Download - Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

Transcript
Page 1: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

Quản lý nguồn Tài nguyên Thiên nhiên Vùng Ven biển tỉnh Sóc Trăng

Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 – 1965

Olivier Joffre

Page 2: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

Xuất bản Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH Quản lý nguồn Tài nguyên Thiên nhiên Vùng Ven biển Tỉnh Sóc Trăng Tác giả Olivier Joffre Ảnh bìa “Peuplement de Paletuvier” in Maurand P. 1938. L‟Indochine Forestière © giz, tháng 05/2011

Page 3: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng

1889 - 1965

Olivier Joffre

Tháng 05/2011

Page 4: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

ii

Giới thiệu về GIZ

Năng lực toàn diện cho phát triển bền vững dưới một mái nhà chung

Với phương châm làm việc năng suất, hiệu quả và dựa trên tinh thần hợp tác, GIZ hỗ trợ người dân và

cộng đồng tại các nước đang phát triển, các quốc gia đang trong thời kỳ chuyển đổi và các nước công

nghiệp trong việc định hướng tương lai và cải thiện điều kiện sống. Đây là tôn chỉ hoạt động của

Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ). Được thành lập ngày 01 tháng 01 năm

2011, GIZ tập hợp những kinh nghiệm được tích lũy trong nhiều năm của GIZ hỗ trợ các đối tác trong nỗ

lực đạt được những mục tiêu phát triển lâu dài thông qua việc cung cấp các dịch vụ hiệu quả được thiết

kế phù hợp với yêu cầu của phát triển bền vững. Tổ chức Hỗ trợ Phát triển Đức (DED), Tổ chức Hợp tác

Kỹ thuật Đức (GTZ) và Tổ chức Bồi dưỡng và Phát triển Năng lực Quốc tế Đức (InWEnt). GIZ là tổ chức

trực thuộc nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức, hỗ trợ Chính phủ Đức trong những nỗ lực thực hiện các

mục tiêu trong lĩnh vực hợp tác quốc tế cho phát triển bền vững. GIZ cũng tham gia vào công tác giáo

dục quốc tế trên toàn cầu.

Phát triển hiệu quả

GIZ áp dụng cách tiếp cận tổng thể dựa trên giá trị để đảm bảo sự tham gia của tất cả các bên liên quan.

Trong quá trình này, sứ mệnh phát triển bền vững luôn là định hướng chủ đạo xuyên suốt mọi hoạt động

của tổ chức. GIZ cũng luôn quan tâm đến các khía cạnh chính trị, kinh tế, xã hội và sinh thái khi hỗ trợ

đối tác ở các cấp địa phương, khu vực, quốc gia và quốc tế tìm ra các giải pháp cho cộng đồng trong bối

cảnh xã hội rộng lớn hơn. Đây là phương thức giúp GIZ đạt được sự phát triển một cách hiệu quả.

GIZ hoạt động trên nhiều lĩnh vực bao gồm: phát triển kinh tế và xúc tiến việc làm; xây dựng nhà nước và

khuyến khích dân chủ; thúc đẩy hòa bình, an ninh, tái thiết và giải quyết mâu thuẫn dân sự; an ninh

lương thực, y tế, giáo dục phổ cập; bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên và giảm thiểu tác động của

biến đổi khí hậu. Chúng tôi cũng cung cấp các dịch vụ về quản lý và hậu cần để hỗ trợ đối tác trong việc

thực hiện những nhiệm vụ phát triển. Trong các tình huống khủng hoảng, GIZ còn tiến hành các chương

trình người tị nạn và cứu trợ khẩn cấp. Là một phần của dịch vụ phát triển, GIZ đồng thời cung cấp nhiều

chuyên gia hỗ trợ phát triển cho các nước đối tác.

GIZ tư vấn cho các cơ quan tài trợ và đối tác các vấn đề về xây dựng kế hoạch và chiến lược, giới thiệu

các chuyên gia hòa nhập và chuyên gia hồi hương ở các nước đối tác, đồng thời thúc đẩy mạng lưới

hợp tác và đối thoại giữa các bên liên quan trong hoạt động hợp tác quốc tế. Nâng cao năng lực cho

chuyên gia của các nước đối tác là một phần quan trọng trong dịch vụ của GIZ. Chúng tôi tạo nhiều cơ

hội cho các thành viên tham gia các hoạt động có thể duy trì và thúc đẩy những mối quan hệ mà họ tạo

dựng được. Ngoài ra, GIZ còn tạo điều kiện để những người trẻ tuổi nâng cao kinh nghiệm chuyên môn

của mình trên khắp thế giới thông qua các chương trình trao đổi giành cho chuyên gia trẻ. Những

chương trình này giúp xây dựng nền móng cho thành công trong sự nghiệp của họ trên các thị trường

trong nước và quốc tế.

Các cơ quan ủy nhiệm cho GIZ

Hầu hết các hoạt động của GIZ được thực hiện theo ủy nhiệm của Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển

(BMZ). Ngoài ra, GIZ cũng hoạt động thay mặt cho các Bộ khác của Đức, cụ thể là Bộ Ngoại giao Liên

bang, Bộ Môi trường Liên Bang, Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang. GIZ cũng hoạt động theo ủy

quyền của chính quyền các bang và các cơ quan công quyền khác của Đức, các cơ quan và tổ chức

thuộc khu vực nhà nước, tư nhân trong và ngoài nước Đức, Ủy ban Châu Âu, Liên Hiệp Quốc và Ngân

hàng Thế giới. Chúng tôi hợp tác chặt chẽ với khu vực tư nhân và góp phần thúc đẩy xây dựng những

tương tác theo định hướng kết quả giữa phát triển và khu vực ngoại thương. Kinh nghiệm dày dạn của

chúng tôi với các khối liên minh tại các nước đối tác và tại Đức là nhân tố quan trọng cho hợp tác quốc tế

thành công không chỉ trong các lĩnh vực kinh doanh, học thuật văn hóa mà còn trong cả xã hội dân sự.

GIZ và những con số

GIZ hoạt động tại hơn 130 quốc gia trên toàn cầu. Tại Đức, GIZ có mặt ở hầu khắp các bang với văn

phòng chính được đặt tại Bonn và Eschborn. GIZ tuyển dụng khoảng 17.000 nhân viên trên toàn thế giới

với hơn 60% là nhân viên bản địa. Ngoài ra, GIZ còn có 1.135 cố vấn kỹ thuật, 750 chuyên gia hòa nhập,

324 chuyên gia hồi hương, 700 chuyên gia địa phương tại các tổ chức đối tác cùng 850 tình nguyện viên

(weltwärts). Với doanh thu ở mức 1,9 tỷ euro tính tạI thời điểm tháng 12 năm 2010, GIZ có thể tự tin nhìn

về tương lai phía trước.

Page 5: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

iii

Lời tựa

Khi tôi đến Sóc Trăng năm 2007 nhiều người nói với tôi rằng trước đây bao giờ cũng luôn có một đai

rừng ngập mặn dầy bảo vệ bờ biển chống xói lở và những khu rừng ngập mặn này bị tàn phá ở mức độ

lớn bởi chất làm rụng lá được sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam và sau đó, bởi việc chuyển đổi các

khu rừng ngập mặn thành đất nông nghiệp và các trang trại nuôi tôm.

Việc này nghe chừng hợp lý nhưng không giải thích được tại sao hiện nay xói lở đang tàn phá các khu

rừng ngập mặn dọc theo các phần của bờ biển huyện Vĩnh Châu. Câu hỏi vẫn còn là tại sao rừng ngập

mặn chống chịu được xói lở trước khi chất làm rụng lá được sử dụng (1965-1971) nhưng sau đó thì

không? Tại sao các rừng được trồng trong những năm 1990 đang bị xói lở tàn phá trong khi các rừng

cùng một chỗ trước năm 1965 nghe nói không bị xói lở ảnh hưởng?

Để trả lời những câu hỏi này dự án “Quản lý nguồn Tài nguyên Thiên nhiên Vùng Ven biển Tỉnh Sóc

Trăng” khởi đầu một phân tích về việc phát triển và tình trạng hiện tại của rừng ngập mặn ở tỉnh Sóc

Trăng trong giai đoạn 1965 đến 2008. Việc nghiên cứu này do Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam

bộ (Thành phố Hồ Chí Minh) tiến hành.

Các bản đồ địa hình và ảnh máy bay do Cục đồ bản Quân đội Mỹ sản xuất dựa trên ảnh máy bay 1965

cho thấy không có rừng ngập mặn dọc theo một đoạn bờ biển dài 37 km của Huyện Vĩnh Châu. Bởi vậy,

việc sử dụng chất làm rụng lá không giải thích được vì sao không có rừng ngập mặn dọc theo hầu hết

đường bờ biển Vĩnh Châu vào năm 1965.

Dự án vì vậy cần tiến hành một nghiên cứu sâu về lịch sử phát triển rừng ngập mặn và đường bờ biển

Sóc Trăng trước năm 1965.

Cho nghiên cứu này, tất cả các văn bản có liên quan, bản đồ và ảnh máy bay của khu vực từ trước 1965

trở về trước đến 1889 hiện có ở trong lưu trữ và thư viện ở Pháp (Archives Nationaux d‟Outre Mer in Aix

en Provence và trong Paris Bibliothèque Nationale de France, Départements des Cartes et Plans;

Services Historique de l‟armée de l‟Air; Services Historique de l‟armée de Terre et de la Marine; và

Institut National Géographique) và Việt Nam (Lưu trữ quốc gia II Thành phố Hồ Chí Minh). Ngoài ra, tổ

chức phỏng vấn những người có kiến thức lâu đời về bờ biển Sóc Trăng.

Các kết quả phân tích tài liệu lịch sử thể hiện những thay đổi năng động về hình dáng và mức độ đường

bờ biển, thay đổi độ che phủ rừng ngập mặn và tập hợp loài cây.

Việc phân tích các phát triển lịch sử này, cùng với thông tin từ mô hình toán số tái tạo việc phát triển thủy

động lực dòng chảy và đường bờ biển, sẽ là một thông tin đầu vào quan trọng trong việc xây dựng các

chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu phù hợp.

Klaus Schmitt

Cố Vấn Trưởng

Page 6: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

iv

Mục lục

Giới thiệu về GIZ ..........................................................................................................................................ii

Lời tựa .........................................................................................................................................................iii

Mục lục ....................................................................................................................................................... iv

Danh mục Hình ............................................................................................................................................v

Danh mục Bảng ...........................................................................................................................................v

1 Giới thiệu ...........................................................................................................................................6

2 Các mục tiêu, phương pháp và khu vực nghiên cứu ...................................................................7

2.1 Các mục tiêu và phương pháp ...............................................................................................7

2.2 Khu vực nghiên cứu ...............................................................................................................7

2.3 Các hạn chế và các tài liệu hiện có ........................................................................................9

3 Lâm luật và Service Forestier ....................................................................................................... 10

3.1 Lâm luật và các qui định trong giai đoạn Pháp thuộc ......................................................... 10

3.2 Các “Domaine Forestier” khác nhau ................................................................................... 11

3.2.1 Domaine protégé .................................................................................................... 11

3.2.2 Domaine réservé .................................................................................................... 11

3.3 Service Forestier de l‟Indochine (Sở Lâm nghiệp) .............................................................. 13

3.3.1 Tổ chức, nhiệm vụ và pháp chế ............................................................................. 13

3.3.2 Nhân lực ................................................................................................................. 14

4 Các khu rừng ngập mặn trong giai đoạn Pháp thuộc ................................................................ 15

4.1 Các khu rừng ngập mặn ở Nam Kỳ trong giai đoạn Pháp thuộc ........................................ 15

4.2 Rừng ngập mặn, một môi trường không thân thiện hoặc tài nguyên kinh tế? ................... 18

4.2.1 Cảm nhận về tài nguyên rừng ngập mặn ............................................................... 18

4.2.2 Khai thác rừng ngập mặn ở Cà Mau ...................................................................... 19

4.2.3 Khai thác quá mức nguồn tài nguyên, các báo cáo của Service Forestier ............ 20

5 Sự luỡng phân sử dụng đất: lúa ở Sóc Trăng và rừng ở Bạc Liêu .......................................... 23

5.1 Sử dụng đất ở Sóc Trăng đầu thế kỷ 20 ............................................................................. 23

5.2 Sản xuất rừng và rừng “réserve”, sự khác biệt giữa tỉnh Sóc Trăng tỉnh và Bạc Liêu ....... 24

6 Vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng từ năm 1889 đến 1965 và so sánh với tình hình hiện tại ....... 26

6.1 Mô tả rừng ngập mặn Sóc Trăng trong thế kỷ 19 và 20 ..................................................... 26

6.2 Huyện Vĩnh Châu ................................................................................................................ 26

6.2.1 Tây Vĩnh Châu ........................................................................................................ 26

6.2.2 Đông Vĩnh Châu ..................................................................................................... 28

6.2.3 Rừng Vĩnh Hải và Cửa sông Mỹ Thanh ................................................................. 28

6.3 Các huyện Trần Đề và Cù Lao Dung .................................................................................. 29

7 Kết luận ........................................................................................................................................... 32

Các Hình .................................................................................................................................................... 33

Tài liệu tham khảo .................................................................................................................................... 61

Page 7: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

v

Danh mục Hình

Hình 1: Chi tiết bản đồ Cochinchine Politique (1929). ................................................................................ 9

Hình 2: Các tỉnh năm 2010 theo lãnh thổ Nam Kỳ cũ và khu vực nghiên cứu. ......................................... 9

Hình 3: Réserves Forestières en Indochine 1904 .................................................................................... 35

Hình 4: Bản đồ rừng Nam Kỳ (Carte Forestière de la Cochinchine). 1917 .............................................. 34

Hình 5: Chi tiết bản đồ rừng Đông Dương. 1938. .................................................................................... 35

Hình 6: Nam Kỳ, Lãnh thổ Pháp thuộc (Possession Française). 1868 .................................................... 36

Hình 7: Bản đồ rừng (Carte Forestière). 1914. ......................................................................................... 37

Hình 8: Bản đồ rừng Đông Dương (Carte Forestière de l‟Indochine). 1925. ........................................... 38

Hình 9: Chi tiết bản đồ Nam Kỳ thuộc Pháp (Cochinchine Française.). 1889. ........................................ 39

Hình 10: Bản đồ Đông Bạc Liêu (Carte Bạc Liêu Est). 1904. .................................................................... 40

Hình 11: Bản đồ Vĩnh Châu và Bạc Liêu. 1952. ......................................................................................... 41

Hình 12: Ảnh máy bay 1953 ấp Nô pol ....................................................................................................... 42

Hình 13: Bản đồ Vĩnh Châu. 1965 .............................................................................................................. 45

Hình 14: Ảnh vệ tinh phần phía tây Vĩnh Châu (QuickBird 04/12/2006). ................................................... 44

Hình 15: Ảnh máy bay ấp Ấu Thọ. 1953 .................................................................................................... 45

Hình 16: Bản đồ đông Vĩnh Châu và Xã Vĩnh Hải. 1965 ........................................................................... 46

Hình 17: Ảnh vệ tinh phần phía đông Vĩnh Châu (QuickBird 06/02/2006) ................................................. 47

Hình 18: Ẩnh máy bay Rừng Vĩnh Hải và cửa sông Mỹ Thanh. 1953 ....................................................... 48

Hình 19: Bản đồ chi tiết Vĩnh Hải. 1965. .................................................................................................... 48

Hình 20: Ảnh vệ tinh rừng Vĩnh Hải (QuickBird 06/02/2006). .................................................................... 49

Hình 21: Bản đồ Sóc Trăng (Carte de Sóc Trăng). 1904. .......................................................................... 50

Hình 22: Bản đồ đông Sóc Trăng (Carte de Sóc Trăng Est) 1933. ............................................................ 51

Hình 23: Bản đồ Sóc Trăng, thể hiện các huyện Trần Đề và Cù Lao Dung. 1965. ................................... 52

Hình 24: Chi tiết bản đồ Sóc Trăng 1904 và Đông Sóc Trăng 1933 (Trần Đề) ......................................... 55

Hình 25: Chi tiết bản đồ Sóc Trăng 1904 và Đông Sóc Trăng 1933 (Cù Lao Dung) ................................. 54

Hình 26: Ảnh máy bay Huyện Trần Đề 1953, Bản đồ chi tiết 1965 và ảnh vệ tinh rừng Trần Đề

(QuickBird 06/02/2006) ................................................................................................................ 55

Hình 27: Ảnh máy bay 1953 Cù Lao Dung và đảo Cù Lào Tròn …………………… .................................. 56

Hình 28: Carte de Long Vinh. 1951 ............................................................................................................ 57

Hình 29: Đảo Cù Lao Dung năm 1949-50 .................................................................................................. 58

Hình 30: Chi tiết bản đồ 1965, thể hiện phần phía nam đảo Cù Lao Dung .............................................. 59

Hình 31: Đảo Cù Lao Dung năm 2006. ảnh vệ tinh (QuickBird 06/02/2006). ............................................ 60

Danh mục Bảng

Bảng 1: Danh mục các loài chính tìm được trong rừng ngập mặn ở Nam Kỳ.

Dựa theo Couffinhal (1918).. ...................................................................................................... 17

Bảng 2: Sản xuất rừng và nguồn thu từ thuế rừng ở Cà Mau từ 1931 đến 1941 (theo Tran 2006). ....... 20

Page 8: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

6

1 Giới thiệu

Vùng duyên hải là vùng rất năng động. Đây là nơi cư trú của 40% dân số Việt Nam, đang chịu áp lực và

trải qua thay đổi nhanh chóng. Thay đổi xảy ra trong các giai đoạn tương đối “ngắn” với môi trường đang

bị nhiều yếu tố khác nhau tác động. Trạng thái môi trường thay đổi cũng rất đa diện. Có thể liên quan

đến các yếu tố con người, như là nhân khẩu học, kinh tế học, thể chế và công nghệ, hoặc liên quan đến

các yếu tố tự nhiên. Hầu hết thay đổi trong thời gian liên quan đến cả hai.

Một quan tâm chính là cách mà môi trường sống tự nhiên, chủ yếu các rừng ngập mặn và đất bãi bồi,

được khai thác lâm sản hoặc được chuyển đổi sang các cách sử dụng khác, như các trang trại nuôi tôm.

Ở châu Á, rừng ngập mặn được khai thác mạnh trong nhiều thế kỷ để lấy gỗ, củi và các lâm sản khác, và

sức ép dân số đã làm cho rừng bị suy kiệt nghiêm trọng

Tỉnh Sóc Trăng nằm trong Đồng bằng sông Cửu Long cũng là một ví dụ của một khu vực nơi mà sinh

cảnh và sử dụng đất đang thay đổi nhanh, và cuối cùng thay đổi sinh kế vùng ven biển. Gần đây, vành

đai rừng ngập mặn ở tỉnh Sóc Trăng bị ảnh hưởng bởi sự phát triển nhanh chóng của nghề nuôi tôm.

Hiện tại, xói lở cũng làm thay đổi hình dáng bờ biển, và đai rừng ngập mặn thực sự cũng là kết quả của

các chương trình trồng lại rừng những năm gần đây. Các nghiên cứu gần đây thể hiện đất bồi tại một số

phần bờ biển đã tiến được 45 m trên năm, với diện tích tăng lên khoảng 2,000 ha từ năm 1965 đến năm

20081. Tuy vậy, các ghi chép lịch sử của vùng ven biển còn rất ít trước năm 1965 và thay đổi “lâu dài”

hiện nay vẫn chưa được biết đến.

Để hiểu được những thay đổi rừng ngập mặn và vùng ven biển, kể cả cách xói lở và bồi tụ, thật có lợi

nếu so sánh những thay đổi trên nửa thế kỷ qua các tài liệu xưa hơn. Chính quyền Pháp (1862-1954) đã

vẽ bản đồ Nam Kỳ và đưa một số khu vực đã có rừng lên một số bản đồ. Ngoài ra, chính quyền thuộc địa

đóng vai trò trong quản lý rừng thông qua xây dựng thể chế rừng ngay từ thời gian đầu thuộc địa. Các

ghi chép từ giai đoạn này có thể biểu lộ: i) các kiểu qui định khác nhau áp dụng cho khai thác tài nguyên

rừng trong giai đoạn này, ii) sử dụng rừng ngập mặn trong giai đoạn Pháp thuộc, và iii) cảm nhận hệ sinh

thái đặc biệt này của các nhà kế hoạch và các nhà ra quyết định.

