fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG...

442
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC CHÍNH QUI NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÁY TÍNH MÃ NGÀNH: 7480108 (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-ĐHCN ngày tháng năm 20… của Hiệu trưởng trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh) Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 20....

Transcript of fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG...

Page 1: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC CHÍNH QUI

NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÁY TÍNH

MÃ NGÀNH: 7480108

(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-ĐHCN ngày tháng năm 20… của Hiệu trưởng trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh)

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 20....

Page 2: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2

NỘI DUNG

Phần 1. Chương trình đào tạo . .......................................................................... 1

1. Mục tiêu ................................ .......................................................................... 1

2. Chuẩn đầu ra .......................... .......................................................................... 1

3. Khối lượng kiến thức toàn khóa ........................................................................ 2

4. Đối tượng tuyển sinh ............. .......................................................................... 3

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp ............................................................. 3

5.1. Quy trình đào tạo...... .......................................................................... 3

5.2. Điều kiện tốt nghiệp . .......................................................................... 3

6. Cách thức đánh giá ................ .......................................................................... 3

7. Nội dung chương trình ........... .......................................................................... 4

7.1. Chương trình khung . .......................................................................... 4

7.2. Kế hoạch đào tạo toàn khóa ............................................................... .29

8. Hướng dẫn thực hiện .............. ........................................................................ .35

8.1. Đối với đơn vị đào tạo ....................................................................... .35

8.2. Đối với giảng viên .... ........................................................................ .35

8.3. Đối với sinh viên ...... ........................................................................ .35

8.4. Kiểm tra, đánh giá .... ........................................................................ .36

Phần 2. Đề cương chi tiết các môn học ............................................................ 37

1. Triết học Mác – Lênin............ ........................................................................ 38

2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin ........................................................................ 42

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học ..... ........................................................................ 47

4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ................................................................... 52

5. Tư tưởng Hồ Chí Minh .......... ........................................................................ 56

6. Pháp luật đại cương ............... ........................................................................ 61

Page 3: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

3

7. Toán cao cấp 1 ....................... ........................................................................ 65

8. Toán cao cấp 2 ....................... ........................................................................ 68

9. Kỹ năng làm việc nhóm ......... ........................................................................ 71

10. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học ........................................................ 75

11. Giáo dục thể chất 1 .............. ........................................................................ 79

12. Giáo dục thể chất 2 .............. ........................................................................ 83

13. Giáo dục quốc phòng và an ninh 1 ................................................................ 90

14. Giáo dục quốc phòng và an ninh 2 ................................................................ 97

15. Tiếng anh 1 .......................... ........................................................................ 102

16. Tiếng anh 2 .......................... ........................................................................ 106

17. Toán ứng dụng ..................... ........................................................................ 110

18. Phương pháp tính ................. ........................................................................ 114

19. Hàm phức và phép biến đổi laplace ............................................................... 118

20. Vật lý đại cương .................. ........................................................................ 122

21. Logic học ............................. ........................................................................ 126

22. Quản trị học ......................... ........................................................................ 130

23. Quản trị doanh nghiệp .......... ........................................................................ 135

24. Kế toán cơ bản ..................... ........................................................................ 139

25. Môi trường và con người ..... ........................................................................ 143

26. Giao tiếp kinh doanh ............ ........................................................................ 147

27. Kỹ năng xây dựng kế hoạch . ........................................................................ 152

28. Tâm lý học đại cương .......... ........................................................................ 157

29. Xã hội học ........................... ........................................................................ 162

30. Cơ sở văn hóa Việt Nam ...... ........................................................................ 167

31. Tiếng việt thực hành ............ ........................................................................ 171

Page 4: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

4

32. Âm nhạc - nhạc lý và guitar căn bản ............................................................. 175

33. Hội họa ................................ ........................................................................ 178

34. Kỹ năng sử dụng bàn phím và thiết bị văn phòng .......................................... 181

35. Những vấn đề xã hội và đạo đức nghề nghiệp ............................................ 185

36. Nhập môn lập trình .............. ........................................................................ 188

37. Lý thuyết mạch .................. ........................................................................ 191

38. Mạch điện tử ........................ ........................................................................ 195

39. Kỹ thuật xung số .................. ........................................................................ 200

40. Hệ thống máy tính ............... ........................................................................ 204

41. Hệ điều hành linux ............... ........................................................................ 209

42. Hệ cơ sở dữ liệu ................... ........................................................................ 212

43. Kỹ thuật vi xử lý .................. ........................................................................ 217

44. Mạng máy tính ..................... ........................................................................ 224

45. Thiết kế vi mạch số với HDL ...................................................................... 230

46. Thiết kế mạch điện tử bằng ALTIUM ........................................................... 234

47. Thực tập điện tử công nghiệp ........................................................................ 238

48. Linh kiện điện tử .................. ........................................................................ 241

49. Thực tập điện tử ................... ........................................................................ 245

50. Hệ thống thông tin quản lý ... ........................................................................ 249

51. Ngôn ngữ python ................. ........................................................................ 254

52. Tính toán số & matlab .......... ........................................................................ 257

53. Cấu trúc rời rạc .................... ........................................................................ 260

54. Toán chuyên đề .................... ........................................................................ 265

55. Thống kê máy tính & ứng dụng .................................................................... 268

56. Kỹ thuật lập trình ................. ........................................................................ 274

Page 5: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

5

57. Hệ thống và công nghệ web . ........................................................................ 278

58. Lập trình hướng đối tượng ... ........................................................................ 283

59. Tương tác người máy ........... ........................................................................ 287

60. Kỹ thuật an toàn ................... ........................................................................ 291

61. Nhập môn an toàn thông tin . ........................................................................ 298

62. Xử lý tín hiệu số .................. ........................................................................ 302

63. Cấu trúc dữ liệu và giải thuật ........................................................................ 307

64. Mạch tích hợp và công nghệ ........................................................................ 312

65. Dự án kỹ thuật ..................... ........................................................................ 316

66. Cơ sở kỹ thuật tự động ......... ........................................................................ 320

67. Xử lý ảnh ............................. ........................................................................ 324

68. Định tuyến và chuyển mạch . ........................................................................ 328

69. Thực hành mạng máy tính .. ........................................................................ 332

70. Thực tập điện tử nâng cao .... ........................................................................ 336

71. Thí nghiệm xử lý số tín hiệu ....................................................................... 340

72. Máy học ............................... ........................................................................ 344

73. Hệ thống thông minh và robotics .................................................................. 347

74. Nhập môn dữ liệu lớn .......... ........................................................................ 352

75. Thực tập doanh nghiệp ....... ........................................................................ 357

76. Khóa luận tốt nghiệp .......... ........................................................................ 361

77. Hệ thống nhúng ................... ........................................................................ 365

78. Giao tiếp điều khiển thiết bị ngoại vi ............................................................. 370

79. Internet của vạn vật (IOT) .... ........................................................................ 374

80. Lập trình thiết bị di động ...... ........................................................................ 380

81. Dự án kỹ thuật nâng cao – máy tính .............................................................. 384

Page 6: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

6

82. Phát triển ứng dụng .............. ........................................................................ 388

83. Công nghệ mới trong phát triển ứng dụng CNTT .......................................... 392

84. Thiết kế vlsi ....................... ........................................................................ 386

85. Thực hành thiết kế SoC ........ ........................................................................ 400

86. Thực hành thiết kế vi mạch số với HDL ........................................................ 405

87. Thực hành thiết kế lõi ip ...... ........................................................................ 410

88. Hệ thống nhúng thời gian thực (điện tử) ........................................................ 414

89. Kiểm thử hệ thống nhúng (điện tử) ............................................................... 418

90. Thí nghiệm cảm biến và thiết bị thông minh ................................................ 423

91. Xử lý song song ................... ........................................................................ 427

Phần 3. Bảng tích hợp chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ............................ 431

Page 7: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (Ban hành theo Quyết định số … ngày …tháng… năm 20…. của Hiệu trưởng trường Đại học

Công nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh) Tên chương trình: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÁY TÍNH Trình độ đào tạo: ĐẠI HỌC CHÍNH QUI Ngành đào tạo: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÁY TÍNH Mã số: 7480108 1. Mục tiêu

Mục tiêu:

- Ứng dụng kiến thức và kỹ năng, sử dụng các công cụ hiện đại để phân tích, thiết

kế, vận hành và khai thác một cách hiệu quả các hệ thống điện tử.

- Quản lý và lãnh đạo đội ngũ kỹ thuật để thực hiện các dự án công nghệ kỹ thuật.

- Sử dụng có hiệu quả các công nghệ có sẵn, nghiên cứu và phát triển để tạo ra công nghệ mới bền vững, đáp ứng nhu cầu xã hội.

- Xác định được giá trị cuộc sống, đạo đức nghề nghiệp và có ý thức học tập suốt đời.

Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

- Vị trí việc làm: kỹ sư điện tử - máy tính (theo các hướng vi mạch và hệ thống

nhúng).

- Môi trường việc làm: làm việc tại các công công ty, nhà máy chuyên sản xuất, chế

tạo, lắp ráp và kinh doanh trong lĩnh vực điện tử - máy tính; tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo nhân lực ngành điện tử - máy tính.

Ngoại ngữ và tin học:

- Ngoại ngữ: đạt trình độ TOIEC 450

- Tin học: đạt chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin

2. Chuẩn đầu ra

a- Có khả năng lựa chọn và áp dụng các kiến thức, kỹ thuật, kỹ năng và các công cụ hiện đại vào các hoạt động công nghệ kỹ thuật phạm vi rộng.

b- Có khả năng lựa chọn và áp dụng kiến thức toán học, khoa học, kỹ thuật, và công nghệ vào các vấn đề công nghệ kỹ thuật đòi hỏi việc vận dụng các nguyên lý và qui trình ứng dụng hoặc các phương pháp luận.

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Page 8: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2

c- Có khả năng thực hiện các phương pháp đo đạc và kiểm chuẩn; có thể tiến hành, phân tích và giải thích các thí nghiệm; và áp dụng các kết quả thí nghiệm để cải thiện các quy trình.

d- Có khả năng thiết kế hệ thống, thành phần, hoặc các quá trình cho các vấn đề công nghệ kỹ thuật điện tử máy tính trên phạm vi rộng, nhưng phải phù hợp với mục tiêu chương trình đào tạo.

e- Có khả năng làm việc hiệu quả với vai trò thành viên hoặc vai trò lãnh đạo trong một đội kỹ thuật.

f- Có khả năng xác định, phân tích và giải quyết các vấn đề công nghệ kỹ thuật.

g- Có khả năng viết văn bản, thuyết trình, và truyền đạt thông tin trong cả hai môi trường kỹ thuật và phi kỹ thuật; và có khả năng để xác định và sử dụng tài liệu kỹ thuật thích hợp.

h- Có sự hiểu biết về nhu cầu và khả năng tự định hướng phát triển nghề nghiệp liên tục.

i- Có hiểu biết về khoa học xã hội và cam kết giải quyết các nhiệm vụ chuyên môn với trách nhiệm đạo đức, trong đó tôn trọng sự khác biệt.

j- Có kiến thức về tác động của các giải pháp công nghệ kỹ thuật trong một bối cảnh xã hội và toàn cầu.

3. Khối lượng kiến thức toàn khoá

- Tổng số tín chỉ của chương trình đào : 156 TC

- Tổng số tín chỉ không tính vào trung bình chung tích lũy : 18 TC

- Tổng số tín chỉ phải tích lũy : 156 TC

Khối kiến thức giáo dục đại cương : 48TC

+ Bắt buộc : 39TC

+ Tự chọn : 9TC

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp : 108 TC

- Khối kiến thức cơ sở ngành : 50 TC

+ Bắt buộc : 37 TC

+ Tự chọn : 13 TC

- Khối kiến thức ngành : 25 TC

+ Bắt buộc : 20 TC

+ Tự chọn : 05 TC

- Khối kiến thức chuyên ngành : 33 TC

+ Bắt buộc : 26 TC

+ Tự chọn : 07 TC

+ Khối kiến thực thực tập và tốt nghiệp : 13 TC

- Số tín chỉ Thực hành: 49-63 TC – 31.4%-40.4%

- Số tín chỉ Lý thuyết: 93-107 TC – 59.6%-68.6%

Page 9: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

3

4. Đối tượng tuyển sinh:

Học sinh tốt nghiệp PTTH và được xét tuyển theo quy định hướng dẫn của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo.

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp:

5.1 Quy trình đào tạo

Thời gian đào tạo: 4.5 năm

Hình thức đào tạo: chính quy.

5.2 Điều kiện tốt nghiệp

- Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hoặc

không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.

- Tích lũy đủ số học phần quy định trong chương trình đào tạo.

- Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2,00 trở lên.

- Có các chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất.

- Có chứng chỉ tiếng Anh (hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ tương đương theo quy

định ở khung năng lực ngoại ngữ của BGD&ĐT).

- Có chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin.

6. Cách thức đánh giá

Theo quy chế đào tạo học chế tín chỉ của Bộ giáo dục và đào tạo và qui chế đào tạo

của Trường Đại học Công Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.

Page 10: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

4

7. Nội dung chương trình

7.1 Chương trình khung

STT Mã học

phần Học phần Mục tiêu của học phần

Khối lượng kiến thức

(LT/TH/Tự học)

1. Kiến thức giáo dục đại cương 48(34-35,26-28,96)

Bắt buộc 39(29,20,78)

1 2112012 Triết học Mác-Lênin

- Về kiến thức: Cung cấp những hiểu biết có tính căn bản, hệ thống về triết học Mác – Lênin. - Về kỹ năng: Xây dựng thể giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng duy vật làm nền tảng cho việc nhận thức các vấn đề, nội dung các môn học khác. - Về thái độ: Sinh viên phải nhận thức được thực chất giá trị, bản chất khoa học, cách mạng của triết học Mác – Lênin.

3(3,0,6)

2 2112013 Kinh tế chính trị Mác-Lênin

- Một là, trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản, cốt lõi của kinh tế chính trị Mác – Lênin trong bối cảnh phát triển kinh tế của đất nước và thế giới ngày nay. Đảm bảo tính cơ bản, hệ thống, khoa học, cập nhật tri thức mới, gắn với thực tiễn, tính sáng tạo, kỹ năng, tư duy, phẩm chất người học, tính liên thông, khắc phục trùng lắp, tăng cường tích hợp và giảm tải, lược bớt những nội dung không còn phù hợp hặc những nội dung mang tính kinh viện. - Hai là, trên cơ sở đó hình thành tư duy, kỹ năng phân tích, đánh giá và nhận diện bản chất của các quan hệ lợi ích kinh tế trong phát triển kinh tế - xã hội và góp phần giúp sinh viên xây dựng trách nhiệm xã hội phù hợp trong vị trí việc làm và cuộc sống sau khi ra trường. - Ba là, góp phần xây dựng lập trường, ý thức hệ tư tưởng Mác – Lênin đối với sinh viên.

2(2,0,4)

3 2112015 Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam

- Trang bị cho sinh viên những tri thức có tính hệ thống về quá trình ra đời, lãnh đạo Cách mạng của

2(2,0,4)

Page 11: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

5

Đảng Cộng sản Việt Nam từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở đó, sinh viên hiểu rõ chủ trương, đường lối, cương lĩnh và quá trình lãnh đạo, thực hiện đổi mới, đưa cả nước quá độ lên Chủ nghĩa xã hội của Việt Nam từ năm 1975 đến nay. - Trên cơ sở trang bị tri thức về lịch sử Đảng, giúp sinh viên nhận thức đúng đắn thực tiễn lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ đó nâng cao lòng tự hào, niềm tin của sinh viên vào sự lãnh đạo của Đảng trong quá khứ, hiện tại và tương lai. - Trang bị cho sinh viên phương pháp tư duy khoa học về lịch sử, kỹ năng lựa chọn tài liệu và khả năng vận dụng nhận thức lịch sử vào công tác thực tiễn, phê phán quan niệm sai trái về lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam.

4 2112014 Chủ nghĩa xã hội khoa học

- Về kiến thức, trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản, cốt lõi nhất của Chủ nghĩa xã hội khoa học, một trong ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác – Lênin. - Về kỹ năng, giúp cho sinh viên nâng cao năng lực hiểu biết thực tiễn và khả năng vận dụng các tri thức nói trên vào việc xem xét, đánh giá những vấn đề chính trị - xã hội của đất nước liên quan đến chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH ở nước ta. - Về thái độ, Giúp sinh viên có thái độ chính trị, tư tưởng đúng đắn về môn học CNXH nói riêng và nền tảng tư tưởng của Đảng nói chung.

2(2,0,4)

5 2112005 Tư tưởng Hồ Chí Minh

- Trang bị cho sinh viên những tri thức về cơ sở, quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Đảng Cộng sản Việt Nam; Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế; văn hóa, đạo đức, con người.

2(2,0,4)

Page 12: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

6

- Trên cơ sở được trang bị tri thức, sinh viên nhận thức đúng bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh, hiểu rõ giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh đối với con đường giải phóng dân tộc Việt Nam và những đóng góp của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự tiến bộ của nhân loại. - Sinh viên tích cực bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, rèn luyện bản lĩnh chính trị, phương pháp và phong cách theo gương Hồ Chí Minh xây dựng niềm tin, lý tưởng cách mạng cho bản thân

6 2131472 Pháp luật đại cương

- Giúp cho sinh viên có sự hiểu biết và nắm bắt một cách có hệ thống những vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật nói chung, các kiến thức cơ bản của một số ngành luật cụ thể trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói riêng. - Giúp cho sinh viên có điều kiện thuận lợi hơn khi tiếp cận với các môn học khác có liên quan đến pháp luật; xây dựng ý thức sống, làm việc và thói quen xử sự phù hợp với Hiến pháp và pháp luật.

2(2,0,4)

7 2113431 Toán cao cấp 1

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: Hàm số liên tục, đạo hàm, vi phân của hàm một biến số thực; Tích phân và ứng dụng tích phân; Chuỗi số; Vi phân, cực trị hàm hai biến số.

2(1,2,4)

8 2113432 Toán cao cấp 2

Cung cấp cho người học kiến thức về: Ma trận; Hệ phương trình tuyến tính; Không gian vector , ánh xạ tuyến tính.

2(1,2,4)

9 2132001 Kỹ năng làm việc nhóm

- Tổng hợp được những kiến thức về kỹ năng làm việc nhóm; Thực hiện được một số kỹ năng, cách thức hoạt động nhóm hiệu quả. - Vận dụng được kỹ năng làm việc nhóm trong học tập, trong công việc một cách hiệu quả. - Hình thành thái độ tích cực trong hoạt động nhóm nhằm đạt hiệu quả cao trong công việc và trong cuộc sống.

2(1,2,4)

10 2113433 Phương pháp luận nghiên

- Có các kiến thức cơ bản về nghiên cứu khoa học, các phương

2(1,2,4)

Page 13: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

7

cứu khoa học pháp nghiên cứu khoa học và trình tự logic tiến hành một nghiên cứu khoa học. - Có kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng đọc, viết học thuật, và một số kỹ năng tư duy. - Có ý thức học tập tích cực, có thái độ trung thực trong nghiên cứu khoa học.

11 2120405 Giáo dục thể chất 1

- Trình bày được những kiến thức cơ bản của bô môn Điền kinh. - Thực hiện được những kỹ năng cơ bản môn chạy cự ly ngắn, nhảy cao. - Vận dụng được kiến thức nền để tiếp thu kiến thức các môn thể thao chuyên sâu.

2(0,4,4)

12 2120406 Giáo dục thể chất 2

- Trình bày được những kiến thức cơ bản của môn thể thao đã chọn. - Thực hiện được những kỹ thuật cơ bản của môn đã chọn. - Vân dụng những kiến thức đã học về: luật thi đấu, thể thức thi đấu, cách tổ chức giải để tổ chức một giải thể thao phong trào.

2(0,4,4)

13 2120501 Giáo dục Quốc phòng và An ninh 1

- Giúp sinh viên hiểu, biết những kiến thức cơ bản về đường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác quốc phòng và an ninh trong tình hình mới. - Xây dựng cho sinh viên có ý thức, thái độ, trách nhiệm, trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

4(4,0,8)

14 2120502 Giáo dục Quốc phòng và An ninh 2

- Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phòng thủ dân sự và các kỹ năng thực hành về quân sự, hiểu được lịch sử và truyền thống của một số quân, binh chủng quân đội nhân dân Việt Nam sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. - Giáo dục cho sinh viên có bản lĩnh, chính trị vững vàng, ý thức trách nhiệm, tác phong nhanh

4(2,4,8)

Page 14: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

8

nhẹn, khoa học, có ý thức tổ chức kỷ luật cao trong sinh hoạt tập thể, cộng đồng và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam trên mọi cương vị công tác.

15 2111250 Tiếng Anh 1

- Ôn tập kiến thức ngữ pháp cơ bản tiếng Anh về thì, từ loại, cấu trúc câu thường gặp trong đề thi TOEIC. - Sinh viên nhớ cách đọc, cách viết, và nghĩa của ít nhất 1000 từ vựng thường xuất hiện trong đề thi TOEIC. - Nắm được cấu trúc đề thi TOEIC, nội dung và yêu cầu trong từng phần thi. - Có kiến thức/kỹ năng tiếng Anh cần thiết để đạt chuẩn TOEIC 250 nội bộ hoặc quốc tế.

3(3,0,6)

16 2111300 Tiếng Anh 2

- Hoàn thiện kiến thức ngữ pháp cơ bản tiếng Anh về thì, từ loại, cấu trúc câu thường gặp trong đề thi TOEIC. - Nắm được cấu trúc chi tiết từng phần thi và phương pháp hoàn thành đề thi TOEIC với hiệu quả cao nhất trong thời gian quy định. - Có kiến thức/kỹ năng tiếng Anh cần thiết để đạt chuẩn TOEIC 350 nội bộ hoặc quốc tế.

3(3,0,6)

Tự chọn 9(5-6,6-8,18)

Nhóm 1 (chọn 01 môn) 3(2,2,6)

1 2113434 Toán ứng dụng

Cung cấp cho người học kiến thức về: Phương pháp giải bài toán quy hoạch tuyến tính; Biến ngẫu nhiên; Ước lượng, kiểm định giả thiết cho tham số thống kê; Các phương pháp thống kê nhiều chiều: hồi quy tương quan, ANOVA, PCA; Nhằm trang bị cho người học phương pháp lập mô hình toán; phương pháp giải quyết một số bài toán tối ưu và phương pháp ước lượng, kiểm định giả thiết thống kê.

3(2,2,6)

2 2113435 Phương pháp tính

Cung cấp cho người học kiến thức về: Phương pháp tìm nghiệm gần đúng của phương trình và hệ phương trình tuyến tính cũng như phi tuyến; Phương

3(2,2,6)

Page 15: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

9

pháp tính gần đúng các bài toán vi tích phân mà các phương pháp giải đúng không giải được; Phương pháp liên tục hóa số liệu rời rạc. Từ đó người học có thể vận dụng những kiến thức này để tính toán trong những bài toán trong chuyên ngành.

3 2113436 Hàm phức và phép biến đổi Laplace

Môn học cung cấp cho người học các kiến thức: Phép tính đạo hàm, xét tính giải tích, tích phân hàm biến phức; Khai triển chuỗi Taylor, chuỗi Laurent, tính thặng dư và ứng dụng để tính tích phân; Thực hiện được các phép biến đổi Laplace, biến đổi Laplace ngược; Ứng dụng của phép biến đổi Laplace để giải phương trình vi phân, hệ phương trình vi phân và một số bài toán trong kỹ thuật.

3(2,2,6)

4 2113437 Vật lý đại cương

- Cung cấp cho sinh viên những khái niệm, định luật cơ bản về Cơ học chất điểm, Nhiệt học, Điện từ học. - Tạo được nền cơ sở, cơ bản cho sinh viên khi học các kiến thức chuyên ngành và thực tế đời sống có liên quan. - Giúp sinh viên giải được các bài toán vật lý có liên quan đến kiến thức chuyên ngành.

3(2,2,6)

5 2113438 Logic học

Môn học cung cấp cho người học các kiến thức: Hiểu được chính xác các khái niệm phán đoán, suy luận, chứng minh logic thường dùng; Trình bày chặt chẽ và nhất quán từ đầu đến cuối tư tưởng của mình, lập luận chặt chẽ, biết cách chứng minh, bác bỏ một vấn đề; nhận biết và chỉ ra được những lập luận ngụy biện; Biết cách suy luận đúng (hợp logic), có khả năng nhận biết và bác bỏ sai lầm trong suy luận.

3(2,2,6)

Nhóm 2 (chọn 01 môn) 3(2,2,6)

1 2107483 Quản trị học

- Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản liên quan đến các hoạt động quản trị để sinh viên có thể thích nghi với môi trường kinh doanh năng động trong một doanh nghiệp.

3(2,2,6)

Page 16: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

10

- Trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng về các chức năng quản trị để sinh viên có thể vận dụng, đề xuất các giải pháp giải quyết các tình huống quản trị cơ bản tại một doanh nghiệp. - Rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng cứng như thu thập, xử lý dữ liệu, viết báo cáo, thuyết trình chuyên đề và các kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm để có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách hiệu quả. - Phát huy thái độ tích cực của sinh viên trong quá trình học như chủ động tham gia các báo cáo chuyên đề, tích cực thảo luận nhóm và tự tin giải quyết các tình huống quản trị.

2 2107510 Quản trị doanh nghiệp

- Trang bị những kiến thức cơ bản về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp sinh viên áp dụng các chức năng cơ bản của quản trị như hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra vào quản lý, điều hành hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. - Giúp sinh viên đánh giá được tầm quan trọng và biết áp dụng văn hóa doanh nghiệp cũng như các hoạt động đánh giá và kiểm tra chất lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Hỗ trợ sinh viên rèn luyện kỹ năng giao tiếp và ứng xử trong doanh nghiệp, tự tin hơn khi bước vào công việc thực tế trong doanh nghiệp, xử lý các tình huống quản trị, kết hợp với các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng trình bày để giải quyết các vấn đề xoay quanh hoạt động doanh nghiệp. - Giúp sinh viên tự ý thức được vai trò của bản thân khi tham gia vào một quy trình, một tổ chức để biết tự điều chỉnh hành vi trong giao tiếp và trong làm việc phối hợp với các đồng nghiệp, các phòng, ban, bộ phận khác.

3(2,2,6)

3 2127481 Kế toán cơ bản - Có kiến thức cơ bản về khái niệm, vai trò, nguyên tắc, phương pháp, các quy định kế toán tại

3(2,2,6)

Page 17: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

11

Việt Nam, các loại thuế cơ bản, giá thành, giá bán sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh. - Có khả năng phân tích thông tin về chi phí, khối lượng, lợi nhuận và một số chỉ tiêu cơ bản trên Báo cáo tình hình tài chính.

4 2123800 Môi trường và con người

Cung cấp cho người học các khái niệm, kiến thức cơ bản về môi trường; Giới thiệu cho người học các vai trò của môi trường tự nhiên, hậu quả và việc xử lý hậu quả của việc làm môi trường bị ô nhiễu; Thông tin cho người học các chương trình, chính sách bảo vệ môi trường trong nước và tòan cầu. Từ đó môn học hướng người học đến việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

3(2,2,6)

5 2107492 Giao tiếp kinh doanh

- Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản liên quan đến giao tiếp và giao tiếp trong kinh doanh. - Trang bị cho sinh viên những kỹ năng ứng xử cần thiết trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như trong công việc hàng ngày. - Rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng thu thập, xử lý dữ liệu, viết báo cáo kế hoạch kinh doanh, viết thư giới thiệu, trao đổi các thông tin qua email và tin nhắn. - Phát huy thái độ tích cực của sinh viên trong quá trình học tập qua việc chủ động tham gia các báo cáo chuyên đề, làm việc nhóm và tự tin giải quyết các vấn đề phát sinh, mâu thuẩn trong nhóm cũng như trong cuộc sống hàng ngày.

3(2,2,6)

6 2132002 Kỹ năng xây dựng kế hoạch

- Tổng hợp được các kiến thức cơ bản về kỹ năng xây dựng kế hoạch như: Các khái niệm, phân loại kế hoạch, cấu trúc của một bản kế hoạch, qui trình xây dựng kế hoạch và các phương pháp để xây dựng kế hoạch. - Áp dụng được kỹ năng xây dựng kế hoạch trong học tập và phát triển cá nhân, kế hoạch sản

3(2,2,6)

Page 18: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

12

xuất kinh doanh. - Hình thành được kỹ năng phân tích đánh giá và kiểm tra được kết quả thực hiện kế hoạch.

Nhóm 3 (chọn 01 môn) 3(1-2,2-4,6)

1 2110585 Tâm lý học đại cương

Môn học giúp người học giải thích được các hiện tượng tâm lý cơ bản của con người, quy luật và những biểu hiện của các hiện tượng tâm lý người trên cơ sở đó giúp người học nhận diện, vận dụng được cơ chế hoạt động của các hiện tượng tâm lý người vào cuộc sống và nghề nghiệp.

3(2,2,6)

2 2113439 Xã hội học

- Có các kiến thức cơ bản về các khái niệm, phạm trù xã hội học, các quan điểm lý thuyết xã hội học và các phương pháp nghiên cứu xã hội học; - Hiểu được sự khác biệt về văn hóa, cơ chế điều chỉnh xã hội, quá trình ổn định và biến đổi xã hội; mối quan hệ giữa cá nhân, nhóm/ tổ chức xã hội và xã hội. - Có khả năng phân tích, đánh giá một số hiện tượng xã hội đã và đang diễn ra trong đời sống xã hội Việt Nam dưới góc độ xã hội học.

3(2,2,6)

3 2112011 Âm nhạc – Nhạc lý và Guitar căn bản

- Nắm được nhạc lý căn bản để đọc được bản nhạc, làm nền tảng cho xướng âm và thực hành các nhạc cụ. - Diễn tấu được đàn guitar ở mức độ cơ bản. - Vận dụng được kiến thức âm nhạc để thưởng thức, cảm thụ các tác phẩm âm nhạc.

3(1,4,6)

4 2106529 Hội họa

- Hiểu biết cơ bản về một số thể loại tranh và cách đọc hiểu một tác phẩm hội họa. - Tổng hợp được kiến thức và nội dung cơ bản về nguyên tắc bố cục, màu sắc. - Vận dụng được kiến thức cơ bản của hội họa để chép/vẽ được một số tranh ở mức căn bản như: chân dung, tĩnh vật và phong cảnh. Có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có tinh thần trách nhiệm và ý thức học tập nghiêm túc.

3(1,4,6)

Page 19: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

13

5 2111491 Cơ sở văn hóa Việt Nam

- Môn học cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản về văn hóa, đặc trưng văn hóa. Giúp sinh viên nhận diện được các vùng văn hóa trên lãnh thổ Việt Nam, hiểu được tiến trình lịch sử của văn hóa Việt Nam từ nguồn gốc cho đến nay. - Môn học còn giúp sinh viên tìm hiểu các thành tố văn hóa: Văn hóa nhận thức và văn hóa tổ chức cộng đồng; văn hóa giao tiếp ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội. Tìm hiểu sự giao lưu ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam với văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ và văn hóa phương Tây.

3(2,2,6)

6 2111492 Tiếng việt thực hành

Cung cấp cho sinh viên: Đặc điểm, cấu trúc cơ bản của tiếng Việt; Nhận biết và khắc phục những sai sót khi nói, viết, dùng từ, đặt câu; Trình bày mạch lạc một văn bản, tự tin khi nói và viết tiếng Việt.

3(2,2,6)

7 2101727

Kỹ năng sử dụng bàn phím và thiết bị văn phòng

- Lý thuyết: Môn học cung cấp kiến thức căn bản về sử dụng máy tính, thiết bị văn phòng làm nền tảng giúp người học hiểu được tầm quan trọng và vai trò của kỹ năng đánh máy vi tính sử dụng 10 ngón tay. Đồng thời, môn học giúp người học am hiểu các thiết bị văn phòng thường gặp, biết tự chịu trách nhiệm, bảo quản, phát hiện các lỗi thông thường và sửa chữa các thiết bị này nhằm phục vụ tốt nhất cho công việc văn phòng của mình trong tương lai. - Thực hành: Các bài tập thực hành giúp sinh viên ngồi sử dụng máy tính đúng tư thế. Hình thành phong cách gõ phím đúng và nhanh, biết cách sử dụng các phím thông thường, phím số, phím tắt và các phím ký tự đặc biệt sử dụng trong quá trình đánh máy. Vận dụng các kỹ thuật đánh máy sử dụng 10 ngón tay để đánh máy văn bản với tốc độ nhanh và đúng kỹ thuật. Ngoài ra, sinh viên sẽ tiếp cận sử dụng các thiết bị

3(1,4,6)

Page 20: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

14

văn phòng thường gặp, biết cách bảo quản, phát hiện, sửa chữa một số lỗi thông dụng

2. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 108(59-72,72-98,216)

2.1. Kiến thức cơ sở ngành 50(25-38,12-26,100)

Bắt buộc 37(27,20,74)

1 2101655

Những vấn đề xã hội và đạo đức nghề nghiệp

- Giải thích chính sách an toàn

thông tin.

- Giải thích pháp lý về quyền sở

hữu trí tuệ, khai thác phần mềm,

thương mại điện tử.

- Trình bày trách nhiệm, và đạo

đức của Kỹ sư máy tính

(CNTT).

- Trình bày tác động và ảnh

hưởng của CNTT đến xã hội,

môi trường phát triển kinh tế.

- Mô tả được các xu hướng mới

về nghề nghiệp CNTT.

3(3,0,6)

2 2101622 Nhập môn lập trình

- Mô hình hóa bài toán bằng mô hình toán học để giải quyết trên máy tính. - Xây dựng giải thuật để giải quyết yêu cầu bài toán trong đó sử dụng một vòng lặp và rẽ nhánh. - Xác định được các tham số vào/ra của hàm và gọi được hàm từ một phân rã cho trước. - Cài đặt đúng chương trình với giải thuật cho trước có tối đa 2 vòng lặp lồng nhau và rẽ nhánh. - Cài đặt đúng chương trình thao tác trên cấu trúc dữ liệu mảng 1 chiều có độ phức tạp.

2(0,4,4)

3 2102513 Lý thuyết mạch

- Hiểu được quá trình quá độ và xác lập trong mạch điện. - Áp dụng được các định luật, định lý mạch điện để phân tích và tính toán các đáp ứng trong mạch điện DC hay AC. - Áp dụng được các phương pháp phân tích mạch điện như dòng nhánh, dòng mắt lưới, điện áp nút, các định lý mạch… để giải được mạch điện. - Xác định đúng một trong các bộ thông số Z, Y, H, G, A, hay B

3(3,0,6)

Page 21: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

15

trong bài toán mạng hai cửa yêu cầu để mô tả phương trình trạng thái của mạng hai cửa hoặc có thể tìm được hàm truyền của mạng hai cửa thông qua các bộ thông số mạng hai cửa. - Áp dụng toán tử Laplace để phân tích quá trình quá độ trong mạch điện.

4 2102575 Mạch điện tử

- Tính toán được các thông số của mạch khuếch đại đơn tầng, ghép tầng và công suất. - Nhận dạng, phân tích và thiết kế các loại mạch khuếch đại đơn tầng tín hiệu nhỏ tần số thấp. - Phân tích, thiết kế mạch ổn áp với transistor và họ IC ổn áp.

3(3,0,6)

5 2102414 Kỹ thuật xung-số

- Phân tích, thiết kế được các dạng mạch tạo xung. - Phân tích, thiết kế được các mạch logic tổ hợp, logic tuần tự cho các ứng dụng.

4(3,2,8)

6 2101567 Hệ thống máy tính

- Về kiến thức: Môn học này cung cấp lần lượt các kiến thức cơ bản về nguyên lý hoạt động và tổ chức các máy tính số, vấn đề đánh giá hiệu suất, tính toán số học, đường đi của dữ liệu và tín hiệu điều khiển, hệ thống bộ nhớ, giao tiếp với ngoại vi. Kiến trúc các bộ xử lý Intel được sử dụng làm minh họa cho môn học này. Nắm được tổng quan về hệ điều hành, nắm được định thì và các giải thuật định thì. Nắm được quản lý hệ thống file và cấu hình được máy tính. - Về kỹ năng: Có kỹ năng xử lý các tình huống khi máy tính bị hư và kỹ năng làm việc nhóm, Nắm được nguyên lý hoạt động và tổ chức các máy tính số.

4(3,2,8)

7 2101436 Hệ cơ sở dữ liệu

- Hiểu được vai trò và chức năng của cơ sở dữ liệu quan hệ và hệ quản trị cơ sở dữ liệu. - Mô hình hóa dữ liệu theo yêu cầu nghiệp vụ của tổ chức, thiết kế và xây dựng được cơ sở dữ liệu. - Chuẩn hóa được CSDL. - Khai thác được CSDL.

4(3,2,8)

Page 22: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

16

8 2012435 Kỹ thuật vi xử lý

- Phân tích, thiết kế các họ vi điều khiển 8 bit Pic 16f8xx cho các ứng dụng. - Viết chương trình điều khiển giao tiếp và điều khiển thiết bị ngoại vi cho các hệ ứng dụng vi điều khiển 8 bit Pic 16f8xx. - Thiết kế phân tích, lập trình cho các ứng dụng: giao tiếp với LEDs, LEG7seg, LED matrix, LCD, nút nhấn, bàn phím. - Thiết kế phân tích, lập trình điều khiển ứng dụng các mô đun được tích hợp trong vi điều khiển: Mô đun định thời /đếm; Mô đun ngắt; Mô đun chuyển đổi tương tự - số ADC; Mô đul điều độ rộng xung PWM.

3(2,2,6)

9 2101435 Mạng máy tính

- Phân biệt được các thành phần

cấu thành một hệ thống mạng

máy tính, các ứng dụng của

mạng máy tính trong thực tế.

- Diễn đạt được sự liên hệ của 1

quá trình truyền thông tin trên

mạng trong mô hình OSI, họ

giao thức TCP/IP.

- Giải thích được được nguyên

lý vận hành của các thiết bị kết

nối mạng như: Hub, Bridge,

Switch, Router, modem, Access

point … và các phương tiện

truyền dẫn như cáp đồng, cáp

quang,...

- Giải thích được nguyên lý hoạt

động của các giao thức cơ bản

trong protocol stack TCP/IP như

: DHCP, DNS, HTTP, SMTP,

FTP, TCP, UDP, IP, ARP …

- Giải thích được cơ chế định

tuyến và chuyển mạch trong hệ

thống mạng.

- Đọc, hiểu và tổng hợp được

các kiến thức nguồn tài liệu liên

quan đến mạng máy tính cơ bản.

3(3,0,6)

10 2102595 Thiết kế vi mạch số với

Sau khi học môn học này, sinh viên có khả năng: Thiết kế các

2(2,0,4)

Page 23: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

17

HDL mạch tích hợp số sử dụng ngôn ngữ mô tả phần cứng Verilog HDL thực nghiệm trên kít FPGA.

11 2102568 Linh kiện điện tử

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các linh kiện điện tử thông dụng. - Nhận dạng, xác địnhđược trị số các linh kiện điện tử. - Sử dụng được các linh kiện điện tử để lắp ráp các mạch ứng dụng.

2(2,0,4)

12 2102619

Thực hành thiết kế vi mạch số với HDL

- Thiết kế mạch tổ hợp, mạch tuần tự, mạch số ứng dụng dùng ngôn ngữ Verilog - Thử nghiệm và xác minh qua trình thiết kế - Thiết kế mạch số trên FPGA.

2(0,4,4)

13 2102576 Dự án kỹ thuật

- Hình thành ý tưởng, phân tích và lập luận kỹ thuật để giải quyết bài toán xác định thông số thiết kế các mạch điện tử tương tự, mạch số ứng dụng trong công nghiệp. - Có kiến thức chuyên sâu trong tính toán và lựa chọn phương án thiết kế; có kỹ năng lắp ráp, cân chỉnh mạch theo phương án thiết kế.

2(0,4,4)

Tự chọn 13(6-13,0-14,26)

Nhóm 1 (chọn 02 môn) 4(0-4,0-8,8)

1 2102567 Thực tập điện tử

- Đọc datasheet, nhận dạng được các linh kiện điện tử cơ bản: điện trở, cuộn cảm, tụ điện, Diode, BJT, FET, Relay, IC tích hợp. - Đo kiểm tra hư hỏng của các mạch điện tử ứng dụng. - Thiết kế, thi công, sửa chữa các mạch điện tử ứng dụng đơn giản.

2(0,4,4)

2 2102432 Thiết kế mạch điện tử bằng ALTIUM

- Vẽ được sơ đồ nguyên lý mạch điện tử theo đúng quy trình - Vẽ mạch in theo qui chuẩn. - Tạo mới và chỉnh sửa linh kiện trong Schematic - Tạo mới và chỉnh sửa linh kiện trong PCB.

2(0,4,4)

3 2102704 Thực tập điện tử công nghiệp

- Nắm bắt được nguyên lý hoạt động và biết sử dụng các cấu kiện cơ bản trong các ứng dụng điện tử công nghiệp như thiết bị điện tử, điện từ; mạch điều khiển; thiết bị chấp hành điện – cơ. - Có khả năng lắp ráp, cân chỉnh

2(0,4,4)

Page 24: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

18

mạch điều khiển, mạch động lực theo đúng bản vẽ kỹ thuật. - Có khả năng thực hiện các phép đo kiểm phân tích và xử lý số liệu. - Có khả năng xác định, phân tích và giải quyết các vấn đề hư hỏng/sự cố trong quá trình thực tập. - Có khả năng vận dụng tiêu chuẩn an toàn lao động trong quá trình thực tập.

4 2101595 Hệ thống thông tin quản lý

- Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và toàn diện về Hệ thống thông tin quản lý. - Hiểu rõ sự gắn kết của các HTTT và tác động của chúng đến hoạt động và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. - Nắm vững những yêu cầu đặt ra với các doanh nghiệp khi đầu tư vào CNTT nhằm tạo ra và duy trì khả năng cạnh tranh trong môi trường kinh tế mới. - Hoạch định chiến lược của các Hệ thống thông tin quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách hỗ trợ ra quyết định và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho tổ chức.

2(2,0,4)

5 2101446 Tính toán số và Matlab

Áp dụng các hàm trong Matlab để truy xuất dữ liệu. Giải quyết được các bài toán với tập dữ liệu đầu vào là vecto và ma trận. Xử lý tập dữ liệu thu thập được, biểu diễn và phân tích dữ liệu biểu đồ. Giải các bài toán thực tế tối ưu trong toán học như tìm đường đi ngắn nhất. Áp dụng các hàm trong Matlab để giải các hệ phương trình bằng nhiều cách và có thể tạo ra một hàm tổng quát để giải hệ phương trình. Nội suy dữ liệu từ một dữ liệu cho trước để dự đoán kết quả.

2(0,4,4)

6 2101626 Ngôn ngữ Python

- Có khả năng sử dụng ngôn ngữ để truy xuất các nguồn dữ liệu. - Sử dụng ngôn ngữ để giải quyết các bài toán dữ liệu. - Sử dụng các thư viện của ngôn ngữ để xử lý và phân tích dữ liệu. - Sử dụng các công cụ phân tích

2(0,4,4)

Page 25: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

19

của ngôn ngữ để xây dựng mô hình dự đoán.

Nhóm 2 (chọn 03 môn) 9(6-9,0-6,18)

1 2101402 Cấu trúc rời rạc

- Diễn đạt và mô hình hóa được các vấn đề thực tế bằng cấu trúc rời rạc. - Hiểu biết và tính toán được các bài toán trên cấu trúc logic : logic mệnh đề và logic vị từ. - Tính toán được trên các cấu trúc tổ hợp rời rạc như tập hợp, ánh xạ bằng phép đếm và giải tích tổ hợp. Giải được một số loại bài toán hệ thức đệ quy tuyến tính cấp ≤2. - Hiểu biết về các loại quan hệ tương đương, thứ tự trên tập hợp và xác định các tính chất của chúng. - Hiểu biết về đại số Bool và sử dụng được phương pháp biểu đồ Karnaugh để tìm công thức đa thức tối tiểu hàm Bool có số biến ≤ 4.

3(3,0,6)

2 2113483 Toán chuyên đề

Cung cấp cho sinh viên các kiến thức về phương pháp giải gần đúng phương trình, hệ phương trình đại số tuyến tính, phương trình vi phân; thực hiện được các phép tính số phức, thực hiện được các phép biến đổi Laplace, biến đổi Laplace ngược, ứng dụng của phép biến đổi Laplace để giải phương trình vi phân, hệ phương trình vi phân. Từ đó người học có thể vận dụng để giải quyết một số bài toán trong chuyên ngành.

3(3,0,6)

3 2101624 Thống kê máy tính và ứng dụng

- Sử dụng ngôn ngữ R để thực hiện để phân tích số liệu thống kê ở mức độ cơ bản. - Thống kê mô tả và biểu diễn hình học của tập dữ liệu mẫu. - Nhận biết một số phân phối xác suất phổ biến: Phân phối nhị thức, phân phối Poisson, phân phối chuẩn, phân phối chuẩn

chuẩn hóa, phân phối t, F và - Phân tích phương sai và phân tích hồi qui tiến tính đơn giản.

3(2,2,6)

Page 26: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

20

4 2101405 Kỹ thuật lập trình

- Sử dụng được kỹ thuật đệ quy để giải quyết bài toán chia để trị. - Hiện thực được bài toán (tối đa 1 vòng lặp và rẽ nhánh) sử dụng dữ liệu kiểu cấu trúc. - Vận dụng con trỏ để giải quyết bài toán sử dụng vùng nhớ động. - Phân rã một bài toán quản lý cho trước thành những bài toán con đơn giản hơn. - Đưa ra các giá trị đầu vào để kiểm thử chương trình.

3(2,2,6)

5 2101551 Hệ thống và công nghệ WEB

- Hiểu được những khái niệm cơ bản và thuật ngữ trong thiết kế Web. - Hiện thực được bố cục trong trang Web dùng HTML và CSS. - Hiểu được ngôn ngữ kịch bản Javascript ứng dụng trong trang Web. - Vận dụng được ngôn ngữ kịch bản Javascript cho các hiệu ứng, kiểm tra hợp lệ dữ liệu, thay đổi nội dung các phần tử trên trang Web theo mô hình DOM. - Hiểu và vận dụng được cách sử dụng thư viện mã nguồn mở như jQuery, Bootstrap. - Triển khai được ứng dụng Web lên máy chủ.

3(2,2,6)

6 2101623 Lập trình hướng đối tượng

- Hiểu những lợi ích của việc phát triển phần mềm theo hướng đối tượng. - Hiểu được những khái niệm cơ bản và thuật ngữ trong lập trình hướng đối tượng. - Hiểu vai trò của UML trong phân tích và thiết kế, ý nghĩa của các lược đồ phổ biến. - Vận dụng được UML trong thu thập yêu cầu, phân tích và thiết kế. - Hiện thực được các thiết kế bằng ngôn ngữ lập trình. - Hiểu được sự ảnh hưởng của thiết kế để ứng dụng có thể thích ứng với sự thay đổi yêu cầu của người dùng

3(2,2,6)

7 2101428 Tương tác người máy

Cung cấp các kiến thức, kỹ năng cơ bản về quy trình phân tích và thiết kế giao diện, cách đánh giá giao diện có đáp ứng tiêu chuẩn

3(3,0,6)

Page 27: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

21

tính tiện dụng của người dùng hay không.

8 2114671 Kỹ thuật an toàn

- Phân tích được vấn đề an toàn trong các lưới điện. - Sử dụng bảo hộ lao động thích hợp trong các điều kiện làm việc. - Ý thức được sự nguy hiểm khi tiếp xúc điện để hạn chế tối đa mức thiệt hại tài sản, của cải của xã hội và bảo vệ an toàn thân thể. Đồng thời, sinh viên được rèn luyện kỹ năng thực hành trên các mô hình thí nghiệm, kỹ năng làm việc nhóm, tự nghiên cứu, thuyết trình và tác phong làm việc, trong quá trình học tập, làm tiểu luận.

3(2,2,6)

9 2101411 Nhập môn an toàn thông tin

Môn học này cung cấp cho sinh viên về tính cần thiết của an toàn hệ thống thông tin đối với tổ chức, cá nhân và xã hội; các bài toán an toàn thông tin cơ bản, cùng các kỹ thuật để giải quyết chúng như mã hóa, chữ ký điện tử, hàm băm và mã chứng thực,...Từ đó người học hiểu được các giao thức bảo mật và vận dụng trong các hệ thống thông tin an toàn.

3(3,0,6)

2.2 Kiến thức ngành 25(18-19,12-14,50)

Bắt buộc 20(16,8,40)

1 2101478 Hệ điều hành Linux

Cung cấp các kiến thức, kỹ năng cơ bản để sinh viên có thể nắm bắt tính năng hệ thống, quản trị được các thành phần của hệ thống dựa trên Linux.

2(0,4,4)

2 2102622 Xử lý tín hiệu số

- Mô tả toán học và phân tích được các tín hiệu, các hệ thống rời rạc ở các miền thời gian, miền Z, miền tần số. - Biết phương pháp thiết kế và thực hiện các mạch lọc số FIR/IIR.

3(3,0,6)

3 2102574 Thực tập điện tử nâng cao

- Phân tích, chẩn đoán lỗi, sửa chữa được các mạch điện tử ứng dụng. - Vẽ mạch in (PCB) theo tiêu chuẩn công nghiệp. - Thiết kế và thi công mạch điện tử ứng dụng phức tạp.

2(0,4,4)

4 2101409 Cấu trúc dữ liệu và giải

Sau khi học xong học phần này, sinh viên được trang bị các kiến

4(3,2,8)

Page 28: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

22

thuật thức về giải thuật và cách tổ chức dữ liệu của chương trình máy tính. Củng cố và phát triển các kỹ năng lập trình. Nắm vững và cài đặt các kiểu dữ liệu cấu trúc. Vận dụng hợp lý các cấu trúc dữ liệu như mảng, danh sách liên kết, ngăn xếp, hàng đợi, cây nhị phân tìm kiếm để giải quyết bài toán cụ thể. Vận dụng được các thuật toán tìm kiếm và sắp xếp để giải quyết bài toán cụ thể. Xác định được độ phức tạp về thời gian của thuật toán sử dụng các cấu trúc lặp và rẽ nhánh. Phát triển kỹ năng làm việc nhóm.

5 2102442 Mạch tích hợp công nghệ

- Mạch tích hợp (số ) là phần kiến

thức quan trọng của ngành điện

tử, trang bị cho sinh viên các kỹ

năng nền tảng các quy trình công

nghệ thiết kế và chế tạo chíp, vì

vậy đây là môn học cốt lõi của

ngành điện tử.

