt N

am

Hợp tác Phát triển Việt - Đức Chương trình đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam

37 B Nguyễn Bỉnh KhiêmHà Nội, Việt NamT +84 4 397 45 207 (Phòng Tổng hợp - Đối ngoại)F +84 4 397 40 339

Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbHTầng 2, nhà số 1, ngõ 17, phố Tạ Quang BửuHà Nội, Việt NamT +84 4 397 46 571/-2F +84 4 397 46 570I www.giz.deI www.tvet-vietnam.org

Thiết kế: Nơi & Năm XB:

Xuất bản:

Hà Nội, tháng 7, 2014

Tổng cục Dạy nghề (TCDN)

Tác giả: TS . Steffen Horn, chuyên gia CIM (Viện NCKHDN/TCDN)

Nguyễn Minh Công (trang bìa) Ảnh: Ralf Bäcker, Berlin (trang bìa)

Mục lục 1 Lời giới thiệu 2 1.1 Mục tiêu công tác quản lý giờ học 2 1.2 Phương pháp và công cụ nghiên cứu 3 1.3 Thực hiện giám sát và đánh giá (GS&ĐG) giờ học 3 2 Kết quả GS&ĐG giờ học 4 2.1 Mô tả các giờ học được phân tích 4 2.2 Phân tích giờ học dựa vào các tiêu chí 6 2.2.1 Phân tích định lượng đối với các tiêu chí về dạy và học hướng vào người học và thực tiễn

6 2.2.2 Phân tích định tính thông qua các quan sát, phỏng vấn và thảo luận 9 2.2.3 Phân tích xu hướng Chương trình đào tạo nghề năm 2008 9 2.2.4 So sánh giữa PVT 2008 và Trường cao đẳng LILAMA 2 10 2.3 Mối quan hệ giữa hoạt động can thiệp của chương trình và xu hướng đã được xác định 11 2.3.1 Giả thuyết 2.1 11 2.3.2 Giả thuyết 2 11 3 Kiến nghị 13 4 Tài liệu tham khảo 14 5 Phụ lục Danh sách người quan sát dự giờ và danh sách các trường tham gia

Hướng dẫn quan sát

2

1 Lời giới thiệu

1.1 Mục tiêu của công tác quản lý giờ học

Chương trình đổi mới đào tạo nghề ở Việt Nam là một trong những lĩnh vực ưu tiên theo Thỏa thuận

về đào tạo nghề và phát triển kinh tế bền vững giữa chính phủ Việt Nam và Đức. Mục tiêu tổng thể là

tăng cường cung cấp lao động có trình độ chuyên môn trên cơ sở tổ chức các khóa đào tạo

theo định hướng nhu cầu. Chương trình bao gồm bốn hợp phần liên kết với nhau [hợp phần 1: Tư

vấn hệ thống đào tạo nghề (2011-2014), hợp phần 2: Chương trình đào tạo nghề năm 2008 (PVT

2008) (2010-2014), hợp phần 3: Xây dựng trung tâm đào tạo nghề chất lượng cao LILAMA 2 (2013-

2014) kiểu mẫu, hợp phần 4: Đào tạo nghề trong lĩnh vực quản lý nước thải (2014-2018)]. Hợp phần

2 (PVT 2008) hỗ trợ 5 cơ sở, hợp phần 3 và hợp phần 4 mỗi hợp phần hỗ trợ một cơ sở đào tạo

nghề. Để công tác đào tạo theo hướng thực tiễn tại các cơ sở đào tạo nghề được hỗ trợ có hiệu quả,

chương trình chủ yếu tập trung vào các hoạt động sau đây:

- Cung cấp các dịch vụ tư vấn thực hiện các kế hoạch phát triển cơ sở,

- Sửa đổi các mô-đun đào tạo và đào tạo chuyên sâu nhằm nâng cao tính phù hợp thị trường

lao động,

- Điều chỉnh và xây dựng các tài liệu giảng dạy và học tập,

- Thực hiện các khóa đào tạo chuyên sâu dành cho giáo viên,

- Cung cấp các dịch vụ tư vấn và đào tạo chuyên sâu dành cho cán bộ quản lý (ví dụ, về phân

tích nhu cầu đào tạo, quy hoạch năng lực, quản lý tài chính và chất lượng),

- Củng cố mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp,

Với mục tiêu tổng thể này của chương trình – tăng cường tổ chức các khóa đào tạo theo định hướng

thực tiễn cho lực lượng lao động – cần phải đưa ra phản hồi chung về mức độ thành công của công

tác đào tạo tại các cơ sở đào tạo nghề thí điểm được hỗ trợ theo định hướng thực tiễn và nhu

cầu.

Do đó mục tiêu của công tác giám sát & đánh giá giờ học (quản lý giờ học) tại các cơ sở được hỗ trợ

liên quan tới ba cấp:

1) Ở cấp cơ sở công tác quản lý giờ học nên đưa ra những phản hồi liên tục và có tính hệ thống

cho giáo viên và ban lãnh đạo nhà trường về việc công tác đào tạo thực sự hướng vào thực

tiễn và người học trong lớp học và các xưởng như thế nào. Các phản hồi này giúp quá trình

nâng cao chất lượng tại các cơ sở đào tạo nhằm xác định một cách có hệ thống những điểm

mạnh và điểm yếu của công tác đào tạo và có bằng chứng đáng tin cậy cho việc nâng cao chất

lượng.

2) Ở cấp chính sách những số liệu thu thập được về công tác giám sát & đánh giá giờ học thông tin

cho Tổng cục dạy nghề/Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội (cơ quan quản lý nhà nước về

Đào tạo nghề) về công tác dạy và học theo hướng thực tiễn tại các cơ sở đào tạo nghề được hỗ

trợ thuộc chương trình. Ngoài ra, có thể áp dụng các công cụ được sử dụng như là các công cụ

có lợi và đổi mới trong các hệ thống đảm bảo chất lượng của Tổng cục dạy nghề/Bộ Lao

động – Thương binh & Xã hội nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hướng dẫn dựa trên

bằng chứng trong lĩnh vực đào tạo nghề ở Việt Nam.