Ngoài các nguồn tài liệu khác như là bản đồ và ảnh máy bay, tài liệu của chính quyền Pháp và Việt Nam

đã giúp hiểu được các thay đổi - và những đối tác tác động có liên quan – trong khu vực bờ biển Đồng

bằng sông Cửu Long trong khoảng từ giữa 1862 và 1965. Việc sử dụng cách tiếp cận lịch sử cho phép

chúng ta hiểu được một chuỗi các thay đổi xảy ra trong khu vực này. Nó cũng giúp chúng ta hiểu hơn về

các hệ sinh thái “nguồn gốc” trước khi có các ảnh hưởng con người. Cuối cùng, các cách tiếp cận này

giúp thiết kế các biện pháp ứng phó tương lai để bảo vệ và quản lý vùng ven biển.

Sau khi trình bày một quan điểm lịch sử về khu vực nghiên cứu, chúng tôi giới thiệu một số tư liệu lịch sử

về chính sách và quản lý rừng ngập mặn của chính quyền Pháp. Trong phần tiếp theo, chúng tôi cung

cấp một số số liệu chung từ chính quyền Pháp về khai thác rừng tại Đồng bằng sông Cửu Long. Ba phần

cuối cùng tập trung vào phân tích động thái rừng ngập mặn ở 5 vùng đặc biệt của vùng ven biển Sóc

Trăng dựa trên các bản đồ và ảnh máy bay.

1 Thịnh et al. 2010. Hướng dẫn kỹ thuật Khôi phục và Quản lý Rừng ngập mặn. Quản lý nguồn Tài

nguyên Thiên nhiên Vùng Ven biển Tỉnh Sóc Trăng. Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức và Ủy Ban Nhân Dân

Tỉnh Sóc Trăng. 55 trang.

Page 9: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

7

2 Các mục tiêu, phương pháp và khu vực nghiên cứu

2.1 Các mục tiêu và phương pháp

Các mục tiêu của nghiên cứu này là tài liệu hóa sự tiến hóa của các khu rừng ngập mặn vùng ven biển

tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam, dựa trên các tài liệu hiện có, kể cả các báo cáo của sở lâm nghiệp từ năm

1875, và bản đồ và ảnh máy bay từ năm 1875 đến 1970.

Tài liệu kể cả bản đồ địa hình và sau này bản đồ chuyên đề về rừng và tài nguyên thiên nhiên kể từ giai

đoạn Pháp thuộc, bắt đầu với thám hiểm đầu tiên Đồng bằng sông Cửu Long và sau này với việc sản

xuất các bản đồ chi tiết (1:25,000), kể cả một loạt ảnh máy bay của Quân đội Pháp và Viện địa lý quốc

gia của Pháp. Chính sách lâm nghiệp trong giai đoạn Pháp thuộc cũng được tài liệu hóa, nổ lực vừa sử

dụng và bảo tồn rừng ngập mặn trong giai đoạn đầu của thế kỷ 20. Để thu thập được các tài liệu này,

chúng tôi đã đến làm việc với một vài cơ quan lưu trữ:

Archives Nationaux d‟Outre Mer in Aix en Provence (Pháp) nơi tìm được một loạt bản đồ và các tài liệu

về chính sách lâm nghiệp và khai thác rừng (Fond Boudet, FIMOM).

Bibliothèque Nationale de France (BNF), Départements des cartes et plans (Sites Richelieu, Paris) dịch

vụ các bản đồ bổ sung.

Services Historique de l‟armée de l‟Air (Château de Vincennes, Paris) cho ảnh máy bay 1953.

Services Historique de l‟armée de Terre et de la Marine (Château de Vincennes, Paris) cho bản đồ và

các tài liệu về vùng ven biển.

Institut National Géographique (IGN) (Saint Mande, Paralso), cho ảnh máy bay của khu vực nghiên cứu

năm 1950.

National Archives II ở thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam) để tiếp cận với Fond Goucoh, Fond Goucoh

Divers và các ản đồ bổ sung, chủ yếu từ 1965-1970, kể cả ảnh bản đồ.

Thông tin về các khu rừng ngập mặn và khai thác chúng được tóm tắt và bản đồ quan trọng được phân

loại và theo thứ tự thời gian. Ảnh máy bay và bản đồ lịch sử của khu vực nghiên cứu sau đó được so

sánh với rừng ngập mặn hiện tại dựa trên ảnh máy bay và vệ tinh gần đây (2006 - 2007).

2.2 Khu vực nghiên cứu

Hiện nay, vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng bao gồm ba huyện: Vĩnh Châu, Trần Đề và Cù Lao Dung. Tổng

chiều dài bờ biển là 72 km. Huyện Cù Lao Dung cũng là đảo lớn nhất trong tỉnh, được bao bọc bởi hai

nhánh của sông Bassac (sông Hậu): Trần Đề và Định An. Đường bờ biển Trần Đề chạy dọc theo bờ tây

của cửa sông, và đường bờ biển Vĩnh Châu cũng nằm trên Biển Đông. Phân chia hành chính trong giai

đoạn Pháp thuộc và đơn vị hành chính hiện tại của Đồng bằng sông Cửu Long được thể hiện trong Hình

1 và 2.

Cả hai huyện Trần Đề và Cù Lao Dung đều có các rừng ngập mặn gồm loài tương tự (chủ yếu là cây

Bần (Sonneratia sp.), trong khi rừng ngập mặn huyện Vĩnh Châu chủ yếu là cây (Avicennia sp.) và

cây (Rhizophora sp.). Huyện Vĩnh Châu có thể chia thành hai khu vực sinh thái nông nghiệp chính,

với một khu vực đất bồi phía đông, bao gồm đai rừng ngập mặn lớn, bãi bồi và bãi cát, và một khu vực

phía tây, với đường bờ biển bị xói lở do dòng chảy dọc bờ. Trong khu vực này rừng ngập mặn cũng

chưa mọc được tốt.

Thú vị là ở chỗ, huyện Vĩnh Châu là một phần của của tỉnh Bạc Liêu trong giai đoạn Pháp thuộc (1862-

1954). Trong các tài liệu quay lại giai đoạn của Chính quyền Pháp, tỉnh Sóc Trăng không có huyện Vĩnh

Châu, nhưng chỉ có các huyện Trần Đề và Cù Lao Dung (Hình 2). Cù Lao Dung là phần của huyện Định

Mỹ (hiện tại là huyện Trần Đề). Bởi vậy, thu thập thông tin về rừng cũng yêu cầu chúng tôi thu thập các

tài liệu về tỉnh Bạc Liêu. Điều đặc biệt này giải thích tại sao một phần thông tin về quản lý rừng trình bày

trong báo cáo này trong giai đoạn Pháp thuộc bao gồm, không chỉ có tỉnh Sóc Trăng, mà cả tỉnh Bạc

Liêu.

Page 10: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

8

Hình 1: Chi tiết Bản đồ “Cochinchine Politique” (1929). Trong Atlas Colonial Francais 1929 (Tỷ lệ

1:2,100,000). Các tỉnh theo các phân trường của Services Forestier năm 1904 ở đông Nam Kỳ (Bà Rịa,

Thủ Dầu Một, Biên Hòa và Tây Ninh) và các tỉnh đề cập trong báo cáo này: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Gia

Định và Chợ Lớn. Ranh giới của tỉnh Sóc

Trăng và tỉnh Bạc Liêu đã thay đổi (xem

Hình 2) và tỉnh Cà Mau ngày nay là một

phần của tỉnh Bạc Liêu. Tên Cà Mau thường

được sử dụng cho phần phía nam của Đồng

bằng/Bạc Liêu (tỷ lệ bản đồ được O. Joffre

bổ sung).

Hình 2: Các tỉnh năm 2010 theo lãnh thổ Nam Kỳ cũ và khu vực nghiên cứu.

Page 11: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

9

2.3 Các hạn chế và các tài liệu hiện có

Vị trí của khu vực nghiên cứu ở trong phần rất đặc biệt của đồng bằng sông Cửu Long, nơi mà không có

các hoạt động liên quan đến rừng hoặc biển. Thực ra, trong những năm đầu thuộc địa của Chính quyền

Pháp, đường bờ biển phía tây Nam Kỳ không được chính quyền quan tâm hàng đầu. Trong một ghi chép

của “Ingénieur Chef du Service des Ponts et Chaussées to the Lieutenant Gouverneur” năm 1892, tác giả

đã chỉ ra rằng bờ biển tây của Nam Kỳ trong Vịnh Thái Lan và Biển Đông không được dùng nhiều cho

hàng hải do chưa có một hải cảng. Việc phát triển bảo vệ bờ biển cho các tàu thuyền và cơ sở hạ tầng

khác được giới hạn đến phần phía đông của Biển Đông (Sài Gòn, Mũi Thánh Jacques)2, một khu vực bờ

biển được tài liệu hóa tốt hơn. Các ví dụ tương tự có thể tìm thấy đối với các nguồn tư liệu thủy văn và

bản đồ của bờ biển, với việc Chính phủ tập trung vào phía đông của Nam Kỳ và vùng Trung Kỳ. Phần

phía tây của Nam Kỳ phần lớn bị lãng quên: “Les reconnaissances dans cette region s‟arrêtent au bras le

plus Ouest du fleuve; de ce point jusqu‟à la Pointe de Cămao […] la côte n‟a jamais été reconnue; il est

vrai qu‟elle est absolument sans intérêt pour la navigation …”3.

Sau này việc vẽ bản đồ cửa sông Mê Kông đã gặp phải các bất cập kỹ thuật do xuất hiện của các bãi cát

nông cạn, cần thiết phải cần một loại thuyền đặc biệt4 5. Ngay cả năm 1934, Sở Thủy văn đã mô tả các

rừng ngập mặn và đặc biệt là cách tiếp cận đến các bờ biển cho khảo sát ngoại nghiệp (phép đạc tam

giác của các tọa độ), as “pratiquement inaccessible”6 (hầu như không thể tiếp cận được) để vẽ bản đồ.

Về các nguồn tài nguyên rừng, chưa có các khu vực rừng lớn hoặc gỗ có giá trị cao và xuất hiện các khu

vực được bảo vệ, hạn chế số lượng tài liệu có liên quan đến rừng ngập mặn trong khu vực nghiên cứu.

Hầu hết tài liệu ở Sở lâm nghiệp (Service Forestier) trong giai đoạn Pháp thuộc, chỉ một số có liên quan

đến các rừng đồi núi, với một số ít tài liệu có liên quan đến rừng ngập mặn vùng Cà Mau. Bởi vậy, nên

chúng tôi quyết định trình bày không chỉ có lĩnh vực pháp lý và thay đổi trong quản lý rừng ngập mặn

trong toàn bộ Nam Kỳ, mà cả một số các lĩnh vực đặc biệt (khai thác và quản lý) của rừng ngập mặn dựa

trên các báo cáo về vùng Cà Mau. Hầu hết các tài liệu trực tiếp có liên quan đến khu vực nghiên cứu là

các bản đồ và ảnh máy bay.

2 Protection des cotes de l‟Indochine contre le mauvais temps. Secrétariat Général, 12 Janvier 1892.

3 Service Hydrographique de la marine. Correspondance: L‟Ingénieur en chef de 1er

classe, chef du

service de l‟hydrographie générale a Mr le Directeur d‟hydrographie. Rapport de travaux hydrographiques

en Indo-Chine. Paris le 28 Mars 1901. “Sự khảo sát vùng này dừng lại tại nhánh Tây của sông, từ đó cho

đến Cà Mao […] bờ biển không bao giờ được khảo sát; thực ra là không có sự quan tâm cho hàng hải

…” (O. Joffre dịch từ Pháp sang Anh).

4 Rapport de l‟Ingénieur hydrographe principal, directeur des travaux, sur les opérations effectuées par la

Mission Hydrographique de l‟Indochine pendant le mois de Novembre 1910. 17 Décembre 1910.

5 Mission hydrographique de l‟Indochine, 1er Aout 1908.

6 Mission hydrographique d‟Indochine. Annexe au rapport mensuel Mars 1934. Note sur les levés côtier

de Cochinchine, du cap Saint Jacques a Poulo Obi.

Page 12: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

10

3 Lâm luật và Service Forestier

3.1 Lâm luật và các qui định trong giai đoạn Pháp thuộc

Các tài nguyên rừng được xem là quan trọng ở Đông Dương. Việc khai thác chúng được coi là quan

trọng hang đầu, với gỗ giá trị cao cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Do đó, Chính quyền bắt đầu qui

định và tổ chức ngành. Bắt đầu từ những năm 1860, một loạt các nghị định được sử dụng quản lý rừng

và lấy ra nguồn thu từ khai thác rừng khai thác cho chính phủ Đông Dương.

Ngày 5/9/1862, nghị định đầu tiên cấm khai thác các loài cây rừng nhất định được xây dựng, và ngay sau

đó nghị định thứ hai (14/5/1866) ban hành thuế khai thác tự do “Coupe Libre”. Chính phủ đã ra những

quyết định này cho phép phát triển ngành lâm nghiệp, cung cấp nguồn thu mới và tạo ra các hoạt động

sinh lợi cho các doanh nghiệp tư nhân. Để kiểm soát khai thác rừng, một Sở Lâm nghiệp gồm 16 người

được tổ chức. Sở này sau này trở thành Service Forestier.

Ngày 31/12/1873, l‟Amiral Dupre cử ra một Commission nghiên cứu cách tốt nhất để khai thác các tài

nguyên rừng ở Nam Kỳ. Tuy vậy, theo Thomas (2000)7, không có nhân viên lâm nghiệp có năng lực là

thành phần trong Commission này, mà chủ yếu là đại diện các khu vực tư nhân và chính quyền.

Sau này vào năm 1875, Service Forestier ở Nam Kỳ được thành lập, kể cả các Bảo vệ rừng (gác rừng)

phụ trách giám sát rừng. Các nhân viên bảo vệ rừng này đặt dưới sự điều hành trực tiếp của

Commission Permanente des Forêts8. Sở được phân quyền với 7 phân trường rừng và mỗi phân trường

rừng do một trưởng kiểm lâm đứng đầu. Commision Permanente des Forêts cung cấp tất cả các qui định

và luật lệ có liên quan đến ngành lâm nghiệp. Commision xây dựng Lâm Luật mới với các giấy phép khai

thác rừng. Mỗi một giấy phép hàng năm (có giá 400 quan (francs)) cho quyền không hạn chế khai thác

rừng về khối lượng gỗ hoặc số lượng công nhân. Chính quyền kiểm soát khối lượng gỗ trong lúc vận

chuyển trên sông. Pháp chế mới này tạo ra một môi trường thuận lợi cho khai thác quá mức tài nguyên.

Tiếp theo các báo cáo đầu tiên về nạn phá rừng nghiêm trọng, Chính phủ đã bỏ phiếu về nghị định bảo

vệ rừng đầu tiên ngày 12/6/1891 với xây dựng “réserve forestière”. Theo sau nghị định này là nghị định

thứ hai ký ngày 23/6/1894 bao gồm các biện pháp bổ xung. Việc xây dựng “réserve” cho thấy rõ rằng

pháp chế trước đây chưa đủ hiệu lực bảo vệ các tài nguyên rừng. Rừng “réserve” là công cụ pháp lý

chính cho các chính sách lâm nghiệp trong thời gian dưới đây của chính quyền Pháp. Tuy vậy, ngoài

vành đai “réserve” các qui định mới đã giảm giá giấy phép khai thác các tài nguyên rừng xuống còn 275

quan và chính quyền ấn định một đường kính tối thiểu đối với việc khai thác 63 loài cây (thêm 24 loài

nhiều hơn so với năm 1875), mà điều này không làm gì được để ngăn chặn tốc độ phá rừng.

Về rừng ngập mặn, một thuế về khai thác gỗ củi được đặt ra chỉ trong năm 19039. Ông Ducamp đã đề

nghị thuế đánh trên giá trị khai thác làm tăng thu nhập cho chính quyền địa phương với một ước tính tiêu

thụ là 7 triệu m3 ở Nam Kỳ, kể cả 3 triệu m

3 cho công nghiệp. Ngoài ra, trong một lá thư gửi Conseil

Colonial 10

, Lieutenant Gouverneur giải thích rằng thuế gỗ củi là cần thiết để bảo vệ rừng và rằng tài

nguyên không nên cho không. Tuy vậy, thuế thì thấp (0.10 $/m3 trong Domaine protégé

11 và 0.03 $/m

3

trong Domaine reserve) để không cản trở tăng trưởng kinh tế của doanh nghiệp sử dụng các khối lượng

lớn gỗ củi. Theo qui định mới, một phần năm của thuế sẽ được sử dụng cho ngân sách tỉnh của khu vực

nơi có nguồn gốc gỗ củi và cụ thể hơn là các khu vực có rừng.

7 Thomas F. 2000. Forets de Cochinchine et “bois coloniaux”, 1862-1900. Autrepart (15): 49-72.

8 Historique et Programme du Service Forestier, 1907. Hanoi-Haiphong.

9 Le Courrier d‟Haiphong. 17 Décembre 1903.

10 Analyse de l‟Affaire: Redevance a percevoir sur les bois de feux. Lieutenant Gouverneur aux Conseil

Colonial, 8 Décembre 1903.

11 $: Giá trị kinh tế được tính bằng Đồng Đông Dương (Piastre), đơn vị tiền tệ sử dụng ở Đông Dương

thuộc Pháp.

Page 13: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

11

Năm 1904, Regime Forestier cho Nam Kỳ xây dựng những luật lệ mới kiểm soát tàn phá rừng nghiêm

trọng và khai thác quá mức các tài nguyên rừng. Ví dụ, Điều 13 đã thể hiện rằng không có lò đốt than

hoặc loại hình công nghiệp khác đòi hỏi gỗ củi có thể được phát triển trong vòng 1 km rừng12

. Điều 17

qui định rằng cấm phát rừng dưới 50 m kể từ sông. Xuất gỗ củi ra ngoài các khu vực địa phương đòi hỏi

lệ phí là 0.10 $/m3 (Điều 24).

Tiêu thụ trong gia đình các tài nguyên rừng và vai trò của các ấp và người dân trong ấp trong quản lý

rừng cũng được bao gồm trong chế độ khai thác rừng mới này. Ví dụ, các cành nhánh và gỗ khô có thể

được các người dân trong ấp thu thập cho tiêu thụ của chính họ và họ có thể sử dụng và khai thác các

loài cây gỗ không đăng ký cho sử dụng riêng của họ (Điều 31). Các người dân trong ấp không phải nộp

lệ phí cho khai thác lâm sản thứ sinh (Điều 31). Để có được các quyền lợi này, các người dân trong ấp

phải hỗ trợ làm các đường mòn trong rừng và tiến hành các hoạt động tập thể khác đối với quản lý rừng.

Pháp chế này chia các tài nguyên rừng thành hai khu vực, với các kiểu quyền tiếp cận, và loại hình khai

thác khác nhau: đó là, domaine forestier protegé và domaine classé (ou réservé).

3.2 Các “Domaine Forestier” khác nhau

Một nghị định được ban hành ngày 1/12/1913, xác định rõ sự phân chia hiện hữu các khu vực rừng

thành “forêt protégée” và “forêt réservée”13

. Sau này, ngày 21/3/1930, các nghị định và qui định khác liên

quan đến tài nguyên rừng được hợp lại trong Chế độ Rừng, với một số thay đổi có liên quan đến các

kích thước, lệ phí và chi phí tối thiểu.

3.2.1 Domaine protégé

“Forêt protégée” là tình trạng của hầu hết khu vực rừng ở Nam Kỳ đầu những năm1900. Theo chế độ

này, cách tiếp cận tài nguyên rừng để khai thác đòi hỏi phải có giấy phép của chính quyền địa phương.

Theo Les Forêts Indochinoises, giấy phép bao gồm khối lượng và thời gian của khai thác rừng cho phép

các cá nhân hoặc doanh nghiệp có giấy phép. Loại hình khai thác này được gọi là “exploitation en coupe

libre” (hoặc “khai thác tự do”).

Tuy vậy, xem xét các khu vực lớn cần được bảo vệ và nhân lực của Service Forestier, việc giám sát và

thực thi là hầu như không thể được. Theo Maurand (1943)14

, khai thác “en coupe libre se fait sous le

signe du gaspillage du bois et de la détérioration des peuplemenst15

”.