- Các thiết bị điện tử sử dụng

trong truyền thanh, truyền hình,

viễn thông, thông tin liên lạc,

máy tính và các hệ thống mạng

internet, các hệ thống truyền

thông dân dụng và công nghiệp,

các hệ thống điều khiển, tự động

hóa ứng dụng trong sản suất,

trong công nghiệp, đều bao gồm

hệ thống chức năng được xây

dựng trên cơ sở mạch tích hợp

điện tử.

- Công nghệ vi điện tử là học

phần bắt buộc của chuyên ngành

Điện tử, giúp SV có các kiến thức

nền tảng về thiết kế vi mạch IC:

cơ sở vi mạch bán dẫn, qui trình

thiết kế vi mạch, các công đoạn

xử lí và kĩ thuật lập trình FPGA

cho vi mạch

2(2,0,4)

6 2102480 Cơ sở kỹ thuật tự động

- Phân tích được cấu trúc các

thành phần của một hệ thống điều

khiển tự động.

3(3,0,6)

Page 29: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

23

- Phân biệt và chuyển đổi thành

thạo giữa phương trình vi phân

(mô hình toán), hàm truyền, và

phương trình trạng thái cho đối

tượng điều khiển.

- Phân tích được tính ổn định hệ

thống tuyến tính liên tục.

- Hiểu và phân tích được chất

lượng của hệ thống điều khiển.

- Thiết kế được các bộ điều khiển

cổ điển cho các hệ thống tuyến

tính liên tục: bộ điều khiển sớm

trễ pha, bộ điều khiển PID, và bộ

điều khiển hồi tiếp trạng thái.

7 2101440 Xử lý ảnh

Khi hoàn thành môn học, người học có khả năng: Trình bày được những khái niệm cơ bản và lợi ích của xử lý ảnh số; Trình bày được các nền tảng cơ bản trong xử lý ảnh số; Vận dụng được các cấu trúc dữ liệu trong biểu diễn ảnh số; Vận dụng được một số kỹ thuật cho tiền xử lý ảnh; Vận dụng được các kỹ thuật để phân đoạn và biểu diễn hình ảnh; Hiện thực được các thuật toán bằng ngôn ngữ lập trình.

4(3,2,8)

Tự chọn 5(2-3,4-6,10)

Nhóm 1 (chọn 01 môn) 2(0,4,4)

1 2102589 Thực hành mạng máy tính

Sau khi hoàn tất học phần sinh viên có thể thực hiện quá trình cài đặt cơ bản và quản trị các bộ phận mạng.

2(0,4,4)

2 2102452 Định tuyến chuyển mạch

Nắm vững được nguyên lý hoạt

động của các thiết bị mạng quan

trọng như router, switch

Cấu hình được các thiết bị mạng

như router, switch.

Thực hiện được việc thiết lập

các chế độ bảo mật cho hệ

thống mạng nội bộ, liên mạng.

2(0,4,4)

3 2102424 Thí nghiệm xử lý số tín hiệu

- Giải thích và mô phỏng các kỹ thuật lấy mẫu lượng tử trên Matlab, có thể thiết kế và phân tích bộ lọc FIR/IIR sử dụng công cụ FDA tool của Matlab

2(0,4,4)

Page 30: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

24

- Thực hiện các kỹ thuật xử lý số cơ bản như: thuật toán tạo sóng sin, phân tích tín hiệu trong miền thời gian và tần số. Xử lý âm thanh, thiết kế và áp dụng các bộ lọc FIR/IIR trong xử lý tín hiệu âm thanh, thuật toán DFT/FFT trên Kit DSP sử dụng phần mềm CCS.

Nhóm 2 (chọn 01 môn) 3(2-3,0-2,6)

1 2101631 Máy học

- Giải thích được sự khác nhau giữa các loại học máy. - Hiện thực được các thuật toán học giám sát, học không giám sát, học tăng cường cho bài toán cụ thể. - Xác định được các kiểu học phù hợp ứng với bài toán cho trước. - So sánh và đánh giá các kỹ thuật máy học.

3(2,2,6)

2 2102629 Hệ thống thông minh và Robotics

- Trình bày được cấu trúc các

thành phần cơ bản của một hệ

thống điều khiển thông minh.

- Phân biệt được các công cụ xử

lý tín hiệu và xử lý thuật toán để

mang lại tính thông minh cho hệ

thống.

- Nắm bắt được kiến thức về các

công nghệ tính toán mềm như

logic mờ, mạng nơ rôn nhân tạo.

- Xác định được bậc tự do, động

học thuận – ngược, quỹ đạo của

hệ robot công nghiệp.

- Sử dụng được các phương pháp

mô phỏng, triển khai các công cụ

tính toán mềm cho thuật toán

điều khiển hệ phi tuyến và Robot

3(3,0,6)

3 2101582 Nhập môn dữ liệu lớn

- Sinh viên nắm được các đặc tính cơ bản của big data. - Sinh viên nắm được các đặc tính của hadoop. - Sinh viên hiểu được kiến trúc HDFS và Map/reduce - Sinh viên có khả năng vận dụng để phân tích dữ liệu lớn.

3(2,2,6)

2.3 Kiến thức chuyên ngành 33(8-13,40-50,66)

Bắt buộc 26(7,38,52)

Page 31: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

25

1 2102532 Thực tập doanh nghiệp

- Củng cố các kiến thức đã học, rèn luyện thêm kỹ năng nghề, làm quen với môi trường thực tế, qua đó giúp sinh viên tự đánh giá năng lực bản thân, tự rút kinh nghiệm từ thực tế để hoàn thiện các kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề, đạo đức nghề nghiệp, tinh thần kỷ luật nghề nghiệp, kỷ luật lao động và định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp. - Trang bị các kỹ năng về tìm kiếm phân tích thông tin, xử lý thông tin và số liệu; phân tích thông tin dựa trên kiến thức đã học. - Hiểu biết về đạo đức học tập, đạo đức khoa học; nhận thức về tầm quan trọng của môn học trong chuyên ngành đào tạo, về mối liên hệ giữa các nội dung môn học với các môn học khoa học khác

5(0,10,10)

2 2102712 Khoá luận tốt nghiệp

- Thiết kế phần cứng nhúng, phần mềm nhúng hoặc mô phỏng được một nghiên cứu hoặc ứng dụng điện tử - máy tính - hệ thống nhúng thông minh có chức năng cụ thể. - Thiết kế hoặc thực hiện được các thiết bị có tính ứng dụng thực tế từ đơn giản đến phức tạp sử dụng các công nghệ trong lĩnh vực điện tử vi mạch – máy tính nhúng – hệ thống thông minh. - Trình bày được bài báo cáo và thuyết minh theo dạng đề tài nghiên cứu khoa học.

8(0,16,16)

3 2102443 Hệ thống nhúng

- Phân tích và thiết kế được các hệ thống nhúng và thực hiện được các ứng dụng nhúng theo yêu cầu. - Sử dụng được các công cụ phát triển hệ thống nhúng.

4(2,4,8)

4 2102448 Giao tiếp điều khiển thiết bị ngoại vi

- Nhận dạng, ứng dụng được các mạch giao tiếp giữa thiết bị ngoại vi và máy tính thông qua các chuẩn giao tiếp phổ dụng: Serial, USB, Ethernet, Wifi. - Phân tích, thiết kế giải thuật và lập trình ứng dụng trên máy tính

2(0,4,4)

Page 32: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

26

và thiết bị phục vụ cho việc giao tiếp giữa máy tính và thiết bị ngoại vi.

5 2102498 Internet của vạn vật

- Trình bày được kiến trúc IoT, xu hướng công nghệ và thách thức của IoT, xu hướng thiết kế IoT cho các ứng dụng công nghiệp. - Nắm bắt được nền tảng phần cứng được sử dụng để thiết kế các ứng dụng IoT trong công nghiệp. - Hiểu được nền tảng mạng truyền thông có dây và không dây thường được sử dụng cho các ứng dụng IoT. - Thiết kế, lập trình và chạy thử nghiệm một ứng dụng IoT trong công nghiệp.

3(2,2,6)

6 2101454 Lập trình cho thiết bị di động

- Hiểu được các khái niệm cơ bản và thuật ngữ trong lập trình thiết bị di động (Android) - Phân tích, thiết kế các trường hợp kiểm thử dựa vào mô tả yêu cầu theo mục đích kiểm thử và báo cáo . - Biết cách làm việc với tập tin, cơ sở dữ liệu SQLite trong thiết bị di động. - Vận dụng được kiến thức để thực hiện 1 ứng dụng cơ bản trên thiết bị di động.

4(3,2,8)

Tự chọn 7(1-6,2-12,14)

Nhóm 1 (chọn 01 môn) 3(1-2,2-4,6)

1 2102630 Dự án kỹ thuật nâng cao – máy tính

- Thiết kế hoặc mô phỏng được một nghiên cứu hoặc ứng dụng máy tính nhúng, thiết kế vi mạch, ứng dụng IoTs, hệ thống thông minh với các chức năng cơ bản. - Trình bày được bài báo cáo và thuyết minh theo dạng đề tài nghiên cứu khoa học.

3(1,4,6)

2 2101561

Công nghệ mới trong phát triển ứng dụng CNTT

- Diễn đạt được xu hướng công nghệ mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin. - So sánh được phương pháp áp dụng công nghệ mới so với các công nghệ hiện có cho hệ thống công nghệ thông tin. - Diễn đạt được các chức năng và các phương pháp áp dụng được

3(2,2,6)

Page 33: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

27

công nghệ mới cho hệ thống công nghệ thông tin, phương pháp hiện thực và vận hành hệ thống công nghệ thông tin sử dụng công nghệ mới. - Thiết kế được: ứng dụng của hệ thống công nghệ thông tin áp dụng công nghệ mới. - Thực hiện được ứng dụng của hệ thống công nghệ thông tin dựa trên các thuật giải, thuật toán của công nghệ mới.

3 2101657 Phát triển ứng dụng

- Phân tích thiết kế được hệ thống bằng UML cho một ứng dụng. - Hiện thực được kỹ năng lập trình giao diện đồ họa (GUI), lưu trữ dữ liệu dựa trên phân tích yêu cầu thực tế. - Thiết kế được cơ sở dữ liệu từ lược đồ lớp. - Hiện thực được giao diện ứng dụng theo đúng thiết kế.

- Hiện thực được các tài liệu liên quan đến quy trình phát triển ứng dụng và các vấn đề liên quan đến kiểm định chất lượng của ứng dụng.

3(2,2,6)

Nhóm 2 (chọn 01 môn) 2(0-2,0-4,4)

1 2102609 Thiết kế VLSI

- Biết được các giai đoạn trong quá trình thiết kế chip - Nắm bắt và hiểu được cấu trúc bên trong die, quá trình tích hợp và đóng gói. - Có khả năng tham gia các dự án thiết kế trong công nghệ về sản xuất vi mạch điện tử.

2(2,0,4)

2 2102618 Thực hành thiết kế SOC

- Nắm được quy trình các bước thực hiện một hệ thống SoPC cơ bản. - Thực hiện được một số chức năng cơ bản của hệ thống SoPC. - Biên dịch và sửa lỗi được trong chương trình phần mềm.

2(0,4,4)

3 2102621 Thực hành thiết kế lõi IP

Sau khi học môn học này, sinh viên có khả năng: Qui hoạch - thiết kế - Kiểm tra và sửa lỗi trên thiết kế lõi IP theo yêu cầu; Phân tích và IP được thiết kế; Thực hiện các modul lõi IP trên nền FPGA.

2(0,4,4)

Page 34: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

28

Nhóm 3 (chọn 01 môn) 2(2,0,6)

1 2102596 Hệ thống nhúng thời gian thực (Điện tử)

- Nắm được kiến thức về: Các khái niệm về hệ thống thời gian thực; Các kỹ thuật xử lý thời gian thực; Thiết kế phần cứng hộ trợ xử lý thời gian thực; Hệ điều hành thời gian thực; Kỹ thuật lập trình thời gian thực. - Có kỹ năng: Thiết kế hệ thống xử lý thời gian thực theo yêu cầu; Lập trình và thiết kế phần mềm hỗ trợ xử lý thời gian thực; Phân tích và tối ưu hệ thống đáp ứng thời gian thực.

2(2,0,4)

2 2102608 Kiểm thử hệ thống nhúng - điện tử

- Trình bày được các khái niệm và cơ sở toán học phục vụ cho việc kiểm thử hệ thống nhúng và phần mềm. - Trình bày được các phương pháp kiểm thử cho hệ thống nhúng và phần mềm.

2(2,0,4)

3 2102485

Thí nghiệm cảm biến và thiết bị thông minh

- Đọc được các datasheet (tiếng Anh) của các thiết bị trong hệ thống để biết cách sử dụng thiết bị đúng mục đích và yêu cầu trong thực tế. - Cân chỉnh (calib) và chuẩn hóa các loại cảm biến. - Cài đặt được các thiết bị dùng trên hệ thống điều khiển thông minh. - Phân tích, thiết kế, đấu nối và kiểm tra cấu hình thiết bị của hệ thống điều khiển thông minh . - Phân tích và tìm ra được các nguyên nhân hư hỏng thiết bị và hệ thống thông minh. - Cài đặt được các thiết bị dùng trên hệ thống điều khiển thông minh.

2(0,4,4)

4 2102469 Xử lý song song

- Kiến thức về kiến trúc và thuật toán song song. - Giải quyết được các bài toán ứng dụng xử lý song song trong thực tế.

2(2,0,4)

Page 35: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

29

7.2 Kế hoạch đào tạo toàn khoá

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

Ngành đào tạo: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÁY TÍNH

Tên tiếng Anh: COMPUTER ENGINEERING TECHNOLOGY

Mã ngành: 7480108

Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo là 156 tín chỉ.

TT Mã môn

học Tên môn học

Mã học phần

Số tín chỉ

Học phần: học trước (a), tiên

quyết (b), song hành

(c)

Ghi chú

Học kỳ 1 17

Học phần bắt buộc 17

1 2112012 Triết học Mác – Lênin (Philosophy of Marxism and Leninism)

2112012 3(3, 0, 6)

2 2112013 Kinh tế chính trị Mác – Lênin (Political Economics of Marxism and Leninism)

2112013 2(2, 0, 4)

3 2120501 Giáo dục quốc phòng và An ninh 1 (National Defence Education and Security 1)

2120501 4(4, 0, 8)

4 2113431 Toán cao cấp 1 (Calculus 1)

2113431 2(1,2,4)

5 2120405 Giáo dục thể chất 1 (Physical Education 1)

2120405 2(0, 4, 4)

6 2101622 Nhập môn lập trình (Introduction to Programming)

2101622 2(0, 4, 4)

7 2132001 Kỹ năng làm việc nhóm (Teamwork Skills)

2132001 2(1,2,4)

Học phần tự chọn 0

Học kỳ 2 20

Học phần bắt buộc 17

1 2111250 Tiếng Anh 1 (English 1)

2111250 3(3, 0, 6)

2 2113432 Toán cao cấp 2 (Calculus 2)

2113432 2(1,2,4) 2113431(a)

3 2120406 Giáo dục thể chất 2 (Physical Education 1)

2120406 2(0, 4, 4) 2120405(a)

4 2120502 Giáo dục quốc phòng và an ninh 2 (National Defence Education and Security 2)

2120502 4(2, 4, 8) 2120501(a)

Page 36: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

30

5 2102513 Lý thuyết mạch (Circuits Theory)

2102513 3(3, 0, 6) 2113431(a)

6 2101525

Những vấn đề xã hội và đạo đức nghề nghiệp (Social Issues and Professional Ethics)

2101525 3(3, 0, 6)

Học phần tự chọn 3

Sinh viên được chọn một trong sáu học phần sau đây 3

1 2107492 Giao tiếp kinh doanh (Business Communications)

2107492 3(2,2,6)

2 2132002 Kỹ năng xây dựng kế hoạch (Planning Skills)

2132002 3(2,2,6)

3 2107510 Quản trị doanh nghiệp (Business Management)

2107510 3(2,2,6)

4 2123800 Môi trường và con người (Environment and Human)

2123800 3(2,2,6)

5 2107483 Quản trị học (Fundamentals of Management)

2107483 3(2,2,6)

6 2127481 Kế toán cơ bản (Foundation Accounting)

2127481 3(2,2,6)

Học kỳ 3 20

Học phần bắt buộc 11

1 2111300 Tiếng Anh 2 (English 2)

2111300 3(3, 0, 6)

2 2102568 Linh kiện điện tử (Electronic Components & Devices)

2102568 2(2, 0, 4) 2102513(a)

3 2101567 Hệ thống máy tính (Computer Systems)

2101567 4(3, 2, 8) 2101622(a)

4 2101478 Hệ điều hành Linux (Linux Operating System)

2101478 2(0, 4, 2)

Học phần tự chọn 9

Nhóm 1 (Sinh viên được chọn một trong các học phần sau đây)

3

1 2113483 Toán chuyên đề (Specialized Mathematics)

2113483 3(3, 0, 6)

2 2101402 Cấu trúc rời rạc (Discrete structures)

2101402 3(2, 2, 6)

3 2101624 Thống kê máy tính và ứng dụng (Statistics Computing and Applications)

2101624 3(2, 2, 6)

Nhóm 2 (Sinh viên được chọn một trong các học phần sau đây)

3

1 2113434 Toán ứng dụng (Applied Mathematics)

2113434 3(2,2,6)

2 2113436 Hàm phức và phép biến đổi Laplace (Complex Function and Laplace

2113436 3(2,2,6)

Page 37: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

31

Transforms)

3 2113435 Phương pháp tính (Numerical Methods)

2113435 3(2,2,6)

4 2113437 Vật lý đại cương (General Physics)

2113437 3(2,2,6)

5 2113438 Logic học (Logics)

2113438 3(2,2,6)

Nhóm 3 (Sinh viên được chọn một trong các học phần sau đây)

3

1 2111491 Cơ sở văn hóa Việt Nam (Vietnam Culture Base)

2111491 3(2,2,6)

2 2106529 Hội họa (Fine Art)

2106529 3(1,4,6)

3 2113439 Xã hội học (Sociology)

2113439 3(2,2,6)

4 2112011 Âm nhạc – Nhạc lý và Guitar căn bản (Music – Music Theory and Guitar Basics)

2112011 3(1,4,6)

5 2111492 Tiếng Việt thực hành (Practical Vietnamese)

2111492 3(2,2,6)

6 2110585 Tâm lý học đại cương (Psychology)

2110585 3(2,2,6)

7 2101727

Kỹ năng sử dụng bàn phím và thiết bị văn phòng (Using keyboard and office equipment skills)

2101727 3(1,4,6)

Học kỳ 4 18

Học phần bắt buộc 13

1 2131472 Pháp luật đại cương (General Laws)

2131472 2(2, 0, 4)

2 2102575 Mạch điện tử (Electronic Circuits)

2102575 3(3, 0, 6) 2102568(a)

3 2102414 Kỹ thuật xung số (Impulse – Digital Techniques)

2102414 4(3, 2, 8) 2102513(a)

4 2101436 Hệ cơ sở dữ liệu (Database Systems)

2101436 4(3, 2, 8) 2101567(a)

Học phần tự chọn 5

Nhóm 1 (Sinh viên được chọn hai trong các học phần sau đây)

3

1 2101411 Nhập môn an toàn thông tin (Introduction to Information Security)

2101411 3(3, 0, 6)

2 2101428 Tương tác người máy (Human Computed Interaction)

2101428 3(3, 0, 6)

3 2114671 Kỹ thuật an toàn (Engineering Safety)

2114671 3(2, 2, 6)

Nhóm 2 2

Page 38: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

32

(Sinh viên được chọn một trong các học phần sau đây)

1 2102567 Thực tập điện tử (Electronics Practicum)

2102567 2(0, 4, 4) 2102568(a)

2 2102432 Thiết kế mạch điện tử ALTIUM (PCB Design – Altium)

2102432 2(0, 4, 4) 2102568(a)

3 2102704 Thực tập điện tử công nghiệp (Industrial Electronics Practicum)

2102704 2(0, 4, 4) 2102568(a)

Học kỳ 5 18

Học phần bắt buộc 16

1 2102480 Cơ sở kỹ thuật tự động (Fundamental of Automatic Control Engineering)

2102480 3(3, 0, 6) 2102513(a)

2 2102435 Kỹ thuật vi xử lý (Microprocessor Engineering)

2102435 3(2, 2, 6) 2102414(a)

3 2102595 Thiết kế vi mạch số với HDL (Digital Integrated Circuits Design with HDL)

2102595 2(2, 0, 4) 2102414(a)

4 2101435 Mạng máy tính (Computer Networks)

2101435 3(3, 0, 6) 2101567(a)

5 2102574 Thực tập điện tử nâng cao (Advanced Electronics Practicum)

2102574 2(0, 4, 4) 2102575(a)

6 2102622 Xử lý tín hiệu số (Digital Signal Processing)

2102622 3(3, 0, 6) 2102414(a)

Học phần tự chọn 2

Sinh viên được chọn một trong các học phần sau đây 2

1 2101446 Tính toán số & Matlab (Numerical Computing and Matlab)

2101446 2(0, 4, 4) 2101622(a)

2 2101595 Hệ thống thông tin quản lý (Management Information Systems)

2101595 2(2, 0, 4) 2101567(a)

3 2101626 Ngôn ngữ Python (Python Language)

2101626 2(0, 4, 4) 2101622(a)

Học kỳ 6 19

Học phần bắt buộc 16

1 2112014 Chủ nghĩa xã hội khoa học (Scientific socialism)

2112014 2(2, 0, 4)

2 2102576 Dự án kỹ thuật (Engineering Project)

2102576 2(0, 4, 4) 2102575(a)

3 2101440 Xử lý ảnh (Image Processing)

2101440 4(3, 2, 8)

4 2102619

Thực hành thiết kế vi mạch số với HDL (Digital Integrated Circuits Design with HDL Lab)

2102619 2(0, 4, 4) 2102595(a)

5 2102443 Hệ thống nhúng (Embedded System)

2102443 4(2, 4, 8) 2102435(a)

Page 39: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

33

6 2102448 Giao tiếp điều khiển thiết bị ngoại vi (Control and Communication for Peripheral Devices)

2102448 2(0, 4, 4) 2102435(a)

Học phần tự chọn 3

Sinh viên được chọn một trong các học phần sau đây 3

1 2101405 Kỹ thuật lập trình (Programming Techniques)

2101405 3(2, 2, 6) 2101622(a)

2 2101551 Hệ thống và Công nghệ Web (Web Systems and Technologies)

2101551 3(2, 2, 6) 2101435(a)

3 2101623 Lập trình hướng đối tượng (Object Oriented Programmming)

2101623 3(2, 2, 6) 2101622(a)

Học kỳ 7 19

Học phần bắt buộc 11

1 2113433 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học (Scientific Research Methodology)

2113433 2(1, 2, 4)

2 2101409 Cấu trúc dữ liệu và giải thuật (Data Structures and Algorithms)

2101409 4(3, 2, 8) 2101436(a)

3 2102630 Dự án kỹ thuật nâng cao – máy tính (Advanced Engineering Project – Computer)

2102630 3(1, 4, 6) 2102576(b)

4 2102442 Mạch tích hợp và công nghệ (Technology and Intergrated Circuits)

2102442 2(2, 0, 4) 2102414(a)

Học phần tự chọn 8

Nhóm 1 (Sinh viên được chọn một trong các học phần sau đây)

3

1 2101631 Máy học (Machine Learning)

2101631 3(2, 2, 6)

2 2101582 Nhập môn dữ liệu lớn (Introduction to Big Data)

2101582 3(3, 0, 6)

3 2102629 Hệ thống thông minh và Robotics (Intelligent Systems and Robotics)

2102629 3(3, 0, 6)

Nhóm 2 (Sinh viên được chọn hai trong các học phần sau đây)

2

1 2102424 Thí nghiệm xử lý số tín hiệu (Digital Signal Processing Lab)

2102424 2(0, 4, 4) 2102622(a)

2 2102589 Thực hành mạng máy tính (Computer Networks Lab)

2102589 2(0, 4, 4) 2101435(a)

3 2102452 Định tuyến chuyển mạch (Routing and Switching)

2102452 2(0, 4, 4) 2101435(a)

Nhóm 3 (Sinh viên được chọn hai trong các học phần sau đây)

3

1 2101561

Công nghệ mới trong phát triển ứng dụng CNTT (New Technology in IT Application Development)

2101561 3(2, 2, 6) 2102576(a)

Page 40: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

34

2 2101657 Phát triển ứng dụng (Application Development)

2101657 3(2, 2, 6) 2102576(a)

3 2102498 Internet vạn vật (Internet of Things)

2102498 3(2, 2, 6) 2101435(a)

Học kỳ 8 15

Học phần bắt buộc 11

1 2112015 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (History of Vietnamese Communist Party)

2112015 2(2, 0, 4)

2 2101454 Lập trình cho thiết bị di động (Mobile Device Programming)

2101454 4(3, 2, 8) 2102443(a)

3 2102532 Thực tập doanh nghiệp (Graduation Internship)

21025325(0, 10,

10) 2102576(a)

Học phần tự chọn 4

Nhóm 1 (Sinh viên được chọn một trong các học phần sau đây)

2

1 2102469 Xử lý song song (Parallel Processing)

2102469 2(2, 0, 4) 2102443(a)

2 2102596

Hệ thống nhúng thời gian thực (Điện tử) (Realtime Embedded System - Electronics)

2102596 2(2, 0, 4) 2102443(a)

3 2102608 Kiểm thử hệ thống nhúng - điện tử (Embedded System Testing - Electronics)

2102608 2(2, 0, 4) 2102443(a)

4 2102585 Thí nghiệm cảm biến và thiết bị thông minh (Intelligent Devices and Sensors Lab)

2102585 2(0, 4, 4) 2102443(a)

Nhóm 2 (Sinh viên được chọn một trong các học phần sau đây)

2

1 2102618 Thực hành thiết kế SOC (SOC Design Lab)

2102618 2(0, 4, 4) 2102595(a)

2 2102609 Thiết kế VLSI (VLSI Design)

2102609 2(2, 0, 4) 2102595(a)

3 2102621 Thực hành thiết kế lõi IP (IP Core Design Lab)

2102621 2(0, 4, 4) 2102595(a)

Học kỳ 9 10

Học phần bắt buộc 10

1 2112005 Tư tưởng Hồ Chí Minh (Hochiminh Ideology)

2112005 2(2, 0, 4)

2 2102712 Khóa luận tốt nghiệp (Graduation Thesis)

21027128(0, 16,

16) 2102630(b)

3 2199406 Chứng chỉ tin học (Computer Certificate)

2199406 0(0, 0, 0)

4 2199450 Chứng chỉ TOEIC 450 (Toeic 450 Certificate)

2199450 0(0, 0, 0)

Học phần tự chọn 0

Page 41: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

35

Chương trình đào tạo theo phương thức tích lũy tín chỉ.

Qui đổi: - 1 TC lý thuyết 15 giờ lý thuyết

- 1 TC thực hành 30 giờ thực hành

8. Hướng dẫn thực hiện:

Khi thực hiện chương trình đào tạo cần chú ý đến một số vấn đề như sau:

8.1. Đối với các đơn vị đào tạo

- Phải nghiên cứu chương trình khung để tổ chức thực hiện đúng yêu cầu về nội

dung của chương trình.

- Phân công giảng viên phụ trách từng học phần và cung cấp chương trình chi tiết

cho giảng viên để đảm bảo ổn định kế hoạch giảng dạy. Chuẩn bị kĩ đội ngũ cố

vấn học tập, yêu cầu cố vấn học tập phải hiểu cặn kẽ toàn bộ chương trình đào

tạo theo học chế tín chỉ để hướng dẫn sinh viên đăng kí các học phần.

- Chuẩn bị đầy đủ giáo trình, tài liệu tham khảo, cơ sở vật chất, để đảm bảo thực

hiện tốt chương trình.

- Cần chú ý đến tính logic của việc truyền đạt và tiếp thu các mảng kiến thức, quy

định các học phần tiên quyết của các học phần bắt buộc và chuẩn bị giảng viên để

đáp ứng yêu cầu giảng dạy các học phần tự chọn.

8.2. Đối với giảng viên

- Khi giảng viên được phân công giảng dạy một hoặc nhiều đơn vị học phần cần

phải nghiên cứu kĩ nội dung đề cương chi tiết từng học phần để chuẩn bị bài

giảng và các phương tiện đồ dùng dạy học phù hợp.

- Giảng viên phải chuẩn bị đầy đủ giáo trình, tài liệu học tập cung cấp cho sinh

viên trước một tuần để sinh viên chuẩn bị trước khi lên lớp.

- Tổ chức cho sinh viên các buổi seminar, chú trọng đến việc tổ chức học nhóm và

hướng dẫn sinh viên làm tiểu luận, bài tập theo nhóm…, giảng viên xác định các

phương pháp truyền thụ; thuyết trình tại lớp, hướng dẫn thảo luận, giải quyết

những vấn đề tại lớp, tại xưởng, tại phòng thí nghiệm và hướng dẫn sinh viên viết

thu hoạch.

8.3 Đối với sinh viên

- Phải tham khảo ý kiến tư vấn của cố vấn học tập để lựa chọn học phần cho phù

hợp với tiến độ.

- Phải nghiên cứu chương trình học tập trước khi lên lớp để dễ tiếp thu bài giảng.

- Phải đảm bảo đầy đủ thời gian lên lớp để nghe hướng dẫn bài giảng của giảng

viên.

Page 42: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

36

- Tự giác trong khâu tự học và tự nghiên cứu, đồng thời tích cực tham gia học tập

theo nhóm, tham dự đầy đủ các buổi seminar.

- Tích cực khai thác các tài nguyên trên mạng và trong thư viện của trường để phục

vụ cho việc tự học, tự nghiên cứu và làm đồ án tốt nghiệp.

- Thực hiện nghiêm túc quy chế thi cử, kiểm tra, đánh giá.

8.4. Kiểm tra, đánh giá

- Giảng viên và cố vấn học tập phải kiểm soát được suốt quá trình học tập của sinh

viên, kể cả ở trên lớp và ở nhà.

- Phải tổ chức thường xuyên việc kiểm tra, đánh giá học phần để góp phần nâng

cao chất lượng đào tạo. Giảng viên phải thực hiện đúng theo quy chế của học chế

tín chỉ.

- Giảng viên phải kiên quyết ngăn chặn và chống gian lận trong tổ chức thi cử,

kiểm tra và đánh giá.

HIỆU TRƯỞNG

(ký tên, đóng dấu)

Page 43: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

37

PHẦN 2.

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CÁC MÔN HỌC

Page 44: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

38

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: Triết học Mác – Lênin (2112012)

(Philosophy of Marxism and Leninism)

2. Số tín chỉ

Tổng số tín chỉ: 3 Lý thuyết: 3 Thực hành: 0 Tự học: 6

3. Giảng viên phụ trách:

Họ và tên Email Điện thoại

TS. Nguyễn Trung Dũng [email protected] 0918108326

TS. Hồ Văn Đức [email protected] 0973545429

ThS. NCS Huỳnh Ngọc Bích [email protected] 0942912249

ThS. NCS Nguyễn Thị Thu Hiền [email protected] 0943022244

ThS. Lại Quang Ngọc [email protected] 0914788578

ThS. Mai Thị Hồng Hà [email protected] 0907619681

ThS. Vũ Bá Hải [email protected] 0972444558

ThS. Trương Thị Chuyền [email protected] 0976273447

ThS. Hoàng Thị Duyên [email protected] 0975188719

ThS. Huỳnh Thị Yến Ny [email protected] 0987202068

ThS. Nguyễn Thị Nụ [email protected] 0977196982

ThS. Nguyễn Thị Minh Phương [email protected] 0903999111

ThS. Nguyễn Lâm Thanh Hoàng [email protected] 0903059268

TS. Phạm Thị Lan [email protected] 0977419826

ThS. Lê Đình Trường [email protected] 0339835092

4. Tài liệu học tập

Giáo trình sử dụng chính:

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giáo trình Triết học Mác – Lênin. Nxb: Chính trị quốc

gia, Hà Nội, 2019. [000]

Tài liệu tham khảo:

[1] Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia. Giáo trình Triết học

Mác – Lênin. Nxb: Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010. [000]

[2] Hội đồng trung ương chỉ đạo biện soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác

– Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Giáo trình Triết học Mác – Lênin. Nxb: Chính trị quốc

gia, Hà Nội, 1999. [000]

[3] Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI, XII.

Nxb: Chính trị quốc gia, Hà Nội. [000]

5. Thông tin về học phần

a. Mục tiêu học phần

- Về kiến thức: Cung cấp những hiểu biết có tính căn bản, hệ thống về triết học Mác –

Lênin

Page 45: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

39

- Về kỹ năng: Xây dựng thể giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng duy vật

làm nền tảng cho việc nhận thức các vấn đề, nội dung các môn học khác.

- Về thái độ: Sinh viên phải nhận thức được thực chất giá trị, bản chất khoa học, cách

mạng của triết học Mác - Lênin

b. Mô tả vắn tắt học phần

Chương 1 trình bày những nét khái quát nhất về triết học, triết học Mác – Lênin trong

đời sống xã hội. Chương 2 trình bày những nội dung cơ bản của CNDV BC, gồm vất đề vật

chất và ý thức; phép biện chứng duy vật; lý luận nhận thức của CNDVBC. Chương 3 trình

bày những nội dung cơ bản của CNDVLS, gồm vấn đề hình thái kinh tế - xã hội; giai cấp và

dân tộc; nhà nước và cách mạng xã hội; ý thức xã hội; triết học về con người.

c. Học phần trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

d. Yêu cầu khác:

Mục đích của bài giảng là hướng dẫn các nội dung chính trước khi sinh viên thực hiện

các nhiệm vụ học tập (đọc trước tài liệu trước khi lên lớp, làm bài tập, thuyết trình,…).

Sinh viên cần đọc các tài liệu được yêu cầu và hoàn thành bài tập hàng tuần trước khi

giảng viên tiến hành hướng dẫn trên lớp. Nếu sinh viên gặp khó khăn với bất kỳ nội dung nào,

hãy thảo luận với bạn bè và giảng viên giảng dạy trực tiếp.

Sinh viên cần đảm bảo đã hiểu đầy đủ từng nội dung trước khi sinh viên bắt đầu nghiên

cứu nội dung tiếp theo. Giảng viên luôn khuyến khích sinh viên tương tác trong các giờ học

bằng cách đặt câu hỏi, cung cấp câu trả lời và tham gia thảo luận trong lớp.

6. Chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1

Trình bày (hoặc hiểu) được: những kiến thức cơ bản của triết học

Mác – Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa

duy vật lịch sử; vai trò của triết học Mác – Lênin trong đời

sống xã hội.

2

Giải thích được: những nội dung cơ bản về chủ nghĩa duy vật biện

chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và vai trò của triết học Mác

– Lênin trong đời sống thực tiễn xã hội hiện nay.

3

Phân tích được: những vấn đề cơ bản của triết học Mác – Lênin

(chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử)

biểu hiện trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Từ đó,

vận dụng vào tìm hiểu đường lối của Đảng và chính sách của

Nhà nước trong thời kỳ quá độ xây dựng xã hội chủ nghĩa ở

Việt Nam hiện nay.

Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của môn học và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo:

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

Page 46: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

40

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

1 Chương 1. Triết học và vai trò của nó trong

đời sống xã hội.

1.1. Triết học và vấn đề cơ bản của triết học

1.2. Triết học Mác - Lênin và vai trò của nó

trong đời sống xã hội.

8 (10;0) 1,2,3

- Thuyết giảng

- Thảo luận.

2 Chương 2. Chủ nghĩa duy vật biện chứng

2.1. Vật chất và ý thức

2.2. Phép biện chứng duy vật

2.3. Lý luận nhận thức của CNDV biện

chứng

20 (20;0) 1,2,3

- Thuyết giảng

- Thảo luận.

- Phương pháp

giải quyết vấn

đề.

3 Chương 3. Chủ nghĩa duy vật lịch sử.

3.1. Học thuyết Hình thái kinh tế - xã hội

3.2. Giai cấp và dân tộc

3.3. Nhà nước và cách mạng xã hội

3.4. Ý thức xã hội

3.5. Triết học về con người

17(17;0) 1,2,3

- Thuyết giảng.

- Thảo luận.

- Phương pháp

giải quyết vấn

đề.

8. Phương pháp đánh giá

a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Thường kỳ (tự luận/thảo luận) 30

Giữa kỳ (trắc nghiệm) 70

2 Thường kỳ (tự luận/thảo luận) 30

Giữa kỳ (trắc nghiệm) 70

3

Thường kỳ (thuyết trình/thảo luận) 20

Cuối kỳ (tự luận) 80

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Lý thuyết

Thường kỳ:

- Bài tập thường xuyên (tự luận/thảo luận)

- Thuyết trình

- Hoạt động khác

20

10

5

5

Kiểm tra giữa kỳ 30

Thi cuối kỳ 50

Page 47: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

41

c. Thang điểm đánh giá: Theo quy chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: Ngày tháng năm 2020

Giảng viên biên soạn:

ThS. Lại Quang Ngọc

Trưởng bộ môn:

ThS. Lại Quang Ngọc

Page 48: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

42

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: Kinh tế chính trị Mác - Lênin (2112013)

(Political Economics of Marxism and Leninism)

2. Số tín chỉ

Tổng số tín chỉ: 2 Lý thuyết: 2 Thực hành: 0 Tự học: 4

3. Giảng viên phụ trách:

Họ và tên Email Điện thoại

TS. Nguyễn Trung Dũng [email protected] 0918108326

TS. Hồ Văn Đức [email protected] 0973545429

ThS. NCS Huỳnh Ngọc Bích [email protected] 0942912249

ThS. NCS Nguyễn Thị Thu Hiền [email protected] 0943022244

ThS. Lại Quang Ngọc [email protected] 0914788578

ThS. Mai Thị Hồng Hà [email protected] 0907619681

ThS. Vũ Bá Hải [email protected] 0972444558

ThS. Trương Thị Chuyền [email protected] 0976273447

ThS. Hoàng Thị Duyên [email protected] 0975188719

TS. Bùi Thị Hảo [email protected] 0913293836

ThS. Nguyễn Lâm Thanh Hoàng [email protected] 0903059268

TS. Phạm Thị Lan [email protected] 0977419826

ThS. Lê Đình Trường [email protected] 0339835092

ThS. Ngô Văn Duẩn [email protected] 0903882886

4. Tài liệu học tập

Giáo trình sử dụng chính:

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin. Nxb: Chính trị

quốc gia, Hà Nội, 2019. [000]

Tài liệu tham khảo:

[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Nxb:

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016. [000]

[2] Hội đồng trung ương. Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin. Nxb: Chính trị quốc

gia, Hà Nội, 2004. [000]

[3] Klaus Schwab. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Bộ ngoại giao dịch và hiệu ứng).

Nxb: Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2018. [000]

5. Thông tin về học phần

a. Mục tiêu học phần

Page 49: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

43

- Một là, trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản, cốt lõi của kinh tế chính trị Mác

– Lênin trong bối cảnh phát triển kinh tế của đất nước và thế giới ngày nay. Đảm bảo tính cơ

bản, hệ thống, khoa học, cập nhật tri thức mới, gắn với thực tiễn, tính sáng tạo, kỹ năng, tư

duy, phẩm chất người học, tính liên thông, khắc phục trùng lắp, tăng cường tích hợp và giảm

tải, lược bớt những nội dung không còn phù hợp hặc những nội dung mang tính kinh viện.

- Hai là, trên cơ sở đó hình thành tư duy, kỹ năng phân tích, đánh giá và nhận diện bản

chất của các quan hệ lợi ích kinh tế trong phát triển kinh tế - xã hội và góp phần giúp sinh

viên xây dựng trách nhiệm xã hội phù hợp trong vị trí việc làm và cuộc sống sau khi ra

trường.

- Ba là, góp phần xây dựng lập trường, ý thức hệ tư tưởng Mác – Lênin đối với sinh

viên.

b. Mô tả vắn tắt học phần

Nội dung chương trình gồm 6 chương: Trong đó, chương 1 bàn về đối tượng, phương

pháp nghiên cứu và chức năng của Kinh tế chính trị Mác – Lênin. Từ chương 2 đến chương 6

trình bày nội dung cốt lõi của kinh tế chính trị Mác – Lênin theo mục tiêu môn học. Cụ thể

các vấn đề như: Hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường;

Giá trị thặng dư và quan hệ lợi ích trong nền kinh tế thị trường; Cạnh tranh và độc quyền

trong nền kinh tế thị trường; Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam; Cách mạng

công nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế trong quá trình phát triển của Việt Nam.

c. Học phần trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Sinh viên phải học xong (A) (hoặc học song hành (C)) học phần Triết học Mác –

Lênin (2112012).

d. Yêu cầu khác:

Mục đích của bài giảng là hướng dẫn các nội dung chính trước khi sinh viên thực hiện

các nhiệm vụ học tập (đọc trước tài liệu trước khi lên lớp, làm bài tập, thuyết trình,…).

Sinh viên cần đọc các tài liệu được yêu cầu và hoàn thành bài tập hàng tuần trước khi

giảng viên tiến hành hướng dẫn trên lớp. Nếu sinh viên gặp khó khăn với bất kỳ nội dung nào,

hãy thảo luận với bạn bè và giảng viên giảng dạy trực tiếp.

Sinh viên cần đảm bảo đã hiểu đầy đủ từng nội dung trước khi sinh viên bắt đầu

nghiên cứu nội dung tiếp theo. Giảng viên luôn khuyến khích sinh viên tương tác trong các

giờ học bằng cách đặt câu hỏi, cung cấp câu trả lời và tham gia thảo luận trong lớp.

6. Chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1

Trình bày (hoặc hiểu) được: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và

chức năng của Kinh tế chính trị Mác – Lênin và những kiến thức

cơ bản, cốt lõi của kinh tế chính trị Mác – Lênin (Hàng hóa, thị

trường; Sản xuất giá trị thặng dư; Cạnh tranh và độc quyền trong

nền kinh tế thị trường; Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở

Việt Nam; Cách mạng công nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế.)

2

Giải thích được: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng của

Kinh tế chính trị Mác – Lênin và những nội dung cơ bản của

kinh tế chính trị Mác – Lênin về: Hàng hóa, thị trường; Sản xuất

giá trị thặng dư; Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị

Page 50: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

44

trường; Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam; Cách

mạng công nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn

hiện nay.

3

Phân tích được: những vấn đề cơ bản của môn kinh tế chính trị Mác-

Lênin biểu hiện ở lĩnh vực kinh tế trong đời sống xã hội như:

Hàng hóa, thị trường; Sản xuất giá trị thặng dư; Cạnh tranh và

độc quyền trong nền kinh tế thị trường; Kinh tế thị trường định

hướng XHCN ở Việt Nam; Cách mạng công nghiệp và hội nhập

kinh tế quốc tế.). Từ đó, vận dụng vào việc tìm hiểu đường lối

của Đảng và chính sách của nhà nước trong quá trình phát triển

nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

hiện nay.

Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của môn học và chuẩn đầu ra của chương trình

đào tạo:

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

1 Chương 1: Đối tượng, phương pháp nghiên

cứu và chức năng của Kinh tế chính trị Mác –

Lênin

1.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của

kinh tế chính trị Mác - Lênin

1.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của

kinh tế chính trị Mác – Lênin

1.3. Chức năng của kinh tế chính trị Mác – Lênin

trong phát triển

2 (2;0) 1,2

- Thuyết giảng

- Thảo luận.

2 Chương 2: Hàng hóa, thị trường và vai trò của

các chủ thể tham gia thị trường

2.1. Lý luận của c. Mác về sản xuất hàng hóa và

hàng hóa

2.2. Thị trường và vai trò của các chủ thể tham gia

thị trường

8 (8;0) 1,2,3

- Thuyết giảng

- Thảo luận.

- Phương pháp

giải quyết vấn

đề

Page 51: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

45

3 Chương 3: Giá trị thặng dư trong nền kinh tế

thị trường

3.1. Lý luận của c.mác về giá trị thặng dư

3.2. Tích lũy tư bản

3.3. Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư

trong nền kinh tế thị trường

8 (8;0) 1,2,3

- Thuyết giảng

- Thảo luận.

- Phương pháp

giải quyết vấn

đề

4 Chương 4: Cạnh tranh và độc quyền trong nền

kinh tế thị trường

4.1. Quan hệ giữa cạnh tranh và động quyền trong

nền kinh tế thị trường

4.2. Độc quyền và độc quyền nhà nước trong nền

kinh tế thị trường

4 (4;0) 1,2,3

- Thuyết giảng

- Thảo luận.

- Phương pháp

giải quyết vấn

đề

5 Chương 5: Kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa và các quan hệ lợi ích kinh tế ở

Việt Nam

5.1. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa ở Việt Nam

5.2. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định

hướng XHCN ở Việt Nam.

5.3. Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam

4 (4;0)

1,2,3

- Thuyết giảng

- Thảo luận.

- Phương pháp

giải quyết vấn

đề

6 Chương 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và

hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

6.1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

6.2. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

4 (4;0) 1,2,3

- Thuyết giảng

- Thảo luận.

- Phương pháp

giải quyết vấn

đề

8. Phương pháp đánh giá

a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Thường kỳ (tự luận/thảo luận) 30

Giữa kỳ (trắc nghiệm) 70

2 Thường kỳ (tự luận/thảo luận) 30

Giữa kỳ (trắc nghiệm) 70

3

Thường kỳ (thuyết trình/thảo luận) 20

Cuối kỳ (tự luận) 80

Page 52: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

46

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Lý thuyết

Thường kỳ:

- Bài tập thường xuyên (tự luận/thảo luận)

- Thuyết trình

- Hoạt động khác

20

10

5

5

Kiểm tra giữa kỳ 30

Thi cuối kỳ 50

c. Thang điểm đánh giá: Theo quy chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: Ngày 25 tháng 09 năm 2019

Giảng viên biên soạn:

ThS. Lại Quang Ngọc

Trưởng bộ môn:

ThS. Lại Quang Ngọc

Page 53: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

47

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: Chủ nghĩa xã hội khoa học (2112014)

(Scientific socialism)

2. Số tín chỉ

Tổng số tín chỉ: 2 Lý thuyết: 2 Thực hành: 0 Tự học: 4

3. Giảng viên phụ trách:

Họ và tên Email Điện thoại

TS. Nguyễn Trung Dũng [email protected] 0918108326

TS. Hồ Văn Đức [email protected] 0973545429

ThS. NCS Huỳnh Ngọc Bích [email protected] 0942912249

ThS. NCS Nguyễn Thị Thu Hiền [email protected] 0943022244

ThS. Lại Quang Ngọc [email protected] 0914788578

ThS. Mai Thị Hồng Hà [email protected] 0907619681

ThS. Vũ Bá Hải [email protected] 0972444558

ThS. Trương Thị Chuyền [email protected] 0976273447

ThS. Hoàng Thị Duyên [email protected] 0975188719

ThS. Huỳnh Thị Yến Ny [email protected] 0987202068

ThS. Nguyễn Thị Nụ [email protected] 0977196982

ThS. Nguyễn Thị Minh Phương [email protected] 0903999111

ThS. Nguyễn Lâm Thanh Hoàng [email protected] 0903059268

TS. Phạm Thị Lan [email protected] 0977419826

4. Tài liệu học tập

Giáo trình sử dụng chính:

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học. Nxb: Chính trị

quốc gia, Hà Nội, 2019. [000]

Tài liệu tham khảo:

[1] Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện các Đại hội Đại biểu toàn quốc: VI, VII, VIII,

IX, X, XI và XII. Nxb: Chính trị quốc gia, Hà Nội. [000]

[2] Bùi Thị Ngọc Lan, Đỗ Thị Thạch (Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), Giáo

trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, “chương trình cao cấp lý luận chính trị”. Nxb: Chính trị

quốc gia, Hà Nội, 2018. [000]

[3] Đảng Cộng sản Việt Nam. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ qua độ lên

chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển). Nxb: Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011. [000]

5. Thông tin về học phần

b. Mục tiêu học phần

- Về kiến thức, trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản, cốt lõi nhất của Chủ nghĩa

xã hội khoa học, một trong ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác – Lênin.

Page 54: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

48

- Về kỹ năng, giúp cho sinh viên nâng cao năng lực hiểu biết thực tiễn và khả năng vận

dụng các tri thức nói trên vào việc xem xét, đánh giá những vấn đề chính trị - xã hội của đất

nước liên quan đến chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH ở nước ta.

- Về thái độ, Giúp sinh viên có thái độ chính trị, tư tưởng đúng đắn về môn học CNXH

nói riêng và nền tảng tư tưởng của Đảng nói chung.

c. Mô tả vắn tắt học phần

Nội dung chương trình môn học gồm 7 chương: Trong đó, chương 1 trình bày những

vấn đề cơ bản có tính nhập môn của CNXHKH (quá trình hình thành, phát triển của

CNXHKH). Từ chương 2 đến chương 7 trình bày nội dung cơ bản của CNXHKH theo mục

tiêu môn học.

d. Học phần trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Sinh viên phải học xong (A) (hoặc song hành (C)) các học phần Triết học Mác – Lênin

(2112012) và Kinh tế chính trị Mác – Lênin (2112013).

e. Yêu cầu khác:

Mục đích của bài giảng là hướng dẫn các nội dung chính trước khi sinh viên thực hiện

các nhiệm vụ học tập (đọc trước tài liệu trước khi lên lớp, làm bài tập, thuyết trình,…).

Sinh viên cần đọc các tài liệu được yêu cầu và hoàn thành bài tập hàng tuần trước khi

giảng viên tiến hành hướng dẫn trên lớp. Nếu sinh viên gặp khó khăn với bất kỳ nội dung nào,

hãy thảo luận với bạn bè và giảng viên giảng dạy trực tiếp.

Sinh viên cần đảm bảo đã hiểu đầy đủ từng nội dung trước khi sinh viên bắt đầu nghiên

cứu nội dung tiếp theo. Giảng viên luôn khuyến khích sinh viên tương tác trong các giờ học

bằng cách đặt câu hỏi, cung cấp câu trả lời và tham gia thảo luận trong lớp.

6. Chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1

Trình bày (hoặc hiểu) được: Sự ra đời, các giai đoạn phát triển, đối

tượng nghiên cứu CNXHKH và những kiến thức cơ bản, cốt

lõi của chủ nghĩa xã hội khoa học (sứ mệnh lịch sử GCCN;

CNXH và thời kỳ quá độ; Cơ cấu giai cấp và liên minh giai

cấp; dân chủ, dân tộc, tôn giáo, gia đình trong thời kỳ quá độ

lên CNXH.)

2

Giải thích được: Sự ra đời, các giai đoạn phát triển, đối tượng nghiên

cứu CNXHKH và những nội dung cơ bản về sứ mệnh lịch sử

GCCN; CNXH và thời kỳ quá độ lên CNXH; Cơ cấu giai cấp

và liên minh giai cấp...; dân chủ, dân tộc, tôn giáo, gia đình

trong thời kỳ quá độ lên CNXH.