3) Ở cấp chương trình công tác quản lý giờ học đánh giá chất lượng đào tạo (theo định hướng

thực hành và nhu cầu) tại các cơ sở được hỗ trợ như là kết quả chính của phương pháp tiếp

cận của chương trình. Theo một trong những chỉ số chính của chương trình công tác đào tạo

theo định hướng thực tiễn và nhu cầu tại các cơ sở đào tạo nghề được hỗ trợ phải được

chứng minh bằng các cuộc khảo sát độc lập. Ngoài ra, nên được chứng minh theo các chỉ số

riêng của các hợp phần của chương trình – các mô-đun đào tạo và tài liệu đào tạo được áp

3

dụng trong đào tạo như thế nào và – các giáo viên sử dụng những năng lực mới của họ ra

sao sau khi tham gia vào đào tạo chuyên sâu. Tất cả các chỉ số này đều dẫn đến các giả

thuyết sau đây. Chúng là một phần của chương trình giám sát & đánh giá (đề cương giám sát &

đánh giá của chương trình, trang 22):

Giả thuyết 2: Sự can thiệp chương trình giúp nâng cao chất lượng đào tạo (theo định hướng thị

trường lao động và theo định hướng thực tiễn) trong các lĩnh vực nghề nghiệp được hỗ trợ tại các

cơ sở đào tạo nghề được hỗ trợ cụ thể là từ khi bắt đầu đến khi kết thúc hợp phần chương trình.

Giả thuyết 2.1: Sự can thiệp chương trình giúp nâng cao công tác dạy và học theo hướng thực

tiễn tại các lớp học.

Giám sát & đánh giá giờ học trực tiếp liên quan đến giả thuyết 2.1. Giả thuyết này sẽ được phân

tích trong báo cáo này. Nó cũng đưa ra những luận cứ chính để phân tích giả thuyết 2.

1.2 Phương pháp và công cụ nghiên cứu

Giám sát & đánh giá giờ học phân tích xu hướng nâng cao công tác dạy và học hướng vào người

học và thực tiễn trên lớp và trong nhà xưởng nhờ có sự can thiệp của chương trình. Đó là lý do

tại sao phân tích xu hướng dựa vào các tiêu chí chiếm đa số.

Các tiêu chí dựa vào các tài liệu tham khảo quốc tế và trong nước: Trước tiên chúng dựa vào lý

thuyết và sau đó được điều chỉnh theo tình hình của các trường cao đẳng nghề ở Việt Nam. 1) Các

tiêu chí dựa vào hiểu biết về đào tạo theo hướng hành động. Xét về khía cạnh này đào tạo dựa vào

các tình huống thực trong công việc trong khi các phương pháp dạy và học ủng hộ hoạt động học chủ

động và tự tổ chức. Vì vậy các quá trình dạy và học không chỉ được tổ chức trong thuyết trình trực

tiếp, nó còn xem xét các vấn đề thực hành (xem SBI 2008, trang 18, đề chương giám sát & đánh giá

của chương trình, trang 19). Ngoài ra, các tiêu chí này được kiểm tra, so sánh theo một ví dụ chuẩn

quốc tế về đảm bảo chất lượng trong đào tạo nghề - danh sách các tiêu chí của một hệ thống đảm

bảo chất lượng thuộc hệ thống giáo dục của nước Đức (xem SBI 2008, trang 8). 2) Các tiêu chí này

đã được điều chỉnh theo tình hình của các cơ sở được hỗ trợ bằng hình thức tiền nghiên cứu.

Sau khi điều chỉnh các tiêu chí, các hướng dẫn quan sát đã được xây dựng (xem phụ lục 3). Tất cả

các tiêu chí được sắp xếp với các ký hiệu. Việc sắp xếp các ký hiệu cũng dựa vào danh sách các tiêu

chí nêu trên vì nó dựa vào những kết quả mới nhất trong ngành tâm lý học học tập. Các hướng dẫn

cũng được kiểm tra và điều chỉnh trong tiền nghiên cứu. Do cơ sở lý thuyết, việc dựa vào danh sách

các tiêu chí quốc tế và điều chỉnh theo tình huống cụ thể ở Việt Nam, hướng dẫn quan sát có thể

được coi là một công cụ chuẩn hóa, đảm bảo cho kết quả đáng tin cậy trong quá trình đánh giá.

Trên cơ sở các tiêu chí của hướng dẫn quan sát, hàng năm có thể thực hiện phân tích xu hướng.

Nó bao gồm phân tích xu hướng định lượng với tất cả các tiêu chí và phân tích định tính với các

quan sát trong lớp học và phỏng vấn các chuyên gia và thảo luận với các giáo viên, ban lãnh đạo

nhà trường và các chuyên gia cố vấn phát triển lĩnh vực, những người có hiểu biết sâu và nhiều kinh

nghiệm.

Bên cạnh phân tích xu hướng dựa vào các tiêu chí mối quan hệ giữa can thiệp chương trình và xu

hướng đã được xác định sẽ được phân tích dựa vào kết quả của các cuộc phỏng vấn với giáo

viên, ban lãnh đạo nhà trường và các chuyên gia phát triển và dựa vào các kết quả của cuộc khảo

sát được tiến hành với các cán bộ quản lý trường học tại các cơ sở được hỗ trợ, cuộc khảo sát

này được thực hiện vào tháng 3 năm 2014.

1.4 Thực hiện GS&ĐG giờ học

Giám sát & đánh giá chất lượng của giờ học được thực hiện bởi NIVT cùng với các chuyên gia phát

triển (EH) tại các cơ sở đào tạo nghề tham gia cuộc khảo sát này trong khuôn khổ “Chương trình đổi

mới đào tạo nghề ở Việt Nam”. 32 giờ học đã được phân tích: 26 giờ học tại các cơ sở đào tạo nghề

được hỗ trợ bởi PVT 2008 và 6 giờ học tại trường cao đẳng LILAMA 2. 28 bài học được phân tích vào

tháng 10/11 năm 2013. Một trường được hỗ trợ bởi PVT 2008 (Trường cao đằng VINACOMIN) được

phân tích vào tháng 3 năm 2014 do lịch học của cơ sở đào tạo nghề. 36 giáo viên và 18 thành viên

4

của ban lãnh đạo nhà trường đã được phỏng vấn trong các cuộc phỏng vấn riêng và các cuộc thảo

luận nhóm. Ba chuyên gia phát triển làm việc tại trường Cao đẳng nghề Bắc Ninh và trường Cao đẳng

nghề Thái Nguyên/VINACOMIN, trường Cao đẳng nghề Long An và trường Cao đẳng nghề Ninh

Thuận và chuyên gia tổng hợp CIM làm việc tại trường Cao đẳng nghề LILAMA 2 được phỏng vấn

trong các cuộc phỏng vấn chuyên gia và tham gia nhiều vào công tác quản lý và phân tích các giờ

học.