3.2.2 Domaine réservé

Service Forestier không có đủ nhân lực để giám sát khai thác rừng, đặc biệt là “Domaine protégé”, và vì

vậy chỉ tập trung vào “domaine” khác “Domaine réservé”. “Réserves” được phát triển vì tình trạng “coupe

libre” (khai thác tự do) đã làm cho tình trạng bảo vệ rừng không bền vững. Trong “coupe libre”, chỉ các

loài cây có giá trị nhất được lựa chọn và bỏ lại các loài cây rừng không có giá trị cho các thế hệ tương

lai16

. Nghị định đầu tiên qui định việc thiết lập “réserves”, ngày 12/6/1891.

Rừng “réserves” được phân định ranh giới và vẽ bản đồ. Chúng được thiết lập theo lệnh của Thống đốc

Nam Kỳ để được khai thác một các bền vững. Rừng được kiểm soát bở các kiểm lâm viên, những nguời

này xác định các cây nào cần giữ lại và các cây nào có thể chặt. Khai thác và xâm phạm trái phép bởi

các cá nhân hay vật nuôi của họ sẽ bị phạt tiền.

12 Arrêté Réglementant Le Régime Forestier en Cochinchine. 1904. Hanoi.

13 Nghị định này hoàn thành nghị định khác ngày 11/07/1907. Code Penal Forestier.

14 Maurand P. 1943. L‟Indochine forestière, Hanoi, IDEO, 252 pp.

15 (“[…] chế độ khai thác tự do biểu hiện việc khai thác gỗ không hiệu quả và làm suy giảm rừng” (O.

Joffre dịch từ Pháp sang Anh).

16 Rapport sur la Situation Forestière en Indochine, 1917.

Page 14: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

12

Khai thác hàng năm được quyết định qua đấu giá (adjudication), hợp đồng đôi bên đều có lợi (marcher

de gré a gré) hoặc hợp đồng đặc biệt (exploitation en perimeter réservé) theo các nghị định ngày

5/9/1905 và 15/4/1909. Các hợp đồng dài hạn được gia hạn tối đa là 20 năm và các khu vực nhỏ hơn

20,000 ha. Sau này, pháp chế bao gồm các lĩnh vực trồng lại rừng để khuyến khích khai thác rừng bền

vững.

Bắt đầu từ năm 1891, Sở Lâm nghiệp đã cố gắng xây dựng “réserves”. Mục tiêu là đưa 25 đến 30% diện

tích có rừng (1.5 triệu ha) vào “réserves”. Loại hình của chế độ quản lý này đã được đề cập trong các tài

liệu pháp lý nhưng không hiệu quả, với các khu vực lựa chọn đã bị khai thác quá mức và quá lớn. Theo

Maurand (1943), “réserves” đầu tiên được phát triển xung quanh Sài Gòn và sau này trong các khu vực

lớn có rừng trên Bán đảo Cà Mau. Hình 3 thể hiện địa bàn của “réserves” ở Nam Kỳ năm 1904. Chỉ có

một “réserves” nằm ở phần phía tây của Đồng bằng, gần Hà Tiên (một phân khu của Vinh Trung).

Năm 1907, có 61 “réserves” trên diện tích 122,628 ha được quản lý ở Nam Kỳ17

. Tài liệu ủng hộ việc

phát triển của các phân trường rừng lớn hơn và việc thành lập các đơn vị vẽ bản đồ lâm nghiệp ở Đông

Dương. Việc này thể hiện nhu cầu mô tả và phân định rõ ràng các tài nguyên rừng ở Nam Kỳ, mà

Service Forestier không đánh giá rõ các tài nguyên rừng trong vùng. Điều thú vị khi thấy “forêts

réservées” được bao gồm trong các khu vực rừng ngập mặn gần Mũi Thánh Jacques. Theo Tran

(2006)18

tại Nam Kỳ, chính quyền đã cố gắng hết sức để khai thác rừng trong “réserves”.

Năm 1921, số lượng “réserves” ở Đông Dương tăng lên 165, với tổng diện tích 487,024 ha19

. Vào thời

gian đó, rừng ngập mặn ở Cà Mau được nằm trong chế độ “réserve” (Hình 4), nhưng không có

“réserves” nào được thiết lập tại huyện Vĩnh Châu hoặc khu vực bờ biển tỉnh Sóc Trăng. Chỉ có một

“réserve” 866 ha Tràm (Melaleuca sp.) được thiết lập ở Phụng Hiệp năm 1904 để bảo vệ rừng khỏi nạn

phá rừng nhanh chóng 20

.

Năm 1917, toàn bộ rừng ngập mặn ở Cà Mau được ước tính là 300,000 ha và là rừng ngập mặn chính

của Nam Kỳ bởi vì các khu rừng ngập mặn phần phía đông đồng bằng đã bị khai thác21

, với 4 “réserves”

chính (Hình 4). Sau này vào năm 1926, khu vực rừng ngập mặn theo “réserve” được ước tính là 194,502

ha22

. Rừng Bạc Liêu được xem trong giai đoạn này là tương lai của nguồn gỗ đối với Nam Kỳ, có thể

cung cấp các lâm sản cho toàn bộ thuộc địa. Các tác giả ủng hộ quản lý bền vững tài nguyên, mà đã có

nguy cơ khai thác trắng ngay cả trong “réserve”.

Năm 1931, Inspecteur Général de l‟Agriculture, de l‟Elevage et des Pêches đã đề nghị thiết lập một khu

vực rừng “réserve” 13,107 ha ở Bãi Đun (tỉnh Bạc Liêu)23

. Tài liệu này qui định rằng khu vực được che

phủ bởi rừng ngập mặn, chịu ảnh hưởng thủy triều và không thể được sử dụng cho nông nghiệp. Cũng

đề cập rằng xây dựng khu vực “réserve” là quan trọng để bảo vệ độ che phủ rừng ngập mặn và từ đó

tăng cường bảo vệ chống xói lở. Vị trí rừng “réserves” ở Nam Kỳ năm 1938 có thể thấy ở Hình 5.

Ngay cả khi nếu rừng “réserves” được cho rằng là cải thiện việc quản lý độ che phủ rừng, không có kế

hoạch khai thác rừng ngập mặn cụ thể cho đến năm 1927. Trước đó, nhân viên lâm nghiệp tìm kiếm loài

17 Historique et Programme du Service Forestier, 1907. Hanoi-Haiphong.

18 Thao Tran. Les perturbations anthropiques contemporaines dans les mangroves du Sud Vietnam entre

nature, civilisation et histoire. PhD Thesis, Univeriste de Paris IV, 609 pp. 2006.

19 Les Forets Indochinoises, extrait du Numéro Spécial “L‟Indochine”. La Vie Technique et Industrielle

eds. Paris.

20 Création et Révision de Réserves Forestières en Cochinchine; 30 Juillet 1904. Correspondance au

Gouverneur Général de l‟Indochine.

21 Rapport sur la Situation actuelle des Forets de la Cochinchine. 30 Novembre 1917. Service Forestier

d‟Indochine.

22 Rapport d‟ensemble sur la situation de la province, du 1er

Juin 1926 au 1er

Juin 1927.

23 Classement en Réserve forestière du Massif de Bai-Dun (province de Bac Lieu). 14 Novembre 1931.

Page 15: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

13

cây có giá trị nhất cũng như cây lớn và cổ thụ khác. Đước (Rhizophora sp.) (Bruguiera sp.) và Dà

(Ceriops sp.) là các loài cây có giá trị nhất và được khai thác nhiều nhất. Để khuyến khích tái sinh Đước

(Rhizophora sp.) và Dá (Ceriops sp.) trong “réserve”, Service Forestier quyết định duy trì một số lượng

các cây trưởng thành ở mỗi ô.

Năm 1943, rừng ngập mặn ở Cà Mau được chia thành 4 phân trường24

. Tổng số có 9 “réserves” rừng

ngập mặn và 31 “coupe d‟exploitation” trên tổng diện tích là 10,323 ha ở tỉnh Bạc Liêu, nhưng không có

một khu vực nào ở Vĩnh Châu và không có “réserves” được phát triển ở tỉnh Sóc Trăng, thể hiện sự khác

biệt trong quản lý nguyên rừng giữa hai tỉnh. Ở Cà Mau, 10 “réserves” lớn bao phủ diện tích 201,900 ha

năm 1947. Các loài cây chính trên “réserves” này là Đước (Rhizophora sp.) (50%), Vẹt (Bruguiera sp.)

(30%), và Mấm (Avicennia sp.) (9.5%), trong khi các loài khác như Dà (Ceriops sp.) chưa đến 5%.

Chính quyền thuộc địa đã giới thiệu cơ sở của chế độ quản lý tài nguyên rừng ở Nam Kỳ. Trước tiên chế

độ này dựa trên cơ sở các giấy phép nhưng không thành công và cản trở sự phát triển do một số bất

cập. Việc phát triển của “réserve” thành công hơn, với Chính quyền tập trung vào các khu vực cụ thể.

Thực tế rằng một số “réserve” bao gồm các khu rừng ngập mặn cho thấy chính quyền nhận thức tầm

quan trọng của hệ sinh thái đặc trưng này và giá trị kinh tế gia tăng của nó. Trong phần tiếp theo, chúng

tôi sẽ trình bày về Service Forestier, tổ chức và vai trò của nó trong quản lý rừng.

3.3 Service Forestier de l’Indochine (Sở Lâm nghiệp)

Chúng ta thấy rằng Service Forestier chịu trách nhiệm bảo vệ và quản lý rừng ở Nam Kỳ bắt đầu từ năm

1875. Trước năm 1901 Service Forestier được gọi là Service des forêts và trực thuộc Services agricoles.

Trước 1901 Service Forestier được gọi là Service des forêts. Nó là một phần của Services agricoles và

dưới điều hành trực tiếp của “Affaires Indigènes”. Sau năm 1901, Service Forestier d‟Indochine được

chuyển sang dưới sự điều hành của Inspection Générale de l‟Agriculture, de l‟Elevage et des Forêts.

3.3.1 Tổ chức, nhiệm vụ và pháp chế

Service Forestier d‟Indochine bao gồm một số cấp hành chính: Khu (circumscription/miền), tiểu khu /phân

trường (cantonments/tỉnh), phân khu (division /huyện) và khu (guarderie/bốt gác, cấp xã). Năm 1907,

Nam Kỳ (đơn vị khu) gồm 5 tiểu khu và 30 phân khu, 32 khu (xã) trong phân khu và 17 khu (bốt gác riêng

biệt) ở trong khu vực có rừng. Đơn vị quản lý là cấp tiểu khu, mỗi tiểu khu (tỉnh) do một người Âu phụ

trách tối đa 100 km2. Bốn tiểu khu ở Nam Kỳ là Bà Rịa, Biên Hòa, Tây Ninh và Thủ Dầu Một theo cùng

tên của các tỉnh. Tiểu khu cuối cùng (Cantonments/tỉnh)25

gồm các tỉnh còn lại, kể cả Gia Định, Chợ Lớn

và tất cả các tỉnh phía tây khác, cho thấy việc thiếu các nguồn lực và quan tâm đến các tỉnh đồng bằng

sông Cửu Long.

Cơ cấu này dựa trên cải cách của năm 1894, vẫn thể hiện mức phân quyền cao. Tuy vậy, năm 1907, một

kiểm lâm trung ương được thiết lập ở Sài Gòn là một phần của Commission Permanente des Forêts.

Nhiệm vụ chính của Service Forestier trong những năm đầu là thu thuế khai thác rừng và kiểm định khối

lượng khai thác bởi nhân viên lâm nghiệp. Service Forestier không có quyền pháp chế liên quan đến các

chính sách rừng.

Năm 1907, Service Forestier chưa được tổ chức phù hợp và các công cụ pháp lý chưa được thích ứng

với tình hình hay nguồn lực. Đơn giản là không đủ nguồn lực để bảo vệ rừng và thu thuế. Service

Forestier trực thuộc vào Direction des Services Economiques trong Inspection Générale de l‟Agriculture,

24 Les Foret de Paletuviers en Cochinchine. L‟Europe. 20 February 1943: 3 “réserves” in Damdoi (47,086

ha); Namoan Est (3 “réserves” – 33,292 ha) and the protected forest of Tan Hung Tay. In Namoan Ouest

Divison the “réserves” of Vien An cover 34, 955 ha. In the Tanan division of Tanan is found the “réserves”

no 355.

25 Tiểu khu này không có tên cụ thể. Theo Couffinhal (1918) nó được đề cập như “Trung tâm”.

Page 16: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

14

de l‟Elevage et des Forêts”26

. Năm 1913, chính phủ chỉ định rằng 80% nguồn thu khai thác rừng có thể

được đầu tư lại cho Service Forestier. Do đó, Service Forestier trở nên phụ thuộc vào nguồn thu của

chính nó. Với việc phát triển “réserves” và chế độ thuế mới, nguồn thu hàng năm của Service Forestier

tăng lên từ $122,000 trong năm 1907 đến $331,000 trong năm 1916, cho phép đầu tư nhiều hơn vào

nguồn nhân lực và quản lý rừng.

Năm 1938 (nghị định ngày 12/2) “Service des Eaux, Forêts et Chasse aux Colonies” được thiết lập. Sở

mới này phụ trách bảo tồn, chuyển đổi hoặc xây dựng các khu rừng cần thiết cho đất nước27

, và thay thế

“Service Forestier”.

3.3.2 Nhân lực

Tại Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và bán đảo Cà Mau nói riêng, Service Forestier không hoạt

động tích cực mãi đến năm 1912, do thiếu nhân lực. Trong một lá thư gửi Gouverneur de la Cochinchine,

Inspecteur Adjoint des Eaux et Forêts (Chef du Service Forestier) yêu cầu 10 người bảo vệ rừng bản địa

mới, bốn người được phân công cho tiểu khu Cà Mau mới thành lập28

.

Hoạt động chính của nhân viên lâm nghiệp trong những năm đầu là vẽ bản đồ và xác định đặc điểm

rừng. Nhưng bán đảo Cà Mau không được ưa chuộng trong Service Forestier. Nhân viên dân sự người

Pháp thì không ở Cà Mau lâu được vì sốt rét, và nhân viên kiểm lâm mới không bao giờ được đề nghị

làm việc ở nơikhu vực ngập nước đối với bổ nhiệm đầu tiên. Ví dụ như, ngày 3/3/1913, cùng Inspecteur

này đã giải thích rằng Service Forestier de Cochichine thiếu nhân lực, với 2 nhân viên nằm viện, hai

người khác sắp đi viện và hai người khác sắp rời Nam Kỳ vì lý do sức khỏe. Số lượng nhân viên nước

ngoài ốm cho thấy các khó khăn khi làm việc trong các khu vực có rừng và các vấn đề gặp phải trong

việc phát triển những kiến thức dài hạn về rừng ở Nam Kỳ. Trong một lá thư khác của Gouverneur de la

Cochichine gửi Gouverneur Général, tác giả đề cập rằng việc thiếu nhân lực đã hạn chế nguồn thu từ

khai thác tài nguyên rừng. Để mô tả cho việc thiếu nhân lực, các ghi chép năm 1917 cho thấy Service

Forestier gồm 17 người nước ngoài, 11 thư ký (người Việt Nam) và 139 nhân viên Việt Nam tại hiện

trường để quản lý 2 triệu ha. Năm 1918, có 22 phân trường rừng ở Nam Kỳ, và mỗi phân trường phải

được quản lý bởi Trưởng phân trường. Trong đó có 12 phân trường thiếu người phụ trách. Hơn nữa,

trong năm 1930, cũng số lượng nhân viên địa phương này phụ trách 24 phân khu của Nam Kỳ29

. Trong

13 năm nguồn nhân lực của Service Forestier không tăng, với chưa đến 150 nhân viên hiện trường để

bảo vệ và quản lý toàn bộ các khu vực có rừng ở Nam Kỳ.

Service Forestier phụ trách một nhiệm vụ quan trọng ở Nam Kỳ. Với một đánh giá đầy đủ về nguồn lực

để xây dựng ngay từ đầu, Service Forestier sau này phụ trách quản lý và bảo vệ tài nguyên với các hỗ

trợvề pháp chế và nguồn tài chính mới. Tuy vậy, hình như ngay cả khi với nguồn thu mới, nguồn nhân

lực của Service Forestier luôn luôn bị hạn chế, mà điều này giải thích phần nào nạn phá rừng ở Nam Kỳ.

26 Les Forets Indochinoises, extrait du Numéro Spécial “L‟Indochine”. La Vie Technique et Industrielle

eds. Paris.

27 Marcon Y. 1938. Le rôle du service forestier aux colonies. Bulletin Economique de l‟Indochine: 1375-

1388.

28 Correspondance de Mr Roullet, Inspecteur Adjoint des Eaux et Forets, Chef du Service Forestier de

Cochinchine a Monsieur le Gouverneur de Cochinchine. 15 Mars 1913.

29 Rapport 1933-34 sur le fonctionnement du Bureau d‟Agriculture.

Page 17: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

15

4 Các khu rừng ngập mặn trong giai đoạn Pháp thuộc

4.1 Các khu rừng ngập mặn ở Nam Kỳ trong giai đoạn Pháp thuộc

Với tổng diện tích có rừng là 18,000 km2, Nam Kỳ không đại diện cho phần quan trọng của toàn bộ tài

nguyên rừng ở Đông Dương (Việt Nam, Campuchia và Lào) với tổng diện tích có rừng ước tính là

313,000 km2 trong giai đoạn đầu Pháp thuộc (trước thế kỷ 20). Các lãnh thổ Campuchia, An Nam hoặc

Bắc Kỳ được định hướng nhiều hơn về lâm nghiệp, trong khi các kế hoạch cho phát triển Nam Kỳ tập

trung vào mở rộng nông nghiệp và tăng cường canh tác lúa.

Đối với giai đoạn trước 1860, không có nhiều thông tin về rừng ở Nam Kỳ. Hiện chỉ có một vài mô tả tổng

quát: „De ces temps héroïques antérieurs à l‟époque coloniale, on ne sait a peu près qu‟une chose: c‟est

que le pays était recouvert au trois quart de son étendue d‟une forẹt dense que l‟on prétendait vierge

dans les régions montagneuses et plus ou moins exploitées dans la plaine30

‟. Bản đồ đầu tiên của khu

vực không thể hiện độ che phủ rừng (Hình 6). Với việc phát triển của chính quyền Pháp, hiện có thêm

các thông tin về tài nguyên rừng, với các bản đồ đầu tiên bao gồm độ che phủ thực vật xuất in ra năm

1889, tiếp theo là các bản đồ được cập nhật trong thế kỷ 20 (Hình 4,5, 7, 8, 9 và các bản đồ khác có liên

quan đến trong chương 6).

Trước tiên chính quyền đã cố gắng mô tả và phân loại tài nguyên rừng để quản lý khai thác. Từ giai đoạn

đầu của thuộc địa, chính quyền Đông Dương hiểu được tầm quan trọng của bảo vệ rừng cho khai thác

lâu dài. Nhưng các khu rừng ngập mặn không phải là mối quan tâm chính đối với chính quyền, mà chính

quyền quan tâm nhiều hơn đến gỗ giá trị cao cho xây dựng và xuất khẩu. Tuy vậy, trong thời kỳ chính

quyền Pháp, các khu rừng tại Nam Kỳ được phân loại khác nhau theo tiêu chí sinh thái. Các khu rừng

ngập mặn được phân loại là “các rừng ngập nước”, mà bao gồm các rừng nước ngọt và nước lợ31

Năm

1891, Henri32

ước tính diện tích mặt nước các kiểu rừng ngập nước khác nhau ở Nam Kỳ là 2,484,000

ha, bao gồm:

Rừng nước lợ: 1,034,000 ha

Rừng nước ngọt: 300,000 ha

Đầm lầy: 1,150,000 ha

Các rừng ngập nước được thấy gần Sài Gòn tại các tỉnh Gia Định và Bà Rịa tại phần phía đông Nam Kỳ,

nhưng khu vực có rừng chính là đồng bằng sông Cửu Long và bao gồm các tỉnh Bạc Liêu, Rạch Giá, Hà

Tiên, Sóc Trăng và Châu Đốc (Hình 8). Phụ thuộc vào độ mặn của nuớc và thời gian của thời kỳ nước

lợ, rừng ngập nước khác nhau từ Tràm (Melaleuca sp.) trong khu vực nước ngọt đến Đước

(Rhizophoracee) trong rừng ngập mặn. Các khu rừng này ở phần phía tây của đồng bằng sông Cửu

Long là các rừng “thuần loài”, bao gồm một loài duy nhất, khác với các rừng phần phía đông của đồng

bằng33

, thành phần rừng đa dạng hơn. Năm 1938, rừng ngập mặn của Nam Kỳ che phủ 329,000 ha, bao

30 Nguyen C. 1959. La foret vietnamienne et la politique forestière nationale. Causeries sur le

Développement des Ressources Naturelles au Vietnam. 15-31: “từ thời gian anh hùng này trước thời kỳ

thuộc địa, chúng tôi biết hầu như chỉ có một điều: ba phần tư lãnh thổ của đất nước được che phủ bởi

một khu rừng rậm mà chúng tôi giả định là rừng nguyên sinh ở miền núi và nhiều hay ít khai thác hơn tại

vùng đồng bằng” (O. Joffre dịch từ Pháp sang Anh).