3

Phân tích được: những vấn đề về sứ mệnh lịch sử GCCN; CNXH và

thời kỳ quá độ lên CNXH; Cơ cấu giai cấp và liên minh giai

cấp...; dân chủ, dân tộc, tôn giáo và gia đình trong thời kỳ quá

độ lên CNXH. Từ đó, vận dụng vào việc tìm hiểu đường lối

của Đảng và chính sách của nhà nước về quá trình phát triển

các vấn đề xã hội, trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa ở

Việt Nam hiện nay.

Page 55: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

49

Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của môn học và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo:

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

1 Chương 1: Nhập môn CNXH khoa học

1.1. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

1.2. Các giai đoạn phát triển cơ bản của chủ

nghĩa xã hội khoa học

1.3. Đối tượng phương pháp và ý nghĩa của

việc nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học

2 (2;0) 1,2

- Thuyết giảng

- Thảo luận.

2 Chương 2: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công

nhân

2.1. Quan niệm giai cấp công nhân và sứ mệnh

lịch sử của giai cấp công nhân

2.2. Giai cấp công nhân và thực hiện sứ mệnh

lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại

ngày nay

2.3. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Việt Nam

5 (5;0) 1,2,3

- Thuyết giảng

- Thảo luận.

- Phương pháp

giải quyết vấn đề

3 Chương 3: CNXH và thời kỳ quá độ lên

CNXH

3.1. Chủ nghĩa xã hội

3.2. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

3.3. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

4 (4;0) 1,2,3

- Thuyết giảng

- Thảo luận.

- Phương pháp

giải quyết vấn đề

4 Chương 4: Dân chủ XHCN và nhà nước

XHCN

4.1. Dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa

4.2. Nhà nước xã hội chủ nghĩa

4.3. Xây dựng chế độ dân chủ xã hội chủ

nghĩavà nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

ở Việt Nam

5 (5;0) 1,2,3

- Thuyết giảng

- Thảo luận.

- Phương pháp

giải quyết vấn đề

5 Chương 5: Cơ cấu xã hội – giai cấp và liên

minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ

lên CNXH.

5.1. Cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá

độ lên chủ nghĩa xã hội

5.2. Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ

4 (4;0) 1,2,3

- Thuyết giảng

- Thảo luận.

- Phương pháp

giải quyết vấn đề

Page 56: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

50

quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

5.3. Cơ cấu xã hội – giai cấp và liên minh giai

cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ

nghĩa xã hội ở Việt Nam

6 Chương 6: Vấn đề dân tộc và tôn giáo trong

thời kỳ quá độ lên CNXH

6.1. Vấn đề dân tộc trong thời kỳ quá độ lên

chủ nghĩa xã hội

6.2. Vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên

chủ nghĩa xã hội

6.3. Mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo ở

Việt Nam

5 (5;0) 1,2,3

- Thuyết giảng

- Thảo luận.

- Phương pháp

giải quyết vấn đề

7 Chương 7: Vấn đề gia đình trong thời kỳ

quá độ lên chủ nghĩa xã hội

7.1. Khái niệm, vị trí và chức năng của gia đình

7.2. Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá

độ lên chủ nghĩa xã hội

7.3. Xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ

quá độ lên chủ nghĩa xã hội

5 (5;0)

1,2,3

- Thuyết giảng

- Thảo luận.

- Phương pháp

giải quyết vấn đề

8. Phương pháp đánh giá

a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Thường kỳ (tự luận/thảo luận) 30

Giữa kỳ (trắc nghiệm) 70

2 Thường kỳ (tự luận/thảo luận) 30

Giữa kỳ (trắc nghiệm) 70

3 Thường kỳ (thuyết trình/thảo luận) 20

Cuối kỳ (tự luận) 80

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Lý thuyết

Thường kỳ:

- Bài tập thường xuyên (tự luận/thảo luận)

- Thuyết trình

- Hoạt động khác

20

10

5

5

Kiểm tra giữa kỳ 30

Thi cuối kỳ 50

Page 57: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

51

c. Thang điểm đánh giá: Theo quy chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: Ngày 20 tháng 12 năm 2019

Giảng viên biên soạn:

ThS. Lại Quang Ngọc

Trưởng bộ môn:

ThS. Lại Quang Ngọc

Page 58: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

52

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam – 2112015

(History of Vietnamese Communist Party)

2. Số tín chỉ

Tổng số tín chỉ: 2 Lý thuyết: 2 Thực hành: 0 Tự học: 4

3. Giảng viên phụ trách:

Họ và tên Email Điện thoại

TS. Đặng Thị Minh Phượng [email protected] 0918841782

ThS. Ngô Văn Duẩn [email protected] 0973545429

ThS. Lê Hoài Nam [email protected] 0989954775

ThS. Trần Hữu Thắng [email protected] 0909263509

ThS. Lê Thị Quỳnh Hương [email protected] 0909379180

ThS. Nguỵ Thị Hồng Lợi [email protected] 0834241111

ThS. Lê Thị Hương [email protected] 0912637399

ThS. Lê Hồng Quang [email protected] 0946080066

ThS. Bùi Văn Như [email protected] 0976277407

ThS. Vũ Thị Thu Trang [email protected] 0989488961

4. Tài liệu học tập

Giáo trình sử dụng chính: [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội, 2020. [000]

Tài liệu tham khảo: [1] Đinh Xuân Lý (Chủ biên), Giáo trình Giáo trình Đường lối Cách mạng của Đảng

Cộng sản Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015. [100276788]

[2] Hội đồng Lý luận trung ương chỉ đạo biên soạn biên soạn giáo trình quốc gia, Giáo

trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008. [100102344]

[3] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của

Đảng. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016. [KML000003]

5. Thông tin về học phần

a. Mục tiêu học phần

- Trang bị cho sinh viên những tri thức có tính hệ thống về quá trình ra đời, lãnh đạo Cách

mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng

xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở đó, sinh viên hiểu rõ chủ trương, đường lối, cương lĩnh và quá

trình lãnh đạo, thực hiện đổi mới, đưa cả nước quá độ lên Chủ nghĩa xã hội của Việt Nam từ

năm 1975 đến nay.

- Trên cơ sở trang bị tri thức về lịch sử Đảng, giúp sinh viên nhận thức đúng đắn thực tiễn

lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ đó nâng cao lòng tự hào, niềm tin của sinh viên

vào sự lãnh đạo của Đảng trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Page 59: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

53

- Trang bị cho sinh viên phương pháp tư duy khoa học về lịch sử, kỹ năng lựa chọn tài liệu

và khả năng vận dụng nhận thức lịch sử vào công tác thực tiễn, phê phán quan niệm sai trái về

lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam.

b. Mô tả vắn tắt học phần

Học phần gồm 4 chương, bao gồm chương Nhập môn, 03 chương nội dung và phần kết

luận. Cụ thể: Chương Nhập môn bàn về đối tượng, chức năng, nhiệm vụ, nội dung và phương

pháp nghiên cứu, học tập Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; chương 1, Đảng Cộng sản Việt

Nam ra đời và lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945); chương 2, Đảng lãnh đạo

hai cuộc kháng chiến giành độc lập hoàn toàn, thống nhất đất nước (1945 - 1975); chương 3,

Đảng lãnh đạo cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc đổi mới (1975 -

2018).

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C):

Học phần học trước (A): Sinh viên phải học xong các học phần Triết học Mác - Lênin

(2112012); Kinh tế chính trị Mác - Lênin (2112013); Chủ nghĩa xã hội khoa học (2112014).

d. Yêu cầu khác

- Nắm vững mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, nội dung của môn học Lịch sử Đảng Cộng

sản Việt Nam. Vận dụng kinh nghiệm lịch sử vào thực tiễn cuộc sống.

- Nghiên cứu giáo trình, chuẩn bị ý kiến thảo luận; đọc, sưu tầm tư liệu liên quan đến môn

học. Tự học, củng cố kiến thức, kỹ năng, thái độ theo yêu cầu môn học.

- Tham dự đầy đủ việc lên lớp, tích cực thảo luận, làm việc nhóm, kiểm tra, thi theo quy

định (không nghỉ quá 20% số tiết).

6. Chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1

Trình bày được: Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên

cứu, học tập Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Những kiến thức cơ bản

về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam; Đảng lãnh đạo đấu tranh

giành chính quyền, thống nhất đất nước (1930 - 1975) và lãnh đạo cả

nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tiến hành công cuộc đổi mới (1975 -

2018)

2

Giải thích được: Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên

cứu, học tập Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Những kiến thức cơ bản

về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam; Đảng lãnh đạo đấu tranh

giành chính quyền, thống nhất đất nước (1930 - 1975) và lãnh đạo cả

nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tiến hành công cuộc đổi mới (1975 -

2018)

Page 60: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

54

3

Phân tích được: Những kiến thức về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt

Nam; Đảng lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền, thống nhất đất nước

(1930 - 1975) và lãnh đạo cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tiến

hành công cuộc đổi mới (1975 - 2018), từ đó vận dụng những tri thức về

sự lãnh đạo của Đảng vào thực tiễn cuộc sống.

7. Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của môn học và chuẩn đầu ra của chương

trình đào tạo:

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

8. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

1 Chương Nhập môn: Đối tượng, chức năng,

nhiệm vụ, nội dung và phương pháp nghiên

cứu, học tập Lịch sử Đảng Cộng sản Việt

Nam

0.1. Đối tượng nghiên cứu của môn học Lịch

sử Đảng Cộng sản Việt Nam

0.2. Chức năng, nhiệm vụ của môn học Lịch

sử Đảng Cộng sản Việt Nam

0.3. Phương pháp nghiên cứu, học tập môn

học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2 (2;0)

1, 2

- Thuyết giảng

- Thảo luận

2 Chương 1: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

và lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền

(1930 - 1945)

1.1. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

(tháng 2 1930)

1.2. Đảng lãnh đạo quá trình đấu tranh giải

phóng dân tộc, giành chính quyền (1930 -

1945)

10 (10;0) 1, 2, 3

- Thuyết giảng

- Thảo luận

- Giải quyết

vấn đề

3 Chương 2: Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng

chiến giành độc lập hoàn toàn, thống nhất

đất nước (1945 - 1975)

2.1. Đảng lãnh đạo xây dựng, bảo vệ chính

quyền cách mạng và kháng chiến chống

thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954)

2.2. Đảng lãnh đạo xây dựng Chủ nghĩa xã hội

ở miền Bắc và kháng chiến chống đế quốc

8 (8;0) 1, 2, 3

- Thuyết giảng

- Thảo luận

- Giải quyết

vấn đề

Page 61: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

55

Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam,

thống nhất đất nước (1954 - 1975)

4 Chương 3: Đảng lãnh đạo cả nước quá độ

lên chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc

đổi mới (1975 - 2018)

3.1. Đảng lãnh đạo cả nước xây dựng Chủ

nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc (1975 -

1986)

3.2. Đảng lãnh đạo công cuộc đổi mới, đẩy

mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội

nhập quốc tế (1986 - 2018)

10 (10;0) 1, 2, 3

- Thuyết giảng

- Thảo luận

- Giải quyết

vấn đề

9. Phương pháp đánh giá

a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Thường kỳ (tự luận/thảo luận)

Giữa kỳ (trắc nghiệm)

30

70

2 Thường kỳ (tự luận/thảo luận)

Giữa kỳ (trắc nghiệm)

30

70

3 Thường kỳ (thuyết trình/thảo luận)

Cuối kỳ (tự luận)

20

80

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Lý thuyết Thường kỳ:

- Bài tập thường xuyên (tự luận/thảo luận)

- Thuyết trình

- Hoạt động khác

20

10

5

5

Kiểm tra giữa kỳ 30

Thi cuối kỳ 50

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: 28 tháng 4 năm 2020

Giảng viên biên soạn:

TS. Bùi Thị Hảo

Trưởng bộ môn:

TS. Bùi Thị Hảo

Page 62: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

56

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: Tư tưởng Hồ Chí Minh - 2112005

(Hochiminh Ideology)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 2 Lý thuyết: 2 Thực hành: 0 Tự học: 4

3. Giảng viên phụ trách

Họ và tên Email Điện thoại

TS. Bùi Thị Hảo [email protected] 0903882886

ThS. Ngô Văn Duẩn [email protected] 0973545429

ThS. Lê Hoài Nam [email protected] 0989954775

ThS. Lê Thị Quỳnh Hương [email protected] 0909379180

ThS. Trần Hữu Thắng [email protected] 0909263509

ThS. Nguỵ Thị Hồng Lợi [email protected] 0834241111

TS. Đặng Thị Minh Phượng [email protected] 0918841782

ThS. Bùi Văn Như [email protected] 0976277407

ThS. Vũ Thị Thu Trang [email protected] 0989488961

4. Tài liệu học tập

Giáo trình sử dụng chính: [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội, 2020. [ 000]

Tài liệu tham khảo: [1] Phạm Ngọc Anh (Chủ biên), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội, 2009. [100075326]

[2] Mạch Quang Thắng (Chủ biên), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội, 2006. [100103049]

[3] Đặng Xuân Kỳ, Vũ Khiêu, Song Thành, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006. [100038654]

5. Thông tin về học phần

a. Mục tiêu học phần

- Trang bị cho sinh viên những tri thức về cơ sở, quá trình hình thành, phát triển tư tưởng

Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Đảng Cộng sản

Việt Nam; Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn

kết quốc tế; văn hóa, đạo đức, con người.

- Trên cơ sở được trang bị tri thức, sinh viên nhận thức đúng bản chất tư tưởng Hồ Chí

Minh, hiểu rõ giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh đối với con đường giải phóng dân tộc Việt Nam

và những đóng góp của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự tiến bộ của nhân loại.

Page 63: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

57

- Sinh viên tích cực bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, rèn luyện bản lĩnh chính trị, phương

pháp và phong cách theo gương Hồ Chí Minh xây dựng niềm tin, lý tưởng cách mạng cho bản

thân.

b. Mô tả vắn tắt học phần

Môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh có 6 chương, chương 1 bàn về khái niệm, đối tượng,

phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh. Các chương còn lại

bàn về cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; về độc lập dân tộc và

chủ nghĩa xã hội; Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân

dân; về đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế; về văn hóa, đạo đức, con người.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C) Học phần học trước (A): Sinh viên phải học xong các học phần Triết học Mác - Lênin

(2112012); Kinh tế chính trị Mác - Lênin (2112013); Chủ nghĩa xã hội khoa học (2112014).

d. Yêu cầu khác

- Sinh viên nắm vững khái niệm, đối tượng, phương pháp, nội dung môn học, rèn luyện

kỹ năng tư duy, nâng cao nhận thức tư tưởng Hồ Chí Minh. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh

vào thực tiễn cuộc sống.

- Nghiên cứu giáo trình, chuẩn bị các ý kiến thảo luận; đọc, sưu tầm tư liệu liên quan đến

môn học, hoàn thành bài tập.

- Tham dự đầy đủ việc lên lớp, tích cực thảo luận, kiểm tra, thi theo quy định (không

nghỉ quá 20% số tiết).

6. Chuẩn đầu ra của học phần Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Trình bày được: Khái niệm, đối tượng, phương pháp nghiên cứu;

cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.

Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và

chủ nghĩa xã hội; về Đảng Cộng sản Việt Nam; về Nhà nước của

nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; đại đoàn kết toàn dân tộc và

đoàn kết quốc tế; về văn hóa, đạo đức, con người.

2 Giải thích được: Khái niệm, đối tượng, phương pháp nghiên cứu;

cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.

Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập

dân tộc và chủ nghĩa xã hội, về Đảng Cộng sản Việt Nam; về

Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; đại đoàn kết

toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế; về văn hóa, đạo đức, con người.

3 Phân tích được: Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư

tưởng Hồ Chí Minh. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập

dân tộc và chủ nghĩa xã hội; về Đảng Cộng sản Việt Nam; về

Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; đại đoàn kết

toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế; về văn hóa, đạo đức, con người.

Vận dụng những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn

cuộc sống.

Page 64: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

58

Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của môn học và chuẩn đầu ra của chương

trình đào tạo

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs

Phương

pháp giảng

dạy

1 Chương 1: Khái niệm, đối tượng, phương

pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn Tư

tưởng Hồ Chí Minh

1.1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh

1.2. Đối tượng nghiên cứu môn học Tư tưởng

Hồ Chí Minh

1.3. Phương pháp nghiên cứu

1.4. Ý nghĩa của việc học tập môn học Tư tưởng

Hồ Chí Minh

2 (2; 0) 1,2

- Thuyết

giảng

- Thảo luận

2 Chương 2: Cơ sở, quá trình hình thành và

phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh

2.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

2.2. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng

Hồ Chí Minh

2.3. Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh

4 (4;0) 1,2,3

- Thuyết

giảng

- Thảo luận

- Giải quyết

vấn đề

3 Chương 3: Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập

dân tộc và chủ nghĩa xã hội

3.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc

3.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội

và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

3.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ

giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

3.4. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập

dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong sự

nghiệp cách mạng Việt Nam giai đoạn hiện nay

6 (6;0)

1,2,3

- Thuyết

giảng

- Thảo luận

- Giải quyết

vấn đề

4 Chương 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng

Cộng sản Việt Nam và Nhà nước của nhân

dân, do nhân dân, vì nhân dân

4.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản

Việt Nam

4.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của

6 (6;0)

1,2,3

- Thuyết

giảng

- Thảo luận

- Giải quyết

Page 65: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

59

nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

4.3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công

tác xây dựng Đảng và xây dựng Nhà nước

vấn đề

5 Chương 5: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại

đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế

5.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn

dân tộc

5.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế

5.3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại

đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế trong

giai đoạn hiện nay

6 (6;0) 1,2,3

- Thuyết

giảng

- Thảo luận

- Giải quyết

vấn đề

6 Chương 6: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn

hóa, đạo đức, con người

6.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa

6.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức

6.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người

6.4. Xây dựng văn hóa, đạo đức, con người Việt

Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

6 (6;0) 1,2,3

- Thuyết

giảng

- Thảo luận

- Giải quyết

vấn đề

8. Phương pháp đánh giá

a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Thường kỳ (tự luận/thảo luận)

Giữa kỳ (trắc nghiệm)

30

70

2 Thường kỳ (tự luận/thảo luận)

Giữa kỳ (trắc nghiệm)

30

70

3 Thường kỳ (thuyết trình/thảo luận)

Cuối kỳ (tự luận)

20

80

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Lý thuyết

Thường kỳ:

Bài tập thường xuyên (tự luận/thảo luận)

Thuyết trình

Hoạt động khác

20

10

5

5

Kiểm tra giữa kỳ 30

Thi cuối kỳ 50

Page 66: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

60

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: 28 tháng 4 năm 2020

Giảng viên biên soạn:

TS. Bùi Thị Hảo

Trưởng bộ môn:

TS. Bùi Thị Hảo

Page 67: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

61

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (2131472)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 2 Lý thuyết: 2 Thực hành: 0 Tự học: 4

3. Giảng viên phụ trách ThS. Đinh Thị Hoa

ThS. Nguyễn Thị Hải Vân

ThS.Nguyễn Thị Thanh Tâm

ThS. Nguyễn Thị Lệ Thủy

ThS. Trần Thị Ngọc Hết

ThS. Lương thị Thùy Dương

ThS. Trần Thị Thúy Hằng

ThS. Trần Thị Tâm Hảo

ThS. Lê Văn Thắng

ThS. Bùi Thị Hải Đăng

ThS. Nguyễn Quang Đạo

ThS. Nguyễn Thị Đan Quế

ThS. Nguyễn Thái Bình

ThS. Nguyễn Lê Thành Minh

4. Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên)

[1] Vũ Thế Hoài; Đặng Công Tráng. Giáo trình Pháp luật đại cương. Nxb. Trường

ĐHCN TP.HCM. 2017.

Tài liệu tham khảo (liệt kê tối đa 3 tài liệu tham khảo)

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giáo trình Pháp luật đại cương, Nxb Đại học Sư phạm.

2015.

[2] Nguyễn Minh Đoan , Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật. Nxb. Chính trị Quốc

gia, Hà Nội.2010.

[3] Trường Đại học Luật Hà Nội , Giáo trình lý luận về nhà nước và pháp luật. Nxb.

Công an nhân dân. 2012.

5. Thông tin về học phần a. Mục tiêu học phần

- Giúp cho sinh viên có sự hiểu biết và nắm bắt một cách có hệ thống những vấn đề cơ

bản về nhà nước và pháp luật nói chung, các kiến thức cơ bản của một số ngành luật cụ

thể trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói riêng.

- Giúp cho sinh viêncó điều kiện thuận lợi hơn khi tiếp cận với các môn học khác có

liên quan đến pháp luật; xây dựng ý thức sống, làm việc và thói quen xử sự phù hợp

với Hiến pháp và pháp luật.

Page 68: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

62

b. Mô tả vắn tắt học phần

Học phần bao gồm hai phần:

Phần 1: Cung cấp cho sinh viên những vấn đề cơ bản nhất, chung nhất về nhà nước và

pháp luật, đồng thời có sự liên hệ với nhà nước và pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam.

Phần 2: Cung cấp cho sinh viên những nội dung về pháp luật chuyên ngành bao gồm:

Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia

đình, Luật Hình sự và bổ sung thêm một nội dung mới theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và

đào tạo là Pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Không

d. Yêu cầu khác

- Dự lớp: từ 80% trở lên.

- Bài tập: trên lớp và ở nhà.

- Thực hiện các yêu cầu khác theo quy định của giảng viên.

6. Chuẩn đầu ra của học phần Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Trình bày được những kiến thức cơ bản về nhà nước, pháp luật nói

chung và Nhà nước, Pháp luật của nước Cộng hoà XHCNVN. i1

2 Giải thích được những vấn đề lý luận chung về nhà nước, pháp luật và

những chế định cơ bản của một số chuyên ngành luật. i1

3

Vận dụng được những kiến thức cơ bản về Nhà nước và pháp luật Việt

Nam để giải quyết các tình huống cụ thể góp phần thực hiện kỷ luật

học đường, kỷ cương xã hội.

i2

Ma trận tích hợp chuẩn đầu ra:

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

1 Chương 1. Những vấn đề cơ bản về nhà nước

1.1 Nguồn gốc nhà nước

1.2 Bản chất nhà nước

3 1 Thuyết giảng

Vấn đáp

Page 69: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

63

1.3 Thuộc tính của nhà nước

1.4 Chức năng của nhà nước

1.5 Kiểu và hình thức nhà nước

2 Chương 2. Những vấn đề cơ bản về pháp luật

2.1 Nguồn gốc, bản chất pháp luật

2.2 Thuộc tính cơ bản của pháp luật

2.3 Chức năng, vai trò của pháp luật

2.4 Quan hệ giữa pháp luật với các hiện tượng xã

hội khác

2.5 Kiểu và hình thức pháp luật

2 1 Thuyết giảng

Vấn đáp

3 Chương 3. Văn bản quy phạm pháp luật

3.1 Quy phạm pháp luật

3.2 Văn bản quy phạm pháp luật

2 1,2 Thuyết giảng

Vấn đáp

Thảo luận

4 Chương 4. Quan hệ pháp luật

4.1 Kháiniệm, đặc điểm quan hệ pháp luật

4.2 Cấu trúc quan hệ pháp luật

4.3 Sự kiện pháp lý

2 1,2 Thuyết giảng

Vấn đáp

Thảo luận

5

Chương 5. Thực hiện pháp luật – vi phạm pháp

luật – trách nhiệm pháp lý

5.1 Thực hiện pháp luật

5.2 Vi phạm pháp luật

5.3 Trách nhiệm pháp lý

3 1,2 Thuyết giảng

Vấn đáp

Thảo luận

6 Chương 6. Pháp chế xã hội chủ nghĩa – nhà

nước pháp quyền

6.1 Pháp chế xã hội chủ nghĩa

6.2 Nhà nước pháp quyền

2 1 Thuyết giảng

7 Chương 7. Các ngành luật cơ bản trong hệ

thống pháp luật Việt Nam

7.1 Khái quát về hệ thống pháp luật

7.2 Luật Hiến pháp – Luật Hành chính

7.3 Luật Dân sự - Luật Tố tụng dân sự

7.4 Luật Hình sự - Luật Tố tụng hình sự

7.5 Luật Lao động

11

1,2,3 Thuyết giảng

Thuyết trình

Vấn đáp

Thảo luận

8 Chương 8. Pháp luật về phòng chống tham

nhũng

8.1 Những vấn đề chung về tham nhũng và phòng

chống tham nhũng

8.2 Các biện pháp phòng chống tham nhũng

8.3 Trách nhiệm của công dân trong phòng chống

tham nhũng

5 1,2,3 Thuyết giảng

Vấn đáp

Thảo luận

Page 70: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

64

8. Phương pháp đánh giá a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Bài kiểm tra thường xuyên 1 20

Giữa kỳ (trắc nghiệm/tự luận) 50

Cuối kỳ (trắc nghiệm) 30

2 Bài tập nhóm 1 30

Bài kiểm tra thường xuyên 2 10

Giữa kỳ (trắc nghiệm/tự luận) 30

Cuối kỳ (trắc nghiệm) 30

3 Bài tập nhóm 2 30

Giữa kỳ ( trắc nghiệm/tự luận) 20

Cuối kỳ (trắc nghiệm) 50

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Lý thuyết Đánh giá thường xuyên 20

- Bài kiểm tra thường xuyên 10

- Bài tập nhóm 10

Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: 25 tháng 5 năm 2018

Giảng viên biên soạn:

ThS. Đinh Thị Hoa

Trưởng Khoa:

TS. Đặng Công Tráng

Page 71: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

65

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: TOÁN CAO CẤP 1 (2113431)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 2 Lý thuyết: 1 Thực hành: 1 Tự học: 4

3. Giảng viên phụ trách

ThS. Lê Văn Lai

ThS. Đỗ Hoài Vũ

ThS.Ngô Quốc Nhàn

TS.Mai Thi Thu

TS. Ngô Ngọc Hưng

ThS.Đoàn Vương Nguyên

ThS.Mai Thành Long

ThS.Tôn Thất Quang Nguyên

ThS.Bùi Văn Liêm

ThS. Trần Anh Dũng

ThS.Phan Quang Hưng

4. Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên)

[1] Lê Văn Lai.Toán cao cấp A1. Đại học Công nghiệpTP.Hồ Chí Minh(Lưu hành nội

bộ), 2017.[100288710]

Tài liệu tham khảo

[1] James Stewart. Multivariable Calculus8th Edition. Brooks Cole, 2015.

[KCB0000003]

[2] James Stewart. Calculus: Early Transcendentals8th Edition. Brooks Cole, 2015.

[KCB0000005]

[3] Laurence D. Hoffmann, Geral L. Bradley.Calculus for business, Economics, and the

Social and Life sciences. McGraw-Hill Higher Education, 2007.[100253549]

[4] Nguyễn Đình Trí và nhiều tác giả khác.Tập 2: Giải tích. Nhà xuất bảnGiáo dục, Hà

Nội, 2015.[100285287-100285306]

[5] Nguyễn Đình Trí và nhiều tác giả khác.Tập 3: Chuỗi và phương trình vi phân. Nhà

xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2015. [100285227-100285246]

5. Thông tin về học phần a. Mục tiêu học phần

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về:

- Hàm số liên tục, đạo hàm, vi phân của hàm một biến số thực.

- Tích phân và ứng dụng tích phân.

Page 72: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

66

- Chuỗi số.

- Vi phân, cực trị hàm hai biến số.

b. Mô tả vắn tắt học phần

Học phần cung cấp cho người họccác kiến thức cơ bảncủa giải tích hàm một biến, hai

biếnvà lý thuyết chuỗi số. Học phần nhằm giúp cho người học có nền tảng kiến thức

đểtiếp thu kiến thức chuyên ngành một cách hiệu quả.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C): Không

d. Yêu cầu khác

- Tham gia ít nhất 80% thời lượng trên lớp.

- Thực hiện đầy đủ các bài kiểm tra và bài tập.

6. Chuẩn đầu ra của học phần Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Tính được đạo hàm và các ứng dụng của đạo hàm b1

2 Xét được sự hội tụ của tích phân suy rộng, chuỗi số b1

3 Tìm được cực trị hàm hai biến số b1

Ma trận tích hợp chuẩn đầu ra:

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

1 Chương 1.Phép tính vi phân của hàmmột

biến số

1.1Giới hạn của hàm số

1.2 Tính liên tục của hàm số

1.3 Đạo hàm và vi phân.

1.4Ứng dụng đạo hàm

4(2/2) 1 Thuyết giảng,

Thảo luận,

Luyện tập

2 Chương 2.Tích phân

2.1 Nguyên hàm

2.2 Tích phân bất định

2.3 Tích phân xác định

2.4 Tích phân suy rộng

2.5 Ứng dụng của tích phân

8(4/4) 2 Thuyết giảng,

Thảo luận,

Luyện tập

Page 73: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

67

3 Chương 4.Chuỗi số

4.1Đại cương về chuỗi số

4.2 Chuỗi số dương

4.3 Chuỗi có dấu bất kỳ

8(4/4) 2 Thuyết giảng,

Thảo luận,

Luyện tập

4 Chương 3. Phép tính vi phân của hàm hai

biến số

3.1 Đạo hàm riêng

3.2 Vi phân

3.3 Cực trị hàm hai biến

10(5/5) 3 Thuyết giảng,

Thảo luận,

Luyện tập

8. Phương pháp đánh giá a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Bài kiểm tra thường xuyên 1 20

Giữa kỳ (trắc nghiệm) 80

2 Giữa kỳ (trắc nghiệm) 40

Cuối kỳ (trắc nghiệm) 60

3 Bài kiểm tra thường xuyên 2 20

Cuối kỳ (trắc nghiệm) 80

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng, %

Lý thuyết

Đánh giá thường xuyên 20

- Bài kiểm tra thường xuyên 1 10

- Bài kiểm tra thường xuyên 2 10

Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

Thực hành

Bài tập 50

Bài tập 50

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: 04 tháng 06 năm 2018

Giảng viên biên soạn:

ThS. Đỗ Hoài Vũ

Trưởng bộ môn:

ThS.Nguyễn Đức Phương

Page 74: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

68

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: TOÁN CAO CẤP 2 (2113432)

2. Số tín chỉ

Tổng số tín chỉ: 2 Lý thuyết: 1 Thực hành: 1 Tự học: 4

3. Giảng viên phụ trách

ThS. Nguyễn Ngọc Chương

TS. Võ Thị Thanh Hà

TS. Ngô Ngọc Hưng

ThS. Trần Anh Dũng

ThS. Nghiêm Vân Anh

ThS. Đoàn Thị Thanh Xuân

ThS. Lã Ngọc Linh

ThS. Phạm Anh Lộc

ThS. Nguyễn Minh Hải

ThS. Trần Mạnh Tuấn

ThS. Võ Hoàng Trụ

4. Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính

[1] Đoàn Vương Nguyên, Toán cao cấp A2-C2.Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí

Minh(Lưu hành nội bộ), 2017.[100288707]

Tài liệu tham khảo

[1]David C. Lay, Steven R. Lay, Judi J. McDonald.Linear Algebra and Its Applications.

Pearson education limited, 2016. [100287845]

[2] Đỗ Công Khanh, Nguyễn Minh Hằng, Ngô Thu Lương. Đại số tuyến tính. Nhà xuất

bản Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, 2011.[KDT000078]

5. Thông tin về học phần

a. Mục tiêu học phần

Cung cấp cho người học kiến thức về:

- Ma trận.

- Hệ phương trình tuyến tính.

- Không gian vector , ánh xạ tuyến tính.

Nhằm trang bị cho người học một số phương tiện tính toán, phươngpháp giải quyết các

vấn đề, giúp ích cho việc học các môn học khác và cho công việc sau này.

b. Mô tả vắn tắt học phần

- Học phần cung cấp cho người họckiến thức cơ bản về đại số tuyến tính: ma trận, định

thức, hệ phương trình tuyến tính. Ngoài ra, người học còn được tiếp cận kiến thức về

không gian vector .

Page 75: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

69

c. Học phầnhọc trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Không.

d. Yêu cầu khác

Yêu cầu người học:

- Tham gia ít nhất 80% thời lượng trên lớp.

- Thực hiện đầy đủ các bài kiểm tra và bài tập.

6. Chuẩn đầu ra của học phần

Khi hoàn thành môn học, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Thực hiện được các phép toán cơ bản trên ma trận,tính được định thứcvà

giải được hệ phương trình tuyến tính. b1

2 Tìm được cơ sở của không gian vector, và tính được tọa độ củavector theo

cơ sở. b1

3 Tính được ma trận của ánh xạ tuyến tính trongcặp cơ sở, chéo hóa được

ma trận vuông. b1

Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của môn học và chuẩn đầu ra của chương trình đào

tạo.

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

1 Chương 1. Ma trận – Định thức

1.1 Ma trận

1.2 Định thức

8(4/4) 1 Thuyết giảng,

Thảo luận,

Luyện tập

2

Chương 2.Hệ phương trình tuyến tính

2.1 Hệ phương trình tổng quát

2.2 Hệ phương trình thuần nhất

6(3/3) 1 Thuyết giảng,

Thảo luận,

Luyện tập

3 Chương 3. Không gian vector

3.1 Khái niệm không gian vector

3.2 Sự độc lập tuyến tính

3.3 Số chiều, cơ sở

3.4Tọa độ của vector trong một cơ sở

8(4/4) 2 Thuyết giảng,

Thảo luận,

Luyện tập

4 Chương 4.Ánh xạ tuyến tính

4.1 Khái niệm ánh xạ tuyến tính

8(4/4) 3 Thuyết giảng,

Thảo luận,

Page 76: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

70

4.2 Ma trận của ánh xạ tuyến tính

4.3 Trị riêng, vector riêng

4.4 Chéo hóa ma trận vuông

Luyện tập

5 Chương 5. Dạng Toàn Phương

5.1 Khái niệm dạng tòan phương.

5.2 Thuật toán trực chuẩn Gram-Schmidt.

5.3 Đưa dạng toàn phương về dạng chính tắc

0(0/0) Hướng dẫn tự

học

8. Phương pháp đánh giá

Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Bài kiểm tra thường xuyên 1 20

Giữa kỳ (trắc nghiệm) 80

2 Cuối kỳ (trắc nghiệm) 100

3 Bài kiểm tra thường xuyên 2 20

Cuối kỳ (trắc nghiệm) 80

Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Lý thuyết

Đánh giá thường xuyên 20

- Bài kiểm tra thường xuyên 1 10

- Bài kiểm tra thường xuyên 2 10

Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

Thực hành Bài tập 1 50

Bài tập 2 50

Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: 04 tháng 06 năm 2018

Giảng viên biên soạn:

ThS.Đỗ Hoài Vũ

Trưởng bộ môn:

ThS.Nguyễn Đức Phương

Page 77: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

71

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã môn học: KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM (2132001)

2. Số tín chỉ

Tổng số tín chỉ: 2 Lý thuyết: 1 Thực hành: 1 Tự học: 4

3. Giảng viên phụ trách

TS. Nguyễn Thị Ngọc Dung

ThS. Nguyễn Văn Bình

ThS. Nguyễn Thị Châu

ThS. Nguyễn Thị Phương Mai

ThS. Hà Thị Ánh

4. Tài liệu học tập

Sách, giáo trình chính

[1] Nguyễn Thị Ngọc Anh (chủ biên), Phát triển kỹ năng cá nhân 1, Nhà xuất bản Lao

động, 2012. [THT000004].

[2] Steven Lock, Tuyệt chiêu xây dựng nhóm, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân,

2012. [THT000001].

Tài liệu tham khảo

[1] Phan Thị Tố Oanh (chủ biên), Giáo trình Kỹ năng giao tiếp, NXB Đại học Công

nghiệp TP. Hồ Chí Minh, 2017. [153.6GIA-T]

[3] Blair Singer, Xây dựng một nhóm kinh doanh thành công, Nhà xuất bản Trẻ: Tái bản

lần thứ 10, 2017. [THT000002]

[4] Huỳnh Văn Sơn, Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sư phạm, Nhà xuất

bản Giáo dục, 2012. [THT000003]

5. Thông tin về môn học

a. Mục tiêu học phần:

Môn học này giúp sinh viên:

- Tổng hợp được những kiến thức về kỹ năng làm việc nhóm; Thực hiện được một số kỹ

năng, cách thức hoạt động nhóm hiệu quả.

- Vận dụng được kỹ năng làm việc nhóm trong học tập, trong công việc một cách hiệu

quả.

- Hình thành thái độ tích cực trong hoạt động nhóm nhằm đạt hiệu quả cao trong công

việc và trong cuộc sống.

b. Mô tả vắn tắt học phần

Học phần này bao gồm những kiến thức cơ bản trong hoạt động nhóm như: Khái niệm

nhóm, lợi ích và hạn chế của làm việc nhóm; Các nguyên tắc làm việc nhóm; Các mô

hình cơ sở lý thuyết về kỹ năng làm việc nhóm.

Học phần này bao gồm những nội dung thực hành về kỹ năng làm việc nhóm giúp sinh

viên có thể vận dụng được kỹ năng này vào học tập, làm việc trong môi trường đa văn

hóa.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C): Không

Page 78: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

72

d. Yêu cầu khác

- Phương pháp học tập: Sinh viên cần đọc các tài liệu được yêu cầu, hoàn thành bài tập

hàng tuần và thảo luận với bạn, giảng viên giảng dạy trực tiếp nếu gặp khó khan ở bất

kỳ nội dung nào. Trong các giờ học, sinh viên cần chủ động tương tác bằng cách đặt

câu hỏi, cung cấp câu trả lời và tham gia thảo luận trong lớp.

- Phương pháp đánh giá: Sinh viên tham dự học và kiểm tra theo quy chế học vụ hiện

hành của Nhà trường. Sinh viên có trách nhiệm kiểm tra ngày đến hạn của những hoạt

động đánh giá. Những bài tập không được gia hạn thời gian nộp, nếu sinh viên nộp bài

trễ sẽ bị điểm không.

- Đảm bảo sự trung thực trong học thuật: Sinh viên cần phải trích dẫn nguồn tài liệu

tham khảo (nếu có) trong các bài đánh giá và sẽ bị điểm không nếu bị phát hiện đạo

văn dưới bất kỳ hình thức nào.

6. Chuẩn đầu ra môn học

Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Trình bày và giải thích được những kiến thức cơ bản về kỹ năng làm

việc nhóm

e1

2 Thực hiện được các hoạt động làm việc nhóm e1

3 Áp dụng được những kỹ năng cần thiết để làm việc nhóm hiệu quả e1

4 Hình thành được thái độ tích cực, tinh thần đoàn kết trong làm việc

nhóm

e1

Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của môn học và của chương trình đào tạo.

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

4 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

1 Chương 1. Khái quát về Kỹ năng làm

việc nhóm

1.1. Một số khái niệm căn bản

1.2. Quá trình hình thành và phát triển

nhóm

1.3. Mô hình PDCA và tiến trình làm việc

nhóm

1.4. Các hình thức làm việc nhóm

1.5. Vai trò quan trọng của làm việc nhóm

4(3/1)

1

1

1

1

Thuyết giảng

Thảo luận nhóm

Thực hành

Page 79: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

73

2 Chương 2. Kỹ năng thành lập nhóm

làm việc

2.1 Xác định mục tiêu, nhiệm vụ

2.2 Các nguyên tắc thành lập nhóm

2.3 Biểu mẫu thành lập nhóm

2.4 Qui chế hoạt động nhóm

2.5 Một số kỹ năng cần thiết trong thành

lập nhóm làm việc

2.6 Thực hành thành lập nhóm

6(2/4)

1

1

1,2

1,2

1,3,4

2,4

Thuyết giảng

Thảo luận nhóm

Thực hành

3 Chương 3. Kỹ năng lập kế hoạch và tổ

chức nhóm làm việc

3.1 Lập kế hoạch làm việc nhóm

3.2 Tổ chức nhóm làm việc

3.3 Một số kỹ năng cần thiết trong lập kế

hoạch và tổ chức nhóm làm việc

3.4 Thực hành lập kế hoạch và tổ chức

nhóm làm việc

6(3/3)

1

1

1,3,4

2,4

Thuyết giảng

Thảo luận nhóm

Thực hành

4 Chương 4. Kỹ năng điều hành và kiểm

soát nhóm làm việc

4.1 Điều hành nhóm làm việc

4.2 Kiểm soát nhóm làm việc

4.3 Một số kỹ năng cần thiết để điều hành

và kiểm soát nhóm làm việc hiệu quả

4.4 Thực hành điều hành và kiểm soát

nhóm làm việc

6(3/3)

1

1

1,3,4

2,4

Thuyết giảng

Thảo luận nhóm

Thực hành

5 Chương 5. Kỹ năng làm việc nhóm toàn

cầu

5.1 Khái quát về nhóm toàn cầu

5.2 Ngôn ngữ, cử chỉ trong môi trường đa

văn hóa

5.3 Điều hành nhóm làm việc toàn cầu.

5.4 Mô hình CAAP

5.5 Thực hành kỹ năng làm việc nhóm

toàn cầu

6(3/3)

1

1,3,4

1,2,4

1

2,4

Thuyết giảng

Thảo luận nhóm

Thực hành

6 Chương 6. Kỹ năng làm việc nhóm trực

tuyến (ảo)

6.1 Đặc điểm công nghệ của làm việc

1.3,4

Thuyết giảng

Page 80: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

74

nhóm trực tuyến

6.2 Huấn luyện nhóm làm việc trực tuyến

6.3 Điều hành và kiểm soát nhóm làm việc

trực tuyến

6.4 Thực hành làm việc nhóm trực tuyến

2(1/1)

2,4

2,4

2,4

Thảo luận nhóm

Thực hành

8. Phương pháp đánh giá

a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Bài tập trên lớp (tự luận) 25

Bài tập về nhà (tự luận) 25

Kiểm tra thường kỳ (tự luận) 50

2 Thực hành trên lớp 50

Kiểm tra giữa kỳ (tự luận) 50

3 Thực hành trên lớp 50

Kiểm tra cuối kỳ (tự luận) 50

4 Thực hành trên lớp 50

Báo cáo/ thuyết trình 50

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Lý thuyết

Đánh giá thường xuyên 20

Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

Thực hành Thực hành trên lớp 50

Báo cáo/ thuyết trình 50

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn:

ThS. Nguyễn Văn Bình

ThS. Nguyễn Thị Châu

Trưởng bộ môn:

ThS. Nguyễn Thị Châu

Page 81: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

75

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

(2113433)

2. Số tín chỉ

Tổng số tín chỉ: 2 Lý thuyết: 1 Thực hành: 1 Tự học: 4

3. Giảng viên phụ trách

TS. Nguyễn Thị Thu Trang

TS. Đặng Hữu Phúc

PGS. TS. Đinh Đại Gái

TS. Nguyễn Thanh Bình

TS. Huỳnh Thị Bích Phượng

ThS. Trần Anh Dũng

ThS. Bùi Huy Khôi

4. Tài liệu học tập

Sách, giáo trình chính

[1] Vũ Cao Đàm. Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Tái bản lần thứ

bảy. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2015. [100286811 - 100286830]

Tài liệu tham khảo

[1] Võ Thị Ngọc Lan, Nguyễn Văn Tuấn. Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa

học giáo dục. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh,

2015. [KCB 000002]

[2] Nguyễn Đình Thọ. Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh.

Tái bản lần thứ hai. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính, 2014. [100279998 - 100280007]

5. Thông tin về học phần

a. Mục tiêu học phần

Sau khi học xong học phần người học:

- Có các kiến thức cơ bản về nghiên cứu khoa học, các phương pháp nghiên cứu khoa

học và trình tự logic tiến hành một nghiên cứu khoa học;

- Có một số kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng đọc, viết học thuật, và một số kỹ năng tư duy;

- Có ý thức học tập tích cực, có thái độ trung thực trong nghiên cứu khoa học.

b. Mô tả vắn tắt học phần

Nội dung của môn học bao gồm các khái niệm cơ bản, quy trình và các phương pháp

thường sử dụng trong nghiên cứu khoa học. Môn học cũng hướng đến việc phát triển

cho sinh viên các kỹ năng học thuật và nghiên cứu cơ bản như kỹ năng đọc, viết học

thuật, kỹ năng tư duy, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kỹ năng thu thập và xử lý

dữ liệu. Sinh viên có thể vận dụng các kiến thức và kỹ năng được học để thực hiện các

đồ án môn học hay đồ án tốt nghiệp, luận văn tốt nghiệp một cách khoa học và hiệu quả.

Sinh viên cũng có thể sử dụng các kiến thức và kỹ năng này để tiến hành các nghiên cứu

khoa học trong học tập cũng như trong công việc sau này.

Page 82: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

76

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Không có

d. Yêu cầu khác: Sinh viên có mặt trên 80% thời lượng môn học, tích cực tham gia vào

các hoạt động nhóm, thực hiện đầy đủ các bài tập, bài kiểm tra.

6. Chuẩn đầu ra của học phần

Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Giải thích được các khái niệm cơ bản về nghiên cứu khoa học,

phương pháp và quy trình nghiên cứu khoa học

j1

2 Vận dụng các kiến thức và kỹ năng đã học để xây dựng đề cương

nghiên cứu

h2

3 Có thái độ tích cực, chuyên cần trong học tập, trung thực trong

nghiên cứu khoa học

i2

Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của học phần và chuẩn đầu ra của chương trình đào

tạo

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

1 Chương 1. Đại cương về khoa học và

nghiên cứu khoa học

1.1 Khoa học

1.2 Nghiên cứu khoa học

1.3 Phương pháp nghiên cứu khoa học

1.4 Trình tự logic nghiên cứu khoa học

4 (4/0)

1, 3 - Thuyết giảng

- Thảo luận

2 Chương 2. Xác định vấn đề nghiên cứu

2.1 Xác định vấn đề nghiên cứu

2.2 Đặt giả thuyết nghiên cứu

2.3 Xây dựng cơ sở lý thuyết cho vấn đề

nghiên cứu

7 (3/4)

2, 3

- Thuyết giảng

- Bài tập

nhóm

3

Chương 3. Thu thập dữ liệu

3.1 Các phương pháp thu thập dữ liệu

3.2 Thiết kế bảng khảo sát

3.3 Chọn mẫu

7 (2/5) 1, 2, 3

- Thuyết giảng

- Bài tập

nhóm

4 Chương 4. Xây dựng đề cương nghiên cứu 5 (2/3) 2, 3 - Thuyết giảng

Page 83: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

77

4.1 Khái niệm ‘Đề cương nghiên cứu’

4.2 Các thành tố cơ bản trong đề cương

nghiên cứu

4.3 Viết đề cương nghiên cứu

- Bài tập

nhóm

- Thuyết trình

5

Chương 5. Xử lý dữ liệu

5.1 Hiệu chỉnh và chuẩn bị dữ liệu

5.2 Phân tích dữ liệu

5.3 Trình bày kết quả phân tích dữ liệu

5 (2/3) 2, 3 - Thuyết giảng

- Bài tập

nhóm

6 Chương 6. Công bố kết quả nghiên cứu

6.1 Bài báo khoa học

6.2 Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học

6.3 Luận văn khoa học

6.4 Thuyết trình khoa học

2 (2/0) 1, 3 - Thuyết giảng

- Thảo luận

8. Phương pháp đánh giá

a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Kiểm tra thường xuyên (tự luận) 40

Giữa kỳ (tự luận) 60

2 Bài tập nhóm 1 15

Bài tập nhóm 2 15

Giữa kỳ (tự luận) 20

Cuối kỳ (tiểu luận nhóm) 50

3 Chuyên cần (điểm danh) 30

Bài tập nhóm 1, 2 (tích cực tham gia hoạt động nhóm) 40

Cuối kỳ (không đạo văn) 30

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Lý thuyết

Đánh giá thường xuyên 20

- Kiểm tra thường xuyên (tự luận) 10

- Hoạt động khác (chuyên cần, tích cực trong hoạt động

nhóm)

10

Kiểm tra giữa kỳ (tự luận) 30

Kiểm tra cuối kỳ (tiểu luận nhóm ) 50

Thực hành Bài tập nhóm 1 50

Bài tập nhóm 2 50

Page 84: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

78

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn:

TS. Nguyễn Thị Thu Trang

Trưởng bộ môn:

TS. Nguyễn Thị Thu Trang

Page 85: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

79

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: GIÁO DỤC THỂ CHẤT 1 ( 2120405)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 2 Lý thuyết: 0 Thực hành: 2 Tự học: 4

3. Giảng viên phụ trách ThS. Nguyễn Minh Luận;

ThS. Nguyễn Phúc Thanh Phong;

ThS. Tạ Hồng Hà;

ThS. NguyễnThanh Liêm;

ThS. Trần Văn Tưởng;

ThS. Nguyễn Lâm Văn Luật;

4. Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính

[1] Giáo dục Đại học đại cương – Bộ Giáo dục và Đào tạo. [TQP 000001]

[2] Giáo dục Thể chất – Bộ Giáo dục và Đào tạo. [TQP 000002]

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Công Hân. Hướng dẫn Tập luyện kỹ năng các môn thể thao trong trường

học. Nhà xuất bản Thể dục Thể thao 2017. [TQP 000003]

[2] Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Kim Thanh, Nguyễn Khắc Ngọc, Võ Đức Phùng, Võ

Đại Cương. Điền kinh. Nhà xuất bản Trường Đại học Thể dục Thể thao. [TQP 000004]

[3] Tổ Điền kinh Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao TP. HCM. Giáo trình Điền

kinh. Hà Nội: Nhà xuất bản Thể dục Thể thao, 2007. [TQP 000005]

5. Thông tin về học phần a. Mục tiêu học phần

- Trình bày được những kiến thức cơ bản của bô môn Điền kinh.

- Thực hiện được những kỹ năng cơ bản môn chạy cự ly ngắn, nhảy cao.

- Vận dụng được kiến thức nền để tiếp thu kiến thức các môn thể thao chuyên sâu

b. Mô tả vắn tắt học phần

Lý thuyết:

- Kiến thức về bộ môn Điền kinh

- Nguyên tắc, phương pháp tập luyện môn Điền kinh nói riêng, tự tập luyện thể dục thể

thao nói chung.

Thực hành:

- Kỹ năng môn chạy cự ly ngắn.

- Kỹ năng môn nhảy cao kiểu “Úp Bung”.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Không.

Page 86: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

80

d. Yêu cầu khác

Sinh viên không mắc các bệnh về hệ tim mạch, đường huyết

6. Chuẩn đầu ra của học phần

Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Thực hiện được kỹ thuật của môn chạy cự ly ngắn, môn nhảy cao kiểu

“Úp bụng”

i1

2 Trình bày được nguyên tắc, phương pháp tập luyện môn Điền kinh i1

3 Thái độ học tập: chuyên cần, tự giác, tích cực trong tập luyện i1

Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của môn học và chuẩn đầu ra của chương trình đào

tạo.