Sau khi hoàn thành việc thu thập số liệu kết quả quản lý giờ học được thảo luận chi tiết với ban lãnh

đạo nhà trường và/hoặc các giáo viên. Sau đó tất cả số liệu được phân tích bởi NIVT.

Khảo sát và đánh giá giờ học này cần được thực hiện hàng năm.

2 Kết quả khảo sát

2.1 Mô tả các giờ học được phân tích

Bảng 1: Các giờ học được phân tích theo cơ sở đào tạo nghề

Cơ sở đào tạo nghề Số giờ học được quan sát

Trường Cao đẳng nghề An Giang (PVT 2008) 6

Trường Cao đẳng nghề Bắc Ninh (PVT 2008) 4

Trường Cao đẳng nghề Long An (PVT 2008) 6

Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận (PVT 2008) 6

Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Việt Bắc-VINACOMIN (PVT 2008) 4

Trường Cao đẳng nghề LILAMA 2 6

Đánh giá giờ học tập trung vào các nghề chính trong đó các mô-đun đào tạo đã được xây dựng và

các giáo viên đã qua đào tạo của chương trình. Đó là lý do tại sao chỉ các giờ học của các giáo viên

đã qua đào tạo (28 trong 32 giờ học được thực hiện bởi các giáo viên đã qua đào tạo) dạy các nghề

sau đây được quan sát:

Bảng 2: Các giờ học được phân tích theo nghề

Nghề Số giờ học được quan sát

Cắt gọt kim loại 12

Cơ điện tử 8

Điện công ngiệp 8

Lắp đặt điện công nghiệp và công nghệ điều khiển 3

Điện tử công nghiệp 3

Cơ khí bảo dưỡng khai mỏ1 4

9 giờ học lý thuyết, 10 giờ học thực hành và 13 giờ học tổng học (kết hợp các phần lý thuyết và

thực hành) với các chủ đề sau đây được phân tích:

Bảng 3: Các giờ học được phân tích theo chủ đề

Tên giờ học Số giờ học được quan sát

Hàn cơ bản 4

Cắt gọt kim loại:sử dụng các dụng cầm tay (giũa, cưa, v.v...) 4

Cắt gọt kim loại: CNC 3

Đo đạc điện 2

1 Nghề này được đào tạo trong các giờ học được phân tích tại trường Cao đẳng Việt Bắc VINACOMIN. Các mô-đun của nghề cắt gọt kim loại được thực hiện. Nhưng các học viên tham gia khóa học được đào tạo nghề: cơ khí bảo dưỡng khai mỏ. Tại thời điểm quan sát giờ học không có học viên nào được đào tạo nghề cắt gọt kim loại tại

trường này.

5

Cắt gọt kim loại truyền thống 2

Điện 2

Các kỹ thuật điện cơ bản 2

PLC 2

PLD 1

Cắt gọt kim loại: thực hành tiện 1

Cắt gọt kim loại: phay cơ bản 1

Vẽ kỹ thuật 1

Mạch dây dẫn 1

Lắp đặt các hệ thống điện trong nhà 1

Công nghệ LED 1

Đo đạc điện cơ bản 1

Lắp đặt hệ thống mạng lưới cơ bản 1

Hàn: Đo đạc 1

6

2.2 Phân tích giờ học dựa vào các tiêu chí

2.2.1 Phân tích định lượng với các tiêu chí dạy và học hướng vào người học và thực tiễn

Trong phân tích định lượng, tất cả các tiêu chí dạy và học hướng vào người học và thực tiễn được

đánh giá theo thang điểm Likert gồm 5 mức (1 – rất kém, 5 – rất tốt). Trong bảng sau các giá trị trung

bình (số trung bình)2 cho mỗi tiêu chí được liệt kê.

Bảng 4: Phân loại các tiêu chí về dạy và học hướng vào người học và thực tiễn

Tiêu chí dạy và học hướng vào người học và thực tiễn

Số lượng quan sát (N)

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn

Giá trị trung

bình PVT 2008

Giá trị trung bình

LILAMA 2

I. Định hướng ứng dụng

1. Khuyến khích định hướng ứng dụng 32 2,84 0,68 2,92 2,50

2. Môi trường dạy & học 32 2,63 0,79 2,73 2,17

3. Các khía cạnh môi trường 32 2,78 0,83 2,92 2,17

II. Kích thích sự hiểu biết

4. Bài giảng có cấu trúc 32 3,42 0,72 3,48 3,17

5. Tính chặt chẽ 32 3,22 0,83 3,27 3,00

6. Tính phụ thuộc lẫn nhau 32 3,03 0,78 3,04 3,00

7. Củng cố/Ôn tập 32 2,75 0,72 2,69 3,00

8. Kiểm tra 32 3,31 0,78 3,46 2,67

III. Kích thích sự chú ý

9. Phong cách dạy học 32 4,00 0,44 4,00 4,00

10. Điều hành lớp học 32 2,97 0,54 3,00 2,83

11. Sự tham gia của học viên 32 3,13 0,83 3,04 3,50

12. Tính linh hoạt 32 2,88 0,79 2,73 3,50

VI. Khuyến khích động lực học tập

13. Kích thích sự chú ý 32 3,03 0,54 3,00 3,17

14. Khuyến khích tự học 32 2,74 0,77 2,76 2,67

15. Sự tận tâm của giáo viên 32 3,94 0,67 3,96 3,83

Tổng 3,11 3,13 3,01

2 Vì thang Likert gồm 5 mức là thang điểm theo số thứ tự giá trị trung bình theo quan điểm thống kê không phải là đơn vị đo chính xác 100%. Vì thang điểm theo số thức tự nên phải sử dụng số trung bình. Trong khảo sát này giá trị trung bình (số trung bình) được sử dụng vì hai lý do: Thứ nhất giá trị trung bình nhạy cảm với các chênh lệch nhỏ hơn là số trung bình, và các chênh lệch giữa các hạng mục khác khau trong khảo sát này là không lớn. Thứ hai, giả định rằng người đọc báo cáo này quen với giá trị trung bình hơn là số trung vị. Nhưng số trung bình nhạy cảm với phân bổ không đồng đều hơn là số trung vị. Kết quả sau đây cho thấy độ lệch chuẩn thấp (trong khoảng 0,44 và 0,83). Do đó khả năng các giá trị trung bình có xu hướng sai lệch do phân bổ không đồng đều là rất thấp.