31 Couffinhal. 1918. La Situation des Forets en Cochinchine. 30 pp. Rapport du Chef du Service Forestier

de la Cochinchine.

32 Henry Y. Projet de mise en valeur du domaine forestier de la colonie. 1891. Saigon.

33 Les Forets Indochinoises, extrait du Numero Special “L‟Indochine”. La Vie Technique et Industrielle

eds. Paris.

Page 18: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

16

gồm 140,000 ha ở Cà Mau, 30,000 ha ở Bà Rịa, 20,000 ha ở Rạch Giá, và 139,000 ha ở Trà Vinh, Mỹ

Tho và Bến Tre và Hà Tiên34

(Hình 5).

Các khu rừng ngập mặn, được mệnh danh “forêt de paletuviers” trong thời kỳ Chính quyền Pháp, được

thấy dọc theo bờ biển và các cửa sông, nơi nước mặn có thể xâm nhập. Tại một hội nghị năm 1905 tại

Ecole Coloniale, Captain Jacquet de l‟ Artillerie Coloniale 35

đã mô tả bờ biển bán đảo Cà Mau như rừng

ngập rậm rạp, với hầu như không có đường giao thông hoặc phương tiện vận chuyển nào sẽ nngăn cản

bất kỳ sự đổ bộ nào của kẻ xâm lăng nước ngoài. Trong Les Forêts Indochinoises (1921), các tác giả mô

tả một rừng với các cây cao và lớn ở nơi độ mặn cao và các cây nhỏ hơn với thành phần loài hỗn hợp

nơi độ mặn thấp36

.

Dựa trên cơ sở phân loại của Couffinhal (1918), rừng ngập mặn ở Nam Kỳ bao gồm 3 loại cây chính:

Paletuvier vrai, non paletuvier và cây cọ (palm trees). Đối với một số loài tên khoa học đã thay đổi từ năm

1918, những trường hợp này tên hiện tại được bồ sung trong ngoặc đơn.

34 Maurand P. L‟Indochine Forestière. 1938. Rapport du VII congres International d‟agriculture tropicale et

subtropicale, Paris 1937. Institut des recherches agronomiques et forestières de l‟Indochine. Hanoi.

35 Capitaine Capitaine Jacquet. Artillerie Coloniale. Saigon-Cap Saint-Jacques. Point d‟Appuie de la flotte.

Conférences Publiques sur l‟Indochine faites à l‟Ecole Coloniale. 1905-1906. Paris.

36 Các loài cây rừng được xác định và mô tả bởi M. Chevalier, Tổng thanh tra “Mission Permanente

d‟Inspection de l‟Agriculture et des Forets”.

Page 19: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

17

Bảng 1: Danh mục các loài chính tìm được trong rừng ngập mặn ở Nam Kỳ. Dựa theo Couffinhal

(1918)37

.Tên địa phương và khoa học theo Couffinhal; nếu các tên hiện tại khác nhau, chúng được

bổ sung trong ngoặc đơn. Tên khoa học theo IUCN (1993)38

. Thông tin bổ xung về các đặc điểm và

sử dụng của các loài cây rừng được bổ sung từ các nguồn khác.

Tên địa phương Tên khoa học Sử dụng và chất lượng

Paletuvier vrai

Cây đước sành & Việt:

Đước (Đước đôi)

Rhizophora conjuguta

(tên mới R. apiculata)

Cây phổ biến ở Nam Kỳ, với giá trị của $20,000 trên m

3. Sử dụng cho xây dựng (cột, gỗ củi và

tannin. Cây có thể cao và chống ẩm

Cây đước đưng Rhizophora mucronata

Cây dá do Ceriops sp (Rhizophoracee) Sử dụng xây dựng (poles), gỗ củi và nhuộm

Cây dá nuóc

(Dà vôi)

Ceriops candolleana

(tên mới C. tagal)

Sử dụng cho gỗ xây dựng và trong ngư nghiệp, và vò nhuộm màu nâu đỏ (hoặc xanh đen, theo các nguồn) màu bán $4/100 kg vỏ39

Cây vet đen (Vẹt dù)

Bruguiera gymnorhiza Sử dụng làm gỗ củi và sau này được giới thiệu trên thị trường cho tannin và than củi40

Cây vet tach

(Vẹt khang)

Bruguiera eriopetala

(tên mới B. Sexangula)

Non Paletuvier

Cây mấm

(Mấm đen)

Avicennia officinalis (Verbenacees)

Gỗ củi

Cây Bần đắng

(Bần chua)

Sonneratia acida

(tên mới S. caseolaris)

(Lythrariees)

Gỗ mềm, cây ăn quả

Cây bần ổi

(Bần đắng)

Sonneratia alba Gỗ mềm

Cây su

(Xu ổi)

Carapa obovata (Meliacees)

(tên mới Xylocarpus granatum)

Gỗ củi, gỗ xây dựng, vỏ tannin, dầu, hạt

Cây giá (Giá) Excoecaria agallocha (Euphorbiacees)

Nhựa mủ (chua, cây), gỗ củi

Cây rau vùng Barringtonia sp (Myrtacees) Sồi ấn độ

Cây Cùi (Cùi biển) Heritiera littoralis (Sterculiaces)

Gỗ cứng làm cột

Ô rô Acanthus volubilis (Acanthacees)

Cây bụi

Cây cọ

Chà là Phoenix paludosa

Dừa nước Dừa nước (nypa) fructicans Cây cọ làm mái lợp, mọc hoang và được trồng, và trái làm thức ăn cho lợn

37 Danh mục dựa theo Couffinhal. 1918. La Situation des Forêts en Cochinchine. 30 pp. Rapport du Chef

du Service Forestier de la Cochinchine.

38 Mangroves of Vietnam. 1993. IUCN The World Conservation Union, Bangkok, Thailand, 173 pp.

39 Maurand P. L‟Indochine Forestière. 1938. Rapport du VII congres International d‟agriculture tropicale et

subtropicale, Paris 1937. Institut des recherches agronomiques et forestières de l‟Indochine. Hanoi.

Page 20: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

18

4.2 Rừng ngập mặn, một môi trường không thân thiện hoặc tài nguyên kinh tế?

4.2.1 Cảm nhận về tài nguyên rừng ngập mặn

Nhận thức các khu rừng ngập mặn và các rừng ngập nói chung khác nhau giữa các tác giả. Một số coi là

không thân thiện và môi trường vô tác dụng, trong khi những người khác cho rằng đây là vành đai bảo

vệi chống xói lở hoặc ghi nhận tầm quan trọng của rừng cho sự tăng trưởng kinh tế trong vùng.

Năm 1899, trong báo cáo “Rapport sur l‟Etat, le régime et le reboisement des Forets”41

. Ông Lacote

(Administrateur 1er

classe) giải thích rằng đất có thể hỗ trợ rừng có thể thấy được chỉ ở 4 tỉnh phía đông

Nam Kỳ. Phần phía tây Nam Kỳ, trong tỉnh Bạc Liêu và Rạch Giá, “[…] les terrains bas et alluvionnaires

sont presque toujours inondés et sur lesquels on rencontre les forets de Tram. Ces bois poussant dans

l‟eau sont destinés fatalement à disparaître au fur et à mesure de l‟exhaussement du sol qui entraînera le

développement de l‟agriculture, car ces terrains très fertiles seront bientôt transformés graduellement en

rizières. D'ailleurs, ces bois ne font l‟objet d‟aucun commerce, ils sont d‟assez médiocre qualité et ne sont

pour ainsi dire employés qu‟a la consommation locale”.42

. Mặc dù tác giả đề cập đến rừng Tràm

(Melaleuca) đằng sau đai rừng ngập mặn, cách tiếp cận như thế cho thấy phía tây Nam Kỳ được xem có

giá trị rất thấp đối với tài nguyên rừng. Báo cáo dự đoán một sự chuyển đổi nhanh chóng những vùng

đồng bằng này thành ruộng lúa, trình bày các định hướng kinh tế của chính quyền đối với thâm canh lúa

cho khu vực này của Đồng bằng (Biggs 200443

).

Các khu rừng ngập mặn và đặc biệc những rừng này trên bán đảo Cà Mau được coi là môi trường không

thân thiện, nơi ẩn chứa các bệnh tật và cuộc sống khó khăn. Henri đã mô tả các rừng ngập mặn là “Cet

arbre envahisseur dresse sur les bords des rivières d‟impénétrables murailles d‟une verdeur grisâtres,

d‟autant plus tristes que rien ne vient rompre sa fatigante monotonie […]. Toute cette vaste nappe de

vase va dégager des gaz sulfurique qui étaient retenus dans son intérieur […] en répandant son odeur

pestilentielle”44

. Các rừng, và đặc biệt Đước (Rhizophora sp.) với hệ thống rễ duy nhất, được mô tả là

khó vượt qua và không có lợi ích kinh tế nhiều.

Mặt khác, một số các tác giả trình bày rừng ngập mặn mhư một phần quan trọng của hệ sinh thái để bảo

vệ bờ biển và bờ kè sông, như theo Sylvain (1911): “Il est nécessaire ici d‟entrer dans quelques détails

pour montrer que le palétuvier est une essence admirablement adaptée au milieu dans lequel elle vit et la

plus apte à maintenir les sables mouvants sur le bord de la mer, à consolider les berges des fleuves dans

la partie terminale de leurs cours ou elles sont inondées à mare haute, enfin à fixer et permettre la mise

en valeur des alluvions que les eaux dispersaient définitivement dans la mer”45

. Hơn nữa, rừng ngập mặn

41 Lacote 1899. Rapport sur l‟Etat, le régime et le reboisement des Forets.

42 Các vùng đất phù sa thấp gần như luôn luôn bị ngập lụt, và là nơi mà bạn tìm thấy rừng Tràm. Các khu

rừng này phát triển trong nước sẽ chắc chắn biến mất với độ cao nền đất tăng dần lên mà điều này sẽ

dẫn đến việc phát triển nông nghiệp, đất màu mỡ như vậy sẽ được dần dần chuyển thành ruộng lúa.

Hơn nữa, các gỗ này không phải là đối tượng cho bất kỳ việc buôn bán nào, chúng khá nghèo và chỉ

được sử dụng cho tiêu thụ địa phương” (O. Joffre dịch từ Pháp sang Anh).

43 Biggs D. 2004. Between rivers and tides: a hydraulic history of the Mekong delta, 1820-1975. PhD

Thesis. University of Washington. 422 p.

44 Henry Y. 1926. Massifs de palétuviers de la région de Ca Mau, correspondance de l‟Inspecteur

Général de l‟Agriculture, de l‟Elevage et des Forets au Gouverneur Général de l‟Indochine, Hanoi, 2 pp.

“Các cây này đứng trên bờ sông, tạo nên các bức tường màu xám không thể đi vào được, thậm chí còn

buồn hơn khi không có gì dừng được sự buồn tẻ chán ngắt của chúng […] Tất cả khu vực bùn rộng lớn

này sẽ tạo ra khí lưu huỳnh bị giữ lại bên trong, phát tán mùi hôi thối” (O. Joffre dịch từ Pháp sang Anh).

45 Sylvain B. 1911. L‟utilité du Service Forestier en Indochine: la disparition du palétuvier et l‟ensablement

de la rivière Saigon, in La Depeche de Saigon, 7 pp. “Đi vào một số chi tiết là cần thiết để cho thấy các cây

rừng ngập mặn là một loài thích nghi tuyệt vời với môi trường sinh sống của chúng và có thể duy trì tốt hơn đất

Page 21: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

19

đã được các kỹ sư của Service Forestier xem như vào năm 1918 là một cách bảo vệ vùng ven biển và

tạo điều kiện bồi tụ46

.

Năm 1891, Henri trong “Projet de Mise en Valeur du Domaine Forestier de la Colonie”47

nói rằng các khu

rừng ngập nước lợ nên được bảo vệ và bảo tồn như một nguồn cung cấp gỗ củi cho thuộc địa. Theo tác

giả, các rừng ảnh hưởng đến khí hậu nội địa và các khu vực có rừng nội địa khác và vì vậy đòi hỏi quản

lý cẩn thận.

Năm 1911, Ducamp đã giải thích tầm quan trọng của các khu rừng ngập mặn để bảo vệ chống sóng

triều: “[….] de faire par le palétuvier, à peu de frais, comme glacis de matière vivante et agissante

capable de protéger les đigues maritimes et leurs populations, non pas peut-être contre l‟invasion des

eaux, mais contre l‟énorme coup de bélier qu‟est un raz de mare se ruant sur une plage découverte”48

.

Năm 1918, Couffinhal đã mô tả hệ thống rễ của các cây rừng ngập mặn như mạng hoặc lưới dầy hữu

dụng để bảo vệ và cố định đất và trầm tích, với các cây che chắn các bờ sông và rừng ngập mặn sinh ra

đất trong khi rừng tiến ra biển. Tác giả đề cập rằng đất này có thể được chuyển đổi sang đất canh tác

sau này. Các khu rừng ngập mặn được cảm nhận sau này như nguồn thu tiềm năng cho Chính quyền

với nhu cầu gia tăng đối với gỗ củi và than.

4.2.2 Khai thác rừng ngập mặn ở Cà Mau

Rừng ngập mặn vùng Cà Mau ngày càng trở thành tài nguyên quan trọng hơn, với sản xuất ngày càng

tăng gỗ củi và than để cung cấp cho các thành phố và sự tăng trưởng kinh tế của Nam Kỳ.

Năm 1916, gỗ củi sản xuất ở Nam Kỳ được ghi nhận là 549,478 m3 49

, với 1,322 và 15,403 m3 ước tính

lần lượt cho các tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu. Tuy vậy, theo các tác giả một phần lớn của sản xuất chưa

được tính đến vì Service Forestier không thể kiểm soát. Service Forestier ước tính sản xuất thực khoảng

700,000 m3. Sau này, như thể hiện ở Bảng 2, sản xuất tăng mạnh với cao điểm sản xuất trong năm 1940

là 334,000 m3 gỗ củi và 70,000 tấn than củi chỉ xung quanh Cà Mau (tỉnh Bạc Liêu).

Khai thác gỗ củi từ rừng tăng từ năm 1932 đến 1941. Khai thác tài nguyên bổ xung như gỗ xây dựng

hoặc Dừa nước (nypa palm) cũng tăng trong thời gian này. Sản xuất vỏ cho chất ta-nin và thuốc nhuộm

vẩn ổn định từ năm 1932 đến 1939, sau đó nhẩy vọt lên từ 1,200 m3 đến hơn 7,000 m

3.

Ngoài sản xuất gỗ củi, sản xuất than củi trở thành một phần quan trọng của kinh tế, với xuất khẩu sang

Hồng Kông, Xiêm La (Thái Lan) và Campuchia, ngoài nhu cầu thị trường địa phương. Sản xuất than củi

bị Service Forestier tại Nam Kỳ đánh thuế tăng từ 36,843 tấn năm 192550

, lên 56,000 tấn năm 193651

, và

70,000 tấn năm 1940, với xuất khẩu sang Trung Quốc tăng lên 14,000 tấn năm 1939. Nhu cầu ở Nam Kỳ

được ước tính giữa 50 và 70,000 tấn52

, với giá bán ở địa phương là $3.5/100 kg ở Sài Gòn và $5 ở Hà

cát trên bờ biển, ổn định bờ sông tại cửa sông là nơi chúng bị ngập khi triều cao và cuối cùng cố định sự phát

triển đất phù sa mà nước sẽ phân tán hết ra biển”. (O. Joffre dịch từ Pháp sang Anh).

46 Couffinhal. 1918. La Situation des Forets en Cochinchine. 30 pp. Rapport du Chef du Service Forestier

de la Cochinchine.

47 Henry Y. 1891. Projet de mise en valeur du domaine forestier de la colonie. Saigon.

48 “...sử dụng cây rừng ngập mặn, với một chi phí tối thiểu, như lớp men của vật thể sinh động có khả

năng như đê bảo vệ trên bờ biển và dân cư địa phương, có lẽ không phải chống lại xâm nhập nước mà

là chống lại sóng triều đánh lớn vào một bãi biển trơ trụi” (O. Joffre dịch từ Pháp sang Anh).

49 Rapport sur la Situation Forestière en Indochine, 1917.

50 Les bois et principaux sous produit de la foret, 1931.

51 La mise en valeur du domaine forestier. L‟Opinion 16 Mai 1939.

52 Billet d‟Indochine no32 the 27

th September 1945.

Page 22: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

20

Nội53

. Rừng “réserves” ở Đầm Dơi, Tân An và Năm Căn, phía tây bán đảo Cà Mau là những nơi sản xuất

chính gỗ cho than củi trong vùng.

Bảng 2: Sản xuất rừng và nguồn thu từ thuế rừng ở Cà Mau từ 1931 đến 1941 (theo Tran 2006).

Các lâm sản 1932 1933 1934 1935 1936 1937 1938 1939 1940 1941

Gỗ củi („000 m3) 134 117 189 180 175 257 284 240 334 251

Than củi („000 tấn) 52,6 60,8 61 70 58

Gỗ xây dựng

(„000 m3)

2,6 4 4,7 5,7 7,7 11,6 10,3 10,4 10,2 7,4

Vỏ („000 m3) 1,3 1,1 1,2 1,2 1,6 1,8 1,6 1,2 7,1 7,1

Dừa nước („000 tàu) 5 8,6 7,7 9,4 14,6 17,1 11,9 10 14,5 10,5

Tổng thu nhập

($„000) 126 117 185 156 153 215 297 364 465 435

Năm 1937, Dugros giải thích rằng không chỉ có toàn bộ Nam Kỳ trở thành phụ thuộc vào các rừng ngập

mặn của Cà Mau cho sản xuất than củi, mà các nước láng giềng như Thái Lan và Hồng Kông cũng phụ

thuộc54

. Chúng ta có thể thấy sản xuất và doanh thu từ rừng tăng lên từ năm 1932 đến năm 1941.

Tuy vậy, việc khai thác rừng không được xem là bền vững. Không chỉ có khai thác ngày càng tăng gỗ củi

và than củi là mối đe dọa đối với ngành, mà còn cả việc mở rộng canh tác lúa thông qua chuyển đổi đất

rừng thành ruộng lúa55

cũng được nhấn mạnh trong các báo cáo kinh tế năm 1939 như là nhân tố hạn

chế chính cho các doanh nghiệp qui mô nhỏ sản xuất gỗ củi.

4.2.3 Khai thác quá mức nguồn tài nguyên, các báo cáo của Service Forestier

Từ lúc bắt đầu thuộc địa, các nhà khoa học và nhà nông học hiểu rõ vai trò sinh thái của các khu rừng

ngập mặn và tầm quan trọng của chúng đối với bảo vệ bờ biển, và họ ngày càng quan tâm về khai thác

rừng quá mức.

Henri, năm 189156

, giải thích rằng các khu rừng ngập nước chịu ảnh hưởng nước mặn đã được khai thác

rồi. Ngay trong năm 1899, một báo cáo đề cập rằng sản xuất gỗ củi đã chuyển từ các cây rừng ngập

mặn sang các cây nhỏ hơn và việc sử dụng gỗ lớn làm gỗ củi do không có các tài nguyên rừng khác57

.

53 Giá của gỗ củi là $0.10/m3 vào năm 1907 và được bán trên thị trường từ $1.5 đến $1.8 /m

3. Trong năm

1951, giá bao gồm tất cả các khoản cho gỗ củi là $10/m3 và $30/m

3 cho vỏ “cây rừng ngập mặn”. Giá

bao gồm tất cả các khoản cho gỗ củi khai thác không giấy phép trong các khu rừng được phân loại hay

theo xác minh của nhân viên kiểm lâm là $35 cho “đước” (Rhizophora sp.) và $10 cho các cây ngập mặn

khác. (O. Joffre dịch từ Pháp sang Anh).