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

1 Chương 1. Chạy cự ly ngăn

1.1 Chạy ngắn.

1.1.1 Giới thiệu

1.1.2 Khổi động chung;chuyên môn

1.1.3 Giới thiệu các động tác bổ trợ;

1.1.4 Thực hiện động tác bổ trợ;

1.2 Kỹ thuật xuất phát thấp.

1.2.1 Ôn động tác bổ trợ;

1.2.2 Kỹ thuật xuất phát thấp;

1.2.3 Thực hiện các bước xuất, chạy lao

1.3 Hoàn chỉnh kỹ thuật chạy ngắn

1.3.1 Kỹ thuật chạy giữa quãng;

1.3.2 Chạy tăng tốc 30 m- 60m;

1.3.3 Kỹ thuật về đích;

20

5

5

5

1

Giảng giải:

Dùng tài liệu,

lời nói.

Trực quan:

Tranh ảnh và

làm mẫu các

động tác

Thực hành

phân đoạn và

hoàn chỉnh

động tác

Page 87: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

81

1.4 Kiểm tra chạy cự ly ngắn

5

Sửa chửa động

tác sai

2 Chương 2. Nhảy cao kiểu << Úp bụng>>

2.1 Nhảy cao

2.1.1 Phân tích động tác nhảy cao kiểu << Úp

bụng>>

2.1.2 Các phương pháp chạy, nhảy qua xà;

2.1.3 Thực hành động tác giậm nhảy;

2.2. Kỹ thuật giậm nhảy

2.2.1 Ôn 3 bước thực hiện giậm nhảy;

2.2.2 Thực hành chạy đà 3 bước giậm nhảy;

2.2.3 Thựchành chạy đà giậm nhảy nhưng

không qua xà;

2.3 Kỹ thuật rơi xuống đất

2.3.1 Giới thiệu;

2.3.2 Một bước thực hiện giậm nhảy qua xà

thấp kiểu << Úp bụng>>

2.3.2 Ba bước thực hiện giậm nhảy cao kiểu << Úp bụng>>;

2.3.3 Nâng xà lên dần;

2.4 Chạy đà 3 bước qua xà mức trung bình

2.4.1 Nam 1,20m, nữ 1,00m

2.4.2 Kéo dài đà nhảy cao << Úp bụng>>

2.4.3 Nâng xà lên

2.5 Nâng xà lên dần, kéo dài đà, nhảy cao

kiểu << Úp bụng>>

2.5.1 Chỉnh sửa kỷ thuật qua xà kiểu << Úp

bụng>>;

2.5.2 Chỉnh sửa bước chạy đà cho phù hợp;

2.6 Hoàn chỉnh kỹ thuật nhảy cao kiểu << Úp

bụng>> không có đà

2.6.1 Ổn định đà;

2.62 Hoàn chỉnh kỹ thuật

2.7 Hoàn chỉnh kỹ thuận nhảy cao kiểu <<

40

5

5

5

5

5

5

2

Giảng giải:

Dùng tài liệu,

lời nói.

Trực quan:

Tranh ảnh và

làm mẫu các

động tác

Thực hành

phân đoạn và

hoàn chỉnh

động tác

Thực hành

phân đoạn và

hoàn chỉnh

động tác

Sửa chửa động

tác sai

Page 88: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

82

Úp bụng>> có đà

2.7.1 Nâng xà lên dần;

2.7.2 Hướng dẫn cách tổ chức kiểm tra,

kiểm tra thử;

2.8. Kiểm tra nhảy cao kiểu <, Úp bụng>>

5

5

Hoàn chỉnh

động tác nhảy

cao

8. Phương pháp đánh giá a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Kiểm tra thường xuyên (vấn đáp) 30

Bài kiểm tra kết thúc nhảy cao, chạy ngắn 70

2 Kiểm tra thường xuyên (vấn đáp) 50

Bài kiểm tra kết thúc môn về lý thuyết (vấn đáp) 50

3 Điểm danh 50

Quan sát 50

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Thực hành Thành tích 100

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: 15 tháng 3 năm 2018

Giảng viên biên soạn:

ThS. Nguyễn Minh Luận

Trưởng đơn vị đào tạo:

ThS. Nguyễn Minh Luận

Page 89: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

83

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: GIÁO DỤC THỂ CHẤT 2 (2120406)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 2 Lý thuyết: 0 Thực hành: 2 Tự học: 4

3. Giảng viên phụ trách ThS. Nguyễn Minh Luận

ThS. Nguyễn Phúc Thanh Phong

ThS. Tạ Hồng Hà

ThS. NguyễnThanh Liêm

ThS. Trần Văn Tưởng

ThS. Nguyễn Lâm Văn Luật

4. Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giáo dục Đại học đại cương. [TQP 000001]

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giáo dục Thể chất. [TQP 000002]

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Công Hân. Hướng dẫn Tập luyện kỹ năng các môn thể thao trong trường

học. Nhà xuất bản Thể dục Thể thao, 2017. [TQP 000003]

[2] Ủy ban Thể dục thể thao. Luật bóng đá. Hà Nội: Nhà xuất bản Thể dục Thể thao,

2009. [TQP 000006]

[3] Ủy ban Thể dục thể thao. Luật bóng chuyền. Hà Nội: Nhà xuất bản Thể dục Thể

thao, 2009. [TQP 000007]

[4] Ủy ban Thể dục thể thao. Luật bóng rổ. Hà Nội: Nhà xuất bản Thể dục Thể thao,

2009. [QP 000008]

5. Thông tin về học phần a. Mục tiêu học phần

- Trình bày được những kiến thức cơ bản của môn thể thao đã chọn.

- Thực hiện được những kỹ thuật cơ bản của môn đã chọn.

- Vân dụng những kiến thức đã học về : Luật thi đấu, thể thức thi đấu, cách tổ chức giải

để tổ chức một giải thể thao phong trào.

b. Mô tả vắn tắt học phần

* Chọn một trong các môn: Bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ...

- Kiến thức cơ bản về môn thể thao đã chọn.

- Kỹ năng cơ bản khi chơi môn thể thao đã chọn.

- Kiến thức về kỹ, chiến thuật cơ bản, luật thi đấu, thể thức thi đấu, phương pháp làm

trọng tài và tổ chức một giải thể thao phong trào.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Giáo dục thể chất 1 (2120405) (A)

Page 90: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

84

d. Yêu cầu khác

Sinh viên không mắc các bệnh về hệ tim mạch, đường huyết….

6. Chuẩn đầu ra của học phần Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Thực hiện được những kỹ thuật cơ bản của môn thể thao đã chọn. i1

2 Trình bày được một số điều luật thi đấu, một vài thể thức thi đấu

của một giải thể thao phong trào.

i1

3 Thái độ học tập: chuyên cần, tự giác, tích cực trong tập luyện i2

Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của môn học và chuẩn đầu ra của chương trình đào

tạo.

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy: (Chọn 1 trong các môn sau: bóng đá,

bóng chuyền, bóng rổ)

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

1 MÔN BÓNG ĐÁ

Chương 1. Kỹ thuật, chiến thuật cơ bản

1.1 Lịch sử môn bóng đá, kỹ thuật cơ bản

1.1.1 Giới thiệu

1.1.2 Khổi động chung;chuyên môn

1.1.3 Giới thiệu các động tác đá bóng cơ

bản

1.2 Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân, mu

trong, má ngoài

1.2.1 Kỹ thuật dừng bóng

1.2.2 Kỹ thuật dừng bóng kết hợp đá bóng

bằng long bàn chân, mu trong, má

ngoài

1.3 Ôn các kỹ thuật đã học

60

5

5

1

Giảng giải và

làm mẫu.

Tập luyện và

sửa chữa động

tác sai

Page 91: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

85

1.3.1 Ôn kỹ thuật đá bóng bằng long, mu

trong, má ngoài

1.3.2 Ôn kỹ thuật dừng bóng kết hợp dẫn

bóng

1.3.3 Kỹ thuật đánh đầu, kỹ thuật ném biên

1.4 Kỹ thuật động tác tranh cướp bóng

1.4.1 Ôn kỹ thuật ném biên

1.4.2 Ôn kỹ thuật đánh đầu

1.4.3 Thực hiện kỹ thuật tranh cướp bóng

1.5 Kỹ thuật qua người, Động tác giả

1.5.1 Ôn kỹ thuật tranh cướp bóng

1.5.2 Kỹ thuật qua người

1.5.3 Kỹ thuật thực hiện động tác giả

1.6 Chiến thuật và các nội dung kiểm tra

1.6.1 Chiến thuật tấn công, phòng thủ

1.6.2 Kết thúc bóng ở chấm phạt 11m

1.6.3 Dẫn bóng qua cọc sút cầu môn

1.6.4 Thực hành các nội dung kiểm tra,

5

5

5

5

Giảng giải và

làm mẫu.

2 Chương 2. Luật thi đấu, phương pháp làm

trọng tài

2.1 Luật thi đấu

2.1.1 Luật thi đấu sân mini (5 người), 7

người

2.1.2 Luật thi đấu sân 11 người

2.2. Phương pháp làm trọng tài

2.2.1 Các động tác báo lỗi của trọng tài bóng

đá

2.2.2 Cách làm trọng tài

2.2.3 Các thể thức thi đấu đơn giản để tổ

chức các giải phong trào

2.3 Chia đội- Thi đấu – Thực hành trọng tài

2.3.1 Chia đội, thi đấu;

2.3.2 Thi đấu , phân công trọng tài, điều hành

trận đấu

2.3.3 Phân tích, rút kinh nghiệm cách làm

trọng tài;

2.4 Phương pháp tổ chức giải thể thao phong

trào.

5

5

5

2

Giảng giải:

Dùng tài liệu,

lời nói.

Thảo luận

Phân công công

việc cho từng

thành viên

Page 92: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

86

2.4.1 Các thể thức đơn giản;

2.4.2 Thực hành tổ chức 1 giải bóng đá

2.5 Kiểm tra

5

10

Thực hành

Làm công tác tổ

chức, trọng tài

1 MÔN BÓNG CHUYỀN

Chương 1. Kỹ thuật, chiến thuật cơ bản

1.1 Lịch sử môn bóng chuyền, kỹ thuật cơ

bản

1.1.1 Giới thiệu

1.1.2 Khổi động chung;chuyên môn

1.1.3 Giới thiệu kỹ thuật đệm bóng, chuyền

bóng;

1.2 Ôn kỹ thuật đệm bóng , chuyền bóng

1.2.1 Thực hiện kỹ thuật phát bóng cơ bản

1.2.2 Kỹ thuật phát bóng thấp tay, cao tay

1.3 Kỹ thuật đáp bóng

1.3.1 Ôn kỹ thuật phát bóng

1.3.2 Ôn kỹ thuật chuyền bóng cao tay

1.3.3 Kết hợp chuyền bóng và đập bóng

1.4 Chiến thuật thi đấu trong bóng chuyền

1.4.1 Chiến thuật phòng thủ

1.4.2 Chiến thuật tấn công

1.5 Ôn Tất cả các kỹ thuật đã học, chia đội

thi đấu

1.5.1 Ôn kỹ thuật thực hiện trong thi đấu

bóng chuyền

1.5.2 Chia đội thi đấu

1.6 Thực hành các nội dung kiểm tra,

1.6.1 Chuyền bóng, đệm bóng

1.6.2 Phát bóng vào ô quy định

60

5

5

5

5

5

5

1

Giảng giải:

Dùng tài liệu,

lời nói.

Trực quan:

Tranh ảnh và

làm mẫu các

động tác

Tập luyện

Giảng giải:

Dùng tài liệu,

lời nói.

Tập luyện

2 Chương 2. Luật thi đấu, phương pháp làm

trọng tài

2.1 Luật thi đấu

2.1.1 Luật thi đấu bóng chuyền bãi biển

2.1.2 Luật thi đấu bóng chuyền trong nhà

5

2

Giảng giải:

Dùng tài liệu,

lời nói.

Page 93: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

87

2.2. Phương pháp làm trọng tài

2.2.1 Các động tác báo lỗi của trọng tài bóng

chuyền

2.2.2 Cách làm trọng tài

2.2.3 Các thể thức thi đấu đơn giản để tổ

chức các giải phong trào

2.3 Chia đội- Thi đấu – Thực hành trọng tài

2.3.1 Chia đội, thi đấu;

2.3.2 Thi đấu , phân công trọng tài, điều hành

trận đấu

2.3.3 Phân tích, rút kinh nghiệm cách làm

trọng tài;

2.4 Phương pháp tổ chức giải thể thao phong

trào.

2.4.1 Các thể thức đơn giản;

2.4.2 Thực hành tổ chức 1 giải bóng chuyền

2.5 Kiểm tra

5

5

5

10

Thảo luận

Phân công công

việc cho từng

thành viên

Thực hành

Làm công tác tổ

chức, trọng tài

1 MÔN BÓNG RỔ

Chương 1. Kỹ thuật, chiến thuật cơ bản

1.1 Lịch sử môn bóng rổ, kỹ thuật cơ bản

1.1.1 Giới thiệu

1.1.2 Khổi động chung;chuyên môn

1.1.3 Giới thiệu nguyên lý kỹ thuật các độn

tác vận động trong bòng rổ;

1.2 Kỹ thuật bắt bóng, chuyền bóng tại chỗ

1.2.1 Kỹ thuật bắt bóng

1.2.2 Kỹ thuật chuyền bóng thấp, cao tay

1.2.3 Kỹ thuật dằn bóng tại chỗ

1.3 Kỹ thuật dẫn bóng

1.3.1 Kỹ thuật dẫn bóng tư thế trung bình

1.3.2 Kỹ thuật dẫn bóng tư thế cao

1.3.3 Kỹ thuật dẫn bóng tư thế thấp;

1.3.4 Kỹ thuật dẫn bóng qua người;

1.4 Ôn những kỹ thuật đã học

60

5

5

5

1

Giảng giải:

Dùng tài liệu,

lời nói.

Trực quan:

Tranh ảnh và

làm mẫu các

động tác

Thực hành

Page 94: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

88

1.4.1 Ôn kỹ thuật chuyền bóng

1.4.2 Ôn kỹ thuật dẫn bóng

1.4.3 Phối hợp 2 người dẫn bóng và chuyền

bóng cho nhau

1.5 Luật bóng rỗ và thiết bị sân bãi

1.5.1 Ôn kỹ thuật dẫn bóng

1.5.2 Kỹ thuật dẫn bóng tránh né đối

phương, chuyển hướng

1.5.3 Kỹ thuật dẫn bóng qua cọc, ném rổ

1.5.4 Kỹ thuật dẫn bóng tốc độ cao;

1.6 Thực hành các nội dung kiểm tra:

1.6.1 Kỹ thuật ném rổ tại chỗ bằng hai tay

1.6.2 Kỹ thuật ném rổ tại chỗ bằng một tay

trên vai;

1.6.3 Kỹ thuật hai bước lên ném rỗ bằng 1

tay

5

5

5

Sửa chửa sai

lầm thường mắc

Chương 2. Luật thi đấu, phương pháp làm

trọng tài

2.1 Luật thi đấu.

2.2. Phương pháp làm trọng tài

2.2.1 Các động tác báo lỗi của trọng tài bóng

rổ

2.2.2 Cách làm trọng tài

2.2.3 Các thể thức thi đấu đơn giản để tổ

chức các giải phong trào

2.3 Chia đội- Thi đấu – Thực hành trọng tài

2.3.1 Chia đội, thi đấu;

2.3.2 Thi đấu , phân công trọng tài, điều hành

trận đấu

2.3.3 Phân tích, rút kinh nghiệm cách làm

trọng tài;

2.4 Phương pháp tổ chức giải thể thao phong

trào.

2.4.1 Các thể thức đơn giản;

2.4.2 Thực hành tổ chức 1 giải bóng rổ

2.5 Kiểm tra

5

5

5

5

10

2

Giảng giải:

Dùng tài liệu,

lời nói.

Thảo luận

Phân công công

việc cho từng

thành viên

Thực hành làm

công tác tổ

chức, trọng tài

Page 95: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

89

2.5.1 Phổ biến nội dung kiểm tra

2.5.2 Cách tổ chức kiểm tra.

8. Phương pháp đánh giá

a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Bài kiểm tra thường xuyên theo môn tư chọn 50

Bài kiểm tra kết thúc theo môn tư chọn 50

2 Bài kiểm tra thường xuyên (vấn đáp) 50

Bài kiểm tra lý thuyết theo môn tư chọn 50

3 Điểm danh 50

Quan sát 50

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Thực hành Thành tích 100

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn:

ThS. Nguyễn Minh Luận

Trưởng bộ môn:

ThS. Nguyễn Minh Luận

Page 96: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

90

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH 1 (2120501)

2. Số tín chỉ

Tổng số tín chỉ: 4 Lý thuyết: 4 Thực hành: 0 Tự học: 8

3. Giảng viên phụ trách

ThS. Nguyễn Quy Hưng

CN. Phạm Ngọc Anh

CN. Nguyễn Anh Hùng

CN. Nguyễn Đình Hà

CN. Phan Cảnh Tứ

4. Tài liệu học tập

Sách, giáo trình chính

[1] Giáo trình Giáo dục Quốc phòng - An ninh tập 1. Nhà xuất bản Giáo dục, 2008

[100179781]

Tài liệu tham khảo

[1] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật Dân quân tự vệ. 2009.

[2] Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật biển Việt Nam. 2012.

[3] Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật giáo dục quốc phòng và

an ninh. 2013.

5. Thông tin về học phần

a. Mục tiêu học phần

- Môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh 1 giúp sinh viên hiểu, biết những kiến thức

cơ bản về đường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của

Nhà nước về công tác quốc phòng và an ninh trong tình hình mới.

- Xây dựng cho sinh viên có ý thức, thái độ, trách nhiệm, trong xây dựng nền quốc

phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

b. Mô tả vắn tắt học phần

- Môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh 1 gồm 2 học phần: Đường lối quân sự của

Đảng Cộng sản Việt Nam và Công tác quốc phòng và an ninh.

- Nội dung của môn học được luật định, thể hiện rõ đường lối giáo dục của Đảng, công

tác quản lí Nhà nước về quốc phòng và an ninh, bao gồm những kiến thức khoa học tự

nhiên, khoa học kỹ thuật quân sự, được thể chế hóa bằng các văn bản quy phạm pháp

luật của Nhà nước, giúp sinh viên thực hiện được mục tiêu “hình thành và bồi dưỡng

Page 97: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

91

nhân cách, năng lực, phẩm chất đạo đức của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Không.

d. Yêu cầu khác

- Dự lớp: từ 80% trở lên.

- Thực hiện các yêu cầu khác theo yêu cầu của giảng viên.

6. Chuẩn đầu ra của học phần

Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Trình bày được những nội dung, kiến thức cơ bản về đường lối quốc

phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam.

i1

2 Phân tích được những nội dung về đường lối quân sự của Đảng, Nhà

nước về xây dựng nền quốc phòng toàn dân , an ninh nhân dân, vững

mạnh.

i1

3 Vận dụng được những kiến thức cơ bản về đường lối quân sự của

Đảng và công tác quốc phòng, an ninh trong tình hình mới.

i1

Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của môn học và chuẩn đầu ra của chương trình đào

tạo.

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

1 Bài 1. Đối tượng và phương pháp nghiên

cứu môn học.

1.1 Đối tượng nghiên cứu

1.2 Phương pháp luận và các phương pháp

nghiên cứu

1.3 Giới thiệu về môn học giáo dục quốc

phòng-an ninh

2 1,2,3 Thuyết trình

Thảo luận nhóm

Page 98: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

92

2 Bài 2. Quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa

Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về

chiến tranh,quân đội và bảo vệ Tổ quốc

2.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh

2.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh về quân đội

2.3 Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về

bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

2.4 Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ

quốc xã hội chủ nghĩa

6 1,3 Thuyết trình

Thảo luận nhóm

3 Bài 3. Xây dựng nền quốc phòng toàn

dân, an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc

Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

3.1 Vị trí, đặc trưng nề quốc phòng toàn

dân, an ninh nhân dân

3.2 Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an

ninh nhân dân vững mạnh để bảo vệ Tổ

quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

3.3 Một số biện pháp chính xây dựng nền

quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân

hiện nay

4 1,2 Thuyết trình

Thảo luận nhóm

4 Bài 4. Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ

quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

4.1 Những vấn đề chung về chiến tranh

nhân dân bảo vệ Tổ quốc.

4.2 Quan điểm của Đảng ta trong chiến

tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.

4.3 Một số nội dung chủ yếu của chiến

tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc

4 1,3 Thuyết trình

Thảo luận nhóm

5 Bài 5. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân

dân Việt Nam

5.1 Đặc điểm và những quan điểm nguyên

tắc cơ bản xây dựng lực lượng vũ trang

nhân dân

5.2 Phương hướng xây dựng lực lượng vũ

trang nhân dân trong giai đoạn mới.

5.3 Những biện pháp chủ yêu xây dựng lực

lượng vũ trang nhân dân.

4 1,2,3 Thuyết trình

Thảo luận nhóm

6 Bài 6. Kết hợp phát triển kinh tế, xã hội

với tăng cường quốc phòng, an ninh và

đối ngoại.

6.1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc kết

4 1,3 Thuyết trình

Thảo luận nhóm

Page 99: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

93

hợp phát triển kinh tế với tăng cường

củng cố quốc phòng , an ninh ở Việt

Nam.

6.2 Nội dung kết hợp phát triển kinh tế xã

hội với tăng cường củng cố quốc phong

, an ninh và đối ngoại ở nước ta hiện

nay.

6.3 Một số giải pháp chủ yếu thực hiện kết

hợp phát triển kinh tế xã hội gắn với

tăng cường củng cố quốc phòng an

ninh.

7 Bài 7. Những vấn đề cơ bản về lịch sử

nghệ thuật quân sự Việt Nam

7.1 Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc

của ông cha ta.

7.2 Nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có

Đảng lãnh đạo.

7.3 Vận dụng một số bài học kinh nghiệm

về nghệ thuật quân sự vào sự nghiệp

bảo vệ tổ quốc trong thời kì mới và

trách nhiệm của sinh viên

6 1,3 Thuyết trình

Thảo luận nhóm

8 Bài 8. Phòng, chống chiến lược “ diễn

biến hòa binh” bạo loạn lật đổ của các

thế lực thù địch đối với cách mạng Việt

Nam

8.1 Chiến lược “ diễn biến hòa bình” bạo

loạn lật đổ của các thế lực thù địch

chống phá chủ nghĩa xã hội.

8.2 Chiến lược diễn biến hòa bình bạo laojn

lật đổ của các thế lực thù địch chống

phá Cách mạng Việt Nam.

8.3 Mục tiêu, nhiệm vụ, quan điểm và

phương châm phòng chống chiến lược

“diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ

của Đảng, nhà nước ta.

8.4 Những giải pháp phòng chống chiến

lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật

đổ ở Việt Nam hiện nay.

4 1,2,3 Thuyết trình

Thảo luận nhóm

9 Bài 9. Xây dựng lực lượng dân quân tự

vệ, lực lượng dự bị động viên và động

viên công nghiệp quốc phòng.

9.1 Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ.

9.2 Xây dựng lực lượng dự bị động viên.

6 2,3 Thuyết trình

Thảo luận

nhóm

Page 100: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

94

9.3 Động viên công nghiệp quốc phòng

10 Bài 10. Xây dựng và bảo vệ chủ quyền

biển, đảo, biên giới quốc gia trong tình

hình mới.

10.1 Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh

thổ quốc gia.

10.2 Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia.

10.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta

về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh

thổ, biên giới quốc gia.

4

1,2,3

Thuyết trình

Thảo luận

nhóm

11 Bài 11. Một số nội dung cơ bản về dân

tộc, tôn giáo, đấu tranh phòng chống các

thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc,

tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam.

11.1 Một số vấn đề cơ bản về dân tộc

11.2 Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo

11.3 Đấu tranh phòng chống địch lợi dụng

vấn đề dân tộc và tôn giáo chống phá

cách mạng Việt Nam

4 1,2,3 Thuyết trình

Thảo luận

nhóm

12 Bài 12. Những vấn đề cơ bản về bảo vệ

an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an

toàn xã hội.

12.1 Các khái niệm và nội dung cơ bản về

bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự,

an toàn xã hội.

12.2 Tình hình an ninh quốc gia và trật tự,

an toàn xã hội.

12.3 Dự báo tình hình an ninh quốc gia, trật

tự an toàn xã hội trong thời gian tới.

12.4 Đối tác và đối tượng đấu tranh trong

công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ

gìn trật tự an toàn xã hội.

12.5 Một số quan điểm của Đảng, nhà nước

trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia,

trật tự an toàn xã hội.

12.6 Vai trò, trách nhiệm của sinh viên

trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia

và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

4 2,3 Thuyết trình

Thảo luận

nhóm

13 Bài 13. Những vấn đề cơ bản về đấu

tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã

hội.

13.1 Những vấn đề cơ bản về phòng chống

tội phạm

2 2,3 Thuyết trình

Thảo luận

nhóm

Page 101: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

95

13.2 Công tác phòng chống tệ nạn xã hội.

14 Bài 14. Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

14.1 Nhận thức chung về phong trào toàn

dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

14.2 Nội dung phương pháp xây dựng

phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ

quốc.

14.3 Trách nhiệm của sinh viên trong việc

tham gia xây dựng phong trào bảo vệ

an ninh Tổ quốc.

2 2,3 Thuyết trình

Thảo luận

nhóm

15 Bài 15. An ninh phi truyền thống và đấu

tranh phòng chống và đe dọa an ninh phi

truyền thống ở Việt Nam.

15.1 Các khái niệm cơ bản.

15.2 Những thách thức và đe dọa an ninh

phi truyền thống.

15.3 Một số giải pháp phòng ngừa ứng phó

với các mối đe dọa an ninh phi truyền

thống ở Việt Nam hiện nay.

4 1,2,3 Thuyết trình

Thảo luận

nhóm

8. Phương pháp đánh giá

a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1

Kiểm tra thường kỳ ( Tự luận ) 20

Bài tập nhóm 10

Kiểm tra giữa kỳ (Tự luận) 30

Kiểm tra cuối kỳ (Tự luận) 40

2 Kiểm tra thường kỳ (Tự luận) 20

Kiểm tra giữa kỳ (Tự luận) 30

Kiểm tra cuối kỳ (Tự luận) 50

3 Bài tập nhóm 10

Kiểm tra giữa kỳ (Tự luận) 40

Kiểm tra cuối kỳ (Tự luận) 50

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Lý thuyết Đánh giá thường xuyên 20

Page 102: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

96

- Kiểm tra thường kỳ (Tự luận) 10

- Bài tập nhóm 10

Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: 01 tháng 06 năm 2018

Giảng viên biên soạn:

CN. Phạm Ngọc Anh

Phó giám đốc TTGDQP&TC:

CN. Phạm Ngọc Anh

Page 103: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

97

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH 2 (2120502)

2. Số tín chỉ

Tổng số tín chỉ: 4 Lý thuyết: 2 Thực hành: 2 Tự học: 8

3. Giảng viên phụ trách

Th.S. Nguyễn Quy Hưng

CN. Phạm Ngọc Anh

CN. Nguyễn Anh Hùng

CN. Nguyễn Đình Hà

CN. Phan Cảnh Tứ

4. Tài liệu học tập

Sách, giáo trình chính

[1] Giáo trình Giáo dục Quốc phòng - An ninh tập 2. Nhà xuất bản Giáo dục, 2008

[100179881]

Tài liệu tham khảo

[1] Sách dạy điều lệnh đội ngũ Quân đội nhân dân Việt Nam. 2013

[2] Bộ tổng tham mưu. Sách dạy bắn súng tiểu liên AK, K54 Cục quân huấn. 2014

[3] Bộ tổng tham mưu. Giáo trình kiểm tra kĩ thuật chiến đấu bộ binh, Cục quân huấn.

2014.

5. Thông tin về học phần

a. Mục tiêu học phần

- Môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh 2 trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ

bản về phòng thủ dân sự và các kỹ năng thực hành về quân sự, hiểu được lịch sử và

truyền thống của một số quân, binh chủng quân đội nhân dân Việt Nam sẵn sàng thực

hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Giáo dục cho sinh viên có bản lĩnh, chính trị vững vàng, ý thức trách nhiệm, tác phong

nhanh nhẹn, khoa học, có ý thức tổ chức kỷ luật cao trong sinh hoạt tập thể, cộng đồng

và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam trên mọi cương vị công

tác.

b. Mô tả vắn tắt học phần

- Giáo dục quốc phòng và an ninh 2 gồm 2 học phần: Quân sự chung, chiến thuật, kỹ

thuật bắn súng ngắn, sử dụng lựu đạn và Hiểu biết chung về quân, binh chủng.

- Môn học giáo dục quốc phòng và an ninh 2 bao gồm các kiến thức khoa học kỹ thuật

quân sự, các kỹ năng thực hành, kỹ thuật, chiến thuật quân sự cấp tiểu đội, trung đội,

Page 104: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

98

kỹ thuật bắn súng ngắn, kỹ thuật sử dụng lựu đạn và một số loại vũ khí bộ binh thường

dùng, sẵn sàng tham gia thực hiện các nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Giáo dục quốc phòng và an ninh 1 (2120501) (A)

d. Yêu cầu khác

- Dự lớp: từ 80% trở lên.

- Thực hiện các yêu cầu khác theo yêu cầu của giảng viên.

6. Chuẩn đầu ra của học phần

Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Trình bày được những nội dung, kiến thức, kỹ năng cơ bản, khoa học

kỹ thuật quân sự, lịch sử truyền thống của quân, binh chủng.

i1

2 Phân tích được những nội dung cơ bản về kỹ năng thực hành quân

sự: kỹ thuật, chiến thuật cấp tiểu đội, trung đội, kỹ thuật bắn súng bộ

binh và kỹ thuật sử dụng một số loại lựu đạn .

i1

3 Vận dụng và thực hiện được những kỹ năng cơ bản về quân sự, quốc

phòng, kỹ năng phòng thủ dân sự, kỹ thuật, chiến thuật của tiểu đội,

trung đội, kỹ thuật bắn súng bộ binh và sử dụng một số loại lựu đạn

Việt Nam.

i1

Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của học phần và chuẩn đầu ra của chương trình đào

tạo:

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

1 Bài 1. Đội ngũ đơn vị (trung đội)

1.1 Đội ngũ tiểu đội

1.2 Đội ngũ trung đội.

5(0/5) 1,2 Thuyết trình

Thảo luận

Quan sát

Thực hành

2 Bài 2. Sử dụng bản đồ địa hình quân 8(4/4) 2,3 Thuyết trình

Page 105: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

99

sự

2.1 Khái niệm, ý nghĩa/

2.2 Cơ sở toán học bản đồ địa hình

2.3 Phân loại đặc điểm công dụng bản

đồ địa hình

2.4 Cách chia mảnh, ghi số liệu bản đồ

2.5 Nội dung bản đồ.

2.6 Chắp ghép, dán gấp, bảo quản bản

đồ

2.7 Sử dụng bản đồ

Thảo luận

Quan sát

Thực hành

3 Bài 3. Phòng chống địch tiến công

bằng vũ khí công nghệ cao

3.1 Khái niệm, đặc điểm, thủ đoạn đánh

phá và khả năng sử dụng vũ khí

công nghệ cảo của địch trong chiến

tranh.

3.2 Một số biện pháp phòng chống địch

tiến công hỏa lực bằng vũ khí công

nghệ cao

8(6/2) 1,3 Thuyết trình

Thảo luận

Quan sát

Thực hành

4 Bài 4. Ba môn quân sự phối hợp

4.1 Điều lệ

4.2 Quy tắc thi đấu

6(2/4) 2,3 Thuyết trình

Thảo luận

Quan sát

Thực hành

5 Bài 5. Trung đội bộ binh tiến công

5.1 Nhiệm vụ yêu cầu chiến thuật

5.2 Hành động của tiểu đội sau khi nhận

nhiệm vụ

5.3 Thực hành chiến đấu

5.4 Hành động của trung đội khi chiếm

được mục tiêu.

12(2/10) 2,3 Thuyết trình

Thảo luận

Quan sát

Thực hành

6 Bài 6. Trung đội bộ binh phòng ngự

6.1 Đặc điểm tiến công của địch

6.2 Nhiệm vụ, yêu cầu chiến thuật

6.3 Hành động của trung đội sau khi

nhận nhiệm vụ

6.4 Hành động của trung đội khi thực

hành chiến đấu.

12(2/10) 2,3 Thuyết trình

Thảo luận

Quan sát

Thực hành

7 Bài 7. Kỹ thuật bắn súng BB

7.1 Ngắm bắn

7.2 Tư thế động tác bắn, bắn và thôi bắn

súng ngắn

17(2/15) 1,2,3 Thuyết trình

Thảo luận

Quan sát

Thực hành

Page 106: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

100

8. Phương pháp đánh giá

a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Kiểm tra thường kỳ (Tự luận) 10

Bài tập nhóm 10

Kiểm tra giữa kỳ (Tự luận) 30

Kiểm tra cuối kỳ (Tự luận) 50

2 Kiểm tra thường kỳ (Tự luận) 20

Kiểm tra giữa kỳ (Tự luận) 30

Kiểm tra cuối kỳ (Tự luận) 50

3 Kiểm tra thường kỳ (Thực hành) 20

Kiểm tra giữa kỳ (Thực hành) 30

Kiểm tra cuối kỳ (Thực hành) 50

b. Các thành phần đánh giá

7.3Tập bắn mục tiêu cố định bằng súng

ngắn

8 Bài 8. Thực hành sử dụng một số loại

lựu đạn Việt Nam

8.1 Lựu đạn cán gỗ Việt Nam

8.2 Lựu đạn Phi 1

8.3 Thực hành ném lựu đạn

10(2/8) 1,2,3 Thuyết trình

Thảo luận

Quan sát

Thực hành

9 Bài 9. Giới thiệu chung về tổ chức lực

lượng các quân, binh chủng (theo 4

nhóm ngành)

9.1 Lực lượng quân chủng

9.2 Lực lượng binh chủng

6(6/0) 1,2 Thuyết trình

Thảo luận

10 Bài 10. Lịch sử truyền thống quân,

binh chủng (theo 4 nhóm ngành)

10.1 Lịch sử truyền thống quân chủng

10.2 Lịch sử truyền thống binh chủng

4(4/0) 1,2,3 Thuyết trình

Thảo luận

11 Bài 11. Tham quan các học viện, nhà

trường, đơn vị, bảo tàng…

0(0/0)

12 Bài 12. Thu hoạch

2(0/2) 1,2,3 Viết thu hoạch

theo nhóm, cá

nhân

Page 107: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

101

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Lý thuyết

Đánh giá thường xuyên 20

- Bài kiểm tra thường kỳ/ Tự luận 10

- Bài tập nhóm 10

Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

Thực hành - Kiểm tra thường kỳ (Thực hành) 20

- Bài tập nhóm 20

- Kiểm tra thực hành kỹ năng, kỹ thuật về quân sự 60

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: ngày 01 tháng 06 năm 2018

Giảng viên biên soạn:

CN. Phạm Ngọc Anh

Phó giám đốc TTGDQP&TC:

CN. Phạm Ngọc Anh

Page 108: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

102

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: TIẾNG ANH 1 (2111250)

2. Số tín chỉ

Tổng số tín chỉ: 3 Lý thuyết: 3 Thực hành: 0 Tự học: 6

3. Giảng viên phụ trách

ThS. Nguyễn Thị Thoang

ThS. Nguyễn T. Thanh Thuý

ThS. Lê Thị Thuý

ThS. Phạm Thị Xuân Trinh

ThS. Nguyễn H. Thanh Vân

ThS. Nguyễn Thị Việt

ThS. Nguyễn T. Thanh Xuân

4. Tài liệu học tập

Sách, giáo trình chính

[1] Lori. Introductory Course TNT TOEIC – Vol 1. Ho Chi Minh City General

Publishing House, 2012. [KNN000002]

[2] David Cho. Hacker TOEIC – Reading. Ho Chi Minh City General Publishing House,

2013. [KNN000003]

Tài liệu tham khảo

[1] Lin Lougheed. Longman preparation series for the Toeic test: Introductory course.

5th Ed., New York: Pearson Education, 2016. [KNN000010]

[2] Taylor, A. & Byrne, G. Very Easy TOEIC. 2nd Ed. Ho Chi Minh City Publishing

House, 2013. [KNN000009]

5. Thông tin về học phần

a. Mục tiêu học phần

- Ôn tập kiến thức ngữ pháp cơ bản tiếng Anh về thì, từ loại, cấu trúc câu thường gặp

trong đề thi TOEIC

- Sinh viên nhớ cách đọc, cách viết, và nghĩa của ít nhất 1000 từ vựng thường xuất hiện

trong đề thi TOEIC

- Nắm được cấu trúc đề thi TOEIC, nội dung và yêu cầu trong từng phần thi.

- Có kiến thức/kỹ năng tiếng Anh cần thiết để đạt chuẩn TOEIC 250 nội bộ hoặc quốc

tế.

Page 109: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

103

b. Mô tả vắn tắt học phần

Môn học kết hợp ôn tập những phần ngữ pháp căn bản mà sinh viên đã được học với

những kiến thức mới về đề thi, nội dung thi, kỹ năng làm bài thi TOEIC ở mức độ cơ

bản. Bên cạnh đó, trong chương trình học, người học sẽ được yêu cầu tự học khoảng

1000 từ vựng thường xuất hiện trong đề thi dưới sự kiểm tra đánh giá thường xuyên của

giáo viên, làm những bộ đề thi TOEIC mẫu để chuẩn bị cho kỳ thi TOEIC nội bộ hoặc

quốc tế.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C): Không

d. Yêu cầu khác:

Sinh viên phải tham gia các đợt thi xếp lớp TOEIC do nhà trường tổ chức và số điểm

đạt từ 0 đến 245.

6. Chuẩn đầu ra của học phần

Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Nghe, đọc hiểu được những nội dung chính trong các nội dung giao tiếp

ngắn, đơn giản, cơ bản, liên quan trực tiếp đến bản thân và thường gặp

nhất trong đời sống hằng ngày khi thông tin được đề cập trực tiếp và

ngắn gọn.

g3

2 Nói, viết được những câu ngắn, đơn giản với những chủ đề liên quan

trực tiếp đến bản thân và thường gặp hằng ngày khi có đủ thời gian

chuẩn bị nội dung.

g3

3 Thuộc cách đọc, cách viết, nghĩa của ít nhất 600 từ vựng thường gặp

nhất trong đề thi TOEIC.

g3

4 Đạt TOEIC quốc tế hoặc nội bộ 250 g3

Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của học phần và chuẩn đầu ra của chương trình đào

tạo:

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

4 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

Page 110: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

104

1 Lesson 1. Introductory to the course

Listening: Unit 2: Photographs 1

3 1, 3 Lecture

2 Lesson 2. Reading:

Unit 1: Sentences structures and Patterns

Unit 2: Nouns

3 1, 2, 3 Lecture

Discussion

3 Lesson 3. Listening:

Unit 3: Photographs 2

Unit 7: Who-questions

TOEIC Vocabulary

3 1, 3 Lecture

Problem-based

learning

4 Lesson 4. Reading:

Unit 3: Adjectives

TOEIC Vocabulary

3 1, 3 Lecture

Discussion

Problem-based

learning

5 Lesson 5. Reading

Unit 8: Where-questions

TOEIC Vocabulary

3 1, 3 Lecture

Problem-based

learning

6 Lesson 6. Reading:

Unit 4: Adverb

Unit 6: Adverbs of Quantity

TOEIC Vocabulary

3 1, 3 Lecture

Discussion

Problem-based

learning

7 Lesson 7. Listening:

Unit 15: Short conversation 1

TOEIC Vocabulary

3 1, 2, 3 Lecture

Problem-based

learning

8 Lesson 8. Reading

Unit 7: Pronouns TOEIC Vocabulary

3 1, 3 Lecture

Discussion

Problem-based

learning

9 Lesson 9. Listening:

Unit 16: Short Conversation 2

TOEIC Vocabulary

3 1, 2, 3 Lecture

Problem-based

learning

10 Lesson 10. Listening

Unit 9: When-questions TOEIC

Vocabulary

3 1, 3 Lecture

Problem-based

learning

11 Lesson 11. Listening:

Unit 12: Why-questionsTOEIC TNT

practice test

3 1, 3 Practices

Lecture

12 Lesson 12. Listening

Unit 19: Short talk 1 TOEIC TNT practice

test

3 1, 2, 3 Practices

Lecture

13 Lesson 13. Reading 3 1, 2, 3 Practices

Page 111: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

105

Unit 12: Conditional sentences TOEIC

TNT practice test

Discussion

Lecture

14 Lesson 14. Listening

Unit 20: Short talk 2 TOEIC TNT practice

test

3 1, 2, 3 Practices

Lecture

15 Lesson 15. Review 3 1, 3 Problem-based

learning

8. Phương pháp đánh giá

a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Kiểm tra thường kỳ 50%

Kiểm tra giữa kỳ 50%

2 Kiểm tra thường kỳ 50%

Kiểm tra giữa kỳ 50%

3 Kiểm tra thường kỳ 50%

Kiểm tra giữa kỳ 50%

4 Đánh giá theo thang điểm chuẩn TOEIC quốc tế với đề thi và hình

thức tổ chức thi chuẩn TOEIC khi kết thúc môn học.

100%

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng, %

Lý thuyết

Đánh giá thường xuyên 0

- Bài kiểm tra thường kỳ 0

- Bài tập về nhà 0

Kiểm tra giữa kỳ 0

Kiểm tra cuối kỳ 100%

c. Thang điểm đánh giá: Theo thang điểm TOEIC quốc tế

Ngày biên soạn: 15 tháng 4 năm 2018

Giảng viên biên soạn: TS. Nguyễn Trường Sa

Trưởng bộ môn: TS. Nguyễn Trường Sa

Page 112: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

106

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: TIẾNG ANH 2 (2111300)

2. Số tín chỉ

Tổng số tín chỉ: 3 Lý thuyết: 3 Thực hành: 0 Tự học: 6

3. Giảng viên phụ trách

ThS. Nguyễn Thị Bích

ThS. Trần Lê Phương Chi

ThS. Trịnh Thị Cương

ThS. Trần Anh Dũng

ThS. Đinh Thị Hoa

ThS. Nguyễn Vũ Mạnh Hoài

ThS. Hoàng Thị Phong Linh

ThS. Trương Trần Minh Nhật

4. Tài liệu học tập

Sách, giáo trình chính

[1] Lori. Introductory Course TNT TOEIC – Vol 1. Ho Chi Minh City General

Publishing House, 2012. [KNN000002]

[2] David Cho. Hacker TOEIC – Reading. Ho Chi Minh City General Publishing House,

2013. [KNN000003]

Tài liệu tham khảo

[1] Lin Lougheed. Longman preparation series for the Toeic test: Introductory course.

5th Ed. New York: Pearson Education, 2016. [KNN000010]

[2] Taylor, A. & Byrne, G. Very Easy TOEIC. 2nd Ed. Ho Chi Minh City Publishing

House, 2013. [KNN000009]

5. Thông tin về học phần

a. Mục tiêu học phần

- Hoàn thiện kiến thức ngữ pháp cơ bản tiếng Anh về thì, từ loại, cấu trúc câu thường

gặp trong đề thi TOEIC

- Nắm được cấu trúc chi tiết từng phần thi và phương pháp hoàn thành đề thi TOEIC

với hiệu quả cao nhất trong thời gian quy định.

- Có kiến thức/kỹ năng tiếng Anh cần thiết để đạt chuẩn TOEIC 350 nội bộ hoặc quốc

tế.

Page 113: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

107

b. Mô tả vắn tắt học phần

Môn học nâng cao và hoàn thiện những phần ngữ pháp căn bản mà sinh viên đã được

học với những kiến thức mới về đề thi, nội dung thi, kỹ năng làm bài thi TOEIC ở mức

độ tiền trung cấp. Bên cạnh đó, trong chương trình học, người học sẽ được học về

những mẹo hay gặp và phương pháp làm bài trong TOEIC. Sinh viên được giải những

bộ đề thi TOEIC mẫu để chuẩn bị cho kỳ thi TOEIC nội bộ hoặc quốc tế.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C):

Tiếng Anh 1 (2111250) (A)

d. Yêu cầu khác:

Sinh viên phải tham gia các đợt thi xếp lớp TOEIC do nhà trường tổ chức hoặc thi kết

thúc môn tiếng Anh1 với số điểm đạt từ 250 đến 345.

6. Chuẩn đầu ra của học phần

Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Nghe, đọc hiểu được những nội dung giao tiếp cơ bản và thường gặp

nhất trong đời sống hằng ngày.

g3

2 Nói, viết được những câu đơn giản với những chủ đề thường gặp khi

có đủ thời gian chuẩn bị nội dung.

g3

3 Đạt TOEIC quốc tế hoặc nội bộ 350 g3

Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của học phần và chuẩn đầu ra của chương trình đào

tạo:

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

1 Lesson 1:

Introductory to the course

Reading: Unit 1: Nouns

Hacker TOEIC: Overview/Grid questions

3 2, 3 Lecture

2 Lesson 2:

Listening: Unit 1: Daily Listening Practice

3 1, 2, 3 Lecture

Discussion

Page 114: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

108

Hacker TOEIC: Information questions Practices

3 Lesson 3:

Reading: Unit 3: Adjectives

Hacker TOEIC: NOT/TRUE questions

3 2, 3 Lecture

4 Lesson 4:

Listening: Unit 2: Daily Listening Practice

Hacker TOEIC: Inference questions

3 1, 3 Lecture

Discussion

Practices

5 Lesson 5:

Reading: Unit 6: Adverbs

Hacker TOEIC: Synonym questions

3 2, 3 Lecture

6 Lesson 6:

Listening: Unit 3: Daily Listening Practice

Hacker TOEIC: Letters and emails

3 1, 3 Lecture

Discussion

Practices

7 Lesson 7:

Reading Unit 8: Adjective determiners and

Agreement

Hacker TOEIC: Advertisements

3 1, 2, 3 Lecture

Practices

8 Lesson 8:

Listening: Unit 4: Daily Listening Practice

Hacker TOEIC: Notices/Announcements

3 1, 3 Lecture

Discussion

Practices

9 Lesson 9:

Hacker TOEIC: Articles/Reviews

Hacker TOEIC: Memorandums

3 2, 3 Lecture

Discussion

10 Lesson 10:

Listening: Unit 5: Daily Listening Practice

Hacker TOEIC: Information

3 1, 3 Lecture

Practices

11 Lesson 11:

Listening: Unit 6: Daily Listening Practice

Hacker TOEIC: Invitations

3 1, 3 Practices

Lecture

12 Lesson 12:

Listening: Unit 7: Daily Listening Practice

Hacker TOEIC: Invoices

3 1, 2, 3 Practices

Lecture

13 Lesson 13:

Hacker TOEIC: Schedules

Hacker TOEIC: Surveys

3 2, 3 Discussion

Lecture

14 Lesson 14: Review 3 1, 2, 3 Practices

Lecture

15 Lesson 15: Review

3 1, 2, 3 Discussion

Page 115: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

109

8. Phương pháp đánh giá

a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Kiểm tra thường kỳ 50

Kiểm tra giữa kỳ 50

2 Kiểm tra thường kỳ 50

Kiểm tra giữa kỳ 50

3 Đánh giá theo thang điểm chuẩn TOEIC quốc tế với đề thi và

hình thức tổ chức thi chuẩn TOEIC khi kết thúc môn học.

100

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng, %

Lý thuyết

Đánh giá thường xuyên 0

- Bài kiểm tra thường kỳ 0

- Bài tập về nhà 0

Kiểm tra giữa kỳ 0

Kiểm tra cuối kỳ 100%

c. Thang điểm đánh giá: Theo thang điểm TOEIC quốc tế

Ngày biên soạn: 15 tháng 4 năm 2018

Giảng viên biên soạn:

TS. Nguyễn Trường Sa

Trưởng bộ môn:

TS. Nguyễn Trường Sa

Page 116: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

110

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: TOÁN ỨNG DỤNG (2113434)

2. Số tín chỉ

Tổng số tín chỉ: 3 Lý thuyết: 2 Thực hành: 1 Tự học: 6

3. Giảng viên phụ trách

ThS. Huỳnh Văn Hiếu

ThS. Trương Thuận

ThS. Đoàn Vương Nguyên

ThS. Bùi Thị Thu Phương

ThS. Nguyễn Đình Tùng

ThS. Nguyễn Đức Phương

ThS. Nguyễn Minh Hải

TS. Mai Thi Thu

ThS. Huỳnh Hữu Dinh

ThS. Nguyễn Ngọc Chương

ThS. Phan Quang Hưng

4. Tài liệu học tập

Sách, giáo trình chính

[1] Nguyễn Đức Phương. Xác suất thống kê. Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh

(Lưu hành nội bộ), 2017. [100288703]

[2] Nguyễn Phú Vinh, Nguyễn Đình Tùng, Bùi Thị Thu Phương. Quy hoạch tuyến tính.

Đại học Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh, 2014. [100035618, 100288702]

Tài liệu tham khảo

[1] Derek L Waller. Statistics for Business 2nd Edition. New York: Routledge, 2017.

[KCB0000004]

[2] Amir D. Aczel, Jayavel Sounderpandian. Complete Business Statistics 8th Edition.

Boston: McGraw-Hill/Irwin, 2012. [KCB0000006]

[3] Bernard Kolman, Robert E. Beck. Elementary Linear Programming with

Applications. Boston: Elsevier India, 2014. [KCB0000007]

[4] Nguyễn Đình Huy, Đậu Thế Cấp, Lê Xuân Đại. Giáo trình xác suất và thống kê. Đại

học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2016. [100285857-76]

5. Thông tin về học phần

a. Mục tiêu học phần

Cung cấp cho người học kiến thức về:

Page 117: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

111

- Phương pháp giải bài toán quy hoạch tuyến tính.

- Biến ngẫu nhiên.

- Ước lượng, kiểm định giả thiết cho tham số thống kê.

- Các phương pháp thống kê nhiều chiều: hồi quy tương quan, ANOVA, PCA.

Nhằm trang bị cho người học phương pháp lập mô hình toán, phương pháp giải quyết

một số bài toán tối ưu và phương pháp ước lượng, kiểm định giả thiết thống kê.

b. Mô tả vắn tắt học phần

- Môn học gồm có 2 phần: Phần đầu tiên của môn học cung cấp cho người học kiến thức

về lập mô hình và phương pháp giải bài toán quy hoạch tuyến tính bằng phương pháp

đơn hình và phương pháp giải bài toán bài toán vận tải. Phần tiếp theo môn học cung

cấp cho người học kiến thức về thống kê ứng dụng như: ước lượng, kiểm định giả thiết

và các phương pháp thống kê nhiều chiều.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C): Không.

d. Yêu cầu khác

Yêu cầu người học:

- Tham gia ít nhất 80% thời lượng trên lớp.

- Thực hiện đầy đủ các bài kiểm tra và bài tập.