7

Đồ thị 1-4: Đánh giá các tiêu chí về dạy và học hướng vào người học và thực tiễn (Tổng: PVT 2008 và LILAMA2)

Khuyến khích động lực học tập

1

2

3

4

5

13. Kích thích sự chú ý 14. Khuyến khích tự học 15. Sự tận tâm của giáo viên

Định hướng ứng dụng

1

2

3

4

5

1. Khuyên khích định hướng ứng dụng

2. Môi trường dạy & học

3. Các khía cạnh môi trường

8

Kích thích sự chú ý

1

2

3

4

5

9. Phong cách giảng dạy

10. Điều hành lớp học 11. Sự tham gia của học viên

12. Tính linh hoạt

Kích thích sự hiểu biết

1

2

3

4

5

4. bài giảng có cấu trúc 5. Tính chặt chẽ 6. Sự phụ thuộc lẫn nhau 7. Củng cố/Ôn tập 8. Kiểm tra

9

Bảng và đồ thị cho thấy các giá trị trung bình của tất cả các tiêu chí được phân tích nằm trong khoảng

2,63 và 4,00. Mức cao nhất và thấp nhất khá tiêu biểu cho tình hình được quan sát trong các giờ học:

Phong cách giảng dạy (giá trị trung bình là 4,00) và sự tận tâm của giáo viên (giá trị trung bình là 3,94)

đều tốt. Hoạt động giảng dạy trong lớp rất thân thiện và được tôn trọng và có thể thấy rất rõ sự tận

tâm của giáo viên.

Trái lại các tiêu chí khuyến khích tự học (giá trị trung bình là 2,74), củng cố và ôn tập (2,75), tính linh

hoạt (2,88) được đánh giá thấp hơn, điều này cho thấy:

- Khuyến khích tự học: Học viên có thể được khuyến khích tự lập nhiều hơn. Đặc biệt là, giáo

viên có thể thường xuyên hơn đưa ra cho học viên những vấn đề để họ tự giải quyết hoặc

những bài tập tự làm hoặc làm theo nhóm. Các tiết học có thể tổ chức dạy học theo dự án:

Học viên được giáo viên hướng dẫn với sự trợ giúp trong các bài tập, nhiệm vụ tự tổ chức, tự

lập kế hoạch, tự thực hiện và tự phân tích.

- Củng cố và ôn tập: Hoạt động ôn tập và kết nối với các bài học trước có thể được thực hiện

có hệ thống hơn. Chủ đề liên quan có thể được nhấn mạnh hơn và được thực hiện theo các

cách khác nhau và được kết nối với các kiến thức/chủ đề đã biết để xác nhận lại một lần

nữa.

- Các giờ học có thể linh hoạt hơn và dựa vào các điểm mạnh, điểm yếu, sở thích và nhu cầu

của cá nhân học viên. Do đó, các giờ học có thể tương tác với nhau để tìm ra những kiến

thức và kỹ năng nào học viên đã có.

Ngoài ra một số khía cạnh liên quan đến tiêu chí: môi trường dạy và học (số trung bình là 2,63) có thể

được cải thiện: Ví dụ, phương pháp nhà xưởng 3 lớp có thể được áp dụng nhất quán hơn. Một khía

cạnh lớn của tiêu chí này đó là thiết bị vẫn chưa được Chương trình hiện đại hóa.

2.2.2 Phân tích định tính thông qua quan sát, phỏng vấn và thảo luận

Các thông tin định tính thu thập được thông qua các lần quan sát, phỏng vấn chuyên gia và thảo luận

đều mô tả một bức tranh chung. Các điểm sau đây được tổng kết lại như sau:

- Sự tận tâm ở mức cao của các giáo viên là rất rõ nét không chỉ trong các quan sát mà còn

trong các cuộc phỏng vấn và thảo luận.

- Cấu trúc lô gic của các bài học nằm trong hầu hết tất cả các bài học được phân tích có bố

cục rất rõ ràng. Nhưng trong một vài trường hợp, không rõ lắm là liệu tất cả các học viên có

thể theo kịp những bài học có cấu trúc rõ ràng này do mức độ tương tác thấp giữa giáo viên

và học viên.

- Các cuộc phỏng vấn cũng như là các quan sát thể hiện một bức tranh đa dạng về các

phương pháp dạy và học: Một mặt, việc ứng dụng các phương tiện truyền đạt mới m , việc

sử dụng các tài liệu đào tạo mới được xây dựng trên lớp cũng như là việc giới thiệu các

phương pháp dạy học theo hướng thực hành như Phương pháp bốn bước thường rõ nét

và được thảo luận cùng với giáo viên. Nhưng mặt khác, các giờ học lý thuyết được thực hiện

trong một số trường hợp vẫn chủ yếu là giảng bài trực diện và những giờ học thực hành trong

một số trường hợp không có nhiều sự tương tác và sự tham gia của học viên. Vẫn có thể cải

thiện hơn nữa các phương pháp dạy và học theo hướng tập trung hơn vào người học và thực

tiễn trong tương lai.

- Tất cả các giờ học kể cả lý thuyết và thực hành đều có thể mang tính thực tiễn hơn: Đặc

biệt, trong giờ học tổng hợp và thực hành, giáo viên có thể để cho học viên tự mình trải

nghiệm mọi thứ và khám phá những giải pháp cho các vấn đề được đưa ra một cách thường

xuyên hơn.

2.2.3 Phân tích xu hướng P T

Đợt phân tích hiện nay về dạy và học hướng vào người học và thực tiễn là đợt phân tích đầu tiên,

được tham chiếu với các tiêu chí một cách có hệ thống. Nhưng nó không phải là một đợt phân tích cơ

sở vì hợp phần chương trình PVT 2008 đang được thực hiện kể từ năm 2011. Đó là lý do tại sao một

giá trị cơ sở phải được xây dựng trong quá khứ thông qua các cuộc phỏng vấn với chuyên gia và các

10

cuộc thảo luận với giáo viên, ban lãnh đạo nhà trường và đặc biệt là các chuyên gia lĩnh vực – các cố

vấn phát triển.