54 “[…] de 500 en 1924, le nombre de fours installes dans le Cantonnement de Ca Mau est passe a 850

en 1934, tandis que le volume de bois extrait des foret de palétuviers de ce Cantonnement et livre a la

carbonisation passait dans le même temps, de 60,000 a 180,000 stères et le rendement de charbon de

200,000 a 500,000 quintaux. Et ce n‟est point seulement la Cochinchine toute entière qui devint tributaire

de nos forets de palétuviers en utilisant le charbon incomparable qu‟elles lui fournissaient, mais les pays

voisins, comme le Siam, Hong Kong qui surent apprécier ce combustible de choix”. In Dugros M. 1937.

Le domaine forestier inonde de la Cochinchine. Bulletin Economique de l‟Indochine, Nouvelle Série,

Gouvernement General de l‟Indochine, Hanoi: 238-315.

55 Principe Généraux économique d‟Indochine. 1939.

56 Henri Y. 1891. Projet de mise en valeur du domaine forestier.

Page 23: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

21

Trong giai đoạn đầu tiên của thuộc địa, khai thác rừng ngập mặn bị cấm trong vòng 150 m từ các bờ

sông để bảo vệ các khu rừng và hạn chế xói lở. Theo Sylvain (1911), đây là một qui định quan trọng hạn

chế nạn phá rừng nếu được áp dụng nhất quán58

. Theo Couffinhal (1918), một trong các nhân tố dẫn đến

nạn phá các rừng ngập nước ở Bà Rịa, Biên Hòa và Gia Định là việc sửa lại qui định này59

.

Việc phát triển kinh tế địa phương đối với sản xuất than củi cũng góp phần vào việc khai thác không bền

vững các khu rừng ngập mặn. Ở rừng Cà Mau, rừng ngập mặn cũng bị các tàu nước ngoài đến từ

Singapore khai thác trái phép. Xuất khẩu than củi sang Thái Lan, Hồng Kông, và Singapore cũng như

chất ta-nin cho thị trường nội địa ở Chợ Lớn thường được đề cập như nhân tố kinh tế ảnh hưởng đến

nạn phá rừng và khai thác quá mức rừng ngập mặn (Couffinhal 1918; Les Forets Indochinoises 192160

).

Các báo cáo ủng hộ mạnh mẽ việc xây dựng các qui định đối với khai thác gỗ củi để bảo vệ rừng trên

bán đảo Cà Mau. Tranh luận kinh tế sử dụng trong các báo cáo này là quản lý bền vững rừng sẽ tạo ra

thu nhập nhiều hơn cho chính quyền địa phương61

. Các kỹ sư phụ trách quản lý rừng dựa các dự báo

của họ trên lịch sử gần đây, với việc biến mất trước đây của các khu rừng ngập mặn ở các tỉnh Bà Rịa

và Biên Hòa trong năm 191962

.

Tuy vậy, đối với chính quyền địa phương, bảo vệ rừng ngập mặn không phải là một ưu tiên. Như Trưởng

Service Forestier đề cập trong một lá thư gửi Thống đốc Nam Kỳ ngày 6/12/1920, mặc dù ngay cả khi

cần phải khai thác rừng ngập mặn một cách bền vững, đó không là một ưu tiên của sở vì khoảng cách

của rừng và khó khăn đối với bảo vệ rừng 63

.

Ngoài việc thiếu nhân lực bảo vệ rừng, ngay cả trong “réserves”, các lĩnh vực kỹ thuật cũng góp phần

vào việc khai thác quá mức tài nguyên. Inspecteur Général de l‟Agriculture, de l‟Elevage et des Forêts

ước tính mất 60% sản xuất do kỹ thuật khai thác không hiệu quả64

. Couffinal đã mô tả một vấn đề tương

tự năm 1918 với 50% lượng tannin bị mất do kỹ thuật sấy khô bằng ánh nắng mặt trời65

. Để kiểm soát

khai thác gỗ củi, chính quyền thuộc địa cấp phát giấy phép khai thác gỗ củi qui mô nhỏ sau năm 1934

(Arrêté du 30 Octobre 1935). Nhưng chính quyền nhận ra rằng việc bảo vệ và thực thi khai thác gỗ củi

qui mô nhỏ không thể làm được66

.

57 Lacote 1899. Rapport sur l‟Etat, le régime et le reboisement des Forets: “Pour les bois à brûler, on a

exploité d‟abord les cay duoc, cay vet, les palétuviers, puis les arbrisseaux, les arbustes, les lianes, la

brousse en un mot. Actuellement on s‟en prend à des arbres assez gros”.

58 Sylvain B. 1911. L‟utilité du Service Forestier en Indochine: la disparition du palétuvier et l‟ensablement

de la rivière Saigon, in La Dépêche de Saigon, 7 pp. “Si l‟on avait continué à appliquer cette mesure, il n‟y

aurait pas lieu aujourd‟hui de supporter les inconvénients du déboisement”.

59 Couffinhal. 1918. La Situation des Forets en Cochinchine. 30 pp. Rapport du Chef du Service Forestier

de la Cochinchine.

60 Les Forets Indochinoises, extrait du Numéro Spécial “L‟Indochine”. La Vie Technique et Industrielle

eds. Paris.

61 Rapport sur la Situation Forestière en Indochine, 1917.

62 Les Forets Indochinoises, extrait du Numéro Spécial “L‟Indochine”. La Vie Technique et Industrielle

eds. Paris.

63 Note pour Mr. le Gouverneur de Cochinchine. Contrat a passé avec la Société Forestière de l‟Ouest de

Can Tho. 6 Decembre 1920.

64 Nhân viên lâm nghiệp gỡ bỏ vỏ cây cho cêất ta-nin và để lại gỗ cho than củi. Chỉ có thân cây được thu

gom.

65 Couffinhal. 1918. La Situation des Forets en Cochinchine. 30 pp. Rapport du Chef du Service Forestier

de la Cochinchine.

66 Délivrance de permis réduit pour l‟exploitation des bois de feux. 1937.

Page 24: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

22

Để khai thác tối đa tài nguyên rừng, chính quyền đề nghị phát triển “cụm” khai thác rừng để tập trung

nhân lực vào các khu vực nhất định và tạo điều kiện bảo vệ rừng. Trong các khu vực “réserves”, Service

Forestier quản lý rừng ngập mặn rừng với doanh thu 60 năm và luân chuyển 20 năm67

. Rhizophora

conjugata (tên mới là R. apiculata) là loài tái sinh chính vì giá trị kinh tế của nó, với các chương trình

trồng lại rừng sau khai thác. Tuy vậy, các chương trình này bị hạn chế, với khu vực trồng lại rừng hàng

năm ở Nam Kỳ khác nhau từ 0.01 km2 đến 3.52 km

2/ năm giữa năm 1931 và 1941

68. Để tạo điều kiện

khai thác và tái sinh rừng, Service Forestier cũng xây dựng một mạng lưới kênh rạch trong các khu rừng

ngập mặn ở Cà Mau69

. Để khai thác hiệu quả các rừng ngập mặn, khoảng cách vận chuyển gỗ không

nên vượt quá 125 m, với các kênh ở mỗi 250 m (80 cm sâu và 1.50 m rộng). Chính sách này cũng một

cách cho chính quyền tiếp cận và kiểm soát các vùng xa70

. Ví dụ như, tại bán đảo Cà Mau, đất lấy lên từ

đào kênh ở Năm Căn được đắp lên đường giữa Năm Căn và Cà Mau. Ở Cà Mau, lập kế hoạch cho

8,000 km kênh nhưng chỉ đào được 2,200 km trước các cùộc chiến tranh (đầu tiên chiến tranh Đông

Dương và sau này chiến tranh Việt Nam)71

.

Sau này trong chiến tranh giành độc lập, khai thác rừng ít bị kiểm soát hơn. Năm 1947, Nghị định số

5055-MI/DAA qui định rằng khai thác rừng không được phép ở các khu vực mà an ninh của nhân viên

lâm nghiệp không được đảm bảo72

. Các rừng ngập mặn gánh vác tầm quan trọng chiến lược trong chiến

tranh Việt Nam, là nơi trú ẩn của du kích. Do đó, các khu vực này không được khai thác, và quân đội Mỹ

rải chất diệt cỏ để phát quang rừng. Các rừng ở Cà Mau, cũng như ở Vĩnh Châu và Cù Lao Dung trong

tỉnh Sóc Trăng, bị ảnh hưởng của chất diệt cỏ trong chiến tranh. Sau năm 1975, Chính phủ Việt Nam đã

thực hiện các chương trình trồng lại rừng ở một số khu vực bị ảnh hưởng bởi chất diệt cỏ này.

Tình trạng các khu rừng ngập mặn đã thay đổi trong thế kỷ 20, từ một môi trường không thân thiện và

không có giá trị sang việc phát triển một ngành công nghiệp với các kế hoạch quản lý và xây dựng cơ sở

hạ tầng. Khai thác quá mức các rừng ngập mặn đã xảy ra trong những năm đầu thế kỷ 20. Tuy vậy,

chính quyền Pháp và Service Forestier đã cố gắng kiểm soát và hạn chế phát quang rừng ngập mặn, cố

gắng ngăn chặn những gì đã xảy ra ở phần phía đông của Nam Kỳ.

Việc này xảy ra chủ yếu ở rừng Cà Mau, nơi Service Forestier hoạt động tích cực hơn. Trong các phần

tiếp theo, chúng tôi sẽ tập trung vào những thay đổi độ che phủ rừng ngập mặn và thành phần loài cây ở

tỉnh Sóc Trăng.

67 Maurand P. 1938. L‟Indochine Forestière. Rapport du VII congres International d‟agriculture tropicale et

subtropicale, Paris 1937. Institut des recherches agronomiques et forestières de l‟Indochine. Hanoi.

68 Maurand P. 1943. L‟Indochine forestière, Hanoi, IDEO, 252 pp.

69 Maurand P. 1938. L‟Indochine Forestière. Rapport du VII congres International d‟agriculture tropicale et

subtropicale, Paris 1937. Institut des recherches agronomiques et forestières de l‟Indochine. Hanoi.

70 Foret d‟Indochine. 1er Trimestre 1947. Bois et Foret des Tropiques, 1. 25 pp.

71 Thao Tran 2006. Les perturbations anthropiques contemporaines dans les mangroves du Sud Viet-

Nam entre nature, civilizations et histories. PhD Thesis. Universite de Paris IV. 609 pp.

72 Arrete 1736-Cab/DAA du 1er

Août 1950. Interdiction d‟exploitation forestière dans les zones

d‟insécurité. Ngoài ra, nguồn gốc của than củi phải được chứng minh. Nếu không, nó được coi như làm

từ các cây cao hơn 1 mét và có đường kính ngắn hơn mức tối thiểu và chủ nhân của than củi này sẽ bị

phạt.

Page 25: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

23

5 Sự luỡng phân sử dụng đất: lúa ở Sóc Trăng và rừng ở Bạc Liêu

5.1 Sử dụng đất ở Sóc Trăng đầu thế kỷ 20

Trong giai đoạn Pháp thuộc, tỉnh Sóc Trăng không gồm huyện Vĩnh Châu hiện nay. Vĩnh Châu là một

phần của tỉnh Bạc Liêu. Khu vực bờ biển của Sóc Trăng bao gồm các huyện Trần Đề và Cù Lao Dung. Ở

thời gian đó, Cù Lao Dung được chia thành 3 đảo như chúng ta có thể thấy trên bản đồ Nam Kỳ thuộc

Pháp (1868) (Hình 6).

Tỉnh Sóc Trăng là một trong các tỉnh nghèo nhất của Nam Kỳ về tài nguyên gỗ. Theo chính quyền Pháp,

không có nhu cầu trồng lại rừng ở địa bàn tỉnh. Với địa hình đất thấp, tỉnh sẽ được chuyển đổi toàn bộ

sang sản xuất lúa73

. Việc phát triển các trang trại lâm nghiệp sẽ tạo ra một điều không tưởng và không

thực tế không tưởng đối với chính quyền Pháp74

, trong khi tỉnh Bạc Liêu là tỉnh có định hướng phát triển

rừng, nhưng cũng là một khu vực sản xuất ngư nghiệp và diêm nghiệp.

Năm 1904, Sóc Trăng gồm 140,000 ha ruộng lúa, đó là tài nguyên chính của tỉnh. Kinh tế Sóc Trăng phụ

thuộc vào các ruộng lúa của nó và chỉ các ruộng lúa của nó75

. Sóc Trăng là một phần của khu vực sản

xuất lúa thâm canh với hơn 75% tổng diện tích của tỉnh giành cho sản xuất lúa năm 1931 (85% năm

1929) với các ruộng lúa được dẫn nước. Ở Bạc Liêu (kể cả huyện Vĩnh Châu), tỷ lệ của tổng diện tích

giành cho lúa là giữa 35 và 50% năm 1931 (46% năm 1929) và các ruộng lúa được tưới bằng mưa trời.

Tài liệu mô tả môi trường tự nhiên dọc bờ biển là rất ít. Một vài biểu thị có thể tìm được trong Couffinal

(1918)76

, trong đó tác giả mô tả bờ biển giữa cửa sông Bassac (cửa Ba Thắc) và sông Mỹ Thanh được

che phủ bởi rừng ngập mặn không có người ở. Người dân định cư nhiều hơn ở nội địa vùng đồng bằng

của tỉnh Sóc Trăng, nổi tiếng với sản xuất lúa gạo và ở huyện Vĩnh Châu dọc theo các cồn (tên địa

phương “giồng”). Bờ biển từ sông Mỹ Thanh đến Cà Mau không được vẽ bản đồ đầy đủ cho đến năm

1889 (Hình 9), do tiếp cận bằng thuyền rất khó khăn vì các bải cát và vẽ bản đồ bị phức tạp bởi các rừng

ngập mặn rậm của tỉnh Bạc Liêu.

Huyện Vĩnh Châu, dọc theo Biển Đông từ Gành Hào, (nam thị xã Bạc Liêu) và cửa sông Mỹ Thanh, đã

được mô tả là một loạt các giồng cát nơi phát triển ruộng muối (727 ha) và sản xuất rau. Canh tác lúa đã

có mặt, kể cả những ruộng lúa lâu đời nhất của tỉnh77

. Huyện đã được mô tả năm 1916 như: “[...] la

partie de la province dans la région comprise entre Bac Lieu, la mer et la My thanh est peuplée et

cultivée, c‟est la que se trouve dans un grand „giong‟ la délégation de Vinh Chau78

”. Phần còn lại của tỉnh

Bạc Liêu (tỉnh Cà Mau hiện nay) được mô tả là khu vực đầm lầy và ngập nước với các cây rừng ngập

mặn. Đây là “ khu vực tiên phong” nơi những người định cư mới phải phát quang rừng trồng lúa hoặc

khai thác cây rừng ngập mặn: “La partie centrale […] est en plein défrichement. C‟est là qu‟affluent les

concessions. Tout le reste de la province comprenant la Pointe, sur la mer de Chine et le golfe du Siam

est surtout habité par des villages de pécheurs et de gens qui viennent exploiter les forets de palétuviers.

73 Tác giả gọi nó là: “la Beauce de la Cochinchine”. La Beauce là một tỉnh của Pháp nổi tiếng về sản xuất

thâm canh ngũ cốc.

74 Monographie de la province de Soc Trang. 1904. Géographie Physique, économique et historique de la

Cochinchine. XI fascicule. Société des études Indo-Chinoises. Saigon.

75 Monographie de la province de Soc Trang. 1904. Géographie Physique, économique et historique de la

Cochinchine. XI fascicule. Société des études Indo-Chinoises. Saigon.

76 Couffinhal. 1918. La Situation des Forêts en Cochinchine. 30 pp. Rapport du Chef du Service Forestier

de la Cochinchine.

77 Louis Girerd. 1925. Monographie de la Province de Bac Lieu. 38 pp. Saigon.

78 Rapport d‟Inspection de la Province de Bac Lieu 4 avril 1916, Mr Tourres administrateur de 2eme

classe. “[…] phần của Tỉnh nằm giữa Bạc Liêu, biển và sông Mỹ Thanh có dân ở và canh tác, ở đó là nơi

mà bạn có thể tìm thấy quận Vĩnh Châu trên một „giồng‟ lớn” (O. Joffre dịch từ Pháp sang Anh).

Page 26: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

24

[…] Dans toute la pointe Sud il n‟y a aucune autorité indigène 79

”. Ở những đất này, có những rừng ngập

mặn lớn và dầy đặc: “Toute l‟extrémité de la presque île de Ca Mau est couverte de forets de palétuviers

que pour préserver de la destruction rapide on a convertie en réserves80

.”

Ở đầu ngược lại, hầu như không có tài nguyên rừng ở Sóc Trăng. Trong “Rapport d‟Inspection de la

Province de Soc Trang” (1905), tác giả giải thích rằng không có rừng trong tỉnh trừ rừng ngập mặn ở đảo

Cù Lao Dung. Không có sự bảo vệ rừng trong giai đoạn này ở Cù Lao Dung và rừng đã là nguồn xung

đột giữa các người dân và các chủ nhượng quyền81

. Năm 1904, Bản Chuyên khảo của tỉnh Sóc Trăng

cho biết tại huyện Định Mỹ (huyện Trần Đề hiện nay), ấp Hội Bình (với dân số 1,232 người) được đặt tên

là “Bãi Giá”do rừng ngập mặn trên khu vực bờ biển gồm các «cây-giá» (Excoecaria agallocha), “Bãi”

nghĩa là bờ biển (hoặc bãi biển). Nhưng tác giả đề cập rằng rừng bị suy thoái một phần. Rừng ngập mặn

ở huyện Trần Đề cũng được trình bày trong bản đồ rừng năm 1914 và 1925. Trên những bản đồ này

huyện Trần Đề có một lớp liên tục rừng ngập mặn, trong khi huyện Vĩnh Châu không có rừng (Hình 7 và

8).

5.2 Sản xuất rừng và rừng “réserve”, sự khác biệt giữa tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Bạc Liêu

Sự khác biệt giữa ngành lâm nghiệp ở Bạc Liêu và Sóc Trăng được minh họa bởi số liệu thống kê lịch sử

của tỉnh. Năm 1916, 1,322 m3 gỗ củi được sản xuất ở tỉnh Sóc Trăng với giá trị $2,514, trong khi ở tỉnh

Bạc Liêu (bao gồm một phần lớn của bán đảo Cà Mau) khối lượng là 4,946 m3 và 15,403 m

3 cho gỗ xây

dựng và gỗ củi tương ứng với tổng giá trị là $53,21882

.

Ở tỉnh Sóc Trăng, chỉ khai thác cây “Tràm” (Melaleuca sp.) không thật sự có nhiều và quy mô nhỏ sau khi

các khu rừng của tỉnh bị chặt trắng cho canh tác lúa83

. Ngoài Tràm (Melaleuca sp.,) các cây khác có giá

trị bao gồm các loài cây rừng ngập mặn như: Dà (Ceriops sp.), Đước (Rhizophora sp.), Bần (Sonneratia

sp.) và Vẹt (Bruguiera sp.), được khai thác lấy vỏ chiết xuất chất ta-nin và thuốc nhuộm. Đước

(Rhizophora sp.) chủ yếu tìm thấy ở Cù Lao Dung, được sử dụng làm máy sản xuất lúa gạo84

. Các loài

cây khác được sử dụng làm gỗ củi như Vẹt (Bruguiera sp.) và Giá (Excoecaria agallocha) trong khi các

cây Bần (Sonneratia sp.) lớn hơn được dùng để đóng thuyền. Quản lý rừng không phải là quan tâm

chính ở Sóc Trăng. Bảo vệ rừng của tỉnh chỉ được đề cập trong Bản Chuyên khảo của tỉnh Sóc Trăng

(1904). Các tác giả đã ghi nhận rằng các cây không nên chặt cây dọc theo các sông và kênh để bảo vệ

79 “Khu vực trung tâm đang tiếp diễn phát quang rừng. Đây là nơi các nhượng quyền tập trung. Phần còn

lại của tỉnh bao gồm Mũi, trên bờ biển Biển Đông và Vịnh Thái Lan chủ yếu gồm dân cư các làng chài

sinh sống và những người dân di trú đến đây để khai thác rừng ngập mặn. […] Ở toàn bộ miền Nam,

không có chính quyền bản xứ”. (O. Joffre dịch từ tiếng Pháp sang Anh). In Louis Girerd. 1925.

Monographie de la Province de Bac Lieu. 38 pp. Saigon.