6. Chuẩn đầu ra của học phần

Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Giải được bài toán quy hoạch tuyến tính b1

2 Tính được các đặc trưng số của biến ngẫu nhiên và vận dụng được các

luật phân phối để tính xác suất

b1

3 Ước lượng được các tham số của một tổng thể, kiểm định được giả

thiết thống kê

b1

Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của môn học và chuẩn đầu ra của chương trình đào

tạo.

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

Page 118: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

112

giảng dạy

1 Chương 1. Bài toán quy hoạch tuyến tính

1.1 Giới thiệu bài toán quy hoạch tuyến tính

1.2 Phương pháp hình học

1.3 Phương pháp đơn hình

9(6/3) 1 Thuyết giảng,

Thảo luận,

Luyện tập

2 Chương 2. Bài toán đối ngẫu

2.1 Định nghĩa bài toán đối ngẫu

2.2 Các định lý về đối ngẫu

6(4/2) 1 Thuyết giảng,

Thảo luận,

Luyện tập

3 Chương 3. Bài toán vận tải

3.1 Giới thiệu bài toán vận tải

3.2 Phương án cực biên

3.3 Thuật toán thế vị giải bài toán vận tải

6(4/2) 1 Thuyết giảng,

Thảo luận,

Luyện tập

4 Chương 4. Các luật phân phối xác suất

4.1 Biến ngẫu nhiên

4.2 Các đặc trưng

4.3 Một số luật phân phối xác suất thông dụng

3(2/1) 2 Thuyết giảng,

Thảo luận,

Luyện tập

5 Chương 5. Ước lượng tham số

5.1 Lý thuyết mẫu

5.2 Ước lượng điểm

5.3 Ước lượng khoảng

6(4/2) 3 Thuyết giảng,

Thảo luận,

Luyện tập

6 Chương 6. Kiểm định giả thiết thống kê

6.1 Khái niệm về kiểm định giả thiết thống kê

6.1 So sánh tham số với một số cho trước

6.4 So sánh tham số của hai tổng thể

9(6/3) 3 Thuyết giảng,

Thảo luận,

Luyện tập

7 Chương 7. Thống kê nhiều chiều

7.1 Hồi quy tuyến tính

7.2 Phân tích phương sai (ANOVA)

7.3 Phân tích thành phần chính (PCA)

6(4/2) 3 Thuyết giảng,

Thảo luận,

Luyện tập,

Hướng dẫn tự

học

8. Phương pháp đánh giá

a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Bài kiểm tra thường xuyên 1 20

Giữa kỳ (tự luận) 80

2 Cuối kỳ (tự luận) 100

3 Bài kiểm tra thường xuyên 2 20

Cuối kỳ (tự luận) 80

Page 119: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

113

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Lý thuyết Đánh giá thường xuyên 20

- Bài kiểm tra thường xuyên 1 10

- Bài kiểm tra thường xuyên 2 10

Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

Thực hành Bài tập 1 50

Bài tập 2 50

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: 04 tháng 06 năm 2018

Giảng viên biên soạn:

ThS. Nguyễn Ngọc Chương

Trưởng bộ môn:

ThS. Nguyễn Đức Phương

Page 120: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

114

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: PHƯƠNG PHÁP TÍNH (2113435)

2. Số tín chỉ

Tổng số tín chỉ: 3 Lý thuyết: 2 Bài tập: 1 Tự học: 6

3. Giảng viên phụ trách

ThS. Huỳnh Hữu Dinh

ThS. Lê Văn Lai

ThS. Đỗ Hoài Vũ

ThS. Trần Mạnh Tuấn

ThS. Ngô Quốc Nhàn

ThS. Tôn Thất Quang Nguyên

ThS. Bùi Văn Liêm

ThS. Phan Quang Hưng

ThS. Nghiêm Vân Anh

ThS. Đoàn Thị Thanh Xuân

ThS. Phạm Anh Lộc

4. Tài liệu học tập

Sách, giáo trình chính

[1] Huỳnh Hữu Dinh. Phương Pháp Tính. Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh (Lưu

hành nội bộ), 2017. [100288708]

Tài liệu tham khảo

[1] Richard L. Burden, J. Douglas Faires, Annette M. Burden. Numerical Analysis 10th

Edition. Boston: Brooks Cole, 2015. [KCB000010]

[2] Steven C. Chapra, Raymond P. Canale. Numerical Methods for Engineers 7th

Edition. McGraw-Hill Education, 2014. [KCB000011]

[3] Nguyễn Thế Hùng, Trần Văn Chính. Phương pháp tính. Nhà xuất bản xây dựng Hà

Nội, 2013. [100279778-100279797]

5. Thông tin về học phần

a. Mục tiêu học phần

Cung cấp cho người học kiến thức về:

- Phương pháp tìm nghiệm gần đúng của phương trình và hệ phương trình tuyến tính

cũng như phi tuyến.

- Phương pháp tính gần đúng các bài toán vi tích phân mà các phương pháp giải đúng

không giải được.

- Phương pháp liên tục hóa số liệu rời rạc.

Page 121: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

115

Từ đó người học có thể vận dụng những kiến thức này để tính toán trong những bài toán

trong chuyên ngành.

b. Mô tả vắn tắt học phần

- Trang bị cho người học các kỹ năng giải gần đúng phương trình và hệ phương trình,

tính gần đúng các tích phân cũng như phương trình vi phân. Phương pháp xử lý các số

liệu đo đạc bằng các hàm hồi quy tuyến tính và các hàm phi tuyến.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C): Không.

d. Yêu cầu khác

Yêu cầu người học:

- Tham gia ít nhất 80% thời lượng trên lớp.

- Thực hiện đầy đủ các bài kiểm tra và bài tập.

6. Chuẩn đầu ra của học phần

Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Giải được gần đúng phương trình phi tuyến, hệ phương trình tuyến

tính và đánh giá được sai số nghiệm gần đúng

b1

2 Tìm được xấp xỉ hàm từ số liệu rời rạc b1

3 Tính đươc gần đúng tích phân xác định b1

4 Giải được gần đúng phương trình vi phân thường b1

Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của môn học và chuẩn đầu ra của chương trình đào

tạo.

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

4 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số

tiết CLOs

Phương pháp

giảng dạy

1 Chương 1. Lý thuyết sai số

1.1 Khái niệm về sai số

1.2 Số gần đúng

3(2/1) Thuyết giảng,

Thảo luận,

Luyện tập

Page 122: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

116

1.3 Cách viết số xấp xỉ

2 Chương 2. Phương trình đại số và siêu việt

2.1 Đặt vấn đề

2.2 Khoảng cách ly nghiệm

2.3 Phương pháp lặp

2.4 Phương pháp tiếp tuyến

9(6/3) 1 Thuyết giảng,

Thảo luận,

Luyện tập

3 Chương 3. Hệ phương trình đại số tuyến tính

3.1 Phương pháp Gauss

3.2 Chuẩn

3.3 Phương pháp lặp đơn

9(6/3) 1 Thuyết giảng,

Thảo luận,

Luyện tập

4 Chương 4. Đa thức nội suy và phương pháp

bình phương bé nhất

4.1 Khái niệm

4.2 Đa thức nội suy Newton

4.3 Phương pháp bình phương nhỏ nhất

9(6/3) 2

Thuyết giảng,

Thảo luận,

Luyện tập

5 Chương 5. Tích phân số

5.1 Công thức Simpson

5.2 Công thức Newton-Cotet

5.3 Công thức cầu phương Lengendre

6(4/2) 3 Thuyết giảng,

Thảo luận,

Luyện tập

6 Chương 6. Phương trình vi phân

6.1 Đại cương phương trình vi phân

6.2 Các phương pháp giải số

9(6/3)

4 Thuyết giảng,

Thảo luận,

Luyện tập

8. Phương pháp đánh giá

a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Bài kiểm tra thường xuyên 1 20

Giữa kỳ (tự luận) 20

Cuối kỳ 60

2 Giữa kỳ (tự luận) 50

Cuối kỳ 50

3 Bài kiểm tra thường xuyên 1 100

4 Cuối kỳ (tự luận) 50

Cuối kỳ 50

Page 123: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

117

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Lý thuyết

Đánh giá thường xuyên 20

- Bài kiểm tra thường xuyên 1 10

- Bài kiểm tra thường xuyên 2 10

Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

Thực hành Bài tập 1 50

Bài tập 2 50

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: 04 tháng 06 năm 2018

Giảng viên biên soạn:

ThS. Huỳnh Hữu Dinh

Trưởng bộ môn:

ThS. Nguyễn Đức Phương

Page 124: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

118

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: HÀM PHỨC VÀ PHÉP BIẾN ĐỔI LAPLACE (2113436)

2. Số tín chỉ

Tổng số tín chỉ: 3 Lý thuyết: 2 Thực hành: 1 Tự học: 6

3. Giảng viên phụ trách

ThS. Trương Thuận

ThS. Lã Ngọc Linh

ThS. Lê Văn Lai

ThS. Trần Mạnh Tuấn

ThS. Tôn Thất Quang Nguyên

ThS. Nghiêm Thị Vân Anh

ThS. Đoàn Thị Thanh Xuân

4. Tài liệu học tập

Sách, giáo trình chính

[1] Trương Thuận. Toán chuyên đề ngành điện . Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh

(Lưu hành nội bộ), 2017. [100288704]

Tài liệu tham khảo

[1] Dennis G. Zill, Patrick D. Shanahan. Complex Analysis: A First Course with

Applications 3rd Edition. Jones & Bartlett Learning, 2013. [KCB0000008]

[2] Nguyễn Kim Đính. Hàm phức và ứng dụng. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ

Chí Minh, 2015. [KCB0000009]

5. Thông tin về học phần

a. Mục tiêu học phần

Môn học cung cấp cho người học các kiến thức:

- Phép tính đạo hàm, xét tính giải tích, tích phân hàm biến phức;

- Khai triển chuỗi Taylor, chuỗi Laurent, tính thặng dư và ứng dụng để tính tích phân;

- Thực hiện được các phép biến đổi Laplace, biến đổi Laplace ngược;

- Ứng dụng của phép biến đổi Laplace để giải phương trình vi phân, hệ phương trình vi

phân và một số bài toán trong kỹ thuật.

b. Mô tả vắn tắt học phần

- Tạo được nền cơ sở, cơ bản cho người học khi học các kiến thức chuyên ngành và giải

quyết một số bài toán trong kỹ thuật, cụ thể môn học cung cấp cho người học các khái

Page 125: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

119

niệm về hàm biến phức, tích phân hàm phức, chuỗi và thặng dư, phép biến đổi

Laplace và ứng dụng.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Không.

d. Yêu cầu khác

Yêu cầu người học:

- Tham gia ít nhất 80% thời lượng trên lớp.

- Thực hiện đầy đủ các bài kiểm tra và bài tập.

6. Chuẩn đầu ra của học phần

Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Tính được các dạng số phức, vận dụng được điều kiện khả vi

Cauchy-Riemann để xét tính khả vi của hàm phức. Tìm được

hàm giải tích khi cho trước phần thực hay cho trước phần ảo.

b1

2 Tính được tích phân đường (loại 2) và tích phân Cauchy. b1

3 Tính được thặng dư và tính được một số tích phân thực bằng

cách sử dụng thặng dư.

b1

4 Giải được phương trình vi phân và hệ phương trình vi phân

bằng cách áp dụng phép biến đổi Laplace.

b1

Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của môn học và chuẩn đầu ra của chương trình đào

tạo.

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

4 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

1 Chương 1. Hàm biến phức

1.1 Số phức

1.2 Hàm biến phức

9(6/3) 1 Thuyết giảng,

Thảo luận,

Luyện tập

Page 126: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

120

1.3 Giới hạn và liên tục

1.4 Đạo hàm

1.5 Hàm điều hòa

2 Chương 2. Tích phân hàm phức

2.1 Tích phân đường hàm phức

2.2 Định lý Cauchy

2.3 Công thức tích phân Cauchy

6(4/2) 2 Thuyết giảng,

Thảo luận,

Luyện tập

3 Chương 3. Chuỗi và thặng dư

3.1 Chuỗi số phức

3.2 Chuỗi hàm phức

3.3 Chuỗi Taylor

3.4 Chuỗi Laurent

3.5 Điểm bất thường cô lập của hàm giải tích

3.6 Thặng dư

3.7 Ứng dụng thặng dư

12(8/4) 3 Thuyết giảng,

Thảo luận,

Luyện tập

4 Chương 4. Phép biến đổi laplace

4.1 Định nghĩa và điều kiện tồn tại

4.2 Các tính chất cơ bản

4.3 Phép biến đổi Laplace ngược

4.4 Ứng dụng phép biến đổi Laplace ngược

18(12/6) 4 Thuyết giảng,

Thảo luận,

Luyện tập

8. Phương pháp đánh giá

a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Bài kiểm tra thường xuyên 1 20

Giữa kỳ (tự luận) 80

2 Giữa kỳ (tự luận) 40

Cuối kỳ (tự luận) 60

3 Bài kiểm tra thường xuyên 2 20

Cuối kỳ (tự luận) 80

4 Cuối kỳ (tự luận) 100

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Lý thuyết

Đánh giá thường xuyên 20

- Bài kiểm tra thường xuyên 1 10

Page 127: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

121

- Bài kiểm tra thường xuyên 2 10

Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

Thực hành Bài tập 1 50

Bài tập 2 50

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: 04 tháng 06 năm 2018

Giảng viên biên soạn:

ThS. Trương Thuận

Trưởng bộ môn:

ThS. Nguyễn Đức Phương

Page 128: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

122

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG (2113437)

2. Số tín chỉ

Tổng số tín chỉ: 3 Lý thuyết: 2 Thực hành: 1 Tự học: 6

3. Giảng viên phụ trách

ThS. Lê Ngọc Cẩn

ThS.GVC Đỗ Văn Đức

ThS. Đỗ Quốc Huy

ThS. GVC Vũ Khắc Nam

TS. Nguyễn Thị Ngọc Nữ

ThS. Nguyễn Kim Hồng Phúc

ThS. Đặng Quốc Thái

ThS. Nguyễn Thị Phi Vân

4. Tài liệu học tập

Sách, giáo trình chính

[1] Nguyễn Thị Ngọc Nữ, Đỗ Quốc Huy. Giáo trình vật lý Cơ – Nhiệt. Nhà xuất bản

Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, 2017. [100288358]

[2] Nguyễn Hữu Thọ (chủ biên). Vật lý đại cương tập2: Điện- Từ. Nhà xuất bản Đại học

Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, 2013. [100075066]

Tài liệu tham khảo

[1] David Halliday, Robert Resnick, Jearl Walker.(2012). Cơ sở vật lý tập 1: Cơ học I.

(Ngô Quốc Quýnh, Hoàng Hữu Thư dịch). Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 2012.

[100285267]

[2] David Halliday, Robert Resnick, Jearl Walker. Cơ sở vật lý tập 4: Điện học I. (Ngô

Quốc Quýnh, Hoàng Hữu Thư dịch). Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2011.

[100285757]

[3] David Halliday, Robert Resnick, Jearl Walker. Cơ sở vật lý tập 5: Điện học II. (Ngô

Quốc Quýnh, Hoàng Hữu Thư dịch). Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2011.

[100285777]

5. Thông tin về học phần

a. Mục tiêu học phần

- Cung cấp cho sinh viên những khái niệm, định luật cơ bản về Cơ học chất điểm, Nhiệt

học, Điện từ học.

- Tạo được nền cơ sở, cơ bản cho sinh viên khi học các kiến thức chuyên ngành và thực

tế đời sống có liên quan.

Page 129: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

123

- Giúp sinh viên giải được các bài toán vật lý có liên quan đến kiến thức chuyên ngành.

b. Mô tả vắn tắt học phần

- Trình bày các khái niệm, định luật tổng quát về cơ học chất điểm, nhiệt và thuyết động

học phân tử, các nguyên lý nhiệt động lực học.

- Trình bày các khái niệm, định luật tổng quát về điện trường tĩnh, từ trường tĩnh, vật

dẫn, dòng điện không đổi, cảm ứng điện từ, thuyết trường điện từ.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Không.

d. Yêu cầu khác

Sinh viên phải thực hiện đầy đủ các qui định về học chế tín chỉ của nhà trường.

6. Chuẩn đầu ra của học phần

Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Giải được các bài toán cơ bản về cơ học chất điểm và nhiệt động

lực học.

b2

2 Phân tích và tính toán được các đại lượng đặc trưng cho điện

trường tĩnh, dòng điện không đổi và từ trường tĩnh.

b2

Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của học phần và chuẩn đầu ra của chương trình đào

tạo:

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

1 Mở đầu

1(1/0) - Thuyết trình

- Thảo luận

2 Chương 1. Cơ học chất điểm

1.1 Chuyển động và vị trí của chất điểm

1.2 Tốc độ, vận tốc

1.3 Gia tốc

12(8/4) 1 - Thuyết trình

- Thảo luận

- Thực hành

giải bài tập

Page 130: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

124

1.4 Các định luật Newton

1.5 Các lực cơ học

1.6 Phương pháp động lực học

1.7 Cơ năng của chất điểm

1.8 Phương pháp năng lượng

3 Chương 2. Nhiệt và thuyết động học phân tử

2.1 Nhiệt độ

2.2 Sự truyền nhiệt

2.3 Sự hấp thu nhiệt

2.4 Phương trình trạng thái của khí lý tưởng

2.5 Thuyết động học phân tử chất khí

4(3/1) 1 - Thuyết trình

- Thảo luận

- Thực hành

giải bài tập

4 Chương 3. Các nguyên lý nhiệt động lực học

3.1 Nội năng

3.2 Nguyên lý I nhiệt động lực học

3.3 Vận dụng nguyên lý I để khảo sát các quá

trình biến đổi của khí lý tưởng

3.4 Nguyên lý II nhiệt động lực học

3.5 Chu trình Carnot

3.6 Entropy

6(4/2) 1 - Thuyết trình

- Thảo luận

- Thực hành

giải bài tập

5 Chương 4. Điện trường tĩnh

4.1 Tương tác điện

4.2 Điện trường

4.3 Điện thông. Định lí Ostrogradsky-Gauss

4.4 Điện thế, hiệu điện thế

4.5 Vật dẫn cân bằng tĩnh điện

4.6 Tụ điện

4.7 Năng lượng điện trường

6(4/2) 2 - Thuyết trình

- Thảo luận

- Thực hành

giải bài tập

6 Chương 5. Dòng điện không đổi

5.1 Các khái niệm cơ bản

5.2 Định luật Ohm

5.3 Qui tắc Kirchhoff

5.4 Công của dòng điện và nguồn điện

5.5 Mạch tam giác-sao. Mạch cầu

6(4/2) 2 - Thuyết trình

- Thảo luận

- Thực hành

giải bài tập

7 Chương 6. Từ trường tĩnh

6.1 Tương tác từ

6.2 Từ trường

6.3 Từ thông. Định lí Ostrogradsky-Gauss

6.4 Định lí Ampère về dòng điện toàn phần

6.5 Tác dụng của từ trường lên dòng điện

8(5/3) 2 - Thuyết trình

- Thảo luận

- Thực hành

giải bài tập

Page 131: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

125

6.6 Hạt mang điện chuyển động trong từ trường

8 Chương 7. Cảm ứng điện từ

7.1 Các định luật về cảm ứng điện từ

7.3 Dòng điện Foucault

7.3 Hiện tượng tự cảm

7.4 Hiện tượng hỗ cảm

7.5 Năng lượng từ trường

2(1/1) - Thuyết trình

- Thảo luận

- Thực hành

giải bài tập

9 Chương 8. Thuyết trường điện từ

8.1 Thuyết Maxwell về Điện-từ trường

8.2 Sóng điện từ

0(0/0) - Hướng dẫn tự

học

8. Phương pháp đánh giá

a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Kiểm tra thường kỳ 1 20

Giữa kỳ (tự luận) 80

2 Kiểm tra thường kỳ 2 20

Cuối kỳ (tự luận) 80

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Lý thuyết

Đánh giá thường xuyên 20

Kiểm tra thường kỳ 1 10

Kiểm tra thường kỳ 2 10

Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

Thực hành Bài tập 1 50

Bài tập 2 50

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: 28 tháng 06 năm 2018

Giảng viên biên soạn:

TS. Nguyễn Thị Ngọc Nữ

Trưởng bộ môn:

TS. Nguyễn Thị Ngọc Nữ

Page 132: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

126

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: LOGIC HỌC (2113438)

2. Số tín chỉ

Tổng số tín chỉ: 3 Lý thuyết: 2 Thực hành: 1 Tự học: 6

3. Giảng viên phụ trách

ThS. Nguyễn Đình Tùng

ThS. Phạm Anh Lộc

ThS. Bùi Thị Thu Phương

ThS. Nguyễn Ngọc Chương

TS. Mai Thị Thu

4. Tài liệu học tập

Sách, giáo trình chính

[1] Nguyễn Đình Tùng. Logic học. Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh (Lưu hành

nội bộ), 2017. [100288705]

Tài liệu tham khảo

[1] Vương Tất Đạt. Logic học đại cương. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007.

[100288705]

[2] Lê Tử Thành. Nhập môn Logic học. Nhà xuất bản Trẻ TP. Hồ Chí Minh, 2005.

[100035528]

5. Thông tin về học phần

a. Mục tiêu học phần

Môn học cung cấp cho người học các kiến thức:

- Hiểu được chính xác các khái niệm phán đoán, suy luận, chứng minh logic thường

dùng;

- Trình bày chặt chẽ và nhất quán từ đầu đến cuối tư tưởng của mình, lập luận chặt chẽ,

biết cách chứng minh, bác bỏ một vấn đề; nhận biết và chỉ ra được những lập luận

ngụy biện;

- Biết cách suy luận đúng (hợp logic), có khả năng nhận biết và bác bỏ sai lầm trong suy

luận.

b. Mô tả vắn tắt học phần

- Học phần Logic cung cấp cho sinh viên kiến thức về những quy luật và những hình

thức cơ bản của tư duy, nhằm rèn luyện và nâng cao kỹ năng tư duy cho người học,

giúp người học có tư duy đúng, chính xác, lập luận chặt chẽ, chứng minh, bác bỏ một

Page 133: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

127

cách thuyết phục. Trình bày tư tưởng ngắn gọn, khúc chiết, rõ ràng, mạch lạc. Biết

phát hiện những đúng, sai, ngụy biện trong lập luận của người khác.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Không.

d. Yêu cầu khác

Yêu cầu sinh viên:

- Tham gia ít nhất 80% thời lượng trên lớp.

- Thực hiện đầy đủ các bài kiểm tra và bài tập.

6. Chuẩn đầu ra của học phần

Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Xác định được nội hàm, ngoại diên của khái niệm, nhận biết quan

hệ giữa các khái niệm và biết cách xây dựng một khái niệm mới một

cách chính xác.

i1

2 Nhận biết được cấu trúc logic của một phán đoán, xác định chân trị

của phán đoán và biết cách vận dụng các tính chất logic chứng minh

sự tương đương của các phán đoán.

i1

3 Nhận biết được cấu trúc logic của một suy luận, biết cách vận dụng

các quy luật logic để chứng minh suy luận hợp logic; và nhận biết

một số suy luận không hợp logic thường mắc phải.

i1

Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của môn học và chuẩn đầu ra của chương trình đào

tạo.

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

1 Chương 1. Giới thiệu Logic học

1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển

1.2 Logic học và đối tượng nghiên cứu của

3(2/1) Thuyết giảng,

Thảo luận,

Luyện tập

Page 134: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

128

logic học

1.3 Quá trình nhận thức của con người

1.4 Ý nghĩa của logic học

2 Chương 2. Khái niệm

2.1 Khái niệm là gì?

2.2 Các loại khái niệm

2.3 Quan hệ giữa khái niệm và từ

2.4 Nội hàm và ngoại diên của khái niệm

2.5 Thu hẹp và mở rộng khái niệm

2.6 Quan hệ giữa hai khái niệm

2.7 Định nghĩa khái niệm.

9(6/3) 1 Thuyết giảng,

Thảo luận,

Luyện tập

3 Chương 3. Phán đoán

3.1 Phán đoán là gì?

3.2 Quan hệ giữa phán đoán và câu

3.3 Phán đoán đơn

3.4 Phủ định một phán đoán.

3.5 Phán đoán phức

3.6 Điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và

đủ.

9(6/3) 2 Thuyết giảng,

Thảo luận,

Luyện tập

4 Chương 4. Phán đoán chứa vị từ

4.1 Biến, hằng

4.2 Hàm phán đoán một biến

4.3 Phán đoán phổ biến, phán đoán tồn tại.

4.4 Phán đoán khẳng định chung, khẳng định

riêng, phủ định chung, phủ định riêng

4.5 Hình vuông logic.

4.6 Hàm phán đoán nhiều biến

4.7 Phán đoán phổ biến và phán đoán tồn tại cho

hàm phán đoán nhiều biến.

9(6/3) 2 Thuyết giảng,

Thảo luận,

Luyện tập

5 Chương 5. Những quy luật cơ bản của tư duy

5.1 Quy luật đồng nhất

5.2 Quy luật cấm mâu thuẫn

5.3 Quy luật bài trung

5.4 Quy luật có lý do đầy đủ

3(2/1) 3 Thuyết giảng,

Thảo luận,

Luyện tập

6 Chương 6. Suy luận

6.1 Suy luận là gì?

6.2 Các loại suy luận (giới thiệu chung)

6.3 Suy luận diễn dịch

6.4 Tam đoạn luận cổ điển của Aristote.

6.5 Suy luận quy nạp

6(4/2) 3 Thuyết giảng,

Thảo luận,

Luyện tập

Page 135: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

129

7 Chương 7. Chứng minh

7.1 Chứng minh là gì?

7.2 Sự khác nhau giữa chứng minh và suy luận

7.3 Một số phương pháp chứng minh

7.4 Sự đúng đắn của một vấn đề hay sự đúng đắn

của một chứng cứ (luận cứ)

7.5 Một số sai lầm thường gặp trong chứng minh

6(4/2) 3 Thuyết giảng,

Thảo luận,

Luyện tập

8. Phương pháp đánh giá

a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Bài kiểm tra thường xuyên 1 (tự luận) 20

Giữa kỳ (tự luận) 80

2 Giữa kỳ (tự luận) 50

Cuối kỳ (từ luận) 50

3

Bài kiểm tra thường xuyên 2 (tự luận) 20

Cuối kỳ (tự luận) 80

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Lý thuyết

Đánh giá thường xuyên 20

- Bài kiểm tra thường xuyên 1 10

- Bài kiểm tra thường xuyên 2 10

Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

Thực hành Bài tập 1 50

Bài tập 2 50

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: 04 tháng 06 năm 2018

Giảng viên biên soạn:

ThS. Nguyễn Đình Tùng

Trưởng bộ môn:

ThS. Nguyễn Đức Phương

Page 136: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

130

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: QUẢN TRỊ HỌC (2107483)

2. Số tín chỉ

Tổng số tín chỉ: 3 Lý thuyết:2 Thực hành: 1 Tự học:6

3. Giảng viên phụ trách

PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn

TS. Đàm Trí Cường

TS. Nguyễn Thị Vân

ThS. Ngô Cao Hoài Linh

ThS. Nguyễn Thị Hương

ThS. Nguyễn Thị Bích Ngọc

ThS. Đặng Minh Thu

ThS. Nguyễn Thị Túc

4. Tài liệu học tập

Sách, giáo trình chính

[1] Nguyễn Minh Tuấn và Nguyễn Thị Bích Ngọc. Quản trị học. Thành phố Hồ Chí

Minh: Trường Đại Học Công Nghiệp TP. HCM (Lưu hành nội bộ), 2017.

[KQT000001].

Tài liệu tham khảo

[1] Phan Thăng và Nguyễn Thanh Hội. Quản trị học. Hà Nội: NXB Hồng Đức,

2011.[100269880].

[2] Nguyễn Thị Liên Diệp và Trần Anh Minh. Quản trị học. TP.HCM: NXB Văn Hóa-

Văn Nghệ,2015. [KQT000002].

[3] Bùi Văn Danh, Nguyễn Văn Dung và Lê Quang Khôi. Quản trị học. Hà Nội: NXB

Lao động, 2011.[100256526].

5. Thông tin về học phần

a. Mục tiêu học phần

- Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản liên quan đến các hoạt động quản trị

để sinh viên có thể thích nghi với môi trường kinh doanh năng động trong một doanh

nghiệp.

- Trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng về các chức năng quản trị để sinh

viên có thể vận dụng, đề xuất các giải pháp giải quyết các tình huống quản trị cơ bản

tại một doanh nghiệp.

Page 137: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

131

- Rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng cứng như thu thập, xử lý dữ liệu, viết báo cáo,

thuyết trình chuyên đề và các kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm để có thể

hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách hiệu quả.

- Phát huy thái độ tích cực của sinh viên trong quá trình học như chủ động tham gia các

báo cáo chuyên đề, tích cực thảo luận nhóm và tự tin giải quyết các tình huống quản

trị.

b. Mô tả vắn tắt học phần

Môn Quản trị học cung cấp cho sinh viên khối ngành kinh tế những kiến thức cơ bản về

hoạt động quản trị. Nội dung môn học được chia làm 3 phần, bao gồm 8 chương:

- Phần 1: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức chung về nhà quản trị và quyết định

quản trị, bao gồm chương 1, chương 2 và chương 4.

- Phần 2: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về các vấn đề liên quan đến môi

trường kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm chương 3.

- Phần 3: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng về các chức năng quản trị

mà một nhà quản trị cần phải thực hiện khi điều hành một doanh nghiệp, bao gồm

chương 5, chương 6, chương 7 và chương 8.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C): Không.

d. Yêu cầu khác

- Sinh viên thực hiện theo đúng quy chế học vụ.

- Sinh viên bắt buộc phải tham dự ≥ 80% tổng số tiết học trên lớp.

6. Chuẩn đầu ra của học phần

Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của học phần và chuẩn đầu ra của chương trình đào

tạo

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Trình bày được các vấn đề cơ bản liên quan đến nhà quản trị và quyết

định quản trị.

e2

2 Giải thích được những tác động từ các yếu tố trong một môi trường

kinh doanh đến hiệu quả công tác quản trị.

e2

3 Giải thích được những vấn đề cơ bản của một chức năng quản trị mà

nhà quản trị cần phải thực hiện khi điều hành một doanh nghiệp.

e2

4 Phân tích được môi trường kinh doanh cụ thể tại một doanh nghiệp. e2

5

Vận dụng được các chức năng quản trị để đề xuất các giải pháp giải

quyết một tình huống quản trị cơ bản, cụ thể tại một doanh nghiệp

thông qua các kỹ năng cần thiết.

e2

Page 138: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

132

CLOs a b c d e f g h i J

1 x

2 x

3 x

4 x

5 x

7. Nội dunghọc phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

1 Chương 1. Tổng quan về quản trị

1.1 Khái niệm quản trị

1.2 Quản trị là khoa học và nghệ thuật

1.3 Nhà quản trị

6(6/0) 1

- Thuyết giảng

- Thảo luận

2 Chương 2. Sự tiến triển của các tư tưởng

quản trị

2.1 Hoàn cảnh ra đời

2.2 Các trường phái học thuyết về quản trị

3(3/0)

1

- Thuyết giảng

- Thảo luận

3 Chương 3. Văn hóa và môi trường

3.1 Văn hóa

3.2 Văn hóa doanh nghiệp

3.3 Môi trường kinh doanh

3.4 Thực hành phân tích môi trường kinh

doanh

9(6/3) 2

4

- Thuyết giảng

- Báo cáo

chuyên đề

- Thảo luận

4 Chương 4. Quyết định quản trị

4.1 Khái niệm và các đặc điểm ra quyết định

4.2 Tiến trình ra quyết định quản trị

4.3 Mô hình ra quyết định quản trị

4.4 Các phương pháp ra quyết định

3(3/0)

1

- Thuyết giảng

- Thảo luận

5 Chương 5. Chức năng hoạch định

5.1 Khái quát về hoạch định

5.2 Mục tiêu – nền tảng của hoạch định

5.3 Tiến trình hoạch định

5.4 Công cụ hỗ trợ cho hoạch định chiến lược

5.5 Các nguyên tắc cần tuân thủ khi tiến hành

hoạch định

5.6 Thực hành vận dụng chức năng hoạch

định

6(3/3)

3

5

- Thuyết giảng

- Báo cáo

chuyên đề

- Thảo luận

Page 139: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

133

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

6 Chương 6. Chức năng tổ chức

6.1 Khái niệm và mục tiêu của chức năng tổ

chức

6.2 Tầm hạn quản trị

6.3 Phương pháp phân chia bộ phận trong cơ

cấu tổ chức

6.4 Cơ cấu tổ chức quản trị

6.5 Quyền hạn, quyền lực và ủy truyền trong

quản trị

6.6 Thực hành vận dụng chức năng tổ chức

6(3/3)

3

5

- Thuyết giảng

- Báo cáo

chuyên đề

- Thảo luận

7 Chương 7. Chức năng điều khiển

7.1 Khái niệm và nội dung của chức năng

điều khiển

7.2 Các lý thuyết về động cơ và động viên

7.3 Lãnh đạo và các phong cách lãnh đạo

7.4 Công việc của nhà lãnh đạo

7.5 Thực hành vận dụng chức năng điều

khiển

6(3/3)

3

5

- Thuyết giảng

- Báo cáo

chuyên đề

- Thảo luận

8 Chương 8. Chức năng kiểm tra

8.1 Khái niệm về kiểm tra

8.2 Vai trò của kiểm tra

8.3 Quy trình kiểm tra

8.4 Các loại hình kiểm tra

8.5 Các nguyên tắc khi tổ chức kiểm tra

8.6 Thực hành vận dụng chức năng kiểm tra

6(3/3)

3

5

- Thuyết giảng

- Báo cáo

chuyên đề

- Thảo luận

8. Phương pháp đánh giá

a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Bài kiểm tra thường kỳ (tự luận) 30

Kiểm tra giữa kỳ (tự luận) 30

Kiểm tra cuối kỳ (tự luận) 40

2 Bài kiểm tra thường kỳ (tự luận) 40

Kiểm tra giữa kỳ (tự luận) 60

3 Bài kiểm tra thường kỳ (tự luận) 40

Kiểm tra cuối kỳ (tự luận) 60

Page 140: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

134

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

4 Thực hành - Báo cáo chuyên đề số 1 theo nhóm (tự luận) 100

5 Thực hành - Báo cáo chuyên đề số 2 theo nhóm (tự luận) 40

Kiểm tra cuối kỳ (tự luận) 60

b. Các thành phần đánh giá

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: 21 tháng 06 năm 2018

Giảng viên biên soạn:

ThS. Nguyễn Thị Hương

Trưởng bộ môn:

TS. Đàm Trí Cường

Thành phần đánh giá Tỷ trọng %

Lý thuyết

(67%)

Đánh giá thường xuyên 20

- Bài tập cá nhân trên lớp 10

- Bài tập tình huống trên lớp 5

- Hoạt động khác (điểm danh) 5

Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

Thực hành

(33%)

Bài báo cáo chuyên đề số 1 (theo nhóm) 50

-Bài báo cáo chuyên đề 30

-Kỹ năng nhóm 10

-Thái độ 10

Bài báo cáo chuyên đề số 2 (theo nhóm) 50

-Bài báo cáo chuyên đề 30

-Kỹ năng nhóm 10

-Thái độ 10

Page 141: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

135

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP (2107510)

2. Số tín chỉ

Tổng số tín chỉ: 3 Lý thuyết: 2 Thực hành: 1 Tự học: 6

3. Giảng viên phụ trách

PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn

ThS. Lê Thị Thanh Hường

ThS. Nguyễn Thị Bích Ngọc

ThS. Chu Thị Thùy

ThS. Hà Thị Thanh Minh

ThS. Trần Yến Phượng

ThS. Phan Thị Thảo

4. Tài liệu học tập

Sách, giáo trình chính

[1] Giáo trình Quản trị doanh nghiệp do khoa Quản trị kinh doanh biên soạn năm 2018

(lưu hành nội bộ) (chưa có mã số thư viện)

Tài liệu tham khảo

[1] Lực, T.Đ. và Trung, N.Đ (2013), Quản trị tác nghiệp, Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học

Kinh tế Quốc dân (chưa có mã số thư viện)

5. Thông tin về học phần

a. Mục tiêu học phần

- Trang bị những kiến thức cơ bản về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp sinh

viên áp dụng các chức năng cơ bản của quản trị như hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và

kiểm tra vào quản lý, điều hành hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.

- Giúp sinh viên đánh giá được tầm quan trọng và biết áp dụng văn hóa doanh nghiệp

cũng như các hoạt động đánh giá và kiểm tra chất lượng trong hoạt động sản xuất kinh

doanh.

- Hỗ trợ sinh viên rèn luyện kỹ năng giao tiếp và ứng xử trong doanh nghiệp, tự tin hơn

khi bước vào công việc thực tế trong doanh nghiệp, xử lý các tình huống quản trị, kết

hợp với các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng trình bày để giải quyết các vấn đề xoay

quanh hoạt động doanh nghiệp.

- Giúp sinh viên tự ý thức được vai trò của bản thân khi tham gia vào một quy trình,

một tổ chức để biết tự điều chỉnh hành vi trong giao tiếp và trong làm việc phối hợp

với các đồng nghiệp, các phòng, ban, bộ phận khác.

b. Mô tả vắn tắt học phần

Môn học quản trị doanh nghiệp thuộc kiến thức cơ sở ngành, cung cấp cho sinh viên

những kiến thức cơ bản về hoạt động quản trị chất lượng và lập kế hoạch sản xuất cơ

Page 142: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

136

bản trong doanh nghiệp, các chức năng chính của hoạt động quản trị trong các doanh

nghiệp gồm: hoạch định, tổ chức, điều khiển kiểm tra; cung cấp các kiến thức về văn

hóa doanh nghiệp và môi trường kinh doanh, giúp sinh viên có thể phân tích các yếu tố

này trong một doanh nghiệp cụ thể.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Không.

d. Yêu cầu khác:

Sinh viên phải tham gia trên 80% các buổi học trên lớp, tôn trọng nội quy của trường

lớp trong tác phong và giờ giấc, thực hiện đầy đủ các bài tập nhóm, bài tập cá nhân và

bài kiểm tra đánh giá thường xuyên.

6. Chuẩn đầu ra của học phần

Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Áp dụng kiến thức về văn hóa vào kỹ năng giao tiếp, thể hiện đạo đức

trong kinh doanh

i2

2 Vận dụng các công cụ quản trị chất lượng vào thực tiễn, các phương

án sản xuất dựa trên kỹ năng phân tích và tính toán

e2

3 Thiết kế dự án kinh doanh nhỏ dựa trên kỹ năng vận dụng các chức

năng của quản trị

i1

Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của học phần và chuẩn đầu ra của chương trình đào

tạo

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp giảng

dạy

1 Chương 1. Tổng quan về quản trị

doanh nghiệp

1.1 Đối tượng, phạm vi và phương pháp

nghiên cứu

1.2 Sự cần thiết của hoạt động quản trị

trong doanh nghiệp

11(8/3) 3 - Thuyết giảng

- Tình huống thảo luận

- Bài tập vận dụng theo

nhóm tại lớp

Page 143: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

137

1.3 Các loại hình doanh nghiệp

1.4 Môi trường kinh doanh của doanh

nghiệp

2 Chương 2. Các chức năng của quản trị

2.1 Chức năng hoạch định

2.2 Chức năng tổ chức

2.3 Chức năng điều khiển

2.4 Chức năng kiểm tra

14(8/6) 3 - Thuyết giảng

- Bài tập nhóm lớn +

thuyết trình

3 Chương 3: Văn hóa doanh nghiệp

3.1. Văn hóa doanh nghiệp

3.2. Giao tiếp trong kinh doanh

5(4/1) 1 - Thuyết giảng

- Tình huống, phân

tích ví dụ minh họa

- Bài tập nhóm thảo

luận theo tình huống

4 Chương 4. Quản trị chất lượng

4.1 Khái niệm

4.2 Các phương pháp quản trị chất lượng

4.3 Hệ thống quản lý chất lượng dựa

theo tiêu chuần

4.4 Phương pháp quản lý chất lượng theo

chương trình 5S

5(4/1) 2 - Thuyết giảng

- Tình huống + bài tập

cá nhân tại nhà

5 Chương 5. Tổ chức sản xuất

5.1 Hoạch định tổng hợp

5.2 Hoạch định lịch trình sản xuất

5.3 Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu

10(6/4) 2 - Thuyết giảng

- Bài tập vận dụng tại

lớp

- Bài tập vận dụng về

nhà

8. Phương pháp đánh giá

a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Bài tập nhóm nhỏ 1 (Thực hành nhóm theo tình huống) 30

Kiểm tra giữa kỳ (Tự luận cá nhân) 30

Kiểm tra cuối kỳ (Tự luận cá nhân) 40

2

Bài tập cá nhân (Thực hành cá nhân tại nhà, nộp báo cáo) 30

Bài tập cá nhân (Trên lớp) 30

Bài kiểm tra cuối kỳ (Tự luận cá nhân) 40

3 Bài tập nhóm tại lớp (Thực hành nhóm theo tình huống) 20

Bài tập nhóm lớn + thuyết trình trước lớp (Thực hành nhóm theo

mô hình dự án do nhóm tự chọn)

50

Page 144: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

138

Kiểm tra giữa kỳ (Tự luận cá nhân) 30

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Lý thuyết Đánh giá thường xuyên (cách 1) 20

- Bài tập nhóm trên lớp (tự luận) 5

- Bài tập ở nhà (báo cáo) 5

- Báo cáo trên lớp (tình huống) 5

- Hoạt động khác (kiểm tra ngẫu nhiên) 5

Kiểm tra giữa kỳ (tự luận) 30

Kiểm tra cuối kỳ (tự luận) 50

Thực hành Bài tập nhóm (nội dung báo cáo nhóm) 30

Kỹ năng nhóm (trình bày, phân công, thái độ...) 30

Báo cáo nhóm (thuyết trình, phân công, thái độ...) 40

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: 23 tháng 05 năm 2018

Giảng viên biên soạn:

ThS. Lê Thị Thanh Hường

Trưởng bộ môn:

PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn

Page 145: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

139

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: KẾ TOÁN CƠ BẢN (2127481)

2. Số tín chỉ:

Tổng số tín chỉ: 3 Lý thuyết: 2 Thực hành: 1 Tự học: 6

3. Giảng viên phụ trách

ThS. Nguyễn Thị Thu Hoàn

ThS. Lê Thị Tuyết Dung

ThS. Đỗ Khánh Ly

ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Hương

ThS. Nguyễn Thành Tài

ThS. Nguyễn Mạnh Tuyển

ThS. Lê Hoàng Phương

ThS. Nguyễn Thị Thanh Thủy

ThS. Đoàn Thị Thùy Anh

4. Tài liệu học tập

Sách, giáo trình chính

[1] Nguyễn Thị Thu Hiền và các đồng tác giả. Kế toán Cơ bản. Nhà xuất bản Lao động,

2018. [KTO000001]

Tài liệu tham khảo

[1] Huỳnh Tấn Dũng và các đồng tác giả. Báo cáo Thuế. Nhà xuất bản ĐH Công

nghiệp, 2018. [KTO000002]

[2] Phạm Văn Dược và các đồng tác giả. Kế toán Quản trị. Nhà xuất bản Kinh tế TP

HCM, 2015. [KTO000003]

[3] John J. Wild, Ken W. Shaw, Barbara Chiappetta. Fundamental Accounting

Principles. McGraw - Hill, 2017. [KTO000004]

5. Thông tin về học phần

a. Mục tiêu học phần

Học phần được xây dựng nhằm đào tạo cho người học:

- Có kiến thức cơ bản về khái niệm, vai trò, nguyên tắc, phương pháp, các quy định kế

toán tại Việt Nam, các loại thuế cơ bản, giá thành, giá bán sản phẩm và xác định kết

quả kinh doanh.

- Có khả năng phân tích thông tin về chi phí, khối lượng, lợi nhuận và một số chỉ tiêu cơ

bản trên Báo cáo tình hình tài chính.

b. Mô tả vắn tắt học phần

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức về khái niệm, vai trò, nguyên tắc,

phương pháp kế toán, các loại thuế cơ bản, chi phí sản xuất, giá thành, giá bán sản phẩm

và xác định kết quả kinh doanh.

Page 146: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

140

Học phần cũng trang bị cho sinh viên phương pháp phân tích thông tin về chi phí, khối

lượng, lợi nhuận và một số chỉ tiêu cơ bản trên Báo cáo tình hình tài chính.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Không có.

d. Yêu cầu khác

- Cách thức học tập: Sinh viên cần đọc trước các tài liệu được yêu cầu và hoàn thành

bài tập được giao. Trong giờ học, sinh viên cần chủ động tương tác bằng cách đặt câu

hỏi, trả lời và tham gia thảo luận.

- Thông tin về việc tuân thủ sự đánh giá: Sinh viên tham dự học và kiểm tra theo quy

chế học vụ hiện hành của Nhà trường. Sinh viên có trách nhiệm kiểm tra các ngày đến

hạn của các hoạt động đánh giá. Các bài tập không được gia hạn thời gian nộp nên

sinh viên sẽ nhận điểm 0 nếu nộp bài trễ.

- Đảm bảo sự trung thực trong học thuật: Sinh viên cần phải trích dẫn nguồn tài liệu

tham khảo (nếu có) trong các bài đánh giá và sẽ nhận điểm 0 nếu bị phát hiện đạo văn

dưới bất kỳ hình thức nào.

6. Chuẩn đầu ra của học phần

Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CL

Os Chuẩn đầu ra của học phần

SO/

PI

1 Giải thích được nguyên tắc và phương pháp kế toán. i1

2 Tính được các loại thuế cơ bản, giá thành sản phẩm, lãi lỗ kinh doanh, giá trị tài

sản, nguồn vốn và định giá bán sản phẩm. i1

3 Phân tích được thông tin về chi phí, khối lượng, lợi nhuận và một số chỉ tiêu cơ

bản trên Báo cáo tình hình tài chính. i1

Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của môn học và chuẩn đầu ra của chương trình đào

tạo:

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp giảng

dạy

1 Chương 1. Tổng quan về kế toán 6(4/2) 1 - Thuyết giảng

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

Page 147: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

141

1.1 Khái niệm, phân loại và đối tượng sử

dụng thông tin kế toán

1.2 Vai trò của kế toán trong doanh nghiệp

và đạo đức trong kế toán

1.3 Nguyên tắc kế toán

1.4 Phương pháp kế toán

1.5 Hệ thống văn bản pháp quy kế toán Việt

Nam

- Thảo luận

2 Chương 2. Các sắc thuế cơ bản

2.1 Khái niệm, vai trò và phân loại thuế

2.2 Thuế giá trị gia tăng

2.3 Thuế thu nhập doanh nghiệp

2.4 Thuế thu nhập cá nhân

2.5 Các loại thuế khác

6(4/2) 2 - Thuyết giảng

- Thảo luận

- Thực hành bài tập

3 Chương 3. Kế toán chi phí sản xuất và giá

thành sản phẩm

3.1 Khái quát về quy trình sản xuất trong

doanh nghiệp

3.2 Khái niệm, phân loại chi phí sản xuất và

giá thành sản phẩm

3.3 Kế toán chi phí sản xuất

3.4 Kế toán giá thành sản phẩm

9(6/3) 2 - Thuyết giảng

- Thực hành bài tập

- Làm việc nhóm

4 Chương 4. Định giá bán sản phẩm

4.1 Vai trò của định giá bán sản phẩm trong

doanh nghiệp

4.2 Nhân tố ảnh hưởng đến việc định giá

bán sản phẩm

4.3 Phương pháp định giá bán sản phẩm

6(4/2) 2 - Thuyết giảng

- Thảo luận

- Thực hành bài tập

5 Chương 5. Kế toán xác định kết quả hoạt

động kinh doanh

5.1 Tổng quan về doanh thu, thu nhập khác

và chi phí

5.2 Kế toán doanh thu và chi phí kinh doanh

5.3 Kế toán thu nhập khác và chi phí khác

5.4 Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh

doanh

6(4/2) 2 - Thuyết giảng

- Làm việc nhóm

- Thực hành bài tập

6 Chương 6. Phân tích mối quan hệ chi phí

- khối lượng - lợi nhuận (C-V-P)

6.1 Những vấn đề cơ bản về C-V-P

6.2 Ứng dụng phân tích mối quan hệ C-V-P

6.3 Phân tích điểm hòa vốn

6(4/2) 3 - Thuyết giảng

- Thực hành bài tập

Page 148: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

142

7 Chương 7. Báo cáo tài chính

7.1 Tổng quan về báo cáo tài chính

7.2 Phân tích báo cáo tài chính

6(4/2) 3 - Thuyết giảng

- Thực hành bài tập

- Làm việc nhóm

8. Phương pháp đánh giá

a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Bài kiểm tra thường xuyên (Tự luận) 30

Thi giữa kỳ (Tự luận) 70

2 Thi giữa kỳ (Tự luận) 50

Thi cuối kỳ (Tự luận) 50

3 Bài thực hành (Tự luận) 50

Thi cuối kỳ (Tự luận) 50

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Lý thuyết

Đánh giá thường xuyên (Tự luận) 20

Kiểm tra giữa kỳ (Tự luận) 30

Kiểm tra cuối kỳ (Tự luận) 50

Thực hành Bài thực hành (Tự luận) 100

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: 21 tháng 6 năm 2018

Giảng viên biên soạn:

ThS. Lê Thị Tuyết Dung

ThS. Nguyễn Thành Tài

Trưởng bộ môn:

ThS. Nguyễn Thị Thu Hoàn

Page 149: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

143

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI (2123800)

2. Số tín chỉ

Tổng số tín chỉ: 3 Lý thuyết: 2 Thực hành: 1 Tự học: 6

3. Giảng viên phụ trách

TS. Nguyễn Thanh Bình

ThS. Trương Thu Hương

ThS. Nguyễn Hòang Mỹ

ThS. Đồng Phú Hảo

4. Tài liệu học tập

Sách, giáo trình chính

[1]. Lê Văn Khoa. Giáo trình Con người và môi trường. Nhà xuất bản Giáo dục Việt

Nam, 2011. [628 GIA-T]

Tài liệu tham khảo

[1]. Vũ Quang Mạnh, Hoàng Duy Chúc. Môi trường và con người sinh thái học nhân

văn. Đại học Sư phạm, 2011 [628 VU-M]

[2]. Nguyễn Xuân Cự,Nguyễn Thị Phương Loan. Giáo trình môi trường và con người:

Giáo dục, 2010 [628 NGU-C]

5. Thông tin về học phần

a. Mục tiêu học phần

Mục đích của môn học là cung cấp cho người học các khái niệm, kiến thức cơ bản về

môi trường; Giới thiệu cho người học các vai trò của môi trường tự nhiên, hậu quả và

việc xử lý hậu quả của việc làm môi trường bị ô nhiễu; Thông tin cho người học các

chương trình, chính sách bảo vệ môi trường trong nước và tòan cầu. Từ đó môn học

hướng người học đến việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

b. Mô tả vắn tắt học phần

Môn học bao gồm 5 chương, bắt đầu từ việc giới thiệu các khái niệm, vai trò và các yếu

tố cơ bản trong môi trường, đến các thành phần môi trường, các vấn đề môi trường toàn

cầu hiên đại, các hoạt động của con người và ảnh hưởng của nó đến môi trường.