Các ý chính sau đây đã được đề cập đến trong các cuộc thảo luận và phỏng vấn: Có sự cải thiện rất

rõ nét về dạy và học theo hướng thực hành tại 5 cơ sở đào tạo nghề được chương trình PVT 2008 hỗ

trợ, đặc biệt là trong các lĩnh vực sau đây:

- áp dụng các cấu trúc mô đun hiện đại và kết quả học tập,

- áp dụng các phương tiện truyền đạt mới trong các tiết học như công cụ trực quan dựa trên

máy tính,

- áp dụng kiến thức chuyên môn nâng cao, điều này rất rõ nét trong các bài học được cấu trúc

hóa rõ ràng,

- p dụng thường xuyên các phương pháp dạy học theo hướng thực tiễn như Phương pháp

bốn bước.

Sự đánh giá quá khứ dưới đây về tổng mức gia tăng dạy và học hướng vào người học và thực

tiễn tại 5 cơ sở đào tạo nghề thuộc chương trình PVT 2008 đã được các cố vấn phát triển phê duyệt:

Giá trị cơ sở (xây dựng trong quá khứ) cho tổng tất cả các tiêu chí tăng thêm 1 điểm, nghĩa là 20% giá

trị thực tế của 3,13 (tăng t , lến 3,13), điều này cho thấy rõ một mức tăng đáng kể.

2.2.4 So sánh giá trị ước tính quá khứ P T và giá trị cơ sở trường L L M

Đồ thị 5: So sánh các mức đánh giá của tất cả các tiêu chí về dạy và học hướng vào người học và

thực tiễn giữa PVT 2008 – LILAMA 2

Đối với một số tiêu chí, các đánh giá cho trường Cao đẳng nghề LILAMA 2 là khá thấp so với PVT

2008 (tiêu chí 1 – 3, 8). Nhưng đối với hai tiêu chí, mức đánh giá cao hơn so với các trường PVT

2008 (tiêu chí 11, 12). Trong tổng các tiêu chí, các trường dạy nghề PVT 2008 được đánh giá cao

hơn so với LILAMA 2 (PVT 2008: 3,13 so với LILAMA 2: 3,01, xem bảng 3, trang 7).

Nhưng việc các trường dạy nghề thuộc chương trình PVT 2008 được đánh giá cao hơn một chút so

với Cao đẳng nghề LILAMA 2 không có gì ngạc nhiên vì đợt phân tích hiện nay là một khảo sát cơ sở

thực tế cho LILAMA 2, vì sự hỗ trợ LILAMA 2 chỉ mới bắt đầu. Mục tiêu chính của sự hỗ trợ LILAMA 2

của chương trình Đổi mới Đào tạo nghề tại Việt Nam là nâng cao chất lượng đào tạo hướng vào thực

Các giá trị trung bình của tất cả các tiêu chí về chất lượng dạy học

1

2

3

4

5

1. K

huyến khích định hướng ứng dụng

2. M

ôi trư

ờng dạy & học

học

3. C

ác k

hía

cạnh m

ôi trư

ờng

trường

4. B

ài giảng có cấu trú

c

trúc

5. T

ính liê

n kết

kết

6. T

ính phụ th

uộc lẫn nhau

nha

u

7. C

ủng cố/ôn tậ

p

tập

8. K

iểm tra

tra

9. P

hong cách dạy học

học

10. Đ

iều hành lớ

p học

học

11. S

ự th

am gia của học viên

viê

n

12. T

ính lin

h hoạt

hoạt

13. K

ích th

ích sự c

ý

ý 14. K

huyến khích tự

học

học

15 Sự tậ

n tâ

m của giáo viên

viê

n

PVT 2008 LILAMA 2 Tổng

11

hành hơn nữa. Vì thế, giả định rằng sự định hướng vào người học và thực hành của các bài học sẽ

tăng lên ở tất cả các tiêu chí trong một tương lai gần.

Bằng cách so sánh giá trị cơ sở (được xây dựng trong quá khứ) của 5 cơ sở dạy nghề được chương

trình PVT 2008 hỗ trợ với giá trị cơ sở của Cao đẳng nghề LILAMA 2, L L M r ràng được đánh

giá tốt hơn (PVT 2008: 2,13 so với LILAMA 2: 3,01). Điều này cũng không có gì ngạc nhiên vì Cao

đẳng nghề LILAMA 2 là một trong các trường cao đẳng hàng đầu và là một Trung tâm dạy nghề ch t

lư ng cao trong lĩnh vực đào tạo nghề ở Việt Nam.

2.3 Mối quan hệ giữa hoạt động can thiệp của chương trình và xu hướng được xác định

Trong chương này, các giả thuyết đánh giá của hệ thống Giám sát & Đánh giá của chương trình mà

giúp xác định các kết quả dự kiến của chương trình sẽ được phân tích ngắn gọn.

2.3.1 Giả thuyết .

Giả thuyết 2.1: Hoạt động can thiệp của chương trình cải thiện đáng kể công tác dạy và học theo

hướng thực tiễn trong các tiết học.

Giả thuyết này nói về các cải thiện, như đã được trình bày trong chương 2.2.3, trang 9 đối với PVT

2008, thông qua các biện pháp của chương trình. (Tất nhiên đối với trường Cao đẳng nghề

LILAMA 2, chưa thể nói được bất cứ điều gì vì khảo sát hiện nay chỉ là một đợt khảo sát cơ sở).

Các kết quả chính của các biện pháp chương trình được trình bày trong các ý dưới đây (xem trang 9):

- áp dụng các cấu trúc mô đun hiện đại và các kết quả học tập

- ứng dụng các phương tiện truyền đạt mới vào trong các tiết học như công cụ trực quan dựa

trên máy tính,

- áp dụng kiến thức chuyên môn nâng cao, điều này rất rõ nét trong các giờ học được cấu trúc

hóa rõ ràng;

- p dụng thường xuyên các phương pháp dạy học mới theo hướng thực tiễn như Phương

pháp bốn bước.

Như vậy về giả thuyết 2.1, có kết luận là: Các kết quả đáng kể của các biện pháp chương trình là rõ

ràng trong việc giám sát các tiết học trên lớp dựa vào tiêu chí. Đồng thời, các cuộc phỏng vấn và thảo

luận với giáo viên, ban lãnh đạo nhà trường và các cố vấn phát triển đã khẳng định các kết quả này.