80 “Toàn bộ bán đảo Cà Mau được che phủ bởi rừng ngập mặn mà để bảo tồn, chúng tôi chuyển đổi

thành „réserves”. (O. Joffre dịch từ Pháp sang Anh). In Louis Girerd. 1925. Monographie de la Province

de Bac Lieu. 38 pp. Saigon.

81 Rapport d‟Inspection de la Province de Soc Trang 31 mai au 5 juin 1916, Mr Bon administrateur de

2eme classe. “Il n‟y a pas de forêts, sauf une partie en palétuviers dans le sud de l‟île de Cu Lao Dung.

Cette forêt se trouve sur un terrain domanial conteste que la commission de bornage au lieu d‟accorder

aux concessionnaires proposa de réserver pour le village. Il n‟y a pas de garde forestier”.

82 Couffinhal. 1918. La Situation des Forêts en Cochinchine. 30 pp. Rapport du Chef du Service Forestier

de la Cochinchine.

83 Monographie de la province de Soc Trang. 1904. Géographie Physique, économique et historique de la

Cochinchine. XI fascicule. Société des études Indo-Chinoises. Saigon.

84 Couffinhal. 1918. La Situation des Forêts en Cochinchine. 30 pp. Rapport du Chef du Service Forestier

de la Cochinchine. Đước (Rhizophora sp.) có lẽ không có nhiều tại Cù Lao Dung. Theo người dân được

phỏng vấn vào năm 2010, rừng chủ yếu gồm Mấm (Avicennia sp.) và Bần (Sonneratia sp.).

Page 27: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

25

chống hạt cỏ dại (do gió đưa đến), bảo vệ bền vững các bờ kè, và sản xuất gỗ củi (tỉnh đã nhập gỗ xây

dựng từ các tỉnh khác).

Không có thể hiện nào về các rừng ngập mặn dọc bờ biển Vĩnh Châu. Không có tài liệu tìm được về các

khu rừng Vĩnh Hải tại các cửa sông Bassac và sông Mỹ Thanh. Hầu hết các tài liệu liên quan đến tỉnh

Bạc Liêu, với các khu vực có rừng xung quanh Cà Mau. Năm 1924, một khu rừng Đước (Rhizopora

apiculata) tự nhiên được phát hiện, gồm các cá thể cao 20 m, đường kính 80 cm và hơn 100 tuổi85

.

Trong khu vực này, các cây rừng ngập mặn rất phong phú và chính quyền địa phương đã cố gắng xây

dựng các kế hoạch quản lý mới để khai thác các nguồn tài nguyên này.

85 Ducamp R. 1909. L‟arbre et l‟eau en Indochine. In Revue Indochinoise: 18-24.

Page 28: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

26

6 Vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng từ năm 1889 đến 1965 và so sánh với tình hình hiện tại

6.1 Mô tả rừng ngập mặn Sóc Trăng trong thế kỷ 19 và 20

Bản đồ Nam Kỳ từ năm 1868 (Hình 6) chỉ thể hiện các ruộng muối nhưng không có hình thức sử dụng

đất khác hoặc che phủ đất như rừng86

. Bản đồ đầu tiên thể hiện thảm thực vật được lập ra năm 1889 và

sau này được cập nhật năm 1901 (Hình 10). Trên bản đồ này, đảo Cù Lao Dung không phải chỉ một

đảomột hòn đảo riêng lẻ, nhưng được chia thành 3 đảo nhỏ hơn có rừng che phủ, Cù Lào Tròn nằm ở

phía tây, Cù Lao Dung ở giữa và Cù Chàng Cóc ở phía đông cửa sông Bassac (Ba Thắc). Các khu vực

đất bồi (các bãi cát) được thể hiện trên các bản đồ này cho cả Cù Lao Tròn và Cù Lao Dung. Sông

Bassac (sông Hậu) ở giai đoạn đó đổ ra biển qua ba nhánh, đó là Cửa Trần Đề, Cửa Bassac và Cửa

Định-An.

Rừng che phủ liên tục từ cửa sông Mỹ Thanh đến Trần Đề, có lẽ thể hiện rừng cây Giá (Excoecaria

agallocha) được mô tả trong Bản Chuyên khảo tỉnh Sóc Trăng (1904). Rừng cũng che phủ bờ sông Mỹ

Thanh và chỉ có một số rừng được đại diện tại phần phía đông huyện Vĩnh Châu, tại địa điểm hiện tại

của xã Vĩnh Hải. Đường bờ biển Biển Đông cũng tiếp giáp với các giồng và không có rừng xuất hiện trên

đường bờ biển. Trên bản đồ năm 1904, một số rừng cũng được thể hiện ở phần phía tây Vĩnh Châu,

giữa các giồng cát và đường bờ biển (Hình 10). Trong khi không có rừng che phủ được đề cập ở huyện

Vĩnh Châu năm 1952, rừng che phủ xuất hiện phần phía tây bờ biển, ở tỉnh Bạc Liêu (Hình 11). Sự khác

nhau giữa huyện Vĩnh Châu và tỉnh Bạc Liêu thể hiện trên bản đồ được khẳng định trong các phỏng vấn

với người cao tuổi trong khu vực. Họ nói sự khác nhau là do mức đất, với đất cao hơn ở Bạc Liêu tạo

môi trường thuận lợi cho rừng tăng trưởng.

Chưa đến 100 năm, một số thay đổi có thể thấy được trên bản đồ của khu vực nghiên cứu. Chúng tôi sẽ

phân tích sự tiến hóa của các khu vực cụ thể ở huyện Vĩnh Châu (phần tây và đông của huyện và cửa

sông Mỹ Thanh), huyện Trần Đề và huyện Cù Lao Dung. Dữ liệu trình bày trong các đoạn văn sau đây

dựa trên các bản đồ từ năm 1904 đến năm 196587

, ảnh máy bay từ những năm 1950 và các cuộc phỏng

vấn với người cung cấp thông tin chính trong các khu vực nghiên cứu. Chúng tôi cũng trình bày ảnh vệ

tinh từ năm 2006 và năm 2007 để sơ lược phân tích các thay đổi qua một giai đoạn hơn một thế kỷ.

6.2 Huyện Vĩnh Châu

6.2.1 Tây Vĩnh Châu

Ở xã Lai Hòa, nơi có ấp Nô pol, bản đồ năm 1904 cho thấy có rừng ngập mặn giữa các giồng cát và

đường bờ biển (Hình 10a). Theo người dân địa phương, thảm thực vật chủ yếu bao gồm cây Mấm nhỏ

(Avicennia sp.), cây Tra bồ đề (Thespesia populnea) và các loài thân thảo như Ô rô (Acanthus sp.). Theo

người dân địa phương thì lớp rừng không rộng. Bản đồ năm 1952 cho thấy không có rừng che phủ dọc

theo tất cả đường bờ biển Vĩnh Châu (Hình 11 và 11a). Sự thay đổi độ che phủ rừng là do dọn quang

rừng ngập mặn để hỗ trợ tiêu thụ gỗ củi địa phương và sử dụng đất bãi bồi để bắt cá và tôm.

Chính quyền địa phương đã cho thuê những mảnh đất trên bãi bồi qua đấu giá từ trước những năm

1950. Các mảnh đất này, thường được các nhà buôn từ thị trấn Vĩnh Châu, thị xã Bạch Liêu hoặc các hộ

khá giả hơn từ Vĩnh Phước thuê để bắt cá và tôm vào con nước triều khi đất bãi bồi bị ngập nước. Trong

ảnh máy bay năm 1953 từ cùng khu vực (Hình 12), chúng ta có thể thấy rõ ràng các kênh rạch và đê

điều trên đất bãi bồi được sử dụng để bắt cá và tôm. Người địa phương được thuê để đào kênh rạch

xung quanh các mảnh đất và vận hành cửa cống. Hoạt động này đã ngừng sau năm 1975.

86 Trên bản đồ năm 1874, bờ biển Biển Đông được xếp vào loại chưa được biết đến nhiều: “Cote mal

reconnue”.

Page 29: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

27

Trong hệ thống này, đất bãi bồi không phải là một phần của hệ thống mở cho tất cả mọi nguời và người

dân địa phương chỉ có thể thu nhặt ba khía, cua và các loài giáp xác giá trị thấp khác. Người thuê các

khu vực này bắt cá như là cá đối hoặc cá kèo và tôm (Penaeus và Metapenaeus sp.) và bán lên thị xã

Bạc Liêu hoặc Vĩnh Châu.

Trên ảnh máy bay năm 1953, chúng ta có thể phân biệt rõ ràng đất bãi bồi gần bờ biển và một số thực

vật che phủ gồm các loại ô rô (Acanthus sp). Những điểm đậm hơn là cây Mấm (Avicennia sp.) còn lại

cho thấy tầng rừng năm 1953 không được liên tục. Theo ngư dân địa phương, các khu vực có rừng có

nhiều cua hơn trong khi đất bãi bồi là nơi để bắt loài cá kèo.

Sự so sánh hai bản đồ (1904 và 1952) cho thấy rằng phần phía tây của huyện là vùng đất bồi trong giai

đoạn này. Nếu chúng ta so sánh khoảng cách từ kênh Vĩnh Châu xuống bờ biển năm 1904 (Hình 10) và

1952 (Hình 11b), có sự tăng lên 83%, đại diện khoảng 1.7 km trong 48 năm (khoảng 35 m/năm). Khu vực

đất bồi bắt đầu từ phía tây thị trấn Vĩnh Châu và tiếp tục tới tỉnh Bạc Liêu. Việc này được minh họa bằng

đường màu đỏ đứt nét trên Hình 10. Trong những năm 1950, theo người dân địa phương, các đợt sóng

ít tàn phá hơn so với hiện nay, dù cho khu vực này thường xuyên bị ngập lụt đến tận con đường từ tháng

muời đến tháng tư. Sau này, đất bồi tại cùng một vị trí dừng lại, với khoảng cách khoảng 3.4 km đo được

bằng cách sử dụng cùng tuyến nêu trên trên bản đồ năm 1965 (Hình 13). Phép đo không được chính

xác, nhưng việc so sánh này cho thấy cùng động thái tồn tại giữa năm 1904 và năm 1953 đã không tồn

tại giữa năm 1953 và năm 1965. Theo các nghiên cứu gần đây, cũng khu vực này hiện nay là vùng xói lở

(Dự án CZM Sóc Trăng 201088

). Việc thay đổi trong cách thức xói lở và bồi tụ qua một giai đoạn 100 năm

qua là một ví dụ của động thái vùng ven biển.

Bản đồ phần phía tây của huyện Vĩnh Châu năm 1965 không cho thấy bất kỳ rừng ngập mặn nào, nhưng

chỉ có các vùng đầm lầy và bãi bồi, và các ao không liên tục gần thị trấn Vĩnh Châu.

Năm 2006, ảnh vệ tinh cho thấy bãi bồi được chuyển đổi sang ao nuôi tôm và artemia theo sự phát triển

một hệ thống đê điều bảo vệ (trong những năm 1990) trên bờ biển (Hình 14). Trên phía biển của đê

Đước (Rhizophora sp.) được trồng, nhưng một phần của chúng bị suy thoái vì xói lở mạnh.

88 Khảo sát mô hình hoá dòng chảy và xói lở vùng ven biển Sóc Trăng. Tờ thông tin. Quản lý Nguồn tài

nguyên Thiên nhiên Tỉnh Sóc Trăng 2010. Đại học Công nghệ Hamburg.

Tây Vĩnh Châu

Thực vật che phủ đầu tiên bao gồm cây Mấm (Avicennia sp.) và dần dần biến mất cho đến những

năm 1950.

Độ che phủ rừng hiện tại với cây Đước (Rhizophora apiculata) là kết quả của chương trình trồng

lại rừng.

Tây Vĩnh Châu là khu bồi tụ cho đến giữa những năm sáu mươi, trong khi hiện nay cùng một khu

vực này là khu xói lở dưới ảnh hưởng của dòng chảy dọc bờ.

Trước năm 1975, đất bãi bồi được chính quyền địa phương cho thuê và được sử dụng để bắt cá

và tôm. Nó không phải là một khu vực nguồn lợi mở rộng cho mọi người mà là một khu vực thâm

canh với các kênh rạch, đê điều và các quy định cụ thể đối với việc đi vào khu vực.

Các sản phẩm chính có được từ khu vực này là gỗ củi (Avicennia sp.), cá (cá đối, cá kèo), tôm,

cua, và ba khía.

Các khu vực của bãi bồi được chuyển đổi thành ao nuôi tôm và artemia sau khi xây dựng đê.

Page 30: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

28

6.2.2 Đông Vĩnh Châu

Không có đai rừng ngập mặn từ thị trấn Vĩnh Châu đến xã Vĩnh Hải trên các bản đồ 1904, 1952 hoặc

1965 (Hình 10, 11 và 16), hoặc trong các ảnh máy bay từ năm 1953 (Hình 15). Trên các bản đồ 1904,

1952 và 1965, đường bờ biển được đặc trưng bởi các giồng cát. Thực tế thấy rằng không có rừng ngập

mặn giữa ấp Ấu Thọ B và thị trấn Vĩnh Châu trước chương trình trồng lại rừng trong những năm 1990

được người dân xác nhận.

Sự so sánh bản đồ năm 1904, 1952 và 1965 cho thấy đất bồi của bãi cát giữa ấp Trà Sết và ấp Hồ Bể

(Hình 10, 11c và 16a). Bãi cát này được che phủ với các cây cọ như Chà là (Phoenix paludosa) như

chúng ta có thể thấy trong ảnh máy bay (Hình 15). Kênh rạch tự nhiên với Dừa nước (Nypa fructican) cắt

qua các giồng cát (Hình 11d) và người dân địa phương từ ấp Ấu Thọ thu nhặt gỗ củi: Mấm (Avicennia

sp.) và Bần (Sonneratia sp.) và nguồn lợi thiên nhiên (cá kèo, ba khía, và các loài giáp xác khác) trên

vùng đất cao hơn ở bìa rừng Vĩnh Hải. Trên bản đồ năm 1965, một phần của khu vực này được cho thấy

như đầm lầy (Hình 16a) và một phần của bãi cát hiện được các cây rừng ngập mặn che phủ. Rừng cũng

đang tiến về phía tây (Hình 16b). Trong những năm 1950 và cho đến khi kết thúc chiến tranh Việt Nam

năm 1975, hầu hết người dân không thể vào rừng Vĩnh Hải vì có du kích.

Sau chiến tranh, đầm lầy, rừng và bãi cát giữa ấp Trà Sết và ấp Hồ Bể dần dần bị nông nghiệp và nuôi

trồng thủy sản xâm chiếm (Hình 17).

Ấp Ấu Thọ hiện nay có một đai rừng ngập mặn gồm cây Mấm (Avicennia sp.), do chương trình trồng lại

rừng vào cuối những năm 1990 (Hình 17). Bờ biển từ ấp Ấu Thọ đến thị trấn Vĩnh Châu hiện nay là một

vùng biển bồi. Theo người dân, từ khi phát triển đê điều (trong năm 1994 tại phần này của huyện) và

trồng lại rừng với cây Mấm (Avicennia sp.) năm 1997, hình dạng của bờ biển đã thay đổi, với độ dốc

thoai thoải hơn do bồi lắng nhiều hơn, một thay đổi về kết cấu, và nhiều bùn hơn so với đất pha cát trước

những năm 1990.

6.2.3 Rừng Vĩnh Hải và cửa sông Mỹ Thanh

Bản đồ năm 1889 cho thấy một số thực vật, nhưng không phải là một khu rừng rậm ở xã Vĩnh Hải (phần

phía đông của Vĩnh Châu) (Hình 9). Bản đồ năm 1904 và 1952 (Hình 10 và 11) cho thấy độ che phủ rừng

với nhiều chi tiết hơn. Năm 1952, một số các khu vực rừng đã chuyển thành các khu định cư và các

ruộng lúa so sánh với tình hình năm 1904. Bản đồ năm 1952 cho thấy rõ ràng một bãi cát bao phủ phần

phía đông của Vĩnh Hải, hầu như từ bắc đến nam (Hình 11d). Việc này cũng có thể được nhìn thấy trên

ảnh máy bay năm 1953, cùng với rừng gồm các cây rải rác, Dừa nước (Nypa palms) và một số mảnh đất

nông nghiệp tại cửa sông Mỹ Thanh (Hình 18). Ở thời gian này, rừng chủ yếu là bao gồm bần

(Sonneratia sp) và mấm (Avicennia sp.) mặc dù các loài như dà (Ceriops sp.), vẹt (Bruguiera sp.) giá

(Excoecaria agallocha) và cóc trắng (Lumnitzera racemosa) cũng có thể được tìm thấy. Năm 1965, rừng

Vĩnh Hải đã mở rộng ra phía tây nam (so sánh với năm 1953), nhưng các khu định cư và đầm lầy bao

phủ phía bắc tiếp giáp với cửa sông Mỹ Thanh (Hình 16b và 19). Năm 1965, hình dáng bờ biển vẫn có

thể so sánh được với năm 1953 và chỉ có sau này đất bồi sửa đổi đường bờ biển, dẫn đến bãi cát bao

quanh rừng biến mất (Hình 20).

Đông Vĩnh Châu

Không có đai rừng ngập mặn từ ấp Âu Thọ đến thị trấn Vĩnh Châu, chỉ có các giồng cát trước

những năm 1990. Rừng mấm (Avicennia sp.) chỉ có sau chương trình trồng lại rừng vào cuối

những năm 1990.

Phần phía đông của Vĩnh Châu hiện nay là vùng đất bồi với kết cấu đất khác nhau.

Trong những năm 1950, giồng cát và bãi cát giữa ấp Trà Sết và ấp Hồ Bể được che phủ với các

cây cọ mọc thưa thớt và dừa nước (Nypa palm) dọc các kênh rạch và đường thủy tự nhiên. Giữa

những năm 1950 và 1965, rừng ngập mặn tiến triển về phía tây. Người dân địa phương khai thác

cây bần (Sonneratia sp.) và Mấm (Avicennia sp.) ở bìa rừng.

Page 31: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

29

Với sự hiện diện của các khu định cư thường xuyên của du kích trong chiến tranh Việt Nam, rừng Vĩnh

Hải hứng chịu chất diệt cỏ do quân đội Mỹ sử dụng giữa năm 1965 và 197189

. Sau chiến tranh, Chính

phủ Việt Nam đã bắt đầu các chương trình trồng lại rừng với Đước (Rhizopora apiculata). Việc lựa chọn

loài này trong chương trình trồng lại rừng, giải thích sự thay đổi trong thành phần loài sau chiến tranh,

với rừng hiện nay chủ yếu gồm Đước (Rhizopora apiculata) rậm rạp.

6.3 Các huyện Trần Đề và Cù Lao Dung

Như chúng ta đã nhận thấy, đảo Cù Lao Dung hiện tại được thể hiện như 3 đảo trên bản đồ năm 1889

(Hình 6). Tất cả các đảo đều được rừng che phủ và huyện Trần Đề bao gồm một lớp rừng liên tục. Bản

đồ của năm 1904 và 1933 (Hình 21, 22, 23, 24a, 24b, 25a và 25b), cho thấy khu vực đất bồi trong cả hai

huyện. Huyện Trần Đề có thêm đất về phía đông, với đất bồi lên cả phía bắc và nam của cảng Bãi Giá

(Hình 24a và 24b). Năm 1904, chỉ có một dải đất rộng 0.7 km (chiều rộng tối đa) và chiều dài 3.7 km (bắc

xuống nam) nằm ở phía đông của kinh độ 115º40 kinh Đông90

. Năm 1933, cùng một dải đất ấy là 7.8 km

chiều dài (bắc đến nam) và 1 km ở chiều rộng tối đa của nó. Sự khác biệt về diện tích đất thể hiện đất bồi

giữa năm 1904 và 1933. Năm 1965, cùng một dải đất được ước tính (dựa trên bản đồ năm 1965) khoảng

11 km chiều dài với chiều rộng tối đa hơn 2 km.

Qua sử dụng vĩ độ và kinh độ chúng ta có thể quan sát rằng cả hai đảo Cù Lao Dung và đảo Cù Lao

Tròn đều tăng về hướng tây nam (Hình 25a và 25b). Điểm cực nam của đảo Cù Lao Dung ở 1.6 km bắc

của vĩ độ 10º60 vĩ Bắc năm 1904 (hệ thống Hà Nội, tương ứng với 9º32‟24‟‟), trong khi năm 1933, đảo đã

“vượt qua” vĩ độ này. Đảo Cù Lao Tròn cũng đã vượt qua vĩ độ này năm 1933, trong khi năm 1904 đảo ở

3 km bắc. Hình dáng của đảo cũng thay đổi, với đảo Cù Lao Dung năm 1904 có chiều rộng là 3.2 km,

trong khi năm 1933 đảo đã được khoảng 5.4 km ở chiều rộng tối đa của nó.