Chương cuối giới thiệu các phương hướng, chiến lược và các chương trình trên thế giới

và quốc gia trong việc bảo vệ môi trường cho phát triển bền vững.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Không

Page 150: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

144

d. Yêu cầu khác:

Không

6. Chuẩn đầu ra của học phần

Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Trình bày được các khái niệm, vai trò, chức năng các thành phần môi

trường

j2

2 Hiểu được các vấn đề môi trường tòan cầu hiện đại j2

3 Hiểu được hậu quả cơ bản của các hoạt động con người đối với môi

trường cũng như các chính sách, chiến lược bảo vệ môi trường cấp quốc

gia và trên thế giới

j2

Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của môn học và chuẩn đầu ra của chương trình đào

tạo:

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

1 Chương 1. Giới thiệu

1.1 Khái niệm, chức năng của môi trường

1.2 Giới thiệu các thành phần của môi trường

1.3 Giới thiệu các yếu tố môi trường

1.4 Quá trình phát triển của môi trường và sự

tiến hóa của loại người

1.5 Nhu cầu sống và các hoạt động thỏa mãn

nhu cầu của con người

6(4/2) 1 Thuyết giảng,

Thảo luận

2 Chương 2. Các thành phần của môi trường

2.1 Giới thiệu môi trường đất

2.2 Giới thiệu môi trường nước

2.3 Giới thiệu môi trường không khí

2.4 Giới thiệu về sinh quyển

12(8/4)

1, 2 Thuyết giảng,

Thảo luận

Page 151: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

145

8. Phương pháp đánh giá

a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Bài kiểm tra thường kỳ 20

Giữa kỳ (tự luận) 30

Cuối kỳ (tự luận) 50

2 Bài kiểm tra thường kỳ 10

Giữa kỳ (tự luận) 30

Cuối kỳ (tự luận) 60

3 Bài tập về nhà 10

Bài kiểm tra thường kỳ 10

Giữa kỳ (tự luận) 30

Cuối kỳ (tự luận) 50

b. Các thành phần đánh giá

3 Chương 3.Các vấn đề môi trường tòan cầu

3.1 Biến đổi khí hậu

3.2 Sa mạc hóa

3.3 Suy thoái tài nguyên thiên nhiên

3.4 Ô nhiễm môi trường

3.5 Các vấn đề toàn cầu khác

12(8/4) 2, 3 Thuyết giảng,

Thảo luận

4

Chương 4. Con người trong môi trường

4.1 Dân số và các ảnh hưởng

4.2 Đô thị hóa, công nghiệp hóa và các tác

động môi trường

4.3 Nông nghiệp và môi trường

9(6/3) 2, 3 Thuyết giảng,

Thảo luận

5 Chương 5. Bảo vệ môi trường

5.1 Phương hướng và hành động bảo vệ môi

trường toàn cầu

5.2 Chiến lược bảo vệ môi trường và phát triển

bền vững ở Việt Nam

6(4/2) 3 Thuyết giảng,

Thảo luận

Page 152: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

146

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng, %

Lý thuyết

Đánh giá thường xuyên 20

-Bài kiểm tra thường kỳ 20

Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

Thực hành Bài tập về nhà 1 30

Bài tập về nhà 2 30

Bài tập về nhà 3 40

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn:

TS. Nguyễn Thanh Bình

Trưởng bộ môn:

TS. Nguyễn Thanh Bình

Page 153: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

147

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: GIAO TIẾP KINH DOANH (2107492)

2. Số tín chỉ:

Tổng số tín chỉ: 3 Lý thuyết: 2 Thực hành: 1 Tự học: 6

3. Giảng viên phụ trách

TS. Nguyễn Thị Vân

ThS. Nguyễn Mạnh Hải

ThS.Nguyễn Văn Bình

ThS.Trần Phi Hoàng

ThS. Phùng Tiến Dũng

ThS. Nguyễn Văn Cường

4. Tài liệu học tập

Sách, giáo trình chính

[1] Hà, N. K. G & Phạm, T.T.L & Nguyễn, T. Q. G. Giao tiếp trong kinh doanh. Nhà

xuất bản Lao động – Xã hội, 2011. [chưa có mã sách IUH]

Tài liệu tham khảo

[1] Đoàn, T. H. V & Kim, N. Đ. Giao tiếp trong kinh doanh & cuộc sống. Nhà xuất bản

Tổng hợp Hồ chí minh, 2011 [chưa có mã sách IUH]

[2] Đoàn, T. H. V. Đàm phán trong kinh doanh quốc tế. Nhà xuất bản Thống kê, 2010

[chưa có mã sách IUH]

[3] Hoàng V.H & Trần T.V.H. Giao tiếp trong kinh doanh. Nhà xuất bản Đại Học Kinh

Tế Quốc Dân, 2012. [chưa có mã sách IUH]

5. Thông tin về học phần

a. Mục tiêu học phần

- Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản liên quan đến giao tiếp và giao tiếp

trong kinh doanh.

- Trang bị cho sinh viên những kỹ năng ứng xử cần thiết trong hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp cũng như trong công việc hàng ngày.

- Rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng thu thập, xử lý dữ liệu, viết báo cáo kế hoạch

kinh doanh, viết thư giới thiệu, trao đổi các thông tin qua email và tin nhắn.

- Phát huy thái độ tích cực của sinh viên trong quá trình học tập qua việc chủ động

tham gia các báo cáo chuyên đề, làm việc nhóm và tự tin giải quyết các vấn đề phát

sinh, mâu thuẩn trong nhóm cũng như trong cuộc sống hàng ngày.

Page 154: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

148

b. Mô tả vắn tắt học phần

Học phần giao tiếp kinh doanh thuộc nhóm các học phần kiến thức giáo dục đại cương

của khối kiến thức ngành quản trị kinh doanh. Học phần trình bày các nội dung liên

quan đến việc sinh viên được trang bị kiến thức và những kỹ năng giao tiếp cơ bản

trong môi trường kinh doanh năng động và toàn cầu hóa, giúp người học nắm bắt được

bản chất và các hình thức giao tiếp trong cuộc sống và trong môi trường kinh doanh và

những công cụ quan trọng để rèn luyện để nâng cao kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Học

phần được thiết kế chủ yếu nhấn mạnh các công cụ và tính thực tiễn để nâng cao khả

năng thực hành trong giao tiếp hàng ngày, kinh doanh và nghệ thuật thuyết phục,

thượng lượng, đàm phán trong cuộc sống hàng ngày.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Không.

d. Yêu cầu khác

- Sinh viên cần quan tâm đến các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia và hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Sinh viên bắt buộc phải tham dự ≥ 80% tổng số tiết học trên lớp

6. Chuẩn đầu ra của học phần

Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Trình bày được các vấn đề cơ bản liên quan đến giao tiếp và giao tiếp

trong kinh doanh

g1

2 Vận dụng được các kỹ năng giao tiếp trong hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp và nghệ thuật thuyết phục, đàm phán trong kinh doanh

và cuộc sống hàng ngày

g1

3 Lựa chọn sản phẩm phù hợp, tổ chức bán hàng và ứng dụng các kỹ

năng giao tiếp với khách hàng kết hợp thái độ làm việc nhóm để hoàn

thành nhiệm vụ được giao.

i1

Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của môn học và chuẩn đầu ra của chương trình đào

tạo.

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

Page 155: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

149

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

1 Chương 1. Khái quát chung về giao tiếp

kinh doanh

1.1 Những vấn đề chung

1.2 Các kiểu giao tiếp

1.3 Quá trình giao tiếp

1.4 Các phương thức giao tiếp

6 (6/0) 1

Thuyết giảng

Quan sát

2 Chương 2. Kỹ năng giao tiếp trong kinh

doanh

2.1. Kỹ năng lắng nghe

2.2. Kỹ năng đặt câu hỏi

2.3. Kỹ năng trả lời

2.4. Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại

9 (6/3) 1,2

Thuyết giảng

Thảo luận,

Quan sát

3

Chương 3. Kỹ năng thuyết trình trong kinh

doanh

3.1 Chọn chủ đề và xác định mục đích bài

thuyết trình

3.2 Tìm hiểu khán thính giả

3.3 Xây dựng nội dung bài thuyết trình

3.4 Những điểm cần lưu ý trong thuyết trình

6 (3/3) 1,2

Thuyết giảng

Thực hành

Theo nhóm

4 Chương 4. Giao tiếp qua thư tín trong kinh

doanh

4.1 Thư tín trong kinh doanh

4.2 Kỹ năng viết thư tín hiệu quả

4.3 Giao tiếp qua thư điện tử

4.4 Giao tiếp với thông tin không vui qua thư

điện tử

6 (6/0) 2

Thuyết giảng,

Thảo luận

5 Chương 5. Giao tiếp qua các báo cáo trong

kinh doanh

5.1 Sự cần thiết của các loại báo cáo kinh

doanh

5.2 Các loại báo cáo viết trong kinh doanh

5.3 Một số ứng dụng của báo cáo viết chính

thức

6 (3/3) 2,3

Thuyết giảng

Thực hành

cá nhân

6 Chương 6. Giao tiếp kinh doanh trong môi

trường đa dạng văn hóa

6.1 Khái quát về văn hóa

6.2 Vai trò của văn hóa trong giao tiếp kinh

doanh

6.3 Giao tiếp hiệu quả trong môi trường đa

6 (3/3) 2,3

Thuyết giảng,

làm việc nhóm

Page 156: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

150

văn hóa

6.4 Yếu tố cản trở giao tiếp trong sự đa dạng

văn hóa

7 Chương 7. Nghệ thuật giao tiếp trong đàm

phán, thượng lượng trong cuộc sống.

7.1 Khái quát về đàm phán

7.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến đàm phán trong

kinh doanh

7.3 Các phương thức, phương pháp và phong

cách đàm phán

7.4 Tổ chức đàm phán và kết thúc đàm phán

6 (3/3) 1, 2,3

Thuyết giảng,

Thảo luận tình

huống tại lớp

8. Phương pháp đánh giá

a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Bài kiểm tra thường kỳ (tự luận) 30

Kiểm tra giữa kỳ (tự luận) 30

Kiểm tra cuối kỳ (tự luận) 40

2 Bài kiểm tra thường kỳ (tự luận) 50

Kiểm tra giữa kỳ (tự luận) 50

3 Bài kiểm tra thường kỳ (tự luận) 20

Thực hành - Báo cáo chuyên đề theo nhóm (tự luận) 40

Kiểm tra cuối kỳ (tự luận) 40

b. Các thành phần đánh giá

Thành phần đánh giá Tỷ trọng %

Lý thuyết Đánh giá thường xuyên 20

- Bài tập cá nhân trên lớp 10

- Bài tập tình huống trên lớp 5

- Hoạt động khác (điểm danh) 5

Kiểm tra giữa kỳ (Tự luận có phần giải quyết tình

huống)

30

Kiểm tra cuối kỳ (Tự luận có phần giải quyết tình

huống)

50

Thực hành

Bài tập nhóm (hoạt động giao tiếp bán hàng theo nhóm) 40

Báo cáo thực hành (thuyết trình, thái độ làm việc trong

nhóm)

30

Bài tập cá nhân (viết báo cáo cá nhân) 30

Page 157: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

151

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: 25 tháng 05 năm 2018

Giảng viên biên soạn:

TS. Nguyễn Thị Vân

Trưởng bộ môn:

PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn

Page 158: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

152

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: KỸ NĂNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH (2132002)

2. Số tín chỉ

Tổng số tín chỉ: 3 Lý thuyết: 2 Thực hành: 1 Tự học: 6

3. Giảng viên phụ trách

TS. Trần Thứ Ba

ThS. Đặng Thu Hương

ThS. Lê Thị Quỳnh Hương

ThS. Nguyễn Văn Bình

ThS. Trương Văn Chính

ThS. Nguyễn Thị Châu

4. Tài liệu học tập

Sách, giáo trình chính

[1] Đặng Thị Diệu Hiền, Kỹ năng xây dựng kế hoạch, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia

TP.HCM, 2016. [THT000005]

Tài liệu tham khảo

[1] Robert Ashton, Xuân Nguyễn dịch, Kế hoạch cuộc đời,700 cách đơn giản để thay

đổi cuộc sống tốt đẹp hơn, Nhà xuất bản Trẻ TP. HCM, 2012.[THT000006].

[2] Kim Nguyệt tuyển dịch, Click vào thời gian, Nhà xuất bản Phụ nữ, 2011.

[THT000007].

[3] Dr. Yan Yager, Hồ Văn Hiệp dịch, Nghệ thuật Quản Lý thời gian sáng tạo cho kỷ

nguyên mới, Nhà xuất bản Văn Hoá Sài Gòn, 2010.

5. Thông tin về môn học

a. Mục tiêu học phần

Môn học này giúp sinh viên:

- Tổng hợp được các kiến thức cơ bản về kỹ năng xây dựng kế hoạch như: Các khái

niệm, phân loại kế hoạch, cấu trúc của một bản kế hoạch, qui trình xây dựng kế hoạch

và các phương pháp để xây dựng kế hoạch.

- Áp dụng được kỹ năng xây dựng kế hoạch trong học tập và phát triển cá nhân, kế

hoạch sản xuất kinh doanh.

- Hình thành được kỹ năng phân tích đánh giá và kiểm tra được kết quả thực hiện kế

hoạch.

b. Mô tả vắn tắt học phần

Page 159: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

153

- Môn học bao gồm những kiến thức cơ bản về: Phương pháp xây dựng kế hoạch; Kỹ

năng tư duy, quản lý thời gian và sắp xếp công việc trong lập kế hoạch; Phương pháp

phân tích đánh giá và kiểm tra kết quả thực hiện kế hoạch.

- Bên cạnh đó, nội dung môn học còn có phần thực hành rèn luyện về kỹ năng: Thu thập

thông tin, phân tích và dự báo; Xây dựng kế hoạch học tập và phát triển cá nhân; Kế

hoạch cho hoạt động sản xuất kinh doanh; Kỹ năng phân tích đánh giá và kiểm tra kết

quả thực hiện kế hoạch.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Không.

d. Yêu cầu khác

- Phương pháp học tập: Sinh viên cần đọc các tài liệu được yêu cầu và hoàn thành bài

tập hàng tuần và thảo luận với bạn bè, giảng viên giảng dạy trực tiếp nếu gặp khó khăn

với bất kỳ nội dung nào. Trong các giờ học, sinh viên cần chủ động tương tác bằng

cách đặt câu hỏi, cung cấp câu trả lời và tham gia thảo luận trong lớp.

- Phương pháp đánh giá: Sinh viên tham dự học và kiểm tra theo quy chế học vụ hiện

hành của Nhà trường. Sinh viên có trách nhiệm kiểm tra các ngày đến hạn của các

hoạt động đánh giá và các mốc thời gian trong thời khóa biểu. Những bài tập không

được gia hạn thời gian nộp, nếu sinh viên nộp bài trễ sẽ bị điểm không.

- Đảm bảo sự trung thực trong học thuật: Sinh viên cần phải trích dẫn nguồn tài liệu

tham khảo (nếu có) trong các bài đánh giá và sẽ bị điểm không nếu bị phát hiện đạo

văn dưới bất kỳ hình thức nào.

6. Chuẩn đầu ra môn học

a. Chuẩn đầu ra của môn học

Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Trình bày được các kiến thức cơ bản về kỹ năng xây dựng kế hoạch e2

2 Trình bày được các bước trong qui trình xây dựng kế hoạch và các

phương pháp xây dựng kế hoạch e2

3 Ứng dụng vào xây dựng kế hoạch học tập và phát triển cá nhân, kế

hoạch sản xuất kinh doanh. e2

4 Phân tích đánh giá và kiểm tra được kết quả thực hiện kế hoạch e2

5 Vận dụng được các kỹ năng cần thiết trong xây dựng kế hoạch e2

b. Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của môn học và của chương trình đào tạo.

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

Page 160: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

154

CLOs a b c d e f g h i j

2 x

3 x

4 x

5 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

1 Chương 1. Tổng quan về kế hoạch và kỹ

năng xây dựng kế hoạch

1.1 Khái niệm cơ bản

1.2 Phân loại kế hoạch

1.3 Đặc điểm và vai trò của kế hoạch

1.4 Cấu trúc cơ bản của một bản kế hoạch

1.5 Phần mềm hỗ trợ xây dựng kế hoạch

1.6 Thực hành ứng dụng lập dự toán bằng

MS Excel

1.7 Thực hành ứng dụng quản lý bằng phần

mềm MS Project

1.8 Thực hành ứng dụng trong việc trình bày

kế hoạch theo sơ đồ tư duy bằng phần

mềm imindmap.

11(8/3) 1 Thuyết giảng

Thảo luận nhóm

Thực hành

2 Chương 2. Quy trình và phương pháp xây

dựng kế hoạch

2.1 Giai đoạn chuẩn bị lập kế hoạch

2.2 Giai đoạn lập kế hoạch

2.3 Giai đoạn hoàn thiện kế hoạch

2.4 Thực hành thu thập thông tin thị trường

và tổng hợp

2.5 Thực hành phân tích dự báo và dự toán

các nguồn lực

2.6 Thực hành thiết kế mẫu kế hoạch cá nhân

2.7 Thực hành thiết kế mẫu kế hoạch nhóm

12(8/4) 2, 3, 4 Thuyết giảng

Thảo luận nhóm

Thực hành

3 Chương 3. Tổ chức thực hiện kế hoạch

3.1 Phân công nhân sự phụ trách thực hiện

3.2 Xác định nguồn lực tài chính và Phân bổ

hợp lý

3.3 Xác định thời gian hoàn thành và kiểm tra

tiến độ thưc hiện

12(8/4) 2, 3,

4, 5

Thuyết giảng

Thảo luận nhóm

Page 161: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

155

8. Phương pháp đánh giá

a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Bài tập trên lớp 1 50

Kiểm tra giữa kỳ (tự luận) 25

Kiểm tra cuối kỳ (tự luận) 25

2 Bài tập trên lớp 1 25

Kiểm tra giữa kỳ (tự luận) 25

Kiểm tra cuối kỳ (tự luận) 25

Thực hành 25

3 Bài tập về nhà 1 25

Kiểm tra giữa kỳ (tự luận) 25

Kiểm tra cuối kỳ (tự luận) 25

Thực hành 25

4 Bài tập về nhà 1 25

Kiểm tra giữa kỳ (tự luận) 25

Kiểm tra cuối kỳ (tự luận) 25

3.4 Giám sát và điều phối nguồn lực

3.5 Nghiệm thu và báo cáo tổng kết

3.6 Thực hành xây dựng kế hoạch học tập &

phát triển cá nhân

3.7 Thực hành xây dựng kế hoạch sản xuất

kinh doanh

Thực hành

4 Chương 4. Phân tích đánh giá mức độ

hoàn thành kế hoạch và hiệu quả công việc

4.1 Phân tích mức độ hoàn thành kế hoạch

4.2 Phân tích sự biến động các chỉ tiêu do ảnh

hưởng của các nhân tố liên quan.

4.3 Phân tích đánh hiệu quả công việc

4.4 Thực hành phân tích nhiệm vụ kế hoạch

các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận.

4.5 Thực hành phân tích sự biến động các chỉ

tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận do ảnh

hưởng của các nhân tố liên quan.

4.6 Thực hành phân tích tỷ suất lợi nhuận và

đánh giá tính hiệu quả của các hoạt động

10(6/4) 2, 3,

4, 5

Thuyết giảng

Thảo luận nhóm

Thực hành

Page 162: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

156

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Thực hành 25

5 Thực hành: Báo cáo/thuyết trình 100

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Lý thuyết Đánh giá thường xuyên 20

Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

Thực hành Thực hành trên lớp 50

Báo cáo/ thuyết trình 50

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ

Ngày biên soạn: ngày 31 tháng 05 năm 2018

Giảng viên biên soạn:

TS. Trần Thứ Ba

Trưởng bộ môn:

ThS. Nguyễn Thị Châu

Page 163: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

157

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG (2110585)

2. Số tín chỉ

Tổng số tín chỉ: 3 Lý thuyết: 2 Thực hành: 1 Tự học: 6

3. Giảng viên phụ trách

PGS.TS Phan Thị Tố Oanh

ThS Lê Thị Thương

ThS Nguyễn Thu Hà

4. Tài liệu học tập

Sách, giáo trình chính

[1] Phan Thị Tố Oanh. Giáo trình Tâm lý học đại cương. Nhà xuất bản Lao động – Xã

hội, 2016. [10075077].

Tài liệu tham khảo

[1] Gillian Butler & Freda Mc Manus. Dẫn luận về tâm lý học. Nhà xuất bản Đại học

Hồng Đức, 2016.

[2] Phan Thị Kim Ngân (Chủ biên). Giáo trình tâm lý học đại cương. Nhà xuất bản Đại

học Hồng Đức, 2015.[100281910]

[3] Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên). Tâm lí học đại cương. Nhà xuất bản Đại học Quốc

gia Hà Nội, 2013. [100271461]

5. Thông tin về học phần

a. Mục tiêu học phần

Môn học giúp người học giải thích được các hiện tượng tâm lý cơ bản của con người,

quy luật và những biểu hiện của các hiện tượng tâm lý người trên cơ sở đó giúp người

học nhận diện, vận dụng được cơ chế hoạt động của các hiện tượng tâm lý người vào

cuộc sống và nghề nghiệp.

b. Mô tả vắn tắt học phần

Nội dung môn học sẽ nói về các vấn đề chính sau:

- Đối tượng, nhiệm vụ và vai trò của tâm lý học; các bản chất, hiện tượng và phương

pháp nghiên cứu tâm lý;

- Sự hình thành và phát triển tâm lý;

- Vấn đề nhận thức;

- Trí nhớ, tình cảm;

- Ý chí và hành động ý chí;

- Nhân cách và sự hình thành phát triển nhân cách.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Không có

Page 164: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

158

d.Yêu cầu khác

- Dự lớp: Có mặt trên lớp nghe giảng từ 80% tổng số thời gian trở lên.

- Tích cực trong hoạt động nhóm.

6. Chuẩn đầu ra của học phần

Khi hoàn thành môn học, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Hiểu được những kiến thức cơ bản về bản chất tâm lý người, hoạt động, giao

tiếp và nhân cách, quá trình nhận thức, tình cảm, ý chí.

g1

2 Thu thập, phân tích các tư liệu lý luận và thực tiễn về các hiện tượng tâm lý để

giải quyết được các bài tập tình huống, các chủ đề theo nhiệm vụ học tập.

i1

3 Vận dụng được kiến thức tâm lý học để tìm hiểu tâm lý của bản thân, bạn

bè, đồng nghiệp.

i1

4 Thực hiện được vai trò và trách nhiệm của cá nhân trong hoạt động nhóm.

Tôn trọng sự khác biệt trong các biểu hiện tâm lý của mỗi người.

e1

5 Có ý thức vươn lên trong học tập, tu dưỡng và hoàn thiện bản thân. e1

Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của môn học và chuẩn đầu ra của chương trình đào

tạo.

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

4 x

5 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết

(LT/TH) CLOs

Phương pháp

giảng dạy

1 Mở đầu: Giới thiệu môn học và chính

sách môn học

1. Giới thiệu tổng quan môn học

2. Giới thiệu các hình thức dạy học và đánh

giá

3. Phân nhóm sinh viên

4. Triển khai các kỹ năng cần thiết

2

(1/1)

-Thuyết giảng

- Thảo luận

Page 165: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

159

2 Chương 1. Tâm lý học là một khoa học

1.1. Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lý học

1.2. Vai trò của tâm lý học và một số nhà

tâm lý học tiêu biểu

1.3. Bản chất hiện tượng tâm lý người

1.4. Các phương pháp nghiên cứu tâm lý

học

8

(4/4)

1,3 - Thuyết giảng

- Thảo luận nhóm

- Vấn đáp

- Thuyết trình

3 Chương 2. Sự hình thành và phát triển

tâm lý, ý thức

2.1. Cơ sở tự nhiên của tâm lý

2.2. Cơ sở xã hội của tâm lý

2.3. Sự hình thành và phát triển tâm lý, ý

thức theo phương diện cá thể.

2.4. Chú ý- Điều kiện của hoạt đông có ý

thức.

8

(4/4)

1,2,3,4 - Thuyết giảng

- Thuyết trình

- Thảo luận nhóm

- Vấn đáp

- Bài tập

4 Chương 3. Nhận thức cảm tính

3.1. Cảm giác

3.2. Tri giác

6

(3/3)

1,2,3 - Thuyết giảng

- Thuyết trình

- Thảo luận

nhóm

- Vấn đáp

5 Chương 4. Nhận thức lý tính

4.1. Tư duy

4.2. Tưởng tượng

8

(4/4)

1,2,3 - Thuyết giảng

- Thuyết trình

- Seminar

- Vấn đáp

- Bài tập

6

Chương 5. Trí nhớ

5.1. Khái niệm trí nhớ.

5.2. Phân loại trí nhớ.

5.3. Các quá trình cơ bản của trí nhớ

5.4. Các biện pháp rèn luyện và phát triển trí

nhớ

6

(3/3)

1,2,3

- Thuyết giảng

- Thuyết trình

- Thảo luận nhóm

- Vấn đáp

7 Chương 6. Tình cảm

6.1. Khái niệm chung

6.2. Vai trò của tình cảm

6.3. Các loại tình cảm

6.4. Qui luật của tình cảm

6

(3/3)

1,2,3,4

- Thuyết giảng

- Thuyết trình

- Thảo luận nhóm

- Vấn đáp

- Bài tập

8 Chương 7. Ý chí và hành động ý chí

7.1. Khái niệm chung

7.2. Các phẩm chất nhân cách của ý chí

7.3. Hành động ý chí và hành động tự động

4

(2/2)

1,2,3 - Thuyết giảng

- Thuyết trình

- Thảo luận

nhóm

Page 166: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

160

hóa - Vấn đáp

9

Chương 8. Nhân cách và sự hình thành,

phát triển nhân cách

8.1. Khái niệm chung về nhân cách

8.2. Các thuộc tính tâm lý của nhân cách

8.3. Sự hình thành và phát triển nhân cách

12

(6/6)

1,5 - Thuyết giảng

- Thuyết trình

- Thảo luận nhóm

- Vấn đáp

- Bài tập

8. Phương pháp đánh giá

a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Kiểm tra thường xuyên ( Vấn đáp) 20

Trắc nghiệm 15 phút 10

Giữa kỳ (Tự luận) 50

Cuối kỳ (Trắc nghiệm) 20

2 Thực hành (Thuyết trình nhóm) 20

Giữa kỳ (Tự luận) 30

Cuối kỳ (Trắc nghiệm) 50

3 Tiểu luận nhóm 60

Giữa kỳ ( Tự luận ) 20

Cuối kỳ (Trắc nghiệm) 20

4 Tiểu luận nhóm 40

Giữa kỳ (Tự luận) 30

Cuối kỳ (Trắc nghiệm) 30

5 Tiểu luận nhóm 40

Giữa kỳ ( Tự luận) 30

Cuối kỳ (Trắc nghiệm) 30

b.Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Lý thuyết

(67%)

Đánh giá thường xuyên 20

Trắc nghiệm 15 phút 5

Kiểm tra thường xuyên ( Vấn đáp) 15

Kiểm tra giữa kỳ ( Tự luận) 30

Kiểm tra cuối kỳ ( Trắc nghiệm) 50

Thực hành

(33%)

Chuẩn bị báo cáo cá nhân, nhóm 30

Báo cáo cá nhân 30

Báo cáo nhóm 40

Page 167: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

161

c.Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: 05 tháng 07 năm 2018

Giảng viên biên soạn:

ThS. Lê Thị Thương

Trưởng bộ môn

PGS.TS Phan Thị Tố Oanh

Page 168: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

162

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: XÃ HỘI HỌC (2113439)

2. Số tín chỉ

Tổng số tín chỉ: 3 Lý thuyết: 2 Thực hành: 1 Tự học: 6

3. Giảng viên phụ trách

ThS. Hà Thị Ánh

ThS. Đào Thị Nguyệt Ánh

ThS. Đỗ Thị Thìn

ThS. Phạm Thị Oanh

4. Tài liệu học tập

Sách, giáo trình chính

[1] Lương Văn Út. Giáo trình Xã hội học. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc

dân, 2012. [KCB000001]

Tài liệu tham khảo

[1] Phạm Đức Trọng, Nguyễn Hữu Túc, Hoàng Thế Cường. Giáo trình Xã hội học đại

cương. Hà Nội: Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, 2016. [10281950 –

100281959]

[2] Nguyễn Tiến Nam, Đoàn Thị Lan Hương, Nguyễn Mậu Dưng. Giáo trình Xã hội

học. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2010. [100241374]

5. Thông tin về học phần

a. Mục tiêu học phần

Sau khi học xong học phần người học:

- Có các kiến thức cơ bản về các khái niệm, phạm trù xã hội học, các quan điểm lý

thuyết xã hội học và các phương pháp nghiên cứu xã hội học;

- Hiểu được sự khác biệt về văn hóa, cơ chế điều chỉnh xã hội, quá trình ổn định và biến

đổi xã hội; mối quan hệ giữa cá nhân, nhóm/ tổ chức xã hội và xã hội;…

- Có khả năng phân tích, đánh giá một số hiện tượng xã hội đã và đang diễn ra trong đời

sống xã hội Việt Nam dưới góc độ xã hội học.

b. Mô tả vắn tắt học phần

Học phần Xã hội học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về xã hội học, bao

gồm lịch sử hình thành và phát triển của xã hội học; đối tượng, chức năng của xã hội

học; các khái niệm và phạm trù xã hội học; một số quan điểm lý thuyết về xã hội học;

phương pháp nghiên cứu xã hội học,.... Sinh viên có thể vận dụng các kiến thức trên để

hiểu, phân tích, và lý giải được một số hiện tượng xã hội ở Việt Nam dưới góc độ xã hội

Page 169: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

163

học. Học phần này cũng góp phần giúp sinh viên nhận định, đánh giá và giải quyết một

cách tích cực, khoa học những vấn đề xã hội nảy sinh trong cuộc sống, đồng thời góp

phần hình thành thái độ chính trị đúng đắn, vững vàng; ý thức tổ chức kỉ luật; tinh thần

trách nhiệm, tâm hồn lành mạnh, trong sáng.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C): Không.

d. Yêu cầu khác

Có mặt trên lớp > 80% thời lượng môn học. Thực hiện đầy đủ các bài tập, bài kiểm tra.

6. Chuẩn đầu ra của học phần

Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Trình bày được những kiến thức cơ bản về xã hội học. i1

2 Giải thích được một số vấn đề xã hội học: sự khác biệt về văn hóa, cơ

chế điều chỉnh xã hội, mối quan hệ giữa cá nhân, nhóm/ tổ chức xã hội

và xã hội;

i1

3 Lý giải được một số hiện tượng xã hội đã và đang diễn ra trên đất nước

ta.

i1

Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của học phần và chuẩn đầu ra của chương trình đào

tạo

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

1 Chương 1. Lịch sử hình thành xã hội học

1.1 Sự ra đời của xã hội học

1.2 Những điều kiện của sự ra đời xã hội học

1.3 Những nhu cầu cho sự ra đời xã hội học

1.4 Ý nghĩa của sự ra đời xã hội học

1.5 Những nhà lý thuyết xã hội học kinh điển

3(2/1) 1 - Thuyết giảng

- Thảo luận

2 Chương 2. Khái niệm, đối tượng nghiên cứu,

cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ của xã hội

học

3(2/1) 1 - Thuyết giảng

- Thảo luận

Page 170: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

164

2.1 Khái niệm xã hội học

2.2 Đối tượng nghiên cứu của xã hội học

2.3 Cơ cấu của xã hội học

2.4 Chức năng của xã hội học

2.5 Nhiệm vụ của xã hội học

2.6 Mối quan hệ giữa Xã hội học và các ngành

Khoa học Xã hội khác

3 Chương 3. Một số quan điểm lý thuyết trong

xã hội học

3.1 Thuyết chức năng

3.2 Thuyết vai trò

3.2 Thuyết xung đột

3.3 Thuyết tương tác biểu trưng

3.4 Các lý thuyết về lệch lạc

3.5 Quan điểm trao đổi

3.6 Quan điểm Xã hội học Mác- xít

5(4/1) 1, 2 - Thuyết giảng

- Thuyết trình

4 Chương 4. Văn hóa

4.1 Khái niệm văn hóa

4.2 Các loại hình văn hóa

4.3 Đặc điểm của văn hóa

4.4 Tiểu văn hóa (văn hóa phụ)

4.5 Sự khác biệt văn hóa và những hệ quả của

sự khác biệt văn hóa

5(3/2) 1, 2 - Thuyết giảng

- Thuyết trình

5 Chương 5. Bất bình đẳng xã hội và phân

tầng xã hội

5.1 Bất bình đẳng xã hội

5.2 Phân tầng xã hội

5.3 Giai cấp xã hội

4(3/1)

1 - Thuyết giảng

- Thảo luận

6 Chương 6. Sự điều tiết xã hội

6.1 Một số khái niệm

6.2 Cơ chế của sự điều chỉnh xã hội – mối quan

hệ giữa giá trị, quy tắc và chế tài

5(4/1)

1, 2 - Thuyết giảng

- Thuyết trình

7

Chương 7. Quá trình ổn định và biến đổi xã

hội

7.1 Những khái niệm

7.2 Đặc trưng của biến đổi xã hội

7.3 Những yếu tố tác động đến biến đổi xã hội

7.4 Những điều kiện biến đổi xã hội

7.5 Cách tiếp cận trong nghiên cứu quá trình

biến đổi xã hội

3(2/1) 1, 2 - Thuyết giảng

- Thảo luận

Page 171: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

165

8. Phương pháp đánh giá

a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Kiểm tra thường kỳ (tự luận 1) 20

Kiểm tra giữa kỳ (tự luận) 30

Kiểm tra cuối kỳ (tự luận) 50

2 Kiểm tra thường kỳ (tự luận) 20

Kiểm tra giữa kỳ (tự luận) 30

Kiểm tra cuối kỳ (tự luận) 50

3 Kiểm tra thường kỳ (bài tập) 20

Kiểm tra giữa kỳ (tự luận) 30

Kiểm tra cuối kỳ (tự luận) 50

8 Chương 8. Nhóm và tổ chức phức tạp

8.1 Nhóm

8.2 Tổ chức phức tạp

2(1/1) 1 - Thuyết giảng

- Thảo luận

9 Chương 9. Xã hội hóa và sự hình thành cái

tôi

9.1 Xã hội hóa

9.2 Sự hình thành cái tôi

5(3/2) 1, 2 - Thuyết giảng

- Thuyết trình

10 Chương 10. Thiết chế xã hội

10.1 Sự hình thành thiết chế xã hội

10.2 Các thiết chế xã hội

10.3 Chức năng của thiết chế xã hội

10.4 Cá nhân và các thiết chế hóa

3(2/1) 1 - Thuyết giảng

- Thảo luận

11 Chương 11. Một số lĩnh vực chuyên ngành

xã hội học

11.1 Xã hội học gia đình

11.2 Xã hội học đô thị

11.3 Xã hội học nông thôn

11.4 Xã hội học y tế

11.5 Xã hội học dư luận và truyền thông đại

chúng

11.6 Xã hội học tội phạm

4(2/2) 1, 3 - Thuyết giảng

- Thuyết trình

12 Chương 12. Các phương pháp nghiên cứu xã

hội học

12.1 Phương pháp luận nghiên cứu xã hội học

12.2 Các phương pháp nghiên cứu xã hội học

3(2/1) 1, 3 - Thuyết giảng

- Thảo luận

Page 172: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

166

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Lý thuyết

(67%)

Đánh giá thường xuyên 20 Kiểm tra thường kỳ (tự luận) 20 Kiểm tra giữa kỳ 30 Kiểm tra cuối kỳ 50

Thực hành

(33%)

Bài tập 1 40 Bài tập 2 60

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn:

ThS. Hà Thị Ánh

Trưởng bộ môn:

TS. Nguyễn Thị Thu Trang

Page 173: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

167

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM (2111491)

2. Số tín chỉ

Tổng số tín chỉ: 3 Lý thuyết: 2 Thực hành: 1 Tự học: 6

3. Giảng viên phụ trách

ThS. Nguyễn Thị Đức

ThS. Đặng Thị Kim Phượng

4. Sách sử dụng

Tài liệu chính

[1] Trần Ngọc Thêm. Cơ sở văn hóa Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục, 2012.

[100035515]

Tài liệu tham khảo

[1] Phan Ngọc. Bản sắc văn hóa Việt Nam. Nhà xuất bản Văn học, 2015. [KNN000004]

[2]Trần Quốc Vượng. Cơ sở văn hóa Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2015.

[100287694]

5. Thông tin về học phần

a. Mô tả mục tiêu học phần

Cung cấp cho sinh viên:

- Những tri thức cơ bản về văn hóa và văn hóa Việt Nam.

- Giúp sinh viên có thái độ yêu mến, trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền

thống văn hóa dân tộc.

b. Mô tả vắn tắt học phần

- Môn học cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản về văn hóa, đặc trưng văn

hóa. Giúp sinh viên nhận diện được các vùng văn hóa trên lãnh thổ Việt Nam, hiểu

được tiến trình lịch sử của văn hóa Việt Nam từ nguồn gốc cho đến nay.

- Môn học còn giúp sinh viên tìm hiểu các thành tố văn hóa: Văn hóa nhận thức và văn

hóa tổ chức cộng đồng; văn hóa giao tiếp ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội.

Tìm hiểu sự giao lưu ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam với văn hóa Trung Hoa, Ấn

Độ và văn hóa phương Tây.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C): Không.

d. Yêu cầu khác

- Có mặt trên lớp > 80% thời lượng môn học. Thực hiện đầy đủ các bài kiểm tra và các

buổi thảo luận.

- Điểm tổng kết môn học được đánh giá xuyên suốt quá trình học.

Page 174: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

168

6. Chuẩn đầu ra của môn học

Khi hoàn thành môn học, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Trình bày được khái niệm, đặc trưng, chức năng của văn hóa, định vị văn

hóa Việt Nam, tiến trình văn hóa Việt Nam.

i1

2 Trình bày được triết lý âm dương, tam tài, ngũ hành và hệ đếm can chi. i1

3 Phân tích được các đặc điểm cơ bản của văn hóa Việt Nam qua các thành

tố văn hóa tổ chức, văn hóa ứng xử.

i1

Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của môn học và chuẩn đầu ra của chương trình đào

tạo.

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

7. Nội dung cơ bản của môn học

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

1 Mở đầu. Giới thiệu môn học và chính sách môn

học

1 Giới thiệu tổng quan môn học

2 Giới thiệu các hình thức dạy học và đánh giá

3 Phân nhóm sinh viên

4 Triển khai các kỹ năng cần thiết

2 (1/1) -Thuyết giảng

- Thảo luận

2 Chương 1. Văn hóa và văn hóa học

1.1 Văn hoá và văn hoá học

1.2 Định vị văn hoá Việt Nam

1.3 Tiến trình văn hoá Việt Nam

6 (6/0) 1 -Thuyết giảng

- Hỏi đáp

3 Chương 2. Văn hóa nhận thức

2.1 Triết lí âm dương

2.1 Tam tài – ngũ hành

2.3 Lịch âm dương và hệ Can Chi

7 (6/1) 2 -Thuyết giảng

- Thuyết trình

- Thảo luận

- Quan sát

4 Chương 3. Văn hóa tổ chức đời sống tập thể

3.1 Tổ chức nông thôn

3.2 Tổ chức quốc gia

3.3 Tổ chức đô thị

6 (4/2) 3 -Thuyết giảng

- Thuyết trình

- Thảo luận

- Quan sát

Page 175: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

169

5 Chương 4. Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân

4.1 Tín ngưỡng

4.2 Phong tục

4.3 Văn hóa giao tiếp

4.4 Nghệ thuật thanh sắc, hình khối

8 (5/3) 3 -Thuyết giảng

- Thuyết trình

- Thảo luận

- Quan sát

6 Chương 5. Văn hóa ứng xử với môi trường tự

nhiên

5.1 Văn hoá ăn uống

5.2 Văn hoá mặc

5.3 Nhà cửa

5.4 Đi lại

8(4/4) 3 -Thuyết giảng

- Thuyết trình

- Thảo luận

- Quan sát

7 Chương 6. Văn hóa ứng xử với môi trường xã

hội

6.1 Balamon giáo và văn hóa Chăm Pa

6.2 Phật giáo và văn hóa Việt Nam

6.3 Nho giáo và văn hóa Việt Nam

6.4 Đạọ giáo và văn hóa Việt Nam

6.5 Phương Tây và văn hóa Việt Nam

6.6 Tính dung hợp trong văn hóa Việt Nam

8 (4/4) 3 -Thuyết giảng

- Thuyết trình

- Thảo luận

- Quan sát

8. Phương pháp đánh giá

a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Bài thuyết trình trên lớp. 20

Bài kiểm tra thường kỳ (tự luận) 40

Bài kiểm tra giữa kỳ (tự luận) 40

2 Bài thuyết trình trên lớp 20

bài kiểm tra thường kỳ (tự luận) 20

Bài kiểm tra giữa kỳ (tự luận) 30

Bài thi cuối kỳ (tự luận) 30

3 Bài thuyết trình trên lớp. 20

Bài kiểm tra thường kỳ (tự luận) 20

Giữa kỳ (tự luận) 10

Cuối kỳ (tự luận) 50

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Page 176: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

170

Lý thuyết

Đánh giá thường xuyên 20

Bài kiểm tra thường xuyên 20

Kiểm tra giữa kỳ (tự luận) 30

Kiểm tra cuối kỳ (tự luận) 50

Thực hành Bài tập nhóm, thảo luận 50

Báo cáo, thuyết trình trên lớp 50

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ

Ngày biên soạn: 09 tháng 6 năm 2018

Giảng viên biên soạn:

ThS. Nguyễn Thị Đức.

Trưởng bộ môn:

TS. Nguyễn Trường Sa

Page 177: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

171

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

1. Tên và mã môn học: TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH (2111492)

2. Số tín chỉ

Tổng số tín chỉ: 3 Lý thuyết: 2 Thực hành: 1 Tự học: 6

3. Giảng viên phụ trách

ThS. Đặng Thị Kim Phượng

ThS. Nguyễn Thị Đức

4. Tài liệu học tập

Sách, giáo trình chính

[1] Bùi Minh Toán, Lê A và Đỗ Hùng Việt. Tiếng Việt thực hành. Hà Nội: NXB Giáo

dục, 2012. [100075079]

Tài liệu tham khảo

[1] Vương Hữu Lễ và Đinh Xuân Quỳnh. Tiếng Việt thực hành. Huế: NXB Thuận Hóa,

2003. [100102785]

[2] Hà Thúc Hoan. Tiếng Việt thực hành. Hà Nội: NXB Khoa học và kỹ thuật, 2007.

[100264397]

5. Thông tin về môn học

a. Mục tiêu học phần

Cung cấp cho sinh viên:

- Đặc điểm, cấu trúc cơ bản của tiếng Việt.

- Nhận biết và khắc phục những sai sót khi nói, viết, dùng từ, đặt câu.

- Trình bày mạch lạc một văn bản, tự tin khi nói và viết tiếng Việt.

b. Mô tả vắn tắt học phần

Môn học cung cấp tri thức cơ bản cần thiết về đặc điểm, cấu trúc tiếng Việt trong văn

viết và nói. Các kiến thức được cung cấp nhằm giúp sinh viên nhận biết và khắc phục

những sai sót khi nói, viết, dùng từ, đặt câu. Rèn cho sinh viên năng lực sử dụng từ

đúng, đặt câu chính xác, trình bày mạch lạc một văn bản, tạo cho người học sự tự tin khi

nói và viết tiếng Việt; góp phần nâng cao nhận thức, ý thức, sự tôn trọng tiếng mẹ đẻ -

tiếng Việt, ngôn ngữ giao tiếp chính thức trong xã hội Việt Nam.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Không.

Page 178: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

172

d. Yêu cầu khác

Có mặt trên lớp > 80% thời lượng môn học. Thực hiện đầy đủ các bài kiểm tra và bài

tập.

6. Chuẩn đầu ra của môn học

Khi hoàn thành môn học, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Viết đúng chính tả, dùng từ đúng. h2

2 Trình bày được kiến thức lí thuyết về câu tiếng Việt, viết câu đúng,

sửa lỗi câu sai.

h2

3 Phân tích được các phương thức liên kết câu và thực hành về liên kết

câu.

h2

4 Trình bày được cấu trúc của các loại văn bản và soạn thảo được các

loại văn bản.

h2

Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của môn học và chuẩn đầu ra của chương trình đào

tạo.

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

4 x

7. Nội dung cơ bản của môn học

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

1 Chương 1. Giới thuyết chung

1.1 Đặc điểm của tiếng Việt

1.2 Tiếng Việt và vấn đề giữ gìn sự trong sáng của

tiếng Việt

1.3 Thực trạng của việc sử dụng tiếng Việt hiện

nay

3(2,1)

-Thuyết giảng

- Thảo luận

- Luyện tập

2 Chương 2. Kĩ năng viết chính tả tiếng Việt

2.1. Khái quát về chính tả tiếng Việt

2.2 Những quy định về chính tả tiếng Việt

2.3 Luyện sửa các lỗi chính tả thường gặp

6(4,2)

1 -Thuyết giảng

- Thảo luận

- Luyện tập

3 Chương 3. Kĩ năng dùng từ

3.1 Khái quát về từ trong tiếng Việt

6(4,2)

1 -Thuyết giảng

- Thảo luận

Page 179: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

173

3.2 Những yêu cầu chung về việc dùng từ trong

văn bản

3.3 Sửa các lỗi thông thường về dùng từ

- Luyện tập

4 Chương 4. Kĩ năng đặt câu

4.1 Khái quát về câu tiếng Việt

4.2 Yêu cầu về câu trong văn bản

4.3 Sửa các lỗi thông thường về câu

6(4,2)

2 -Thuyết giảng

- Thảo luận

- Luyện tập

5

Chương 5. Liên kết câu

5.1 Khái quát

5.2 Các phương thức liên kết hình thức

5.3 Các phương thức liên kết nội dung

12(8,4)

3

-Thuyết giảng

- Thảo luận

- Luyện tập

6 Chương 6. Văn bản

6.1 Khái quát

6.2 Cấu trúc của một văn bản thông thường

6.3 Các thể loại văn bản

6.4 Văn bản khoa học

6.5 Văn bản hành chính

12(8,4)

4

-Thuyết giảng

- Thảo luận

- Luyện tập

8. Phương pháp đánh giá

a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Bài tập 1 20

Kiểm tra giữa kỳ (tự luận) 80

2 Bài tập 2 20

Bài kiểm tra thường xuyên (tự luận) 20

Kiểm tra giữa kỳ (tự luận) 60

3 Bài tập 3 20

Kiểm tra cuối kỳ (tự luận) 80

4 Bài tập 4 20

Kiểm tra cuối kỳ (tự luận) 80

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Lý thuyết

Đánh giá thường xuyên 20

- Bài kiểm tra thường xuyên 20

Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

Thực hành Giải bài tập 1 25

Page 180: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

174

Giải bài tập 2 25

Giải bài tập 3 25

Giải bài tập 4 25

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: 1 tháng 6 năm 2018

Giảng viên biên soạn:

ThS. Đặng Thị Kim Phượng

Trưởng bộ môn:

TS. Nguyễn Trường Sa

Page 181: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

175

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: ÂM NHẠC - NHẠC LÝ VÀ GUITAR CĂN BẢN (2112011)

2. Số tín chỉ

Tổng số tín chỉ: 3 Lý thuyết: 1 Thực hành: 2 Tự học: 6

3. Giảng viên phụ trách

ThS. Trần Hữu Thắng

TS. Nguyễn Viễn Quốc

Nhạc sỹ Lê Huy

Nhạc sỹ Trần Minh Trung

4. Tài liệu học tập

Sách, giáo trình chính

[1] Nguyễn Thiên Tuế (2018): Nhạc lý căn bản và Thực hành Guitar. Nxb Đại học

Công nghiệp Tp.HCM. [KML000007]

[2] Steve Krenz (Người dịch: Đặng Quốc Đức) (2010): Giáo trình Lear & Master

Guitar (tập 2). NXB Legacy. [KML000006]

Tài liệu tham khảo

[1] Hoàng Hạc (2016): Kỹ thuật solo guitar. NXB Mỹ Thuật. [KML000005]

[2] Song Minh (2015): 30 ngày biết đệm guitar. NXB Âm Nhạc. [KML000004]

5. Thông tin về học phần

a. Mục tiêu học phần

- Nắm được nhạc lý căn bản để đọc được bản nhạc, làm nền tảng cho xướng âm và thực

hành các nhạc cụ.

- Diễn tấu được đàn guitar ở mức độ cơ bản.

- Vận dụng được kiến thức âm nhạc để thưởng thức, cảm thụ các tác phẩm âm nhạc.

b. Mô tả vắn tắt học phần

- Lý thuyết: Nội dung học phần bao gồm kiến thức căn bản về âm nhạc: một số khái

niệm về âm nhạc, nhạc lý căn bản (cao độ, trường độ, nhịp, phách, quãng, âm giai, giai

điệu, tiết tấu);

- Thực hành: Các bài thực hành nhằm rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng về âm nhạc

như đọc - hiểu được một bản nhạc hoàn chỉnh, diễn tấu solo và accord được bản nhạc

bằng guitar.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Không.

Page 182: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

176

d. Yêu cầu khác

- Sinh viên phải nghiên cứu trước giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe

giảng.

- Tham dự đầy đủ giờ giảng của giảng viên theo quy chế (không nghỉ quá 20% số tiết).

- Trang bị đầy đủ tài liệu và đàn guitar mộc.

6. Chuẩn đầu ra của học phần

Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Đọc được ký âm của một bản nhạc i1

2 Biết được cách xướng âm một cách căn bản i1

3 Diễn tấu solo được một bản nhạc (nhạc nhẹ, cổ điển…) bằng guitar i1

4 Diễn tấu accord (hợp âm) được một bản nhạc bằng guitar i1

Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của môn học và chuẩn đầu ra của chương trình đào

tạo.