2.3.2 Giả thuyết

Giả thuyết 2 mang tính khái quát hơn và đề cập đến chất lượng đào tạo của toàn bộ các cơ sở đào

tạo nghề được hỗ trợ. Phạm vi không quá bó hẹp và tập trung vào việc dạy và học trên lớp và trong

nhà xưởng như trong giả thuyết 2.1. Nó cũng bao gồm cả các quy trình quản lý chất lượng (như quản

lý nhà xưởng, lập kế hoạch phát triển nhân sự, lập kế hoạch sử dụng năng lực, bảo trì cơ sở hạ tầng

và trang thiết bị, v.v…) tại các cơ sở đào tạo nghề và sự hợp tác giữa các cơ sở này với doanh

nghiệp, v.v…

Giả thuyết 2: Các hoạt động can thiệp của chương trình cải thiện đáng kể chất lượng đào tạo

(theo định hướng thực tiễn và thị trường lao động) trong các lĩnh vực ngành nghề được hỗ trợ tại

các cơ sở đào tạo nghề đối tác kể từ khi bắt đầu đến khi kết thúc hợp phần chương trình.

Để có thể phân tích giả thuyết này với một phạm vi rộng như thế, các kết quả phân tích của các giả

thuyết phụ (các giả thuyết 2.1 – 2.3, xem đề cương Giám sát & Đánh giá của chương trình, trang 21)

là rất cần thiết. Cho đến nay, hiện đã có các kết quả phân tích cho giả thuyết 2.1 (xem phần trên) và

giả thuyết 2.33 (xem Báo cáo khảo sát doanh nghiệp, NIVT 2014), chứng tỏ tính hiệu quả đáng kể

của chương trình.

3 Giả thuyết 2.3: Hoạt động can thiệp của chương trình cải thiện đáng kể trình độ năng lực của các học viên tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo nghề đư c hỗ tr theo định hướng nhu cầu. Giả thuyết này đã được phân tích trong khảo sát doanh nghiệp với

các kết quả phân tích sau đây cho hợp phần chương trình PVT 2008: Học viên tốt nghiệp của các cơ sở đào tạo nghề có mức

độ năng lực theo định hướng nhu cầu cao hơn một chút so với trình độ năng lực của các học viên tốt nghiệp từ các trường

12

Để kiểm tra chéo các kết quả này, đã thực hiện một cuộc khảo sát về các biện pháp nâng cao năng

lực cho các trường dạy nghề thuộc diện hỗ trợ của chương trình vào tháng 3 năm 2014. Cán bộ quản

lý của các trường thuộc diện hỗ trợ đã được hỏi ý kiến về các kết quả của các biện pháp nâng cao

năng lực của chương trình (đánh giá theo thang điểm Likert gồm 5 mức, 1 – rất kém, 5 – rất tốt):

Bảng 5: Kết quả khảo sát cán bộ quản lý năm 2014

Các đánh giá về sự thành công/các kết quả của các biện pháp nâng

cao năng lực

Trung

bình

tổng

Trung bình

PVT 2008

Trung

bình

LILAMA 2

Trình độ năng lực của giáo viên được cải thiện 3,94 3,92 4,00

Giáo viên tự tin hơn trong quá trình giảng dạy 3,97 3,94 4,00

Giáo viên áp dụng các năng lực mới trong quá trình giảng dạy 3,60 3,54 4,00

Giáo viên nhân rộng các năng lực mới cho các đồng nghiệp 3,78 3,79 3,86

Hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nghề được cải thiện 3,86 3,74 4,14

Cơ sở đào tạo nghề có thể tự mình tiếp tục duy trì quan hệ hợp tác đó 4,05 4,02 4,00

p dụng các công cụ quản lý chất lượng như Nghiên cứu lần vết, Khảo sát

doanh nghiệp 4,03 4,00 4,14

p dụng các công cụ quản lý chất lượng nhà xưởng 4,08 4,02 4,14

Cơ sở đào tạo nghề tự mình có thể tiếp tục áp dụng các công cụ quản lý

chất lượng 3,94 3,96 3,71

Cơ sở đào tạo nghề áp dụng các mô đun đào tạo cải tiến 3,93 3,88 4,00

Cơ sở đào tạo nghề có thể tự mình tiếp tục áp dụng các mô đun đào tạo 3,84 3,88 3,71

Bảng 6: Đánh giá tổng hợp các biện pháp nâng cao năng lực theo khảo sát cán bộ quản lý 2014

đối chứng. 20% các năng lực, đặc biệt là trong mục kiến thức lý thuyết nghề, cao hơn đáng kể, điều này chứng tỏ tính hiệu

quả của các biện pháp chương trình (xem Báo cáo Khảo sát doanh nghiệp/NIVT 2014, trang 30).

Các đánh giá về sự thành công của các biện pháp nâng cao năng lực

1

2

3

4

5

Giáo viện tự

tin hơn vào quá trìn

h giảng dạy của m

ình

mìn

h

Giáo viên áp dụng các năng lự

c m

ới tro

ng công tá

c giảng dạy

dạy

Giáo viên nhân rộ

ng các năng lự

c mới cho đồng nghiệp

nghiệp

Hợp tá

c giữa DN và CSDN được cải th

iện

thiện

CSDN có th

ể tự

mình tiế

p tụ

c quan hệ hợp tác này

y

p dụng các công cụ quản lý chất lư

ơng: N

ghiên cứu lần vét, ...

...

p dụng công cụ quản lý chất lư

ợng nhà xưởng

xưởng

CSDN có th

ể tự

mình tiế

p tục các công cụ quản lý CL được áp dụng

dụng

CSDN áp dụng các mô đun đào tạo cải tiế

n

tiến

CSDN có th

ể tự

mình tiế

p tục các mô đun đào tạ

o được áp dụng

dụng

Trìn

h độ năng lự

c của giáo viên được cải th

iên

thiê

n

13

Đánh giá tổng hợp các biện pháp nâng cao năng

lực

Trung

bình

Trung bình PVT 2008 3,98

Trung bình LILAMA 2 3,86

Các kết quả khảo sát cho thấy cán bộ quản lý rất hài lòng với các kết quả của các biện pháp nâng

cao năng lực của chương trình tại các trường dạy nghề được hỗ trợ. (Tuy nhiên, phải chú ý rằng cán

bộ quản lý đã được hỏi về các dự án cụ thể mà ở đó các giáo viên và cán bộ quản lý được chương

trình đào tạo qua có áp dụng những năng lực mới tích lũy được của họ. Các kết quả khảo sát cho

thấy chỉ một tỉ lệ trung bình các dự án chuyển giao cụ thể được thực hiện bởi các cán bộ được khảo

sát tại các trường được hỗ trợ, xem báo cáo Giám sát & Đánh giá các biện pháp nâng cao năng lực

cho cán bộ quản lý tại các cơ sở đào tạo nghề thuộc diện hỗ trợ của Chương trình Đổi mới đào tạo

nghề tại Việt Nam/NIVT 2014, trang 4).