Ẩnh máy bay năm 1953 cho thấy huyện Trần Đề bao gồm một phần phía nam không có rừng ngập mặn

nào, trong khi ở phía bắc cảng Bãi Giá, rừng ngập mặn vẫn còn (Hình 26). Theo người dân địa phương,

tại phần phía nam, rừng Dừa nước (Nypa palm), Bần (Sonneratia sp.) và Giá (Excoecaria agallocha) bị

người dân khai thác (cho tiêu thụ gia đình chủ yếu là gỗ củi, lợp mái nhà) và cũng bị xói lở. Trong chiến

tranh Việt Nam, người dân từ Mỏ Ó và Cửa sông Mỹ Thanh bị di dời vì lý do an ninh (chính sách “ấp

chiến lược”) đến gần cảng Bãi Giá, gia tăng nhu cầu gỗ củi trong khu vực này. Bản đồ năm 1965 không

thể hiện rừng ngập mặn phía bắc cảng Bãi Giá, nhưng “rừng thưa” liên quan đến sự vắng mặt của Đước

(Rhizopora sp.) trong khu vực này. Ngạc nhiên là, trên các bản đồ năm 1965, rừng ngập mặn cũng được

thể hiện, trong khi không có rừng che phủ có thể thấy được trên các ảnh máy bay năm 1953. Theo một

người cung cấp thông tin chính, sau này trong những năm 1970 khu vực này bị xói lở nặng, buộc các hộ

89 Thao Tran. 2006. Les perturbations anthropiques contemporaines dans les mangroves du Sud Viet-

Nam entre nature, civilisations et histoire. PhD Thesis. Universite de Paris IV. 609 pp.

90 Trong thời kỳ Chính quyền Pháp, Service Geographique d‟Indochine sử dụng hệ thống quy chế địa lý

khác với hệ mười sáu (độ, phút và giây). Trong thời kỳ đó «Système de référence géodésique de Hanoï»

được sử dụng. Các tọa độ được thể hiện bằng “grades” and 90o thập phân tương đương với 100 “grade”

và độ thập phân cần được chuyển đổi thành độ sáu mươi. Ngoài ra, kinh độ dựa vào Kinh tuyến Paris

(cần cộng thêm 2o20‟13.95‟‟ để chuyển đổi thành Kinh tuyến Greenwich). Trong trường hợp này 115

o40

kinh Đông trong hệ thống Hà Nội tương đương với: 106o11‟50‟‟ kinh Đông trong độ sáu mươi.

Rừng Vĩnh Hải và cửa sông Mỹ Thanh

Thay đổi về loài cây rừng ngập mặn, từ Bần (Sonneratia sp.) và Mấm (Avicennia sp.) sang Đước

(Rhizophora apiculata) sau khi sử dụng thuốc diệt cỏ (1965-1973) trong chiến tranh Việt Nam và

chương trinh trồng lại rừng tiếp theo.

Bồi tụ quan trọng ở phần phía đông và việc biến mất bãi cát giữa năm 1965 và 2006.

Page 32: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

30

di dời đến gần cảng Kinh Ba. Chỉ đến cuối thập niên 1970 và 1980 Chính phủ bắt đầu trồng lại rừng với

Bần (Sonneratia sp.)

Đai rừng ngập mặn hiện nay ở huyện Trần Đề có được từ các chương trình trồng lại rừng (Hình 26).

Trồng lại rừng không thành công trong nổ lực đầu tiên vì xói lở mạnh. Theo người dân địa phương, sự

tăng trưởng của đảo Cù Lao Dung thay đổi dòng chảy dọc bờ, bảo vệ bờ biển Trần Đề và cho phép trồng

lại rừng thành công sau này vào những năm 1980.

Tại phần phía bắc của huyện Trần Đề, cách phá rừng khác biệt, với một đai rừng ngập mặn mỏng gồm

Dừa nước (Nypa palm) và Bần (Sonneratia sp.) như thể hiện trên các ảnh máy bay của bản đồ năm

1953 và năm 1965. Sau đó rừng ngập mặn biến mất, với việc mở rộng nông nghiệp dọc theo đường bờ

biển và phát triển nuôi trồng thủy sản (Hình 26).

Các ảnh máy bay của đảo Cù Lao Dung và Cù Lao Tròn năm 1953 (Hình 27) cho thấy các đảo được

tách rời rõ ràng (Cù Lao Tròn được gọi là Cù Lao Không trên bản đồ năm 1889). Trên cả hai đảo đã có

đai rừng ngập mặn, nhưng trên đảo Cù Lao Tròn rừng ngập mặn dầy đặc, đặc biệt trên bờ phía đông của

đảo. Trên đảo Cù Lao Dung, đai rừng ngập mặn liên tục dọc theo phần phía nam của đảo đối diện Biển

Đông. Thật thú vị khi nhận thấy dựa trên bản đồ năm 1951, chiều rộng của rừng ngập mặn được khoảng

2.3 km (Hình 28). Rừng chủ yếu gồm Mấm (Avicennia sp.) và Bần (Sonneratia sp.) và đất bị ngập xa tận

đến ấp Rạch Tráng nằm giữa đảo. Theo người dân, mở rộng nông nghiệp bắt đầu từ đó, với cánh đồng

lúa và vườn cây ăn trái xung quanh ấp. Sau đai rừng ngập mặn, rừng được mở nhiều hơn và năm 1953

mở rộng nông nghiệp đã lấn chiếm rừng. Trên một bản đồ khác (Hình 29) lập từ các ảnh máy bay tương

tự, nông nghiệp trong rừng ngập mặn được chú giải rõ ràng.

Trên các bản đồ năm 1965 (Hình 23 và 30), chúng ta có thể quan sát sự xuất hiện của vùng đất mới

được che phủ bởi rừng ngập mặn, giữa đảo Cù Lao Dung và đảo Cù Lao Tròn. Trong giai đoạn này

khoảng trống giữa hai đảo hẹp lại do đất bồi liên tục. Khu vực này, được che phủ bởi rừng ngập mặn

năm 1965, sau đó được chuyển đổi thành đất nông nghiệp (Hình 31). Năm 1965, đai rừng ngập mặn trên

đảo Cù Lao Dung có hình dáng và chiều rộng tương tự như đai rừng năm 1951.

Sau những năm 1960 và 1970, nạn phá rừng bắt đầu, với những người từ tỉnh Trà Vinh chuyên phá rừng

làm nông nghiệp, trong khi người dân Trần Đề sử dụng rừng chủ yếu để lấy gỗ củi. Sau này trong chiến

tranh Việt Nam, các khu rừng đã bị ảnh hưởng bởi thuốc diệt cỏ và theo người dân trong ấp quần thể

Bần (Sonneratia sp.) bị ảnh hưởng nhiều nhất. Tuy vậy, người dân trong ấp thừa nhận rằng tác động

chính trên các khu rừng ngập mặn không phải là thuốc diệt cỏ rải xuống trong chiến tranh mà do nạn phá

rừng tập trung ở phần tây nam của đảo để lấy gỗ củi và khai hoang đất. Nạn phá rừng tiếp tục ở mức

cao trên đảo Cù Lao Dung cho đến khi nông trường được thành lập năm 1986.

Trên các ảnh vệ tinh 2006 (Hình 31), hình dáng của đảo khác biệt khi so sánh với năm 1953. Phần đất

bồi lên phía tây nam là quan trọng. Người dân giải thích rằng các đảo mới ngày càng nổi lên và được

nông trường khai hoang trong những năm 1970 và 1980 cho hoạt động nông nghiệp. Ngoài ra, bãi cát

trước đảo Cù Lao Dung cũng mở rộng ra phía nam. Theo các ngư dân địa phương, trong những năm

1950 có thể đi thuyền từ Bãi Giá sang ấp Cả Cối ở tỉnh Trà Vinh theo một đường thẳng. Do đất bồi của

đảo được mở rộng nhanh chóng, hành trình này hiện nay cần phải đi vòng sang hướng nam để tránh bãi

cát. Năm 2010 rìa đảo Cù Lao Dung gần như đạt đến vĩ độ 9º29‟24, 4.96 km91

nam, trong khi năm 1933

nó ở vĩ độ 9º32‟24 vĩ Bắc. Sự tăng trưởng của đảo có thể thấy rõ ràng năm 1965, với rìa đảo ước tính là

2.1 km phía nam từ vĩ độ này. Tại huyện Trần Đề, đất bồi lên trong cùng thời gian này cũng là đáng kể,

một dải đất (nằm ở phía đông kinh độ 106º11.50 kinh Đông) rộng 0.7 km và dài 3.7 km năm 1904, hiện

nay rộng 2.9 km và dài 11.3 km (kể cả đai rừng ngập mặn). Từ năm 1904 đến 2006, bồi tụ trung bình của

đảo là 64.3 m / năm.

91 Khoảng cách được ước tính bằng cách sử dụng Google Earth (2010).

Page 33: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

31

Huyện Trần Đề và Huyện Cù Lao Dung

Vùng ven biển Trần Đề được che phủ bởi một lớp liên tục rừng ngập mặn cho đến năm 1933.

Sau đó phần phía nam của huyện bị nạn khai thác gỗ nhiên liệu và xói lở, dẫn đến nạn phá rừng,

trong khi ở phía bắc, nạn phá rừng xảy ra giữa năm 1953 và 2006 do việc mở rộng nông nghiệp

và nuôi tôm.

Đai rừng ngập mặn hiện nay tại Trần Đề được tạo ra bởi các chương trình trồng lại rừng sau năm

1975. Các chương trình trồng lại rừng có lẽ có hiệu quả do sự thay đổi dòng chảy dọc bờ với sự

bảo vệ của việc mở rộng đảo Cù Lao Dung.

Đai rừng ngập mặn Đảo Cù Lao Dung chủ yếu bị nạn phá rừng tập trung để lấy gỗ nhiên liệu và

cải tạo đất sau chiến tranh Việt Nam cho đến khi thành lập Nông trường. Chất làm rụng lá được

sử dụng trong chiến tranh không phải là yếu tố chính trong việc phá hủy khu rừng ngập mặn này.

Sự bồi tụ trên Đảo Cù Lao Dung thì nhanh và tập trung về phía tây nam, với một đảo mới nổi lên

giữa Đảo Cù Lao Dung và Cù Lao Tròn giữa năm 1953 và 1965. Tại huyện Trần Đề, bồi tụ tiến về

phía đông làm giảm khoảng cách giữa Trần Đề và Đảo Cù Lao Dung.

Page 34: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

32

7 Kết luận

Thông tin về các khu rừng ngập mặn và sự phát triển tại Đồng Bằng Sông Cửu Long trước thế kỷ 20 bị

hạn chế. Chúng ta thấy rằng khu vực này đã bị chiếm làm thuộc địa chỉ gần đây và rừng là một trong các

động lực của hoạt động kinh tế, với việc chính quyền thuộc địa xây dựng khuôn khổ pháp lý và các kế

hoạch quản lý cho khai thác.

Các khu rừng ngập mặn được khai thác theo truyền thống trong thế kỷ 19 và 20 cho than và gỗ củi, cũng

như thuốc nhuộm, chất nhuộm màu và tanin. Những công nghiệp này ngày càng được tổ chức hơn, với

các thể chế, thuế và các kế hoạch quản lý để hạn chế khai thác quá mức các rừng ngập mặn và tránh

tàn phá rừng nhanh chóng tương tự như những gì đã xảy ra đối với rừng ngập mặn xung quanh Sài

Gòn. Bán đảo Cà Mau trở thành nguồn gỗ củi và than quan trọng nhất cho thuộc địa. Chính quyền Pháp

phát triển các công cụ để quản lý với một chương trình trồng lại rừng với các loài họ Đước (Rhizopora

sp.) và thành lập các khu vực được bảo vệ (“réserve”). Bán đảo được coi là nguồn chính cho gỗ củi và

than cần thiết cho sự tăng trưởng kinh tế của Nam Kỳ. Tuy vậy, ở tỉnh Sóc Trăng và huyện Vĩnh Châu,

rừng ngập mặn không được đưa vào chương trình trồng lại rừng hoặc được bảo vệ trong thời gian đó,

ngay cả mặc dù một số các tài nguyên rừng đã được Service Forestier vẽ bản đồ từ năm 1904. Vì vậy,

có rất ít thông tin về rừng ngập mặn trong các khu vực này.

So sánh bản đồ từ năm 1889 đến 1965, các ảnh máy bay (1953) và ảnh vệ tinh (2006, 2007) cho thấy

những thay đổi nhanh chóng ở khu vực bờ biển của Sóc Trăng. Đai rừng ngập mặn trong tỉnh không liên

tục, với các khu vực bãi cát tại huyện Vĩnh Châu và các khu vực với một lớp mỏng cây Mấm (Avicennia

sp.) và cỏ, cây bụi trên đất bãi bồi. Đất bãi bồi ở huyện Vĩnh Châu được người dân địa phương sử dụng

theo truyền thống để bắt cá và tôm cho đến năm 1975 ở các ô được phân ranh bằng kênh rạch mà chính

quyền địa phương cho thuê hàng năm. Tại Vĩnh Châu, khu vực rừng chính ở phía đông của huyện đã

thay đổi trong thế kỷ do nạn phá rừng từ thuốc diệt cỏ được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam và sau

này các chương trình trồng lại rừng được Chính phủ tiến hành. Các chương trình này trong những năm

1980 đã thay đổi thành phần loài của rừng chuyển từ Bần (Sonneratia sp.) và Mấm (Avicennia sp) sang

Đước (Rhizopora sp.). Tại huyện Trần Đề rừng ngập mặn thay đổi nhanh chóng qua diễn thế của phá

rừng và kế đó các chương trình trồng lại rừng, với nạn phá rừng do cả xói lở và do hoạt động khai thác

của con người. Tại đảo Cù Lao Dung, đai rừng ngập mặn phát triển song song với đất bồi của đảo chỉ bị

ảnh hưởng bởi các hoạt động khai thác gỗ của con người những năm 1980.

Kiểu bồi tụ và xói lở đã thay đổi trong thế kỷ 20, đặc biệt ở huyện Vĩnh Châu. Các khu vực trước đây

được bồi tụ nay đang bị xói lở nghiêm trọng. Một giả thiết là những thay đổi dọc theo bờ biển Biển Đông

và huyện Trần Đề có liên quan đến sự thay đổi dòng chảy dọc bờ. Sự thay đổi của hướng dòng chảy có

thể do sự tăng trưởng của đảo Cù Lao Dung vế phía nam.

Sự thay đổi độ che phủ rừng ngập mặn tại Sóc Trăng đã không được ghi chép tốt trong giai đoạn đầu

của chính quyền Pháp. Sau này với sự mở rộng của công nghệ, như là không ảnh và bản đồ được cập

nhật, thông tin chính xác hơn bắt đầu có được. Tuy vậy, ngay cả với thông tin hạn chế, chúng tôi đã có

thể tài liệu hóa một số thay đổi chính, liên quan đến cả yếu tố tự nhiên và con người. Cách tiếp cận lịch

sử này cho phép chúng ta có sự hiểu biết tốt hơn về hệ sinh thái gốc và các thay đổi trong các loài cây

rừng ngập mặn và độ che phủ để xây dựng và thực hiện các chiến lược ứng phó trong tương lai như lựa

chọn địa điểm cho các chương trình trồng lại rừng hoặc lựa chọn các loài cây rừng ngập mặn. Dữ liệu và

tài liệu thu thập được trong nghiên cứu này phải được tiếp tục phân tích có tham chiếu địa lý và phân tích

độ che phủ rừng để có được sự hiểu biết chi tiết về động thái của các khu rừng ngập mặn.

Page 35: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

33

Các Hình

Hình 3: Réserves Forestières en Indochine. 1904. Edition de Mars 1904. Publiée par le Service

Géographique de l‟Indo-Chine. Tỷ lệ 1:3,000,000. Cochinchine counts 58 “réserves”. Surface de

l‟Indochine (including Tonkin, Amman và Cochinchine) 82,000,000 ha. Forets à protéger: 8,000,000;

Forets à réserver 5,000,000 (tỷ lệ trên bản đồ được O. Joffre bổ sung).

0 km 100 km

N

Page 36: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

34

Hình 4: Bản đồ rừng Nam Kỳ (Carte Forestière de la Cochinchine).1917. Tỷ lệ: 1:500,000. (tỷ lệ trên

bản đồ được O. Joffre bổ sung). Trích từ “Rapport sur la Situation Forestière, 1917”.

Rừng ngập mặn

dưới chế độ

“reserve” 20 km 0 km

N

Rừng ngập mặn

Rừng Tràm

(Melaleuca)

Page 37: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

35

Hình 5: Chi tiết bản đồ rừng Đông Dương. 1938 in “L‟Indochine Forestiere”. Carte établie par P.

Maurand. Tỷ lệ 1:2,000,000. Khu vực có lằn gạch thể hiện «réserves», màu xanh lá nhạt rừng rậm

(nghèo), xanh lá đậm rừng rậm (giàu) và màu vàng: rừng mở. Chấm đỏ thể hiện thị trường gỗ và

cờ đỏ là trung tâm cuả các phân trường. Rừng ngập mặn được thể hiện tại huyện Trần Đề và Vĩnh

Châu (tỷ lệ bản đồ được O. Joffre bổ sung).

N

0 km 100 km

N

Page 38: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

36

Hình 6: Nam Kỳ, Lãnh thổ Pháp thuộc (Possession Française). 1868. Bản đồ Nam Kỳ

(tỷ lệ trên bản đồ được O. Joffre bổ sung).

Đảo Cù Lao Dung

Huyện Trần Đề

Huyện Vĩnh Châu

N

0 km

km

100 km

km

Page 39: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

37

Hình 7: Bản đồ rừng (Carte Forestière). 1914. Atlas Statistique de l‟Indochine Française.

Henry Brenier. Hanoi. Chú thích cho thấy rừng ngập nước (đường nằm ngang) và rừng

ngập mặn dọc theo bờ biển. Rừng ngập mặn bao gồm huyện Trần Đề (tỷ lệ trên bản đồ

được O. Joffre bổ sung).

N

0 km 100 km

Page 40: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

38

Hình 8: Bản đồ rừng Đông Dương (Carte Forestière de l’Indochine). 1925. Henri Guibier,

Inspecteur des Eaux et Foret. Tỷ lệ: 1:5,000,000. Rừng ngập mặn được thể hiện bằng màu xanh lá

trơn, rừng Tràm (Melaleuca) bằng chấm xanh lá.

N

Page 41: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

39

Hình 9: Chi tiết Bản đồ Nam Kỳ (Cochinchine Française).1889. Pour la Cochinchine: MM les

Géomètres du Services Topographiques de Cochinchine, la carte du Commandant Bigrel, les cartes

et Observation Astronomiques du Dépôt de la Marine. Publiée sous les auspices de Mr. Etienne, Sous

secrétaire d‟Etat aux Colonies. Paris Challamel et Cie Editeurs. Tỷ lệ 1:400,000. Dữ liệu hiện có: độ

che phủ rừng vùng ven biển, cồn cát và đầm lầy. Kênh và sông được chú thích. Rừng ngập mặn

được thể hiện dọc theo huyện Trần Đề và Cù Lao Dung, trong khi bờ biển Vĩnh Châu chủ yếu là cồn

cát. Đảo Cù Lao Dung chia thành 3 đảo rõ rệt (tỷ lệ trên bản đồ được O. Joffre bổ sung).

N

0 km 15 km

Page 42: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

40

Hình 10: Bản đồ Đông Bạc Liêu (Carte Bạc Liêu Est). 1904. Dressee par le soldat Michaud du Service

Géographique d‟après les travaux du Service du Cadastre et de la Topographie de la Cochinchine. Biên

soạn tháng 12/1904. Tỷ lệ 1:100,000. Chấm xanh lá trên bờ biển thể hiện rừng ngập mặn theo chú thích

gốc. Vị trí đường bờ biển năm 1952 được thể hiện bằng đường đỏ đứt nét, cho thấy đất bồi trong phần

này của huyện giữa năm 1904 và 1952 (tỷ lệ trên bản đồ được O. Joffre bổ sung).