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

4 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

1 Chương 1. Các khái niệm cơ bản của âm

nhạc

1.1 Âm thanh

1.2 Âm nhạc

6(2/4) 1 - Thực hành

xướng âm

2 Chương 2. Cao độ, trường độ, nhịp,

phách

2.1 Cao độ

2.2 Trường độ

2.3 Nhịp, Phách

6(2/4) 1, 2 - Thảo luận

- Thực hành trên

đàn guitar

- Gõ nhịp bằng

chân, tay

3 Chương 3. Quãng, Âm giai (gam), Hợp

âm

3.1 Quãng

3.2 Âm giai (gam/gamme)

3.3 Hợp âm

3.4 Quy tắc tìm hợp âm một bản nhạc

12(4/8)

2, 3

- Thực hành bài

tập của giảng

viên

Page 183: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

177

4 Chương 4. Giai điệu, tiết tấu, thực hành

đệm một số điệu nhạc thông dụng

4.1. Khái niệm

4.2. Thực hành đệm một số điệu nhạc thông

dụng

4.3 Một số tác phẩm thực hành guitar

21(7/14) 4 - Thực hành trên

đàn guitar

8. Phương pháp đánh giá

a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Bài kiểm tra thường xuyên 60

Giữa kỳ (thực hành) 40

2 Bài kiểm tra thường xuyên 60

Giữa kỳ (thực hành) 40

3 Bài kiểm tra thường xuyên (thực hành) 30

Cuối kỳ (thực hành) 70

4 Bài kiểm tra thường xuyên 50

Cuối kỳ (thực hành) 50

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Lý thuyết

Đánh giá thường xuyên (cách 1) 20

- Bài kiểm tra thường xuyên 10

- Bài tập ở nhà 10

Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

Thực hành Bài tập cá nhân tại lớp 40

Bài tập theo nhóm 20

Bài tập về nhà 30

Bài tập khác 10

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn:

ThS. Trần Hữu Thắng

Trưởng bộ môn:

ThS. Trần Hữu Thắng

Page 184: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

178

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: HỘI HỌA (2106529)

2. Số tín chỉ

Tổng số tín chỉ: 3 Lý thuyết: 1 Thực hành: 2 Tự học: 6

3. Giảng viên phụ trách

ThS. Đỗ Thị Anh Hoa

ThS. Mai Cẩm Tú

4. Tài liệu học tập

Sách, giáo trình chính

[1] Nguyễn Hồng Hưng. Nguyên lý design thị giác. NXB Đại học quốc gia TP.HCM,

2012 [100277507]

Tài liệu tham khảo

[1] Lê Huy Văn, Trần Từ Thành. Cơ sở tạo hình. NXB Mỹ thuật, 2005

[2] Vương Hoằng Lực. Nguyên lý hội họa đen trắng. NXB Mỹ thuật, 2002

[3] Ocvirk, Stinson, Wigg, Bone, Cayton (Lê Thành biên dịch). Những nền tảng Mỹ

thuật. NXB Mỹ thuật, 2006

5. Thông tin về học phần

a. Mục tiêu học phần

Sinh viên khi học xong sẽ:

- Hiểu biết cơ bản về một số thể loại tranh và cách đọc hiểu một tác phẩm hội họa.

- Tổng hợp được kiến thức và nội dung cơ bản về nguyên tắc bố cục, màu sắc.

- Vận dụng được kiến thức cơ bản của hội họa để chép/vẽ được một số tranh ở mức căn

bản như: chân dung, tĩnh vật và phong cảnh.

- Có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có tinh thần trách nhiệm và ý thức học tập nghiêm túc.

b. Mô tả vắn tắt học phần

Nội dung học phần bao gồm:

- Phần lý thuyết: Những kiến thức về nguyên lý cơ bản trong bố cục, nguyên lý về màu

sắc.

- Phần thực hành: Là những bài thực hành về vòng thuần sắc, chép hoa lá-côn trùng

động vật; chép/vẽ một số tranh ở mức căn bản như: chân dung, tĩnh vật và phong cảnh.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C):

Không.

Page 185: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

179

d. Yêu cầu khác:

- Sinh viên phải tham dự lớp học ít nhất 80% tổng số tiết;

- Trang bị đầy đủ tài liệu học tập và dụng cụ thực hành.

6. Chuẩn đầu ra của học phần

Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Trình bày cơ bản về một số thể loại tranh và cách đọc hiểu một tác

phẩm hội họa

i1

2 Giải thích được kiến thức và nội dung cơ bản về nguyên tắc bố cục,

màu sắc.

i1

3 Vận dụng được kiến thức cơ bản của hội họa để chép/vẽ được một số

tranh ở mức căn bản như: chân dung, tĩnh vật và phong cảnh

i1

Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của học phần và chuẩn đầu ra của chương trình đào

tạo:

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

1

Chương 1. Giới thiệu

1.1 Nghệ thuật là gì

1.2 Cách đọc hiểu một bức tranh

1.3 Giới thiệu các thể loại tranh

1.4 Giới thiệu các chất liệu màu

5(5/0) 1 Thuyết giảng

2

Chương 2. Nguyên lý cơ bản trong bố cục

2.1 Các yếu tố tạo thành bố cục

2.2 Các dạng bố cục căn bản

5(5/0) 1,2 Thuyết giảng,

Bài tập nhóm

3

Chương 3. Nguyên lý màu sắc

3.1 Màu sắc

3.2 Những khái niệm cơ bản về màu

5(5/0) 2 Thực hành, bài

tập ở nhà

4 Chương 4. Thực hành

4.1 Vòng thuần sắc 10(0/10) 3,4

Thực hành, bài

tập ở nhà

Page 186: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

180

4.2 Chép hoa lá, côn trùng, động vật

5

Chương 5. Thực hành

5.1 Chép/vẽ chân dung bằng chì

5.2 Chép/vẽ tĩnh vật/phong cảnh màu

20(0/20) 3,4 Thực hành, bài

tập ở nhà

8. Phương pháp đánh giá

a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Bài kiểm tra thường xuyên 1 10

2 Bài kiểm tra thường xuyên 2 20

Giữa kỳ (tự luận) 40

3 Bài tập ở nhà 40

Cuối kỳ (tự luận) 60

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Lý thuyết Đánh giá thường xuyên 20

- Bài tập nhóm 15

- Hoạt động khác 5

Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

Thực hành Chuẩn bị bài 20

Kỹ năng thực hành 60

Báo cáo thực hành 20

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn:

ThS Đỗ Thị Anh Hoa

Trưởng bộ môn:

ThS Đỗ Thị Anh Hoa

Page 187: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

181

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: KỸ NĂNG SỬ DỤNG BÀN PHÍM VÀ THIẾT BỊ VĂN

PHÒNG (2101727)

2. Số tính chỉ:

Tổng số tín chỉ: 3 Lý thuyết: 1 Thực hành: 2 Tự học: 6

3. Giảng viên phụ trách:

ThS. Giảng Thanh Trọn

ThS. Võ Ngọc Tấn Phước

ThS. Nguyễn Hữu Quang

ThS. Võ Công Minh

ThS. Phạm Thái Khanh

4. Tài liệu học tập

Sách giáo trình chính

[1] Võ Ngọc Tấn Phước – Lê Trọng Ngọc - Giảng Thanh Trọn (2021): Kỹ năng sử dụng

Bàn phím.

[2] Giảng Thanh Trọn – Lê Trọng Ngọc - Võ Ngọc Tấn Phước (2021): Kỹ năng sử dụng

Thiết bị văn phòng.

Tài liệu tham khảo

[1] Typing Master – Phầm mềm dùng để luyện bàn phím.

[2] Typer Shark Deluxe – Phầm mềm dùng để luyện bàn phím.

5. Thông tin về học phần

a. Mục tiêu học phần: Sau khi học xong môn học này, sinh viên có khả năng:

- Sử dụng thành thạo 10 ngón tay để soạn thảo văn bản trên máy tính, hình thành tác

phong soạn thảo văn bản chuyên nghiệp.

- Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng thường gặp.

b. Mô tả vắn tắt học phần

- Lý thuyết: Môn học cung cấp kiến thức căn bản về sử dụng máy tính, thiết bị văn

phòng làm nền tảng giúp người học hiểu được tầm quan trọng và vai trò của kỹ năng

đánh máy vi tính sử dụng 10 ngón tay. Đồng thời, môn học giúp người học am hiểu

các thiết bị văn phòng thường gặp, biết tự chịu trách nhiệm, bảo quản, phát hiện các

lỗi thông thường và sửa chữa các thiết bị này nhằm phục vụ tốt nhất cho công việc

văn phòng của mình trong tương lai.

- Thực hành: Các bài tập thực hành giúp sinh viên ngồi sử dụng máy tính đúng tư thế.

Hình thành phong cách gõ phím đúng và nhanh, biết cách sử dụng các phím thông

thường, phím số, phím tắt và các phím ký tự đặc biệt sử dụng trong quá trình đánh

máy. Vận dụng các kỹ thuật đánh máy sử dụng 10 ngón tay để đánh máy văn bản với

tốc độ nhanh và đúng kỹ thuật. Ngoài ra, sinh viên sẽ tiếp cận sử dụng các thiết bị

văn phòng thường gặp, biết cách bảo quản, phát hiện, sửa chữa một số lỗi thông

dụng.

Page 188: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

182

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Không

d. Yêu cầu khác:

- Sinh viên phải nghiên cứu trước tài liệu.

- Tham dự đầy đủ giờ giảng của giảng viên.

- Thể hiện thái độ học tập nghiêm túc, năng động trong tìm kiếm tri thức. Trung thực

trong học tập, thực hiện các bài kiểm tra. Đoàn kết giúp đỡ bạn bè và ý thức thực

hiện tốt các quy định của nhà trường và trong lớp học.

6. Chuẩn đầu ra của học phần

Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Tư thế ngồi đúng, gõ phím đúng và nhanh các phím hàng cơ bản

2 Gõ phím đúng và nhanh các phím số và ký tự đặc biệt

3 Kết hợp các phím, gõ đúng phím và gõ phím với tốc độ nhanh

4 Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng thường gặp

5 Cài đặt, cấu hình và sửa được các lỗi thường gặp khi sử dụng thiết

bị văn phòng

Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của môn học và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.

CLOs a b c d e f g h i j

1

2

3

4

5

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

TT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

1

Chương 1. Các khái niệm cơ bản về luyện phím

1.1. Các khái niệm

1.2. Kỹ năng đánh máy sử dụng 10 ngón tay

1.3. Tư thế ngồi đánh máy

1.4. Vị trí đặt ngón tay lên phím

3 1

- Thuyết trình

- Thảo luận

- Thực hành

2

Chương 2. Sử dụng bàn phím

2.1. Gõ phím với hàng phím cơ bản: ASDFG

HJKL;

2.2. Gõ phím với hàng phím trên: QWERT YUIOP

2.3. Gõ phím với hàng phím dưới: ZXCV BNM,.

2.4. Gõ phím với hàng phím số: 1234567890-=

12 1, 2

- Thao tác mẫu

- Thảo luận

- Thực hành

Page 189: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

183

2.5. Gõ phím với Ký tự đặc biệt, dấu thanh

2.6. Kết hợp Shift và các ký tự: !@#$%^&*()_+

3

Chương 3. Soạn thảo văn bản tốc độ nhanh

3.1. Kết hợp các phím trên hiều hàng phím

3.2. Thực hành soạn thảo văn bản

15 2, 3

- Thao tác mẫu

- Thực hành

4

Chương 4. Giới thiệu Thiết bị văn phòng

4.1. Khái niệm thiết bị văn phòng

4.2. Máy tính cá nhân

4.3. Thiết bị kết nối mạng Modem

4.4. Máy in đen trắng

4.5. Máy Fax

4.6. Webcam

4.7. Máy chiếu

4.8. Máy Scan

4.9. Máy Photocopy

6 4

- Thuyết trình

- Thảo luận

5

Chương 5. Cài đặt cấu hình và sửa lỗi các thiết

bị văn phòng

5.1. Làm quen với máy tính

5.2. Kết nối mạng Internet thông qua Modem

5.3. Cài đặt và Sử dụng máy in đen trắng

5.4. Cài đặt và Sử dụng máy Fax

5.5. Cài đặt và Sử dụng Webcam

5.6. Cài đặt và Sử dụng máy chiếu

5.7. Cài đặt và Sử dụng máy Scan

5.8. Cài đặt và Sử dụng máy Photocopy

9 5

- Thuyết trình

- Thảo luận

- Thực hành

8. Phương pháp đánh giá

a. Phương pháp đánh giá theo chuẩn đầu ra môn học

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 - Bài kiểm tra thường xuyên 60

- Giữa kỳ (thực hành) 40

2 - Bài kiểm tra thường xuyên 60

- Giữa kỳ (thực hành) 40

3 - Bài kiểm tra thường xuyên (thực hành) 30

- Cuối kỳ (thực hành) 70

4 - Bài kiểm tra thường xuyên 50

- Cuối kỳ (thực hành) 50

5 - Bài kiểm tra thường xuyên (thực hành) 30

- Cuối kỳ (thực hành) 70

Page 190: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

184

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Lý thuyết - Đánh giá thường xuyên 50

- Bài tập ở nhà 50

Thực hành

- Bài tập cá nhân tại lớp 10

- Bài tập về nhà 10

- Kiểm tra giữa kỳ 30

- Kiểm tra cuối kỳ 50

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: 01/06/2020

Giảng viên biên soạn: ThS. Giảng Thanh Trọn

Trưởng bộ môn:

Page 191: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

185

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: NHỮNG VẤN ĐỀ XÃ HỘI VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP Mã học phần: 2101655

2. Số tín chỉ 3(3,0,6)

Tổng số tín chỉ: 3 Lý thuyết: 3 Thực hành: 0 Tự học: 6

3. Giảng viên phụ trách ThS. Nguyễn Hữu Tình

4. Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên)

[1]. Michael J. Quinn, Ethics for the Information Age (6th edition), Pearson/Addison

Wesley, Boston, MA, 2015

Tài liệu tham khảo (liệt kê tối đa 3 tài liệu tham khảo)

[2]. Terrell Ward Bynum , Computer Ethics and Professional Responsibility, Wileys

2003

[3]. http://www.acm.org/about/se-code

5. Thông tin về học phần a. Mục tiêu học phần

- Giải thích chính sách an toàn thông tin.

- Giải thích pháp lý về quyền sở hữu trí tuệ, khai thác phần mềm, thương mại điện tử.

- Trình bày trách nhiệm, và đạo đức của Kỹ sư máy tính (CNTT).

- Trình bày tác động và ảnh hưởng của CNTT đến xã hội, môi trường phát triển kinh tế.

- Mô tả được các xu hướng mới về nghề nghiệp CNTT

b. Mô tả vắn tắt học phần

- Tìm hiểu các vấn đề xã hội và nghề nghiệp ngành CNTT (Luật CNTT, ATTT, sở hữu trí

tuệ, quy tắc khai thác phần mềm, trách nhiệm của Kỹ sư CNTT).

- Tác động và sự ảnh hưởng của CNTT đến thay đổi xã hội (ảnh hưởng của CNTT đến văn

hóa, kinh tế, giáo dục, y tế, thể thao) và ngược lại.

- Sự phát triển của công nghệ mới và các xu hướng nghề nghiệp.

c. Học phầnhọc trước (A), tiên quyết (B), song hành (C): Không

d. Yêu cầu khác: Không

6. Chuẩn đầu ra của học phần Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

Page 192: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

186

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 GIẢI THÍCH chính sách an toàn thông tin i1

2 GIẢI THÍCH pháp lý về quyền sở hữu trí tuệ, khai thác phần mềm,

thương mại điện tử.

i2

3 TRÌNH BÀY trách nhiệm, và đạo đức của Kỹ sư máy tính i2

4 TRÌNH BÀY tác động và ảnh hưởng của CNTT đến xã hội, môi

trường phát triển kinh tế

j2

5 MÔ TẢ được các xu hướng mới về nghề nghiệp CNTT h1

Ma trận tích hợp chuẩn đầu ra:

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

4 x

5 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

1 Lịch sử máy tính và Internet 3 L

2 Chính sách an toàn thông tin 6 1, 3, 4 L, WA

3 Độ tin cậy và an toàn của hệ thống máy tính 3 1, 3, 4 L, D, WA

4 Luật CNTT: Bảo vệ phần mềm, Sở hữu trí tuệ,

Thương mại điện tử.

6 2, 3, 4 L, D, P, H

5 Tội phạm máy tính và các vấn đề pháp lý 6 2, 3, 4 L, D, H

6 Đạo đức nghề nghiệp (ACM và IEEE) 6 3, 4 D, I, P

7 Ảnh hưởng của CNTT đến xã hội và môi

trường phát triển kinh tế.

9 3, 4, 5 L,D, P, WA

8 Xu hướng mới về nghề nghiệp CNTT 6 4, 5 L,D, H

L: Lecture S: Seminar D: Discussion I: Instructions in serving as model Si:

Simulation

O: Observation P: Practices H: Instruction for Homework WA: Work Assignment

SAT: Short Answers Test, MCQs: Multiple Choice Questions, WT: Written test

8. Phương pháp đánh giá a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Page 193: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

187

1 Thường kỳ 1 50

Giữa kỳ 50

2 Thường kỳ 2 50

Giữa kỳ 50

3 Giữa kỳ 30

Thường kỳ 3 20

Cuối kỳ 50

4 Thường kỳ 3 20

Thường kỳ 4 20

Cuối kỳ 50

5 Thường kỳ 4 50

Cuối kỳ 50

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Lý thuyết Đánh giá thường xuyên (cách 1) 20

- Bài kiểm tra thường xuyên / Trắc nghiệm khách quan 5

- Bài tập ở nhà 5

- Báo cáo trên lớp 5

- Hoạt động khác 5

Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn:

ThS Nguyễn Hữu Tình

Trưởng bộ môn:

Page 194: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

188

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: NHẬP MÔN LẬP TRÌNH (2101622)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 2 Lý thuyết: 0 Thực hành: 2 Tự học: 4

3. Giảng viên phụ trách ThS. Nguyễn Hữu Tình

4. Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên)

[1] Giáo trình Ngôn ngữ lập trình C – Nguyễn Hữu Tình

[2] Brian W. Kernighan and Dennis M. Ritchie.The C Programming Language

(Second Edition). Prentice-Hall. Englewood Cliffs, New Jersey, 1988.[xxx]

Tài liệu tham khảo (liệt kê tối đa 3 tài liệu tham khảo)

[3] Phạm Văn Ất. Kỹ thuật lập trình C. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 1995.

[4] Andy Oram and Greg Wilson, Beautiful Code, 2007

5. Thông tin về học phần

a. Mục tiêu học phần

- MÔ HÌNH HÓA bài toán bằng mô hình toán học để giải quyết trên máy tính.

- XÂY DỰNG giải thuật để giải quyết yêu cầu bài toán trong đó sử dụng một vòng lặp và

rẽ nhánh.

- XÁC ĐỊNH được các tham số vào/ra của hàm và gọi được hàm từ một phân rã cho trước

có tối thiểu 2 hàm.

- CÀI ĐẶT đúng chương trình với giải thuật cho trước có tối đa 2 vòng lặp lồng nhau và

rẽ nhánh.

- CÀI ĐẶT đúng chương trình thao tác trên cấu trúc dữ liệu mảng 1 chiều có độ phức tạp.

b. Mô tả vắn tắt học phần Môn học giúp sinh viên hình thành tư duy lập trình máy tính, cung cấp phương pháp

tiếp cận lập trình hướng cấu trúc. Diễn đạt hướng giải quyết một vấn đề/bài toán bằng các

cách biểu diễn thuật toán và làm chủ ngôn ngữ lập trình C để hiện thực các vấn đề/bài

toán bằng chương trình.

c. Học phầnhọc trước (A), tiên quyết (B), song hành (C): Không

d. Yêu cầu khác: Không

6. Chuẩn đầu ra của học phần Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

Page 195: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

189

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 MÔ HÌNH HÓA bài toán bằng mô hình toán học để giải quyết trên

máy tính

a3

2 XÂY DỰNG giải thuật để giải quyết yêu cầu bài toán trong đó sử

dụng một vòng lặp và rẽ nhánh

a3

3 XÁC ĐỊNH được các tham số vào/ra của hàm và gọi được hàm từ

một phân rã cho trước có tối thiểu 2 hàm.

a3

4 CÀI ĐẶT đúng chương trình với giải thuật cho trước có tối đa 2

vòng lặp lồng nhau và rẽ nhánh

a3

5 CÀI ĐẶT đúng chương trình thao tác trên cấu trúc dữ liệu mảng 1

chiều có độ phức tạp O(n)

a3

Ma trận tích hợp chuẩn đầu ra:

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

4 x

5 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

1 Giới thiệu về lập trình & chương trình 3 L, P, H

2 Thuật toán 6 1,2 L, P, H

3 Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ c 9 1,2 L, P, H

4 Cấu trúc rẽ nhánh & lựa chọn 9 2,4 L, P, H

5 Cấu trúc lặp 9 2,4 L, P, H

6 Đơn vị chương trình - hàm 9 3 L, P, H

7 Cấu trúc dữ liệu kiểu mảng 9 2,3,5 L, P, H

8 Phát triển ứng dụng 6 1,2,3,4,5 L, P, WA

L: Lecture S: Seminar D: Discussion I: Instructions in serving as model Si:

Simulation

O: Observation P: Practices H: Instruction for Homework WA: Work Assignment

SAT: Short Answers Test, MCQs: Multiple Choice Questions, WT: Written test

8. Phương pháp đánh giá

Page 196: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

190

a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Thường kỳ 1 50

Thường kỳ 2 50

2 Thường kỳ 1 50

Thường kỳ 2 50

3 Thường kỳ 3 50

Thường kỳ 4 50

4 Thường kỳ 3 50

Thường kỳ 4 50

5 Thường kỳ 5 100

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Thực hành Kiểm tra 1 20

Kiểm tra 2 20

Kiểm tra 3 20

Kiểm tra 4 20

Kiểm tra 5 20

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn:

ThS Nguyễn Hữu Tình

Trưởng bộ môn:

ThS Hồ Đắc Quán

Page 197: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

191

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: LÝ THUYẾT MẠCH (2102513)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 3 Lý thuyết: 3 Thực hành: 0 Tự học: 6

3. Giảng viên phụ trách 1. TS. Nguyễn Ngọc Sơn

2. PGS.TS Lưu Thế Vinh

3. TS. Trần Minh Chính

4. TS. Hà Thị Đẹp

4. Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên)

[1]. Charles K. Alexander, Matthew N. O. Sadiku, Fundamentals of Electric Circuits, 5th

edition, McGraw-Hill, 2013.

Tài liệu tham khảo (liệt kê tối đa 3 tài liệu tham khảo)

[1]. Đỗ Huy Giác, Nguyễn Văn Tách, Lý Thuyết Mạch Tín Hiệu, NXB KHKT, 2009.

[2]. Phạm Thị Cư (2015), Mạch điện 1, NXB Trường Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí

Minh.

[3]. Phạm Thị Cư (2015), Bài tập mạch điện 1, NXB Trường Đại học Quốc Gia TP.

HồChí Minh.

5. Thông tin về học phần a. Mục tiêu học phần

- Hiểu được quá trình quá độ và xác lập trong mạch điện.

- Áp dụng được các định luật, định lý mạch điện để phân tích và tính toán các đáp ứng

trong mạch điện DC hay AC.

- Áp dụng được các phương pháp phân tích mạch điện như dòng nhánh, dòng mắt lưới,

điện áp nút, các định lý mạch… để giải được mạch điện.

- Xác định đúng một trong các bộ thông số Z, Y, H, G, A, hay B trong bài toán mạng

hai cửa yêu cầu để mô tả phương trình trạng thái của mạng hai cửa hoặc có thể tìm được

hàm truyền của mạng hai cửa thông qua các bộ thông số mạng hai cửa.

- Áp dụng toán tử Laplace để phân tích quá trình quá độ trong mạch điện.

b. Mô tả vắn tắt học phần

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quá trình quá độ và xác lập

trong mạch điện, áp dụng định luật Ohm và định luật Kirchhoff vào giải mạch điện.

Hiểu được các phép biến đổi tương đương để biến đổi mạch điện từ phức tạp về đơn

giản. Giải các bài toán xoay chiều 1 pha bằng vectơ và số phức để tìm các đại lượng

điện áp, dòng điện và công suất. Sử dụng các nguyên lý, định lý và những phương pháp

giải mạch như: dòng nhánh, điện thế nút, dòng mắc lưới để tìm các đại lượng của mạch

điện. Khảo sát các mạng hai cửa dạng Z, Y, H, G , A, B. Áp dụng toán tử Laplace phân

Page 198: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

192

tích quá trình quá độ trong mạch điện. Đồng thời, sinh viên được rèn luyện kỹ năng làm

việc nhóm, tự nghiên cứu, thuyết trình và tác phong làm việc,.. trong quá trình học tập,

làm tiểu luận.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Toán cao cấp 1 (2113431) (A)

d. Yêu cầu khác

Sinh viên ôn lại các kiến thức toán học liên quan.

6. Chuẩn đầu ra của học phần Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1

Áp dụng kiến thức toán ứng dụng, định luật và định lý mạch điện và các

phương pháp phân tích mạch để giải bài toán quá độ và xác lập trong mạch

điện.

b1

2 Vận dụng các nguyên lý về vật lý và trường điện từ để giải thích các quá

trình quá độ và xác lập trong mạch điện. b2

Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của môn học và chuẩn đầu ra của chương trình đào

tạo.

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số

tiết CLOs

Phương pháp

giảng dạy

1

Chương 1: Những khái niệm cơ bản về mạch điện

1.1 Giới thiệu

1.2 Các phần tử mạch

1.3 Công suất và năng lượng

1.4 Phân loại mạch điện

1.5 Các định luật cơ bản của mạch điện

1.6 Biến đổi tương đương mạch

6 1,2 L, D, H

2

Chương 2: Mạch xác lập điều hòa

2.1 Quá trình điều hòa

2.2 Phương pháp biên độ phức

9 1,2 L, D, H

Page 199: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

193

2.3 Quan hệ điện áp và dòng điện trên các phần tử

mạch

2.4 Định luật Ohm và Kirchhoff dạng phức

2.5 Đồ thị vectơ

2.6 Công suất

2.7 Phối hợp trở kháng giữa tải và nguồn

2.8 Mạch cộng hưởng

3

Chương 3: Các phương pháp phân tích mạch

3.1 Phương pháp dòng nhánh

3.2 Phương pháp thế nút

3.3 Phương pháp dòng mắt lưới

3.4 Mạch ghép hỗ cảm

3.5 Các định lý mạch điện

12 1,2 L, D, H

4

Chương 4: Mạng hai cửa

4.1 Khái niệm chung

4.2 Các hệ phương trình trạng thái của mạng hai

cửa

4.3 Phân loại mạng hai cửa

4.4 Cách nối các mạng hai cửa

4.5 Các thông số làm việc

4.6 Mạch lọc

9 1,2 L, D, H

5

Chương 5. Phân tích mạch trong miền thời gian

5.1 Phương pháp tích phân kinh điển

5.2 Phương pháp toán tử

9 1,2 L, D, H

Ghi chú: L: Lecture, D: Discussion, H: Instruction for Homework

8. Phương pháp đánh giá a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng

%

1

Bài kiểm tra thường xuyên (tự luận) 20

Giữa kỳ (tự luận) 30

Cuối kỳ (tự luận) 50

2

Bài kiểm tra thường xuyên (tự luận) 20

Giữa kỳ (tự luận) 30

Cuối kỳ (tự luận) 50

Page 200: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

194

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng

%

Lý thuyết

(100%)

Đánh giá thường xuyên (tự luận) 20

- Bài tập nhỏ trên lớp 10

- Bài tập ở nhà 10

Kiểm tra giữa kỳ (tự luận) 30

Kiểm tra cuối kỳ (tự luận) 50

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn:

TS. Nguyễn Ngọc Sơn

Trưởng bộ môn:

TS. Nguyễn Thế Kỳ Sương

Page 201: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

195

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: MẠCH ĐIỆN TỬ (2102575)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 3 Lý thuyết: 3 Thực hành: 0 Tự học: 6

3. Giảng viên phụ trách TS. Nguyễn Thế Kỳ Sương

TS. Hà Thị Đẹp

PGS.TS Lưu Thế Vinh

TS. Nguyễn Ngọc Sơn

Ths. Nguyễn Văn Cường

Ths. Vũ Tuấn Anh

Ths. Trần Thanh Tịnh

Ths. Nguyễn Thanh Khiết.

4. Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên)

[1] Lê Tiến Thường, Giáo trình Mạch điện tử 1, Nhà xuất bản ĐH Quốc gia Tp.HCM,

2003.

Tài liệu tham khảo (liệt kê tối đa 3 tài liệu tham khảo)

[1] Donald L. Schilling and Charles Belove, Electronic Circuits: Discrete and Integrated,

McGraw-Hill, 1998.

[2] Lê Tiến Thường, Bài tập điện tử tương tự, Nhà xuất bản ĐH Quốc gia Tp.HCM,

2003.

[3] Berah Razavi. Fundamentals of microelectronics, Wiley, 2006/2013.

5. Thông tin về học phần a. Mục tiêu học phần

Sau khi học môn học này, người học có khả năng:

- Tính toán được các thông số của mạch khuếch đại đơn tầng, ghép tầng và công suất.

- Nhận dạng, phân tích và thiết kế các loại mạch khuếch đại đơn tầng tín hiệu nhỏ tần số

thấp.

- Phân tích, thiết kế mạch ổn áp với transistor và họ IC ổn áp.

b. Mô tả vắn tắt học phần

Môn học cung cấp kiến thức về việc tính toán, phân tích và thiết kế các mạch khuếch

đại, chỉnh lưu, ổn áp dùng các linh kiện điện tử như diode, transistor, op-amp và một số

họ IC ổn áp.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Lý thuyết Mạch (2102513) (A)

Page 202: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

196

d. Yêu cầu khác

- Tham dự đầy đủ giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận dưới sự hướng

dẫn và điều khiển của giảng viên theo quy chế (không nghỉ quá 20% số tiết).

6. Chuẩn đầu ra của học phần Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Sử dụng xác xuất - thống kê, đại số tuyến tính và giải tích để giải các

bài toán kỹ thuật công nghệ b1

2 Xác định đầu vào/ ra bài toán thiết kế với các ràng buộc về tiêu chuẩn

ngành d1

3 Thiết kế sơ đồ khối/sơ đồ nguyên lý mạch d2

Ma trận tích hợp chuẩn đầu ra:

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

Lý thuyết

1 Chương 1: Phân tích mạch khuếch đại tín hiệu

nhỏ tần số thấp sử dụng BJT

1.1 Tiếp giáp P-N

1.2 Transistor lưỡng cực (BJT)

1.2.1 Cấu tạo, ký hiệu, phân loại

1.2.2 Các loại đặc tuyến của BJT

1.3 Phân cực và ổn định phân cực

1.3.1 Quan hệ dòng điện

1.3.2 Phân cực bằng hai nguồn riêng biệt

1.3.3 Phân cực bằng điện trở cố định

1.3.4 Phân cực hồi tiếp điện áp

1.3.5 Phân cực bằng cầu phân áp

1.3.6 Phân cực có nguồn âm

1.4 Đường tải một chiều, xoay chiều và điều

kiện max-swing

1.4.1 Viết phương trình và vẽ đường tải

9 1,2,3 L, D, H

Page 203: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

197

một chiều

1.4.2 Viết phương trình và vẽ đường tải

xoay chiều

1.4.3 Điều kiện max-swing

1.5 Các kiểu mạch khuếch đại

1.5.1 Mô hình tương đương tham số h của

BJT

1.5.2 Mạch khuếch đại E chung

1.5.3 Mạch khuếch đại C chung

1.5.4 Mạch khuếch đại B chung

2 Chương 2: Phân tích mạch khuếch đại tín hiệu

nhỏ tần số thấp sử dụng FET

2.1 Transistor hiệu ứng trường (FET)

2.1.1 Cấu tạo, ký hiệu, phân loại

2.1.2 Các loại đặc tuyến của FET

2.2 Phân cực và ổn định phân cực

2.3 Phân tích mạch khuếch đại tín hiệu nhỏ

tần số thấp dùng FET

2.3.1 Mô hình mạch tương đương của

FET

2.3.2 Mạch khuếch đại kiểu S chung

2.3.3 Mạch khuếch đại kiểu D chung

2.3.4 Mạch khuếch đại kiểu G chung

6 1,2,3 L, D, H

3 Chương 3: Mạch khuếch đại ghép liên tầng

3.1 Mạch khuếch đại ghép cascading

3.1.1 Phân tích phân cực một chiều

3.1.2 Sơ đồ mạch tương đương tín hiệu

nhỏ tần số thấp

3.1.3 Tính hệ số khuếch đại

3.2 Mạch khuếch đại ghép Cascode

3.2.1 Phân tích phân cực một chiều

3.2.2 Sơ đồ mạch tương đương tín hiệu

nhỏ tần số thấp

3.2.3 Tính hệ số khuếch đại

3.3 Mạch ghép Darlington

3.3.1 Phân tích phân cực một chiều

3.3.2 Sơ đồ mạch tương đương tín hiệu

nhỏ tần số thấp

3.3.3 Tính hệ số khuếch đại

9 1 L, D, H

Page 204: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

198

3.4 Mạch khuếch đại vi sai

3.4.1 Phân tích phân cực một chiều

3.4.2 Sơ đồ mạch tương đương tín hiệu

nhỏ tần số thấp

3.4.3 Tính hệ số khuếch đại

3.4.4 Tính tỉ số nén đồng pha

4 Chương 4: Khuếch đại thuật toán (Op-amp)

4.1 Khái niệm cơ bản

4.1.1 Sơ đồ khối của Op-Amp

4.1.2 Đặc tính của Op-Amp

4.1.3 Độ lợi vòng hở

4.1.4 Dòng offset, điện áp offset

4.2 Các mạch ứng dụng

4.2.1 Mạch khuếch đại đảo

4.2.2 Mạch khuếch đại không đảo

4.2.3 Mạch khuếch đại cộng

4.2.4 Mạch khuếch đại trừ

4.2.5 Mạch khuếch đại ghép liên tầng

9 1,2,3 L, D, H

5 Chương 5: Mạch khuếch đại công suất âm tần

5.1 Khuếch đại công suất lớp A

5.2 Khuếch đại công suất lớp B, AB

5.3 Khuếch đại công suất lớp C

5.4 Khảo sát một số mạch khuếch đại công

suất thông dụng

5.4.1 Mạch khuếch đại công suất OTL

5.4.2 Mạch khuếch đại công suất OCL

5.4.3 Mạch khuếch đại công suất BTL

6 1 L, D, H

6 Chương 6: Phân tích và thiết kế nguồn một

chiều

6.1 Diode

6.1.1Cấu tạo, ký hiệu, phân loại, đặc

tuyến

6.1.2Các mạch chỉnh lưu tiêu biểu

6.2 Nguồn ổn áp sử dụng linh kiện rời

6.2.1Khái niệm và phân loại mạch ổn áp

6.2.2Mạch ổn áp nối tiếp

6.2.3Mạch ổn áp song song

6.2.4Mạch ổn dòng

6.3 Nguồn ổn áp một chiều sử dụng IC

6 1,2,3 L, D, H

Page 205: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

199

6.3.1Giới thiệu về họ IC ổn áp

6.3.2Các mạch ứng dụng và thiết kế

Ghi chú: L: Lecture D: Discussion H: Instruction for Homework

8. Phương pháp đánh giá a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1

Bài kiểm tra thường xuyên (tự luận) 20

Giữa kỳ (tự luận) 30

Cuối kỳ (tự luận) 50

2

Bài kiểm tra thường xuyên (tự luận) 20

Giữa kỳ (tự luận) 30

Cuối kỳ (tự luận) 50

3

Bài kiểm tra thường xuyên (tự luận) 20

Giữa kỳ (tự luận) 30

Cuối kỳ (tự luận) 50

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng, %

Lý thuyết

Đánh giá thường xuyên (tự luận) 20

- Bài tập nhỏ trên lớp 10

- Bài tập ở nhà 10

Kiểm tra giữa kỳ (tự luận) 30

Kiểm tra cuối kỳ (tự luận) 50

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn:

TS. Nguyễn Thế Kỳ Sương

Trưởng bộ môn:

TS. Nguyễn Thế Kỳ Sương

Page 206: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

200

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: KỸ THUẬT XUNG SỐ (2102414)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 4 Lý thuyết: 3 Thực hành: 1 Tự học: 8

3. Giảng viên phụ trách ThS. Lê Lý Quyên Quyên

TS. Nguyễn Minh Ngọc

ThS. Vũ Thị Hồng Nga

ThS. Trương Năng Toàn.

4. Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên)

[1] Bài giảng Kĩ thuật xung số, Lưu hành nội bộ, ĐH Công nghiệp Tp. HCM.

[2] Giáo trình Thực hành kĩ thuật số, Trương Năng Toàn, NXB ĐH Công nghiệp Tp.

HCM, 2015.

Tài liệu tham khảo (liệt kê tối đa 3 tài liệu tham khảo)

[1] Nguyễn Như Anh, Kĩ thuật số 1, NXB ĐH Quốc gia Tp. HCM, 2016.

[2] Nguyễn Hữu Phương, Giáo trình mạch số, Nxb. Thống kê, 2001.

[3] Ronald J. Tocci, Digital System, 10th Ed, Prentice Hall, 2009.

5. Thông tin về học phần a. Mục tiêu học phần

Sau khi học môn học này, người học có khả năng:

Phân tích, thiết kế được các mạch logic tổ hợp, logic tuần tự cho các ứng dụng.

b. Mô tả vắn tắt học phần

Môn học cung cấp kiến thức về các mạch tạo xung, hệ đếm, mức logic, đại số Boole, các

cổng logic cơ bản, vi mạch số, các mạch logic tổ hợp, các loại flip-flop, các mạch logic

tuần tự, bộ đếm, bộ nhớ RAM, ROM, PLD. Phương pháp phân tích và tổng hợp các mạch

số.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Mạch điện (2114438) (A) hoặc Lý thuyết mạch (5102513) (A)

d. Yêu cầu khác

- Tham dự đầy đủ giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận dưới sự hướng

dẫn và điều khiển của giảng viên theo quy chế (không nghỉ quá 20% số tiết).

6. Chuẩn đầu ra của học phần Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

Page 207: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

201

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và biết cách sử dụng các

IC số. a1

2 Sử dụng các kỹ thuật tính toán trong đại số Boole để giải các bài toán

trong kỹ thuật số b1

3 Xác định đầu vào/ra bài toán thiết kế cho các hệ thống số d1

4 Thiết kế sơ đồ nguyên lý của mạch số d2

5 Có khả năng lắp ráp và cân chỉnh các mạch số theo qui trình. a4

6 Có khả năng vận dụng tiêu chuẩn an toàn lao động trong môi

trường làm việc ngành điện tử truyền thông a5

Ma trận tích hợp chuẩn đầu ra:

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

4 x

5 x

6 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số

tiết CLOs

Phương pháp

giảng dạy

Lý thuyết

1 Chương 1: Các mạch tạo xung

1.1.Các khái niệm cơ bản

1.2.Các mạch biến đổi dạng xung

1.3. Các mạch tạo xung

10 tiết

1 L, Q, D, IH

2 Chương 2: Các hệ thống số đếm

2.1. Hệ thống số đếm

2.2. Các hệ thống mã ký tự và số

2.3. Biểu diễn số và các phép tính

6 tiết

1 L, Q, D, IH

3 Chương 3: Đại số Boole - Hàm logic và các cổng

logic

3.1. Khái niệm

3.2. Cổng logic

3.3.Phương pháp biểu diễn hàm logic

3.4. Tối thiểu hoá hàm logic

9 tiết

1, 2 L, Q, D, IH

Page 208: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

202

3.5. Họ vi mạch số

4 Chương 4: Mạch logic tổ hợp

4.1. Kiến thức chung

4.2. Tổng hợp – phân tích mạch logic tổ hợp

4.3. Các mạch logic tổ hợp thường gặp

10 tiết

1, 2, 3,

4 L, Q, Si, D, IH

5 Chương 5: Mạch logic tuần tự

5.1. Khái niệm chung

5.2. Các phần tử nhớ

5.3.Tổng hợp và phân tích mạch logic tuần tự.

5.4.Mạch logic tuần tự thông dụng

5.5 Bộ nhớ bán dẫn

10 tiết 1, 2, 3,

4 L, Q, Si, D, IH

Thực hành

1 Bài 1: Cổng logic

1.1 Các họ logic

1.2 Giao tiếp họ TTL - CMOS

1.3 Khảo sát các cổng logic

5 tiết 5, 6 M, WA, Si,

Ex, IH

2 Bài 2: Thiết kế mạch số sử dụng cổng logic

2.1 Các bước thiết kế mạch số sử dụng cổng

logic

2.2 Mạch đèn báo có xe tại ngã tư

2.3 Mạch điều khiển chọn nút nhấn ưu tiên

2.4 Mạch đèn cảnh báo an toàn trên ô tô.

5 tiết 4, 5, 6 M, WA, Si,

Ex, IH

3 Bài 3: Mạch tổ hợp

3.1 Khảo sát các IC tổ hợp

3.2 Thiết kế mạch số sử dụng các IC tổ hợp

5 tiết 4, 5, 6 M, WA, Si,

Ex, IH

4 Bài 4: Mạch đếm và thanh ghi dịch

4.1 Khảo sát các IC đếm và IC ghi dịch

4.2 Thiết kế mạch số sử dụng các IC đếm và

IC ghi dịch

5 tiết 4, 5, 6 M, WA, Si,

Ex, IH

5 Bài 5. Thiết kế và lắp ráp các mạch ứng dụng

5.1 Các mạch tạo xung thông dụng

5.2 Thiết kế và lắp ráp các mạch ứng dụng

10 tiết 4, 5, 6 M, WA, Si,

Ex, IH

L: Lecture S: Seminar D: Discussion I: Instructions in serving as model Si: Simulation

O: Observation P: Practices H: Instruction for Homework WA: Work Assignment

SAT: Short Answers Test, MCQs: Multiple Choice Questions, WT: Written test

8. Phương pháp đánh giá a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

Page 209: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

203

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1

Thường kỳ (SAT, WT) 20

Giữa kỳ (WT) 30

Cuối kỳ (WT) 50

2

Thường kỳ (SAT, WT) 20

Giữa kỳ (WT) 30

Cuối kỳ (WT) 50

3

Thường kỳ (SAT, WT) 20

Giữa kỳ (WT) 30

Cuối kỳ (WT) 50

4

Thường kỳ (SAT, WT) 20

Giữa kỳ (WT) 30

Cuối kỳ (WT) 50

Bài kiểm tra TH 1 (P, WR, O, SAT) 50

Bài kiểm tra TH 2 (P, WR, O, SAT) 50

5 Bài kiểm tra TH 1 (P, WR, O, SAT) 50

Bài kiểm tra TH 2 (P, WR, O, SAT) 50

6 Bài kiểm tra TH 1 (P, WR, O, SAT) 50

Bài kiểm tra TH 2 (P, WR, O, SAT) 50

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng, %

Lý thuyết

Đánh giá thường xuyên 20

Kiểm tra thường kỳ 10

BTL/TL 10

Kiểm tra giữa kỳ (tự luận) 30

Kiểm tra cuối kỳ (tự luận) 50

Thực hành Bài kiểm tra TH 1 50

Bài kiểm tra TH 2 50

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn:

Trưởng bộ môn:

Page 210: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

204

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: HỆ THỐNG MÁY TÍNH (2101567)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 4 Lý thuyết: 3 Thực hành: 1 Tự học: 8

3. Giảng viên phụ trách TS. Trần Thị Minh Khoa

4. Sách sử dụng [1]. Andrew S. Tanenbaum. Structured Computer Organization. 5th, Prentice Hall 2006

[2]. William Stallings, Operating Systems: Internals and Design Principles, Eighth

Edition, Prentice Hall 2012

Tài liệu tham khảo

[1]. A+ Guide to Managing & Maintaining Your PC (8th Edition) by Jean Andrews.

5. Thông tin về học phần a. Mô tả/mục tiêu môn học

- Về kiến thức: Môn học này cung cấp lần lượt các kiến thức cơ bản về nguyên lý hoạt

động và tổ chức các máy tính số, vấn đề đánh giá hiệu suất, tính toán số học, đường đi

của dữ liệu và tín hiệu điều khiển, hệ thống bộ nhớ, giao tiếp với ngoại vi. Kiến trúc

các bộ xử lý Intel được sử dụng làm minh họa cho môn học này. Nắm được tổng quan

về hệ điều hành, nắm được định thì và các giải thuật định thì. Nắm được quản lý hệ

thống file và cấu hình được máy tính.

- Về kỹ năng: Có kỹ năng xử lý các tình huống khi máy tính bị hư và kỹ năng làm việc

nhóm, Nắm được nguyên lý hoạt động và tổ chức các máy tính số.

b. Môn học trước (A)

Nhập môn lập trình [2101622] (A)

c. Yêu cầu khác: Không

6. Chuẩn đầu ra của học phần

a. Chuẩn đầu ra của môn học

Khi hoàn thành môn học, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Mô tả các thành phần của 1 hệ thống máy tính a1

2 Xác định các thành phần của 1 HTMT để đáp ứng 1 hiệu năng cho

trước

a1

3 Xác định các thành phần và chức năng cần thiết của 1 OS a1

Page 211: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

205

4 Sử dụng 2 OS thông dụng Windows và Unix a1

5 So sánh sự giống và khác nhau của 2 OS Windows và Unix a1

6 So sánh hiệu năng của 2 máy tính chạy 2 OS khác nhau a1

7 Viết Script cài đặt mapping ổ đĩa a3

b. Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của môn học và chuẩn đầu ra của chương trình

đào tạo

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

4 x

5 x

6 x

7 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

1 Chương 1: Tổng quan về Kiến trúc máy

tính (Chương 1, Tanenbaum)

1.1. Các khái niệm và định nghĩa cơ bản

1.2. Nguyên lý họat động

1.3. Phân lọai máy tính

1.4. Lịch sử phát triển máy tính

1.5. Giới thiệu và ứng dụng của mô hình

n-Tier

3 1, 8 L, D, Q

2 Chương 2: Tổ chức tổng quát máy tính

(Chương 2, Tanenbaum)

2.1. Bộ xử lý trung tâm

2.2. Pipeline

2.3. Bộ nhớ chính

2.4. Bộ nhớ thứ cấp

2.5. Hệ thống I/O

6 1, 2 L, D, Q

3 Chương 3: Kiến trúc tập lệnh (Chương 5,

Tanenbaum)

3.1. Mô hình lập trình của máy tính

3.2. Giới thiệu chức năng và Phân loại

6 1, 2, 7 L, D, Q

Page 212: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

206

tập lệnh

3.3. Kiến trúc tập lệnh Intel x86 (giới

thiệu, tham khảo)

3.4. Giới thiệu tập lệnh và kiến trúc ARM

4 Chương 4 : I/O bus and device (Giới thiệu)

4.1. Bus systems: ISA, PCI, PCI-E, ATA,

and SATA

4.2. COM interface

4.3. HDD, SSD

9 1, 2 L, D, Q

5 Chương 5: Operating System Overview

5.1. Chức năng

5.2. Các thành phần (tap lenh)

5.2.1. Ví dụ các OS thông dụng:

Windows, Linux

3 3 L, D, Q

6 Chương 6: Process

6.1. Tổng quan

6.2. Định thì hoạt động: các giải thuật:

FIFO, Round Robin, LRU, SRTU

6.3. Thread trên các OS (giới thiệu)

6.4. Xử lý đồng bộ trên các OS: giới

thiệu semaphore

9 3, 4 L, D, Q

7 Chương 7: Memory & File Management

7.1. Quản lý bộ nhớ thực: phân trang

7.2. Bộ nhớ ảo: mục tiêu, kỹ thuật quản

lý: phân trang on demand, LRU algo

7.3. Bộ nhớ ảo trên các OS: Windows,

Linux

7.4. File system: các thành phần (Folder,

File, Link), FAT, Index

6 4, 5 L, D, Q

8 Chương 8: Cấu hình sử dụng máy tính –

OS (Giới thiệu)

8.1. Cài đặt OS

8.2. Quản lý Người dùng

8.3. Quản lý ứng dụng, service

8.4. Quản lý File system, phân quyền

3 6 L, D, Q

L: Lecture S: Seminar D: Discussion I: Instructions in serving as model Si:

Simulation

Page 213: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

207

O: Observation P: Practices H: Instruction for Homework WA: Work Assignment

SAT: Short Answers Test, MCQs: Multiple Choice Questions, WT: Written test

8. Phương pháp đánh giá

a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Thường kỳ 1 20

Giữa kỳ 35

Thường kỳ 2 15

2 Thường kỳ 1 20

Giữa kỳ 35

Thường kỳ 2 15

3 Thường kỳ 2 20

Giữa kỳ 35

Thường kỳ 3 15

4 Thường kỳ 1 20

Thường kỳ 2 15

Cuối kỳ 15

5 Thường kỳ 3 50

Thường kỳ 4 20

Cuối kỳ 50

6 Thường kỳ 3 20

Thường kỳ 4 15

Cuối kỳ 50

7 Thường kỳ 3 20

Thường kỳ 4 15

Cuối kỳ 50

8 Thường kỳ 3 20

Thường kỳ 4 15

Cuối kỳ 50

b. Các thành phần đánh giá:

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng, %

Lý thuyết

(75%)

Đánh giá thường kỳ 20

Kiểm tra thường kỳ 1 5

Kiểm tra thường kỳ 2 5

Page 214: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

208

Kiểm tra thường kỳ 3 5

Kiểm tra thường kỳ 4 5

Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

Thực hành

(25%)

Bài tập thực hành 01 20

Bài tập thực hành 01 30

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn:

TS. Trần Thị Minh Khoa

Trưởng bộ môn:

TS. Tạ Duy Công Chiến

Page 215: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

209

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX (2101478) 2. Số tín chỉ

Tổng số tín chỉ: 2 Lý thuyết: 0 Thực hành: 4 Tự học: 2 3. Giảng viên phụ trách

Học hàm, học vị, tên các giảng viên phụ trách

STT Họ và tên Vai trò 1 ThS. Đinh Quang Tuyến Phụ trách chính 2 ThS. Trần Hồng Vinh Tham gia 3 ThS. Nguyễn Văn Duy Tham gia 4. ThS. Nguyễn Thanh Đăng Tham gia

4. Tài liệu học tập

Sách, giáo trình chính (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên) Ts. Hà Quốc Trung, Nhập môn Linux và phần mềm mã nguồn mở, Nhà xuất bản Đại Học Bách Khoa Hà Nội, 2011. Tài liệu tham khảo (liệt kê tối đa 3 tài liệu tham khảo) - Lương Ngọc Quang, Giáo trình Lập trình Linux, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật,

2011. - ĐHCN TP.HCM, Bài giảng Hệ điều hành Linux, Lưu hành nội bộ.