Kết luận về phân tích giả thuyết 2, có thể nói rằng tất cả các bằng chứng thực nghiệm trình bày ở

trên thể hiện một bức tranh đa dạng về lĩnh vực nào và mức độ nào chương trình đã cải thiện

đáng kể chất lượng đào tạo (theo định hướng thực tiễn và thị trường lao động) trong các lĩnh vực

nghề được hỗ trợ tại các cơ sở đào tạo nghề được hỗ trợ.

3 Kiến nghị

Trở lại việc dạy và học hướng vào người học và thực tiễn trong các lĩnh vực nghề được hỗ trợ trên

lớp và trong nhà xưởng, khảo sát này có các kiến nghị như sau:

- iệc dạy và học trên lớp có cải thiện hướng vào thực tiễn và người học hơn nữa trong

nhiều trường hợp. Nhưng việc áp dụng và cải thiện các phương pháp dạy học theo hướng

thực tiễn cần được tiếp tục duy trì và cần được ưu tiên ở mức độ cao!

- Khảo sát đã chỉ ra rằng các giáo viên xây dựng các giờ học của mình một cách r ràng.

Điều này cần được tiếp tục phát huy một cách tích cực và các giáo viên khác (không tham gia

khóa đào tạo của chương trình) cần được khuyến khích và đào tạo bởi những giáo viên đã

qua đào tạo để xây dựng các giờ học của mình cũng rõ ràng như thế.

- Thực hiện càng nhiều giờ học thực tiễn càng tốt!

- Tăng cường sự tương tác với học viên – làm cho các giờ học có càng nhiều sự tham gia

của học viên và linh hoạt càng tôt!

- Cuối cùng một kiến nghị tổng quát, đó là các giáo viên đã qua đào tạo cần đóng vai trò như

những giáo viên nhân rộng tại các cơ sở đào tạo nghề để đào tạo cho các đồng nghiệp của

mình về các biện pháp dạy học theo hướng thực tiễn.

14

4. Tài liệu tham khảo

SBI – Sächsisches Bildungsinstitut 2008: Schulische Qualität im Freistaat Sachsen:

Kriterienbeschreibung. Radebeul

Horn, S. 2013: Hệ thống Giám sát & Đánh giá (M&E) của “Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề tại Việt

Nam” hợp tác giữa Việt Nam – Đức. theo Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề tại Việt Nam, Hà Nội

Horn, S. 2014: Báo cáo Giám sát & Đánh giá các biện pháp nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý tại

các trường dạy nghề được hỗ trợ bởi Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề tại Việt Nam. Báo cáo nội

bộ.

NIVT 2014: Báo cáo khảo sát doanh nghiệp, đợt 1, 2013, Hà Nội.

5. Phụ lục

1. Danh sách các quan sát viên và danh sách các cơ sở đào tạo nghề tham gia

2. Hướng dẫn quan sát

15

Phụ lục 1:

Danh sách người dự giờ

1. TS. Steffen Horn, Chuyên gia CIM, Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề/ TCDN

2. Ths. Nguyễn Thị Bích Ngọc, cán bộ chương trình, Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam

3. Ông Kai Steger, Chuyên gia CIM, Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề/ TCDN

1. Ông Andreas Fischer, Chuyên gia phát triển, Trường CĐN Công nghiệp Việt Bắc - VINACOMIN

4. Ông Ralf Hill, Chuyên gia CIM, Trường CĐN Kỹ thuật Công nghệ LILAMA 2

5. Ông Ralf Westphal, Chuyên gia phát triển, Trường CĐN Long An

6. Ông Heinrich Graumann, Chuyên gia phát triển, Trường CĐN Ninh Thuận

Danh sách các cơ sở đào tạo nghề tham gia

1. Trường CĐN Kỹ thuật Công nghệ LILAMA 2

2. Trường CĐN Kinh tế Kỹ thuật Bắc Ninh

3. Trường CĐN Công nghiệp Việt Bắc - VINACOMIN

4. Trường CĐN Ninh Thuận

5. Trường CĐN Long An

6. Trường CĐN An Giang

Ngày quan sát / /20 [dd/mm/yyyy] Phiếu dự giờ số

Phương pháp Dạy và Học

Phiếu quan sát (dự giờ) này là một phần của hệ thống Giám sát & Đánh giá dựa trên kết quả của Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề tại Việt Nam. Với các mục quan sát dưới đây, các phương pháp dạy và học như là một khía cạnh quan trọng của chất lượng đào tạo tại các cơ sở đào tạo nghề được chương trình hỗ trợ sẽ được đánh giá để nâng cao chất lượng dạy nghề theo định hướng thị trường lao động.

1. Tên của trường đối tác:

2. Tổ chức quản lý:

3. Tên người quan sát: _________________________________________

4. Tên giờ học và nghề: _________________________________________

5. Giáo viên đã qua đào tạo của chương trình: Có Không

I Định hướng ứng dụng

1. Khuyến khích định hướng ứng dụng Ghi chú - Chương trình đào tạo được dựa trên năng lực và được định hướng theo các yêu cầu của doanh nghiệp. - Các bài tập trên lớp phù hợp với các tình huống làm việc thực tế. - Phương pháp dạy học theo dự án được tích hợp trên lớp: Giáo viên sắp xếp các tình huống và trình bày các giải pháp xử lý tình huống. - Giáo viên dạy theo phương pháp Bốn bước

Hoàn toàn không áp dụng

1 2 3 4 5 Áp dụng triệt để

2. Môi trường dạy & học theo hướng ứng dụng Ghi chú - Trang thiết bị trong lớp học/nhà xưởng phù hợp với trang thiết bị được sử dụng tại các doanh nghiệp. - Cấu trúc nhà xưởng 3 lớp được thực hiện và đưa vào sử dụng. - Trang thiết bị nhà xưởng được lập danh mục và liên kết với một kế hoạch bảo dưỡng. - Việc tổ chức các nhà xưởng và hoạt động đào tạo phù hợp tiêu chuẩn sức khỏe, vệ sinh và an toàn khi làm việc. - Nâng cao nhận thức được tích hợp vào trong công tác đào tạo.