Rừng tại xã

Vĩnh Hải

Vị trí đường bờ

biển năm 1952

đường đỏ đứt nét

Khu vực đất bồi. Khoảng cách từ chỗ kênh giao cắt đến khu vực

bờ biển = 2 km năm 1904

Các đụn cát

a) Độ che

phủ của

rừng năm

1904

N

0 km 5 km

Page 43: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

41

Hình 11: Bản đồ Vĩnh Châu và Bạc Liêu. 1952. D‟apres les Documents du Cadastre. Được cập nhật với ảnh máy bay năm 1952. Biên tập bởi

Service Geographique d‟Indochine năm 1928 và được cập nhật năm 1952. Feuille 243 (Vĩnh Châu) và 242 (Đông Bạc Liêu). Tỷ lệ 1:100,000. Khu

vực màu xanh lá ở khu vực ven biển tỉnh Bạc Liêu thể hiện “rừng mở” nơi có thể đi bộ xuyên qua (tỷ lệ bản đồ được O. Joffre bổ sung).

b) Khu vực đất

bồi: Khoảng

cách từ chỗ

kênh giao cắt

đến khu vực bờ

biển = 3.7 km

năm 1952

a) Không có rừng che phủ

c) Cồn

cát và bồi

tụ cát

d) Rừng Vĩnh Hải

0 km 10 km

N

Page 44: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

42

Hình 12: Ảnh máy bay 1953 ấp Nô pol. Institut National Géographique, Mission 89. Tiêu cự 125 mm.

Độ cao 5,200 m. Tỷ lệ 1:42,000. Ảnh tương ứng với các vùng trong Hình 10 a và 11a.

Mấm (Avicennia sp.)

còn sót lại

Khu vực

rừng bị chặt

phá

Dạng cây thảo

- ô rô

(Acanthus sp)

Đường Vĩnh Châu

– Bạc Liêu

Sử dụng kênh

rạch trên bãi bồi

để bắt tôm và cá

Page 45: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

43

Hình 13: Bản đồ Vĩnh Châu. 1965. (Tỷ lệ 1:50,000). Thông tin bản đồ năm 1965. Quân đội Mỹ lập năm 1966. Không có rừng ngập

mặn ở tây Vĩnh Châu. Có các vuông nuôi không liên tục ở thị trấn Vĩnh Châu. Khu vực màu xanh dương có lằn gạch dọc theo bờ

biển thể hiện đầm lầy. Lưới thể hiện 1,000 m2 (tỷ lệ trên bản đồ được O. Joffre bổ sung).

a) Không có rừng

che phủ

b) Khu vực đất bồi

trước đây: Khoảng

cách từ chỗ kênh giao

cắt đến khu vực bờ

biển = 3.4 km năm

1965, so với 3.7 km

năm 1952

c) Các vuông nuôi

không liên tục

2 km 0 km

N

Page 46: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

44

Hình 14: Ảnh vệ tinh phần phía tây Vĩnh Châu (Ảnh QuickBird 04/12/2006) (cùng khu vực như Hình

10a, 11a, 12 và 13a).

Đường Vĩnh Châu

– Bạc Liêu

Vuông tôm và

artemia

Đê biển Đước trồng

Page 47: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

45

Hình 15: Ảnh máy bay ấp Âu Thọ. 1953. Armée de l‟Air Française. Mission RV 245. Tiêu cự 5 mm. Độ

cao 1,500 m. Tỷ lệ 1:10,000. Ảnh tương ứng các khu vực Hình 11c & 16a.

Cồn cát

Cây cọ trên cát

Đất nông

nghiệp

Page 48: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

46

Hình 16: Bản đồ đông Vĩnh Châu và xã Vĩnh Hải. 1965 (Tỷ lệ 1:50,000). Thông tin bản đồ năm 1965. Quân đội Mỹ lập năm 1966. Không có rừng ngập mặn

dọc bờ biển Vĩnh Châu. Rừng ngập mặn tại xã Vĩnh Hải (tỷ lệ trên bản đồ được O. Joffre bổ sung).

a) Không có rừng che

phủ, khu vực đầm lầy và

trồng lúa

b) Rừng ngập mặn và

cát bồi ở cả phần phía

bắc và nam Vĩnh Hải

N

2 km 0 km

Page 49: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

47

Hình 17: Ảnh vệ tinh phần phía đông Vĩnh Châu (Ảnh QuickBird 06/02/2006) (cùng khu

vực như Hình 11c và 16a).

Rừng Mấm

(Avicennia sp.)

trồng

Trại nuôi tôm

Đất nông

nghiệp

Page 50: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

48

Hình 18: Ảnh máy bay Rừng Vĩnh Hải và cửa sông Mỹ Thanh. 1953. Hình 19: Chi tiết bản đồ Vĩnh Hải. 1965. Quân đội 1966.

Armée de l‟Air Française. Mission RV 245. Tiêu cự 5 mm. Độ cao 1,500 m. Tỷ lệ 1:50,000. Bãi cát dọc theo bờ biển và các khu vực đầm

Tỷ lệ 1:10,000 lầy ở Truông Đại Hòa.

Rừng rậm

Sonneratia

Avicennia

Bruguiera

Ceriops

Rừng thưa –

Cây rải rác & Dừa nước

Cồn cát

Page 51: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

49

Hình 20: Ảnh vệ tinh rừng Vĩnh Hải (Ảnh QuickBird 06/02/2006) (bao

gồm khu vực tương tự như Hình 18 và 19).

Khu vực đất bồi và không

có cồn cát

Khu rừng rậm

– Rhizophora sp.

Trại tôm

Page 52: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

50

Hình 21: Bản đồ Sóc Trăng (Carte de Sóc Trăng). 1904. Dressee par le soldat

Lootens du Service Géographique d‟après les travaux du Service du Cadastre et de

la Topographie de la Cochinchine. Biên tập tháng 12 /1904. Tỷ lệ 1:100,000. Chấm

xanh lá trên bờ biển thể hiện rừng ngập mặn theo theo chú thích gốc. Ô đỏ thể hiện

khu vực trình bày trong Hình 24a và 25a được O. Joffre bổ sung (tỷ lệ trên bản đồ

được O. Joffre bổ sung).

24a

25a

N

0 km 4 km

Page 53: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

51

Hình 22: Bản đồ Đông Sóc Trăng (Carte de Sóc Trăng Est) 1933. D‟apres les

Documents du Cadastre. 1933 Feuille 239 E. Tỷ lệ 1:100,000. Cù Lao Dung và

Trần Đề dựa trên cơ sở thông tin năm 1933. Ô đỏ thể hiện khu vực được trình bày

trong Hình 24b và 25b được O. Joffre bổ sung (tỷ lệ trên bản đồ được O. Joffre bổ

sung).

24b

25b

N 0 km 5 km

Page 54: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

52

Hình 23: Bản đồ Sóc Trăng, thể hiện các huyện Trần Đề và Cù Lao Dung. 1965. Quân đội Mỹ 1966.

Tỷ lệ 1:50,000. Ô đỏ là khu vực chi tiết được thể hiện trong Hình 26 và 30.

N

0 2 km 30

26

Page 55: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

53

Hình 24: Chi tiết bản đồ Sóc Trăng 1904 và Đông Sóc Trăng 1933. Chi tiết cho thấy đất bồi theo hướng đông ở bờ biển Trần Đề giữa năm

1904 và 1933. Đất bồi có thể được ước tính bằng cách sử dụng vĩ tuyến thể hiện trên cả hai bản đồ (tỷ lệ trên bản đồ được O. Joffre bổ sung).

Hình 24a: Chi tiết bản đồ Sóc Trăng năm 1904. Hình 24b: Chi tiết bản đồ Đông Sóc Trăng năm 1933.

N

N

0

km

1 km 0

km

1 km

115o40 kinh Đông (Hệ

thống Hà Nội) hay

106o11‟50‟‟ kinh Đông

(hệ thống sáu mươi)

Page 56: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

54

Hình 25: Chi tiết bản đồ Sóc Trăng 1904 và Đông Sóc Trăng 1933. Chi tiết thể hiện đất bồi theo hướng tây nam của Đảo Cù Lao Dung và Đảo

Cù Lao Không giữa năm 1904 và 1933. Đất bồi có thể được ước tính bằng cách sử dụng vĩ độ thể hiện trên cả hai bản đồ như tài liệu tham khảo (tỷ

lệ trên bản đồ được O. Joffre bổ sung).

Hình 25a: Chi tiết bản đồ Sóc Trăng năm 1904

Hình 25b: Chi tiết bản đồ Sóc Trăng năm 1933

0

km

3 km

N

0

km

3 km

N

10o60 vĩ Bắc (hệ thống

Hà Nội) hay 9o32‟24‟‟ vĩ

Bắc (hệ thống sáu mươi)

Page 57: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

55

Hình 26: Ảnh máy bay Huyện Trần Đề 1953. (Institut National Géographique, Mission 89. Tiêu cự 125 mm. Độ cao 5,200 m. Tỷ lệ 1:42,000.), Chi

tiết bản đồ bờ biển Trần Đề năm 1965 (Quân đội Mỹ, Tỷ lệ 1:50,000) và Ảnh vệ tinh rừng Trần Đề (Ảnh QuickBird 06/02/2006).

Rừng Bần (Sonneratia sp) và Mấm (Avicennia sp.) trồng

Bãi bồi,

không có

rừng ngập

mặn

Cảng Bãi Giá

Rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn Dừa nước (Nypa palm) và Bần (Sonneratia sp.)

Không có rừng ngập mặn

Page 58: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

56

Hình 27: Ảnh máy bay 1953 đảo Cù Lao Dung và đảo Cù Lào Tròn. (Institut National Géographique, Mission 89. Tiêu cự 125 mm. Độ cao 5,200 m. Tỷ lệ

1:42,000.)

Đai rừng ngập mặn Mấm (Avicennia sp.) và

Bần (Sonneratia sp.)

Các thửa đất nông

nghiệp

Đảo Cù Lao Tròn và đai

rừng ngập mặn

Page 59: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

57

Hình 28: Carte de Long Vinh. 1951. Xuất bản lần đầu năm 1927, cập nhật bằng ảnh máy bay năm 1949

và 1950, Tỷ lệ 1:25,000. Armée Française (tỷ lệ trên bản đồ được O. Joffre bổ sung).

2.3 km

0 km 4 km

Page 60: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

58

Hình 29: Đảo Cù Lao Dung năm 1949-50. Bản đồ chi tiết của Embouchure du Bassac. Service

hydrographique du Vietnam. Mission hydrographique Française au Vietnam. Tỷ lệ 1:50,000. Bản đồ được

cập nhật với ảnh máy bay năm 1949-1950 (tỷ lệ trên bản đồ được O. Joffre bổ sung).

Xóm trên

Rạch Trang

Nông nghiệp

bên trong

khu vực có

rừng

N

0 km 2 km

Page 61: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

59

Hình 30: Chi tiết bản đồ 1965, thể hiện phần phía nam của Đảo Cù Lao Dung (xem hình 23 cho toàn

bộ bản đồ). Quân đội Mỹ 1966. Tỷ lệ 1:50,000. (9o32‟24‟‟vĩ Bắc trên bản đồ được O. Joffre bổ sung).

N

Khu vực đất bồi tụ

mới có rừng ngập

mặn che phủ

Vị trí vĩ độ ước chừng: 10o60 vĩ Bắc

(Hệ thống Hà Nội) hay 9o32‟24‟‟ vĩ Bắc

(hệ thống sáu mươi)

2 km 0

Page 62: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

60

Hình 31: Đảo Cù Lao Dung năm 2006. Ảnh vệ tinh Chi tiết (ảnh QuickBird 06/02/2006).

Cù Lao Tròn

Khu vực đất bồi

Chặt phá rừng

giữa năm 1975 và

1986

Page 63: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

61

Tài liệu tham khảo

Trung tâm Lưu trữ tài liệu lịch sử hải ngoại của Pháp tại Aix en Provence.

Archives et Journaux Officiel

Arrêté Réglementant Le Régime Forestier en Cochinchine. 1904. Hanoi.

Création et Révision de Réserves Forestières en Cochinchine; 30 Juillet 1904. Correspondance au Gouverneur Général de l‟Indochine.

Classement en Réserve forestière du Massif de Bai-Dun (province de Bac Lieu), 14 Novembre 1931. Service Forestier.

Couffinhal. 1918. La Situation des Forets en Cochinchine. 30p. Rapport du Chef du Service Forestier de la Cochinchine.

Délivrance de permis réduit pour l‟exploitation des bois de feux. 1937.

Henry Y. 1926. Massifs de palétuviers de la région de Ca Mau, correspondance de l‟Inspecteur Général de l‟Agriculture, de l‟Elevage et des Forets au Gouverneur Général de l‟Indochine, Hanoi, 2 pp.

Historique et Programme du Service Forestier. 1907. Hanoi-Haiphong.

Note pour Mr le Gouverneur de Cochinchine. Contrat à passer avec la Société Forestière de l‟Ouest de Can Tho. 6 Décembre 1920.

Projet d‟aménagement de la palmeraie située de la réserve de Cai Ngay. 28 Février 1934. Service Forestier de Cochinchine, Division de Ca Mau.

Protection des cotes de l‟Indochine contre le mauvais temps. Secrétariat Général, 12 Janvier 1892.

Rapport sur la Situation Forestière en Indochine, 1917.

Rapport Annuel des Services Agricoles de la Cochinchine, 1927 và 1931.

Rapport sur la Situation actuelle des Forets de la Cochinchine. 30 Novembre 1917. Service Forestier de Cochinchine.

Rapport 1933-34 sur le fonctionnement du Bureau d‟Agriculture.

BOEC (Bulletin officiel de l‟expédition en Cochinchine)

Décision portant défense d‟exploiter les bois dits de cay-sao et de cay-vap, 5 septembre 1862.

Décision réglant les conditions de l‟exploitation des bois dans les forêts de la Cochinchine, 14 mai 1866.

JOI (Journal officiel de l‟Indochine française)

Décision instituant une commission à l‟effet d‟étudier la question du commerce du bois et de l‟exploitation forestière dans la colonie, 31 décembre 1873.

Arrêté réglementant l‟exploitation des forêts de l‟État en Cochinchine, 16 septembre 1875.

Arrêté portant réorganisation du Service Forestier en Cochinchine, 12 juin 1891.

Arrêté réglementant le Service Forestier en Cochinchine, 23 juin 1894.

Revue & ouvrages

Capitaine Jacquet. Artillerie Coloniale. Saigon-Cap Saint-Jacques. Point d‟Appuie de la flotte. Conférences Publiques sur l‟Indochine faites à l‟Ecole Coloniale. 1905-1906. Paris.

Ducamp R. 1909. L‟arbre et l‟eau en Indochine. Revue Indochinoise: 18-24.

Henry Y. 1891. Projet de mise en valeur du domaine forestier de la colonie. Saigon.

Foret d‟Indochine. 1er Trimestre 1947. Bois et Foret des Tropiques, 1. 25 pp.

Les bois et principaux sous produit de la foret. 1931.

Page 64: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

62

Maurand P. 1938. L‟Indochine Forestière. Rapport du VII congres International d‟agriculture tropicale et subtropicale, Paris 1937. Institut des recherches agronomiques et forestières de l‟Indochine. Hanoi.

Monographie de la province de Soc Trang. 1904. Géographie Physique, économique et historique de la Cochinchine. XI fascicule. Société des études Indo-Chinoises. Saigon.

Les Forets Indochinoises, extrait du Numéro Spécial “L‟Indochine”. La Vie Technique et Industrielle eds. Paris.

Principe Généraux économique d‟Indochine. 1939.

Báo

Les Foret de Palétuviers en Cochinchine. 20 Février 1943. L‟Europe.

Le Courrier d‟Haiphong -17 Décembre 1903.

La mise en valeur du domaine forestier. L‟Opinion 16 Mai 1939.

Billet d‟Indochine no32 27

th Septembre 1945.

Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II Tp Hồ Chí Minh.

Archives du Gouverneur Goucoch – 1861-1945, Cochinchine

Analyse de l‟Affaire: Redevance à percevoir sur les bois de feux. Lieutenant Gouverneur aux Conseil Colonial, 8 Décembre 1903.

Arrêté 1736-Cab/DAA du 1er Août 1950. Interdiction d‟exploitation forestière dans les zones d‟insécurité.

Correspondance de Mr Roullet, Inspecteur Adjoint des Eaux et Forets, Chef du Service Forestier de Cochinchine a Monsieur le Gouverneur de Cochinchine. 15 Mars 1913.

Lacote 1899. Rapport sur l‟Etat, le régime et le reboisement des Forets.

Rapport d‟Inspection de la Province de Bac Lieu 4 avril 1916, Mr Tourres administrateur de 2eme classe.

Rapport d‟Inspection de la Province de Soc Trang 31 mai au 5 juin 1916, Mr Bon administrateur de 2eme classe.

Rapport d‟ensemble sur la situation de la province de Bac Lieu, du 1er Juin 1926 au 1er Juin 1927.

Bibliothèque Nationale France. Paris, France

Louis Girerd. 1925. Monographie de la Province de Bac Lieu. 38 pp. Saigon.

Service Historique de la Défense

Mission hydrographique de l‟Indochine, 1er

Aout 1908.

Mission hydrographique d‟Indochine. Annexe au rapport mensuel Mars 1934. Note sur les levés côtiers de Cochinchine, du cap Saint Jacques à Poulo Obi.

Rapport de l‟Ingénieur hydrographe principal, directeur des travaux, sur les opérations effectuées par la Mission Hydrographique de l‟Indochine pendant le mois de Novembre 1910. 17 Décembre 1910.

Service Hydrographique de la marine. Correspondance: L‟Ingénieur en chef de 1er classe, chef du service de l‟hydrographie générale a Mr le Directeur d‟hydrographie. Rapport de travaux hydrographiques en Indo-Chine. Paris le 28 Mars 1901.

Page 65: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

63

Ouvrage et Revue

Biggs D. 2004. Between rivers và tides: a hydraulic history of Mekong delta, 1820-1975. PhD Thesis. University of Washington. 422 pp.

Dugros M. 1937. Le domaine forestier inondé de la Cochinchine. Bulletin Economique de l‟Indochine, Nouvelle Série, Gouvernement Général de l‟Indochine, Hanoi: 238-315.

Current và Erosion Modeling Survey in the Coastal Zone of Soc Trang. Fact Sheet. Management of Natural Resources in the Coastal Zone of Soc Trang Province 2010. Technische Universität Hamburg Harburg.

Henry A. 1890. Étude préliminaire sur les forêts de la Cochinchine, Saigon, Imprimerie Rey et Curiol, 163 pp.

IUCN. 1993. Mangroves of Vietnam. The World Conservation Union, Bangkok, Thailand, 173 pp.

Marcon Y. 1938. Le rôle du service forestier aux colonies. Bulletin Economique de l‟Indochine: 1375-1388.

Maurand P. 1943. L‟Indochine forestière, Hanoi, IDEO, 252 pp.

Nguyen V.C. 1959. La forêt vietnamienne et la politique forestière nationale. Causeries sur le Développement des Ressources Naturelles au Vietnam: 15-31.

Sylvain B. 1911. L‟utilité du Service Forestier en Indochine: la disparition du palétuvier et l‟ensablement de la rivière Saigon, in La Dépêche de Saigon, 7 pp.

Thomas F. 2000. Forets de Cochinchine et “bois coloniaux”, 1862-1900. Autrepart (15):49-72.

Thao Tran. 2006. Les perturbations anthropiques contemporaines dans les mangroves du Sud Vietn-Nam entre nature, civilizations et histories. PhD Thesis. Universite de Paris IV. 609 pp.

Thinh P.T., Thoi H., Manh T.H., Hai L.T và Schmitt K. 2009. Hướng dẫn kỹ thuật Khôi phục và Quản lý Rừng ngập mặn. Quản lý Nguồn tài nguyên Thiên nhiên Vùng Ven biển Tỉnh Sóc Trăng. Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức và Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Sóc Trăng. 55 trang.

Page 66: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh
Page 67: Động thái Rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng 1889 1965coastal-protection-mekongdelta.com/download/library/91.MangroveHistory... · thành công không chỉ trong các lĩnh

Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH Quản lý Nguồn Tài nguyên Thiên nhiên vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng 134 Trần Hưng Đạo, Tp Sóc Trăng, Việt Nam ĐT: + 84 79 3622164 F: + 84 79 3622125 I www.giz.de www.czm-soctrang.org.vn