Hoàn toàn không áp dụng

1 2 3 4 5 Áp dụng triệt để

3. Các khía cạnh môi trường đào tạo Ghi chú - Sử dụng các nguồn lực một cách có trách nhiệm/triệt để. - Bố trí hệ thống quản lý/tái chế rác thải. - Tích hợp nâng cao nhận thức vào chương trình đào tạo.

Hoàn toàn không áp dụng

1 2 3 4 5 Áp dụng triệt để

II Kích thích sự hiểu biết

4. Bài giảng có cấu trúc rõ ràng Ghi chú - Các chủ đề, công việc và nhiệm vụ được cấu trúc một cách rõ ràng. - Các khía cạnh quan trọng được nêu bật. - Tốc độ dạy học phù hợp

Hoàn toàn không áp dụng

1 2 3 4 5 Áp dụng triệt để

5. Tính mạch lạc/rõ ràng Ghi chú - Các chủ đề phức tạp được giải thích dễ hiểu. - Các từ ngữ nước ngoài và thuật ngữ chuyên ngành được giải thích rõ ràng - Các công thức của giáo viên là chính xác.

Hoàn toàn không áp dụng

1 2 3 4 5 Áp dụng triệt để

6. Tính phụ thuộc lẫn nhau/liên kết ngang Ghi chú - Tiết học có tính đến sự phụ thuộc lẫn nhau của các chủ đề trong các tiết học trước đó và tiếp theo. - Tiết học có tính đến sự liên hệ của các chủ đề của các môn học khác. - Các chủ đề mới được liên kết với các chủ đề đã biết. - Các ví dụ, tham khảo chéo được sử dụng trong tiết học.

Hoàn toàn không áp dụng

1 2 3 4 5 Áp dụng triệt để

7. Củng cố/ôn tập Ghi chú - Thời gian trên lớp đủ để ôn tập và củng cố kiến thức đã được học trước đó. - Các chủ đề mới được xây dựng và thực hiện theo các cách khác nhau. - Các chủ đề có liên quan được thảo luận và thực hiện vài lần. - Có đủ thời gian để nghiên cứu, ví dụ trong thư viện hoặc trên mạng internet.

Hoàn toàn không áp dụng

1 2 3 4 5 Áp dụng triệt để

8. Kiểm tra Ghi chú - Quá trình học tập được kiểm tra thường xuyên trên lớp. - Để khắc phục những khó khăn và thiếu xót của người học, những chủ đề và nhiệm vụ này sẽ được lặp lại và ôn luyện.

Hoàn toàn không áp dụng

1 2 3 4 5 Áp dụng triệt để

III Kích thích sự chú ý

9. Phong cách dạy học Ghi chú - Không khí trong lớp học thân thiện, minh bạch, thẳng thắn. - Người học không bị sợ hãi. - Người học được tôn trọng và được khuyến khích. - Giáo viên thể hiện những kỳ vọng tích cực đối với quá trình học tập của người học.

Hoàn toàn không áp dụng

1 2 3 4 5 Áp dụng triệt để

10. Điều hành lớp học Ghi chú - Giáo viên khuyến khích sự tự học. -Giờ học tập trung vào các mục tiêu và nội dung học tập. - Sự sắp xếp theo không gian và sử dụng trang thiết bị theo các mục tiêu học tập.

Hoàn toàn không áp dụng

1 2 3 4 5 Áp dụng triệt để

11. Sự tham gia của người học Ghi chú

- Người học có cơ hội được hoạt động tích cực trên lớp và trong nhà xưởng. - Người học có cơ hội được đưa ra nhận xét và đặt câu hỏi. - Người học được hướng dẫn làm việc theo nhóm. - Các cuộc thảo luận tập trung vào mục tiêu và nội dung đào tạo và không lan man.

Hoàn toàn không áp dụng

1 2 3 4 5 Áp dụng triệt để

12. Tính linh hoạt Ghi chú - Những quan tâm và kinh nghiệm của người học được tích hợp vào trong đào tạo. - Người học có cơ hội đóng góp ý kiến trên lớp. - Giáo viên có hướng mở đối với các ý kiến và câu hỏi của người học. - Giáo viên có thể cân bằng các trình độ học tập khác nhau của người học (ví dụ tốc độ làm việc với các nhiệm vụ)

Hoàn toàn không áp dụng

1 2 3 4 5 Áp dụng triệt để

IV Khuyến khích động lực học tập (bên trong)

13. Kích thích sự chú ý Ghi chú - Mở đầu các chủ đề mới bằng phần giới thiệu/ví dụ. - Giáo viên có thể nâng cao/đánh thức trí tò mò của người học. - Giáo viên giải thích thời gian biểu và các mục tiêu học tập của lớp học. - Giáo viên thúc đẩy người học khi họ gặp phải những khó khăn. - Giáo viên khuyến khích người học áp dụng những kiến thức mới học được trên lớp vào các tình huống thực tế sống động.

Hoàn toàn không áp dụng

1 2 3 4 5 Áp dụng triệt để

14. Khuyên khích tự học Ghi chú - Giáo viên khuyến khích người học tự mình giải quyết các công việc/nhiệm vụ/bài tập/ vấn đê. - Giáo viên chỉ ra và giải thích cho người học những kỹ năng làm việc tự chịu trách nhiệm. - Giáo viên tổ chức dạy học theo dự án: Hướng dẫn người học tự mình lập kế hoạch, tự thực hiện và tự phân tích các công việc/nhiệm vụ và bài tập.

Hoàn toàn không áp dụng

1 2 3 4 5 Áp dụng triệt để

15. Sự tận tâm Ghi chú - Giáo viên thể hiện sự quan tâm đến lớp học và sự tiến bộ học tập của người học. - Giáo viên thể hiện sự nhiệt tình đối với chủ đề học.

Hoàn toàn không áp dụng

1 2 3 4 5 Áp dụng triệt để

Chư

ơng trì

nh Đ

ổi m

ới Đ

ào tạo n

ghề

Việ

t N

am