5. Thông tin về học phần a. Mục tiêu học phần

Sau khi học môn học này, sinh viên có khả năng:

Hiểu được những tính năng hệ thống, quản trị được các thành phần của hệ thống dựa trên Linux.

b. Mô tả vắn tắt học phần

Cung cấp các kiến thức, kỹ năng cơ bản để sinh viên có thể nắm bắt tính năng hệ thống, quản trị được các thành phần của hệ thống dựa trên Linux.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

d. Yêu cầu khác

6. Chuẩn đầu ra của học phần

a. Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI 1 Có khả sử dụng các phần mềm tính toán, mô phỏng trong lĩnh vực

điện tử. a2

2 Xác định đầu vào/ra, vẽ lưu đồ cho bài toán ứng dụng a3

3 Xây dựng và thực hiện các bước thực nghiệm d3

Page 216: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

210

b. Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của môn học và chuẩn đầu ra của chương trình đào

tạo

CLOs a b c d e f g h i j k 1 2 x 3 x x 4 5

7. Nội dunghọc phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy 1

BÀI 1: Tổng quan hệ thống Linux

1.1. Giới thiệu open source 1.2. Giới thiệu Unix, Linux 1.3. Kiến trúc Linux 1.4. Cài đặt Linux

1.5. Tổng quan hệ thống tập tin ext

10 1,3

Lecture, Questions/

Inquiry

2 BÀI 2: Hệ thống file trong linux

2.1 Khái niệm

2.2 Tham chiếu tới file và thư mục

2.3 Quản lý thư mục

2.4 Quản lý file

10 1,3

Lecture, Questions/

Inquiry

3 BÀI 3: Quản trị người dùng

3.1. Cơ sơ dữ liệu user/group 3.2. Thao tác với user/group 3.3. Quyền truy cập và phân quyền

5 1,3

Lecture, Questions/

Inquiry

4 BÀI 4: Cấu Hình MạngĐặt tên máy

4.2 Đặt địa chỉ IP 4.3 Telnet 4.4 SSH 4.5 Share, kết nối dữ liệu trên máy

khác

5 1,3

Lecture, Questions/

Inquiry

5 BÀI 5: Lập trình trong môi trường shell

5.1. Giới thiệu 5.2. Các bước để viết và thực thi môt shell script 5.3. Sử dụng biến 5.4. Một số lệnh nội tại của shell 5.5. Hàm

15 1,2,3

Lecture, Questions/

Inquiry

Page 217: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

211

6 BÀI 6: Lập trình trên linux

6.1. Giới thiệu chung về lập trình trên môi trường linux 6.2. Chương trình C trên linux 6.3. Lập trình đa tuyến 6.4. Tạo lập và hủy tuyến 6.5. Đồng bộ hóa tuyến

15 1,2,3

Lecture, Questions/

Inquiry

8. Phương pháp đánh giá a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng

%

1 Lab Report 100

2 Lab Report 100

3 Lab Report 100

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷtrọng

% Thực hành Kỹ năng thực hành 30

Báo cáo thực hành 70

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: 14 tháng 7 năm 2020 Giảng viên biên soạn: Ths. Đinh Quang Tuyến Trưởng bộ môn: TS. Ong Mẫu Dũng

Page 218: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

212

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU (2101436)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 4 Lý thuyết: 3 Thực hành: 1 Tự học: 8

3. Giảng viên phụ trách ThS. Trần Thị Kim Chi

ThS. Từ Thị Xuân Hiền

ThS. Thái Lê Mỹ Loan

TS. Phạm Xuân Kiên Ngôn ngữ Python

TS. Nguyễn Thị Hạnh

ThS. Nguyễn Trần Kỹ

ThS. Nguyễn Ngọc Dung

4. Sách sử dụng

Giáo trình chính

[1] Fundamentals of database systems / Ramez Elmasri, Shamkant B. Navathe.. - 6th ed.

- Boston : Addison-Wesley, 2011.. - xxvii, 1172p.; 24cm.[100264552]

[2] Giáo trình hệ cơ sở dữ liệu. Phần 1, Cơ sở dữ liệu. - Tp. Hồ Chí Minh : Đại học

Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh, 2008. - 145tr. ; 29cm.

[100261706,100261804,100261805]

Tài liệu tham khảo (liệt kê max. 3 tài liệu tham khảo)

[1] Database systems : design, implementation, and management / Peter Rob, Carlos

Coronel. - 7th ed.. - Boston, Mass. : Thomson Course Technology, 2007. - 668 p. : ill. ;

29 cm. [100177274]

5. Thông tin về môn học a. Mô tả/mục tiêu môn học (4-5 mục tiêu)

- Hiểu được vai trò và chức năng của cơ sở dữ liệu quan hệ và hệ quản trị cơ sở dữ liệu

- Mô hình hóa dữ liệu theo yêu cầu nghiệp vụ của tổ chức, thiết kế và xây dựng được cơ

sở dữ liệu.

- Chuẩn hóa được CSDL

- Khai thác được CSDL

b. Mô tả vắn tắt học phần

Môn học cung cấp kiến thức cơ bản về các mô hình dữ liệu và cơ sở dữ liệu quan hệ.

Lý thuyết và phương pháp thiết kế logic cơ sở dữ liệu quan hệ từ phân tích nghiệp vụ

của tổ chức. Vai trò của đại số quan hệ, ngôn ngữ SQL thao tác dữ liệu. Các quy luật

bảo toàn dữ liệu và ràng buộc, phụ thuộc hàm, các dạng chuẩn hóa dữ liệu. Thiết kế cơ

sở dữ liệu vật lý, vai trò chỉ mục. Các khái niệm về kho dữ liệu, mục đích sử dụng và

cách tạo.

Page 219: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

213

c. Môn học trước(A)/Môn học tiên quyết (B)/Môn song hành (C)

Hệ Thống Máy Tính (2101567) (A)

d. Yêu cầu khác

- Sinh viên thực hành trên phần mềm Microsoft SQL Server 2008/2012

- Mỗi nhóm sinh viên (2-3 sinh viên) phải hoàn thành 1 bài tập lớn (tiểu luận)

- Sinh viên phải thực hành đầy đủ 10 tuần thực hành

6. Chuẩn đầu ra của môn học a. Chuẩn đầu ra của môn học

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Sinh viên thiết kế được cơ sở dữ liệu mức logic. d2

2 Sinh viên thiết kế được CSDL mức vật lý. d2

3 Sinh viên sử dụng được đại số quan hệ để tạo và truy xuất dữ liệu của

một CSDL quan hệ.

a3

4 Sinh viên sử dụng được ngôn ngữ SQL để tạo và truy xuất dữ liệu của

một CSDL quan hệ.

a3

5 Sinh viên xác định được dạng chuẩn của một cơ sở dữ liệu quan hệ. a1

b. Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của môn học và chuẩn đầu ra của chương trình

đào tạo.

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

4 x

5 x

7. Nội dung cơ bản của môn học

STT Nội dung chính Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

1

Chương 1: Tổng quan về CSDL và Hệ quản

trị CSDL

1.1 Nhu cầu lưu trữ dữ liệu

1.2 Lịch sử phát triển CSDL

1.3 Vai trò và chức năng hệ quản trị CSDL,

giới thiệu 1 số hệ quản trị CSDL thông

dụng

1.4 Quy trình phát triển CSDL

3

- Diễn giải, gợi

ý

- Giải thích

- Minh họa

bằng hình

ảnh

- Demo bằng

cách thao tác

Page 220: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

214

STT Nội dung chính Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

1.5 Độc lập dữ liệu và kiến trúc 3 mức

1.6 Xử lý phân tán và kiến trúc client-server

trực tiếp trên

máy

- Thảo luận

nhóm

- Thuyết trình

- Làm bài tập 2

Chương 2: Mô hình dữ liệu quan hệ

2.1.Định nghĩa quan hệ, lược đồ quan hệ và

các loại khóa

2.2.Các quy luật bảo toàn: bảo toàn thực thể,

bảo toàn miền, bảo toàn tham chiếu

6 1

3

Chương 3: Mô hình hóa dữ liệu

3.1. Lược đồ quan hệ thực thể cơ bản

3.2. Lược đồ quan hệ thực thể mở rộng

3.3. Quy tắc nghiệp vụ và mô hình hóa dữ

liệu

3.4.Chuyển đổi lược đồ quan hệ thực thể

thành lược đồ dữ liệu quan hệ.

6

1

4

Chương 4: Thiết kế vật lý CSDL

4.1.Cấu trúc lưu trữ CSDL

4.2. Chỉ mục

3 2

5

Chương 5: Đại số quan hệ

5.1. Mối liên quan giữa ngôn ngữ SQL và đại

số quan hệ

5.2. Các phép toán tập hợp: union,

intersection, difference, Cartesian product

5.3.Các phép toán quan hệ: project, selection,

join, divide

5.4.Các phép toán quan hệ mở rộng

6 3

6

Chương 6: Ngôn ngữ SQL

6.1.Nhóm lệnh DDL: các lệnh tạo CSDL, tạo

bảng. Cách xây dựng các ràng buộc

6.2. Nhóm lệnh DML: SELECT, INSERT,

DELETE, UPDATE

6.3. View

6.4.Index

6 LT

30TH 4

7

Chương 7: Chuẩn hóa dữ liệu

7.1.Phụ thuộc hàm và quy tắc nghiệp vụ

7.2.Các dạng chuẩn

9 5

8

Chương 8: Cơ sở dữ liệu NoSQL

8.1.Định nghĩa NoSQL

8.2.Lịch sử

8.3.Đặc điểm

6

Page 221: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

215

STT Nội dung chính Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

8.4.Phân loại và ví dụ

8.5.Hiệu suất

8.6.Xử lý dữ liệu quan hệ

8.7.Hỗ trợ tính ACID và Join

8.8.Ưu và nhược điểm

8.9.Một số hệ quản trị NoSQL phổ biến

Tổng cộng 45LT30TH

8. Phương pháp đánh giá

a. Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của môn học, chuẩn đầu ra của chương trình,

phương pháp đánh giá

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Bài tập nhóm, kiểm tra chéo 30

Kiểm tra giữa kỳ 30

Project 40

2 Bài tập nhóm, kiểm tra chéo 10

Kiểm tra 1 tiết 20

Project 30

Kiểm tra giữa kỳ 40

3 Kiểm tra 1 tiết 30

Project 30

Kiểm tra giữa kỳ 40

4 Bài tập nhóm, kiểm tra chéo 10

Kiểm tra 1 tiết 20

Project 30

Kiểm tra giữa kỳ 40

5 Kiểm tra 1 tiết 20

Project 20

Kiểm tra cuối kỳ 30

Kiểm tra lab 30

b. Đánh giá môn học

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng, %

Lý thuyết Đánh giá thường xuyên 1 20

Page 222: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

216

(75%)

Bài kiểm tra 5

Bài tập về nhà 5

Project 10

Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

Thực hành

(25%)

Chuẩn bị bài 10

Kỹ năng thực hành 40

Báo cáo thực hành 10

Kiểm tra thực hành cuối khóa 40

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn:

Ths. Trần Thị Kim Chi

Trưởng bộ môn:

TS. Phạm Xuân Kiên

Page 223: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

217

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: KỸ THUẬT VI XỬ LÝ (2102435)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 3 Lý thuyết: 2 Thực hành: 1 Tự học: 6

3. Giảng viên phụ trách GVC.TS. Nguyễn Minh Ngọc

TS. Ong Mẫu Dũng

ThS. Phạm Quang Trí

ThS. Trương Năng Toàn

ThS. Phan Tuấn Anh

ThS. Lê Lý Quyên Quyên.

4. Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên)

[1] Bài giảng Kỹ thuật vi xử lý, Lưu hành nội bộ, ĐH Công nghiệp Tp. HCM.

[2] Tài liệu Thực hành vi xử lý, Lưu hành nội bộ, ĐH Công nghiệp Tp.HCM.

Tài liệu tham khảo (liệt kê tối đa 3 tài liệu tham khảo)

[1] PIC Microcontrollers, Milan Verle.2006.

[2] Microcontroller Programming the Microchip PIC, Julio Sanchez, CRC Press the

Taylor & Francis Group, 2007.

5. Thông tin về học phần a. Mục tiêu học phần

Sau khi học môn học này, người học có khả năng:

- Phân tích, thiết kế các họ vi điều khiển 8 bit Pic 16f8xx cho các ứng dụng.

- Viết chương trình điều khiển giao tiếp và điều khiển thiết bị ngoại vi cho các hệ ứng

dụng vi điều khiển 8 bit Pic 16f8xx.

- Thiết kế phân tích, lập trình cho các ứng dụng: giao tiếp với LEDs, LEG7seg, LED

matrix, LCD, nút nhấn, bàn phím.

- Thiết kế phân tích, lập trình điều khiển ứng dụng các mô đun được tích hợp trong vi

điều khiển: Mô đun định thời /đếm; Mô đun ngắt; Mô đun chuyển đổi tương tự - số

ADC; Mô đul điều độ rộng xung PWM.

b. Mô tả vắn tắt học phần: Học phần trang bị những kiến thức:

- Cấu trúc phần cứng, lập trình Assembly và các vi mạch lập trình được cho phối ghép

ngoại vi với vi xử lý.

- Cấu trúc phần cứng của vi điều khiển học PIC 16F8xx: Các kiến thức về mô đun ngoại

vi, ghép nối vào ra I/O, ghép nối số tương tự; lập trình Assembly và Hitech_c cho vi

điều khiển; phương pháp xây dựng các chương trình điều khiển cho các ứng dụng.

- Phương pháp phân tích, thiết kế sử dụng các hệ vi xử lý 8bit theo yêu cầu ứng dụng

thực tế; Viết chương trình điều khiển giao tiếp và điều khiển các thiết bị ngoại vi cơ bản.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Page 224: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

218

Kỹ thuật xung số (2102414) (A)

d. Yêu cầu khác

- Tham dự đầy đủ giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận dưới sự hướng

dẫn và điều khiển của giảng viên theo quy chế (không nghỉ quá 20% số tiết).

6. Chuẩn đầu ra của học phần Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của bộ vi xử lý/hệ vi xử

lý; và biết các bước thiết kế hệ vi xử lý/vi điều khiển.

a1

2 Có khả năng vận dụng các nguyên lý về vật lý và trường điện từ để

giải các bài toán về kỹ thuật.

b2

3 Xác định đầu vào/ra bài toán thiết kế hệ thống sử dụng vi điều khiển

với các yêu cầu kỹ thuật

d1

4 Thiết kế sơ đồ khối, sơ đồ nguyên lý các thành phần, các hệ thống sử

dụng VXL/ vi điều khiển đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. (TK phần cứng)

d2

5 Xây dựng và thực hiện các bước thực nghiệm theo yêu cầu kỹ thuật d3

6 Có khả năng phân tích, thiết kế giải thuật và lập trình ứng dụng (TK

chương trình phần mềm monitor)

a3

Ma trận tích hợp chuẩn đầu ra:

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

4 x

5 x

6 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

Lý thuyết

1 Chương 1: Tổng quan về vi xử lý – vi điều

khiển

1.1. Giới thiệu chung

1.1.1.Tổng quan

1.1.2.Lịch sử phát triển

1.1.3.Vi xử lý – Vi điều khiển

1.1.4.Ứng dụng vi xử lý- vi điều khiển

6 1, 2 L, Q, D, H, WA

Page 225: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

219

1.2. Cấu trúc vi xử lý

1.2.1.Bộ xử lý trung tâm (CPU)

1.2.2.Bộ nhớ

1.2.3.Hệ thống BUS

1.2.4.Ghép nối khối vào/ra

1.3. Định dạng dữ liệu và biểu diễn thông

tin trong vi xử lý

2 Chương 2: Giới thiệu Vi điều khiển 8 Bit

PIC16F8xx

2.1 Đặc tính, cấu trúc, chức năng

2.1.1 Giới thiệu các vi VĐK , lịch sử phát

triển của VĐK.

2.1.2 Khảo sát VĐK 8 bit

2.2 Tổ chức bộ nhớ thanh ghi

2.2.1 Giới thiệu.

2.2.2 Các loại kiến trúc bộ nhớ.

2.2.3 Tổ chức bộ nhớ của Vi điều khiển 8 Bit

PIC16F8xx

2.3. Tập lệnh hợp ngữ

2.3.1. Giới thiệu.

2.3.2 Lệnh hợp ngữ của Vi điều khiển 8 Bit

PIC16F8xx t

2.3.3 Cấu trúc của một chương trình cho Vi

điều khiển

3 1, 4 L, Q, D, H, WA

3 Chương 3: Ngôn ngữ lập trình cho Vi điều

khiển (VĐK)

3.1. Lập trình Assemly

3.1.1 Giới thiệu.

3.1.2 Các thành phần cơ bản

3.2. Lập trình Hi_tech C

3.2.1 Giới thiệu.

3.2.2 Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ

lập trình Hitech_ C

3.2. Phần mềm MPLAB/MPLABX

3.3.1. Cài đặt.

3.3.2. Sử dụng cho các ứng dụng

3 2,3,6

L, Q, D, H, WA

4 Chương 4: PORT xuất nhập của vi điều

khiển 8 Bit PIC16F8xx.

4.1. Giới thiệu.

4.2. Chức năng.

4.3 Tập các thanh ghi liên quan.

3 1,2,3,4,6 L, Q, Si, D, H,

WA

Page 226: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

220

4.4. Lập trình điều khiển các chức năng xuất

nhập.

4.5 Ứng dụng giao tiếp các PORT với ngoại vi

đơn giản. (LED đơn; LED 7 đoạn; LED ma

trận nút nhấn, bàn phím, LCD)

4.6. Bài tập

5 Chương 5: Modul ngắt của vi điều khiển 8

Bit PIC16F8xx.

5.1 Tổng quan về ngắt

5.2 Ngắt của Vi điều khiển 8 Bit PIC16F8xx

5.3 Các ứng dụng dùng ngắt của Vi điều khiển

8 Bit PIC16F8xx

3 1,2,3,4,6 L, Q, D, H, WA

6 Chương 6: Modul Timer của vi điều khiển 8

Bit PIC16F8xx

6.1. Giới thiệu

6.2. Timer/counter của Vi điều khiển 8 Bit

PIC16F8xx

6.3. Ứng dụng timer/counter của Vi điều khiển

8 Bit PIC16F8xx.

3 1,2,3,4,6 L, Q, Si, D, H,

WA

7 Chương 7: Modul CCP vi điều khiển 8 Bit

PIC16F8xx

7.1. Giới thiệu Modul CCP

7.2 Khảo sát chế độ Capture

7.3 Khảo sát chế độ Compare

7.4. Khảo sát chế độ PWM

3 1,2,3,4,6 L, Q, D, H, WA

8 Chương 8: Modul ADC vi điều khiển 8 Bit

PIC16F8xx

8.1. Khảo sát chuyển đổi ADC

8.2 Khai báo và lập trình chức năng

8.3. Ứng dụng của ADC

3 1,2,3,4,6 L, Q, D, H, WA

9 Chương 9: Truyền dữ liệu vi điều khiển 8

Bit PIC16F8xx

9.1 Tổng quan về các kiểu truyền dữ liệu

9.2 Modul USART của Vi điều khiển 8 Bit

PIC16F8xx

9.3 Modul MSSP (tự đọc)

9.3.1 SPI

9.3.2. I2C

3 1,2,3,4,6 L, Q, D, H, WA

Thực hành

1 Bài 1: Giới thiệu môn học và thiết bị.

1.1. Giới thiệu quy trình thực hành, nội quy 5 1,2

M, WA, Si,

Ex, I, H

Page 227: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

221

phòng thực hành.

1.2. Giới thiệu cấu trúc mô hình thực hành và

cách sử dụng.

1.3. Hướng dẫn sử dụng các phần mềm lập

trình, biên dịch cho PIC (MPLAB); phần mềm

nạp chương trình cho PIC; phần mềm mô

phỏng cho PIC (ISIS Professional).

1.4. Phân tích các yêu cầu của bài tập mẫu.

1.5. Vẽ lưu đồ giải thuật.

1.6. Viết chương trình.

1.7. Mô phỏng chương trình trên máy tính.

1.8. Biên dịch và nạp chương trình cho IC.

1.9. Thực thi chương trình và kiểm tra theo yêu

cầu của giáo viên.

1.10 Bài tập báo cáo.

2 Bài 2: Thực hành điều khiển LED đơn

2.1. Phân tích các yêu cầu của bài tập mẫu.

2.2. Vẽ lưu đồ giải thuật.

2.3. Viết chương trình.

2.4. Mô phỏng chương trình trên máy tính.

2.5. Biên dịch và nạp chương trình cho IC.

2.6. Thực thi chương trình và kiểm tra theo yêu

cầu của đề bài.

2.7. Bài tập báo cáo.

5 2,4,5,6 M, WA, Si,

Ex, I, H

3 Bài 3: Thực hành điều khiển nút nhấn, sử dụng

ngắt và mạch định thời

3.1. Phân tích các yêu cầu của bài tập mẫu.

3.2. Vẽ lưu đồ giải thuật.

3.3. Viết chương trình.

3.4. Mô phỏng chương trình trên máy tính.

3.5. Biên dịch và nạp chương trình cho IC.

3.6. Thực thi chương trình và kiểm tra theo yêu

cầu của đề bài.

3.7. Bài tập báo cáo

5 2,4,5,6 M, WA, Si,

Ex, I, H

4 Bài 4: Thực hành điều khiển hiển thị dùng

LCD

4.1. Phân tích các yêu cầu của bài tập mẫu.

4.2. Vẽ lưu đồ giải thuật.

4.3. Viết chương trình.

4.4. Mô phỏng chương trình trên máy tính.

4.5. Biên dịch và nạp chương trình cho IC.

5 2,4,5,6 M, WA, Si,

Ex, I, H

Page 228: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

222

4.6. Thực thi chương trình và kiểm tra theo yêu

cầu của đề bài.

4.7. Bài tập báo cáo

5 Bài 5 Thực hành giao tiếp module ADC

5.1. Phân tích các yêu cầu của bài tập mẫu.

5.2. Vẽ lưu đồ giải thuật.

5.3. Viết chương trình.

5.4. Mô phỏng chương trình trên máy tính.

5.5. Biên dịch và nạp chương trình cho IC.

5.6. Thực thi chương trình và kiểm tra theo yêu

cầu của đề bài.

5.7. Bài tập báo cáo

5 2,4,5,6 M, WA, Si,

Ex, I, H

6 Bài 6: Thực hành giao tiếp module PWM

6.1. Phân tích các yêu cầu của bài tập mẫu.

6.2. Vẽ lưu đồ giải thuật.

6.3. Viết chương trình.

6.4. Mô phỏng chương trình trên máy tính.

6.5. Biên dịch và nạp chương trình cho IC.

6.6. Thực thi chương trình và kiểm tra theo yêu

cầu của đề bài.

6.7. Bài tập báo cáo

5 2,4,5,6 M, WA, Si,

Ex, I, H

L: Lecture S: Seminar D: Discussion I: Instructions in serving as model Si:

Simulation

O: Observation P: Practices H: Instruction for Homework WA: Work Assignment

SAT: Short Answers Test, MCQs: Multiple Choice Questions, WT: Written test

8. Phương pháp đánh giá a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1

Thường kỳ (SAT) 20

Giữa kỳ (WT) 30

Cuối kỳ (WT) 50

2

Thường kỳ (SAT) 10

Giữa kỳ (WT) 20

Cuối kỳ (WT) 30

Lab (L, O, P, WR, SAT) 40

3 Thường kỳ (SAT) 20

Giữa kỳ (WT) 30

Page 229: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

223

Cuối kỳ (WT) 50

4

Thường kỳ (SAT) 10

Giữa kỳ (WT) 20

Cuối kỳ (WT) 30

Lab (L, O, P, WR, SAT) 40

5 Lab (L, O, P, WR, SAT) 100

6

Thường kỳ (SAT) 10

Giữa kỳ (WT) 20

Cuối kỳ (WT) 30

Lab (L, O, P, WR, SAT) 40

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng, %

Lý thuyết

Đánh giá thường xuyên 20

Kiểm tra thường kỳ 1 /BTL/TL 10

Kiểm tra thường kỳ 2 /BTL/TL 10

Kiểm tra giữa kỳ (tự luận) 30

Kiểm tra cuối kỳ (tự luận) 50

Thực hành Bài kiểm tra tổng hợp 1 50

Bài kiểm tra tổng hợp 2 50

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn:

Trưởng bộ môn:

Page 230: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

224

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: MẠNG MÁY TÍNH (2101435)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 3 Lý thuyết: 3 Thực hành: 0 Tự học: 6

3. Giảng viên phụ trách ThS. Huỳnh Đình Hạnh

4. Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên)

[1] Andrew S. Tanenbaum. Computer networks. 5th edition.

Tài liệu tham khảo (liệt kê tối đa 3 tài liệu tham khảo)

[1] Walter Goralski. The Illustrated Network, How TCP/IP Works in a Modern

Network.

Elsevier Inc, 2009.

[2] W. Richard Stevens. TCP/IP Illustrated. Volume 1: The Protocols. 2010.

[3] J.F Kurose and K.W. Ross. Computer Networking: A Top Down Approach. 6th

edition, 2013.

5. Thông tin về học phần a. Mục tiêu học phần

Khi hoàn thành môn học, người học có khả năng:

- Phân biệt được các thành phần cấu thành một hệ thống mạng máy tính, các mặt ứng

dụng của mạng máy tính trong thực tế

- Diễn đạt được sự liên hệ của 1 quá trình truyền thông tin trên mạng trong mô hình

OSI, họ giao thức TCP/IP

- Giải thích được được nguyên lý vận hành của các thiết bị kết nối mạng như: Hub,

Bridge, Switch, Router, modem, Access point … và các phương tiện truyền dẫn

như cáp đồng, cáp quang,...

- Giải thích được nguyên lý hoạt động của các giao thức cơ bản trong protocol stack

TCP/IP như : DHCP, DNS, HTTP, SMTP, FTP, TCP, UDP, IP, ARP …

- Giải thích được cơ chế định tuyến và chuyển mạch trong hệ thống mạng

- Đọc, hiểu và tổng hợp được các kiến thức nguồn tài liệu liên quan đến mạng máy

tính cơ bản.

- Xây dựng bài thuyết trình theo nhóm

b. Mô tả vắn tắt học phần

Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức ngắn gọn và rõ ràng về mạng máy tính:

phân biệt được các thành phần và giao thức truyền thông trên mạng theo từng tầng, giải

thích được nguyên lý vận hành của các thiết bị trong mạng, các giao thức cơ bản, cơ chế

định đường đi của các gói tin trong mạng.

Page 231: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

225

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Hệ Thống Máy Tính (2101567)(A)

d. Yêu cầu khác: Không

6. Chuẩn đầu ra của học phần

Sau khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 So sánh và đối chiếu (phân biệt) mô hình OSI và Internet (TCP/IP) khi áp

dụng cho các giao thức truyền thông hiện đại, mạng thực tế

a1

2 Phân biệt được chức năng các thành phần cơ bản và các phương tiện truyền

thông của mạng LAN và WAN

a1

3 Nêu được một số đặc tính kỹ thuật của một số loại cáp truyền dẫn a1

4 Mô tả phần cứng cần thiết và các thành dùng để thiết lập truyền thông giữa

nhiều mạng

a1

5 Cho một mô hình mạng (topo) đơn giản (2LANs, 1 routers, 1 service), xác

định địa chỉ IP, địa chỉ MAC cho các thành phần trong mạng

a1

6 So sánh và phân biệt cách thức truyền tin UDP và TCP (giải thích được sự

giống và khác nhau cơ bản, kiểu gói tin, cách thức truyền)

a1

7 Phân biệt được mô hình peer2peer và client-server a1

8 Giải thích được một số giao thức cho mạng không dây a1

9 Giải được bài toán về phát hiện lỗi và sửa lỗi dữ liệu (CRC, Hamming) a1

10 Viết được tác động của việc ứng dụng hệ thống mạng vào trong doanh

nghiệp

a1

Ma trận tích hợp CĐR học phần và CĐR chương trình đào tạo:

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

4 x

5 x

6 x

7 x

8 x

9 x

10 x

Page 232: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

226

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số

tiết CLOs

Phương pháp

giảng dạy

1 Chương 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ

MẠNG MÁY TÍNH

1.1. Giới thiệu về mạng máy tính

Giới thiệu các thành phần của mạng máy

tính

Thiết bị thông dụng theo từng tầng

Môi trường truyền dẫn

Mô hình mạng (p2p, client-server)

Hệ điều hành

1.2. Mô hình OSI

Giới thiệu mô hình

Cách thức giao tiếp

Liên hệ giữa các tầng trong mô hình (giao

thức, dịch vụ)

Nguyên lý truyền tin

Hiện thực trong các mạng cụ thể

(Windows, Unix, Netware)

1.3. Mô hình TCP/IP

3 1, 2, 10 L,Q

2 Chương 2: TẦNG VẬT LÝ

2.1. Vai trò

2.2. Chức năng

2.3. Cơ chế biến đổi tín hiệu

Số hóa

Kỹ thuật truyền số: baseband, broadband

2.4. Môi trường truyền

Thiết bị (wired, wireless)

Chuẩn kết nối

2.5. Các thiết bị thông dụng trong tầng vật lý

6 3, 4 L, D, Q

3 Chương 3: TẦNG LIÊN KẾT DỮ LIỆU

3.1. Vai trò

3.2. Chức năng

Kiểm soát lỗi truyền

Sửa lỗi (CRC, Hamming)

3.3. Các phương thức kết nối:

stop-wait, sliding windows

Truy cập đường truyền: CDMA, Aloha,

(Token ring)

6 2, 9 L, D, Q

Page 233: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

227

3.4. Các giao thức liên kết chuẩn

HDLC (High level Data Link Control)

Internet (PPP)

3.5. Các thiết bị thông dụng của tầng liên kết dữ

liệu

4 Chương 4: TẦNG MẠNG

4.1. Vai trò

4.2. Chức năng

Định địa chỉ: địa chỉ logic

Phân gói tin

Định đường đi

4.3. Định địa chỉ

đ/c IP: lớp đ/c, đ/c mạng LAN/WAN

chia subnet

VLSM

đ/c IP v6 (tuỳ chọn)

4.4. Định đường đi

Cách thức định đường đi

Bảng đường đi, default gateway

Định tuyến tĩnh/ Định tuyến động

9 5 L, D, Q

5 Chương 5: TẦNG VẬN CHUYỂN

5.1. Vai trò

5.2. Chức năng

Truyền tin giữa các ứng dụng

đ/c dịch vụ (socket)

Phân gói tin: stream, datagram

5.3. Cách thức truyền

5.4. UDP

Cách thức truyền

Cấu trúc bản tin

5.5. TCP

Cách thức truyền

Cấu trúc bản tin

Điều khiển nghẽn

5.6. Lý do chọn giao thức UDP hay TCP

6 6 L, D, Q

6 Chương 6: TẦNG ỨNG DỤNG

6.1. Các mô hình ứng dụng 12 7 L, D, Q

Page 234: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

228

peer2peer

client-server

6.2. Các dịch vụ cơ bản trên mạng máy tính

Hạ tầng: DHCP, DNS

File: FTP

Web: HTTP

Email: SMTP, POP3, IMAP

7 Chương 7: SƠ LƯỢC VỀ MẠNG KHÔNG

DÂY

7.1. Giới thiệu

7.2. Một số giao thức

6LoWPAN, IEEE 802.15.x

6 8 L, D, Q

CỘNG 45

L: Lecture S: Seminar D: Discussion I: Instructions in serving as model Si:

Simulation

O: Observation P: Practices H: Instruction for Homework WA: Work Assignment

SAT: Short Answers Test, MCQs: Multiple Choice Questions, WT: Written test

8. Phương pháp đánh giá

a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1-10

Thường kỳ 01 20

Giữa kỳ (Tiểu luận) 15

Cuối kỳ (Tiểu luận) 35

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng, %

Lý thuyết

Đánh giá thường xuyên (cách 1) 20

- Kiểm tra thường kỳ 01 5

- Kiểm tra thường kỳ 02 5

- Kiểm tra thường kỳ 03 5

- Kiểm tra thường kỳ 04 5

Đánh giá thường xuyên (cách 2) 20

Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

Page 235: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

229

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn:

ThS. Huỳnh Đình Hạnh

Trưởng bộ môn:

TS. Tạ Duy Công Chiến

Page 236: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

230

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: THIẾT KẾ VI MẠCH SỐ VỚI HDL (2102595)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 2 Lý thuyết: 2 Thực hành: 0 Tự học: 4

3. Giảng viên phụ trách TS. Phạm Trần Bích Thuận

ThS. Vũ Thị Hồng Nga

ThS. Phan Tuấn Anh

4. Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên)

[1] Bài giảng Thiết kế mạch tích hợp với HDL, Lưu hành nội bộ, ĐH Công nghiệp Tp.

HCM.

Tài liệu tham khảo (liệt kê tối đa 3 tài liệu tham khảo)

[1] Zainalabedin Navabi, Verilog Digital System Design, McGraw-Hill 2002.

[2] John F. Warkerly, Digital Logic Design: Practice and Principles, 3rd Edition,

Prentice Hall International Inc.2007.

5. Thông tin về học phần a. Mục tiêu học phần

Sau khi học môn học này, sinh viên có khả năng: Thiết kế các mạch tích hợp số sử dụng

ngôn ngữ mô tả phần cứng Verilog HDL thực nghiệm trên kít FPGA.

b. Mô tả vắn tắt học phần

Môn học cung cấp các nội dung kiến thức và kỹ năng cần thiết để thiết kế các mạch tích

hợp số sử dụng ngôn ngữ mô tả phần cứng Verilog HDL thực nghiệm trên kít FPGA.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Kỹ thuật xung – số (2102414) (A)

d. Yêu cầu khác

- Không.

6. Chuẩn đầu ra của học phần Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Có khả sử dụng các phần mềm và công cụ phân tích, tính toán, mô

phỏng trong thiết kế mạch số với ngôn ngữ Verilog. a.2

2 Xác định đầu vào/ra bài toán thiết kế với các ràng buộc về tiêu chuẩn

ngành, hiệu quả sử dụng, an toàn về môi trường và con người d.1

3 Thiết kế sơ đồ khối hệ thống, xác định các biến vào /ra giao tiếp giữa d.2

Page 237: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

231

các khối trong thiết kế mạch tổ hợp và mạch số tuần tự

4 Xây dựng và thực hiện các bước thực nghiệm theo yêu cầu kỹ thuật d.3

Ma trận tích hợp chuẩn đầu ra:

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

4 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

ST

T Nội dung giảng dạy

Số

tiết

CL

Os

Phươ

ng

pháp

giảng

dạy

Lý thuyết

1

Chương 1: Tổng quan

1.1.Những khái niệm cơ bản

1.2.Nội quy, yêu cầu môn học, tổ chức nhóm học tập

(team work)

1.3.Giới thiệu chương trình, giáo trình và tài liệu tham

khảo

1.4.Giới thiệu mô hình thí nghiệm

1.5.An toàn lao động trong thực hành.

2 1 L, D, I

2

Chương 2: Giới thiệu qui trình thiết kế vi mạch với

ASIC và FPGA

2.1.Tổng quan

2.2.Qui trình thiết kế vi mạch

2.3.Tổng quan về ASIC và FPGA

2.4.Giới thiệu các ngôn ngữ mô tả phần cứng HDL

2.5.Các công cụ phần mềm hỗ trợ thiết kế của Altera,

Xilinx,…

2.6.Giới thiệu FPGA và KIT DE-115

4 1,2 L, D, I

3

Chương 3: Ngôn ngữ mô tả phần cứng

3.1.Verilog HDL

3.2.Giới thiệu

3.3.Các mức mô tả trong Verilog

4 1,2,3

,

4

L, D,

I, Si,

O, P,

WA

Page 238: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

232

3.4.Cấu trúc và cách viết một Modun

3.5.Biên dịch

3.6.Mô phỏng tổng hợp và Test bench

4

Chương 4: Thiết kế mạch tổ hợp với Verilog

4.1. Khái quát chung

4.2. Từ khóa, kiểu dữ liệu và toán tử

4.3. Cấu trúc phân cấp

4.4.Mô tả biểu thức với các Assign Statements

4.5. Mô tả hành vi

4.6.Các cấu trúc điều khiển

4.7.Sự kết hợp giữa nhiều Modun

4.8. Thiết kế mạch tổ hợp

4 1,2,3

,

4

L, D,

I, Si,

O, P,

WA

5

Chương 5 Thiết kế Thiết kế mạch tuần tự với verilog

5.1.Khái quát chung

5.2.Các phần tử nhớ cơ bản

5.3.Các thanh ghi

5.4.Máy trạng thái

- Mô hình Moore

- Mô hình Mealy

5.5.Thiết kế các mạch tuần tự

6 1,2,3

,

4

L, D,

I, Si,

O, P,

WA

6

Chương 6 Thử nghiệm và xác minh qua trình thiết kế

6.1.Thử nghiệm

- Thử nghiệm mạch tổ hợp

- Thử nghiệm mạch tuần tự

6.2.Các kỹ thuật thử nghiệm

6.3.Kiểm định và xác nhân thiết kế

6.4.Testbench

6.4.1. Test đơn giản

6.4.2. Các nhiệm vụ và chức năng

6.5.Thiết kế CPU và thử nghiệm (sinh viên tự đọc)

6 1,2,3

,

4

L, D,

I, Si,

O, P,

WA

7

Chương 7 Thiết kế trên FPGA

7.1. Cấu trúc – các thành phần KIT DE2-115

7.2. Cài đặt và sử dụng phần mềm Quartus, Nios…

7.3. Biên dịch và nạp chương trình cho KIT

7.4. Thiết kế tổng hợp các mạch tích hợp

4 1,2,3

,

4

L, D,

I, Si,

O, P,

WA

Page 239: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

233

L: Lecture S: Seminar D: Discussion I: Instructions in serving as model Si: Simulation

O: Observation P: Practices H: Instruction for Homework WA: Work Assignment

8. Phương pháp đánh giá a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1

Kiểm tra thường kỳ 20

Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

2

Kiểm tra thường kỳ 20

Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

3

Kiểm tra thường kỳ 20

Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

4 Kiểm tra thường kỳ 40

Kiểm tra cuối kỳ 60

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Lý thuyết

Kiểm tra thường kỳ 10

BTL/TL 10

Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn:

Trưởng bộ môn:

Page 240: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

234

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN TỬ BẰNG ALTIUM (2102432)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 2 Lý thuyết: 0 Thực hành: 2 Tự học: 4

3. Giảng viên phụ trách KS. Đặng Quang Minh

ThS. Phạm Quang Trí

ThS. Phan Tuấn Anh.

4. Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên)

[1] Altium Designer Gabriel Haines March 2010.

Tài liệu tham khảo (liệt kê tối đa 3 tài liệu tham khảo)

[1] Altium DXP 2004 Tutorial Phạm Thái Hòa - TĐH1 – K48 – ĐHBKHN.

[2] Hướng dẫn Altium Designer Đỗ Tiến Đạt – ĐHCN Hà Nội.

[3] Altium Limited, 2009, Training Manuals, viewed 4 February 2010.

5. Thông tin về học phần a. Mục tiêu học phần

Sau khi học môn học này, sinh viên có khả năng:

- Vẽ được sơ đồ nguyên lý mạch điện tử theo đúng quy trình

- Vẽ mạch in theo qui chuẩn.

- Tạo mới và chỉnh sửa linh kiện trong Schematic

- Tạo mới và chỉnh sửa linh kiện trong PCB.

b. Mô tả vắn tắt học phần

Học phần trang bị những kiến thức:

- Kỹ năng vẽ sơ đồ nguyên lý và mạch in theo đúng quy chuẩn.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Mạch điện tử (2102575) (A)

d. Yêu cầu khác

- Tham dự đầy đủ giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận dưới sự hướng

dẫn và điều khiển của giảng viên theo quy chế (không nghỉ quá 20% số tiết).

6. Chuẩn đầu ra của học phần Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Có khả sử dụng các phần mềm phân tích, tính toán, mô phỏng trong

lĩnh vực điện tử Altium

a1

Page 241: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

235

2 Có khả năng lắp ráp, cân chỉnh các board mạch mạch điện tử theo

qui trình

a4

Ma trận tích hợp chuẩn đầu ra:

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số

tiết CLOs

Phương pháp

giảng dạy

Thực hành

1 1. Giới thiệu phần mềm Altium

1.1 Tổng quan về môi trường thiết kế Altium

1.2 Không gian làm việc

1.3 Danh mục các lệnh, các phím tắt thường dùng

trong Altium

1.4 Tạo và sử dụng các chuyên mục

1.4.1 Các loại chuyên mục

1.4.2 Tạo một chuyên mục

1.4.3 Không gian làm việc của một chuyên mục

1.4.4 Thêm và gỡ ra các tập tin từ một chuyên mục

1.4.5 Đóng gói một chuyên mục

1.5 Hệ thống trợ giúp

1.6 Kiểm soát phiên bản

1.6.1 Cài đặt hổ trợ

1.6.2 Hướng dẫn cài đặt và quản lý

1.6.3 Giao diện phần mềm thiết kế Altium

1.6.4 Cách sử dụng phần mềm thiết kế Altium

1.6.5 Đọc thêm về kiểm soát các phiên bản

5 1 L, Q, D, H,

WA

2 Chương 2: Thiết kế sơ đồ mạch điện nguyên lý

2.1. Giới thiệu chung về các công cụ để thiết kế sơ

đồ nguyên lý

2.2. Hệ thống thư viện

2.4. Kết nối linh kiện , đường bus & dây bó

2.5. Thiết kế nhiều lớp

25 1, 2 L, Q, D, H,

WA

3 Chương 3: Thiết kế sơ đồ mạch in

3.1 Tạo một PCB

3.2 Thiết lập PCB

25 1, 2 L, Q, D, H,

WA

Page 242: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

236

3.2.1 Tùy chọn các thông số cho mạch in và ô lưới

3.2.2 Chọn các lớp để thiết kế mạch in

3.2.3 Quản lý ngăn xếp lớp

3.2.4 Nguyên lý thiết kế

3.3 Chuyển một Thiết kế Sơ đồ đến một PCB

3.4 Phân bố Vị trí đặt linh kiện trên PCB

3.5 Định lỗ khoan mạch và cắt board mạch ra bên

ngoài

3.6 Vẽ mạch

3.6.1 Vẽ đường mạch in

3.6.2 Đặt lỗ xuyên tâm

3.6.3 Đỗ lớp đồng lên các vùng còn trống trên

mạch

3.6.4 Kiểm soát trở kháng định tuyến (Microstrip)

3.7 Tín hiệu toàn vẹn từ PCB

3.8 Thiết kế mạch 3D

4 Chương 4: Tạo và chỉnh sửa thư viện.

4.1. Trình soạn thảo thư viện dạng Schematic

4.1.1 Tạo một Biểu tượng Hợp phần

4.1.2 Thuộc tính Pin

4.1.3 Thuộc tính của thành phần

4.1.4 Liên kết một biểu tượng với chân hàn

4.1.5 Liên kết với nhà cung cấp

4.1.6 Cập nhật thay đổi từ thư viện

4.2. Trình biên tập thư viện PCB

4.2.1 Tạo chân hàn linh kiện bằng tay

4.2.2 Tạo dấu chân bằng Footprint Wizard

4.2.3 Tạo chân hàn linh kiện 3D

5 1, 2 L, Q, Si, D, H,

WA

L: Lecture S: Seminar D: Discussion I: Instructions in serving as model Si:

Simulation

O: Observation P: Practices H: Instruction for Homework WA: Work Assignment

SAT: Short Answers Test, MCQs: Multiple Choice Questions, WT: Written test

8. Phương pháp đánh giá a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Thường kỳ (SAT, WA) 100

Page 243: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

237

2

Bài kiểm tra 1 (L, O, P, WR, SAT) 33.3

Bài kiểm tra 2 (L, O, P, WR, SAT) 33.3

Bài kiểm tra 3 (L, O, P, WR, SAT) 33.3

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Thực hành Chuẩn bị bài 15

Kỹ năng thực hành 25

Báo cáo thực hành 20

Bài kiểm tra 1, Bài kiểm tra 2 tổng hợp 30

Báo cáo nhóm 10

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn:

KS. Đặng Quang Minh

Trưởng bộ môn:

Page 244: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

238

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: THỰC TẬP ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP (2102704)

2. Số tín chỉ: Tổng số tín chỉ: 2 Lý thuyết: 0 Thực hành: 2 Tự học: 4

3. Giảng viên phụ trách Học hàm, học vị, tên các giảng viên phụ trách

1. ThS. Trần Văn Hùng

2. ThS. Trần Quang Vinh

3. KS. Nguyễn Hoàng Hiếu

4. Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên)

[1]. Bài giảng Thực tập điện tử công nghiệp, ĐHCN TP. HCM

Tài liệu tham khảo (liệt kê tối đa 3 tài liệu tham khảo)

[1]. Robert N. Bateson, Introduction to control system technology 3rd, 2011

[2]. Ramakant Gayakwad, Leonard Sokoloff, Analog & digital control system, Prentice

Hall, 1988.

5. Thông tin về học phần a. Mục tiêu học phần

Sau khi học môn học này, sinh viên có khả năng:

- Nắm bắt được nguyên lý hoạt động và biết sử dụng các cấu kiện cơ bản trong các ứng

dụng điện tử công nghiệp như thiết bị điện tử, điện từ; mạch điều khiển; thiết bị chấp

hành điện – cơ.

- Có khả năng lắp ráp, cân chỉnh mạch điều khiển, mạch động lực theo đúng bản vẽ kỹ

thuật.

- Có khả năng thực hiện các phép đo kiểm phân tích và xử lý số liệu.

- Có khả năng xác định, giải quyết các vấn đề hư hỏng và phân tích sự cố trong quá trình

thực tập.

- Có khả năng vận dụng tiêu chuẩn an toàn lao động trong quá trình thực tập.

b. Mô tả vắn tắt học phần

Môn học cung cấp cho sinh viên các kỹ năng lắp ráp, cân chỉnh mạch điều khiển mạch

động lực ứng dụng trong công nghiệp đúng theo yêu cầu kỹ thuật, đồng thời còn giúp sinh

viên có khả năng phân tích sử lý sự cố và giải quyết các vấn đề hư hỏng trong quá trình

vận hành mạch ứng dụng trong công nghiệp.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Cảm biến và thiết bị tử chấp hành (210….) (A)

d. Yêu cầu khác: Không

6. Chuẩn đầu ra của học phần Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần PI

1 Nắm bắt được nguyên lý hoạt động và biết sử dụng các cấu kiện cơ bản

trong các ứng dụng điện tử công nghiệp như thiết bị điện tử, điện từ; mạch

a1

Page 245: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

239

điều khiển; thiết bị chấp hành điện – cơ.

2 Có khả năng lắp ráp, cân chỉnh mạch điều khiển, mạch động lực theo đúng

bản vẽ kỹ thuật.

a4

3 Có khả năng thực hiện các phép đo kiểm phân tích và xử lý số liệu. c2

4 Mô tả, xác định được các vấn đề chính trong công việc kỹ thuật

Có khả năng xác định các vấn đề hư hỏng/sự cố trong quá trình thực tập.

f1

5 Có khả năng phân tích các vấn đề hư hỏng/sự cố trong quá trình thực tập. f2

6 Có khả năng giải quyết các vấn đề hư hỏng/sự cố trong quá trình thực tập. f3

7 Có khả năng vận dụng tiêu chuẩn an toàn lao động trong quá trình thực tập. a5

Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của học phần và chuẩn đầu ra của chương trình đào

tạo:

CLOs a b c d e f g h i j k

1 x

2 x

3 x

4 x

5 x

6 x

7 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

1

Bài 1. Giới thiệu thiết bị điện tử trong

công nghiệp 1.1 Giới thiệu chung

1.2 Khảo sát thiết bị của hệ thống điều khiển

công nghiệp

5 1, 2, 3, 7 O, P

2

Bài 2 Khảo sát thiết bị công nghiệp 2.1 Thiết bị điện từ

2.2 Thiết bị điện tử

2.3 Mạch điều khiển dùng relay - timer

10 1, 2, 3,7 O, P

3

Bài 3 Khảo sát bộ điều khiển và driver 3.1. Bộ điều khiển logic khả trình

3.2. Biến tần

3.3. Mạch ứng dụng bộ điều khiển và biến

tần

15 1, 2, 3,7 O, P

4

Bài 4 Thực hiện mạch ứng dụng điều

khiển công nghiệp 4.1. Vẽ sơ đồ mạch thực hiện điều khiển thiết

bị trong công nghiệp

4.2. Mạch điều khiển động cơ DC

4.3. Mạch điều khiển động cơ AC

15 1, 2, 3, 4,

5, 6, 7 O, P, IH, WA

5

Bài 5 Thi công mạch điều khiển công

nghiệp theo bản vẽ 5.1. Mạch điều khiển băng tải theo bản vẽ

5.2. Mạch điều khiển phân loại sản phẩm

15 1, 2, 3, 4,

5, 6, 7 O, P, IH, WA

Page 246: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

240

theo bản vẽ

5.3. Mạch điều khiển cửa cuốn tự động theo

bản vẽ

5.4. Mạch điều khiển nhà xe tự động theo

bản vẽ

O: Observation P: Practices IH: Instruction for Homework WA: Work

Assignment

8. Phương pháp đánh giá a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng

%

1 Kỹ năng thực hành (Lab Skills) 70

Báo cáo thực hành (Lab Report) 30

2 Kỹ năng thực hành (Lab Skills) 70

Báo cáo thực hành (Lab Report) 30

3 Bài chuẩn bị 20

Kỹ năng thực hành (Lab Skills) 80

4 Kỹ năng thực hành (Lab Skills) 70

Báo cáo thực hành (Lab Report) 30

5 Kỹ năng thực hành (Lab Skills) 30

Báo cáo thực hành (Lab Report) 30

6 Kỹ năng thực hành (Lab Skills) 70

Báo cáo thực hành (Lab Report) 30

7 Kỹ năng thực hành (Lab Skills) 70

Báo cáo thực hành (Lab Report) 30

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng

%

Thực hành (100%) Bài chuẩn bị 20

Kỹ năng thực hành (Lab Skills) 70

Báo cáo thực hành (Lab Report) 10

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm

Giảng viên biên soạn: ThS. Trần Văn Hùng

Trưởng bộ môn: TS. Nguyễn Ngọc Sơn

Page 247: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

241

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ (2102568)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 2 Lý thuyết: 2 Thực hành: 0 Tự học: 4

3. Giảng viên phụ trách PGS.TS Lưu Thế Vinh

CN. Lê Thị Hồng Thắm

ThS. Nguyễn Văn Cường

TS. Nguyễn Thế Kỳ Sương.

4. Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên)

[1] Bài giảng Linh kiện điện tử, ĐHCN Tp. HCM.

[2] Floyd, Thomas L.,Electronic devices: conventional current version/Prentice Hall,

9th ed. 2012

Tài liệu tham khảo (liệt kê tối đa 3 tài liệu tham khảo)

[1] Robert Boylestad, Louis Nashelsky,Electronic devices and circuit theory, Prentice

Hall, 11th Edition, 2014.

[2] Charles Platt, Encyclopedia of Electronic components,1stEdition, 2012.

[3] Lê Thị Hồng Thắm, Linh kiện điện tử, Nxb. Đại học Công nghiệp Tp.HCM, 2011.

5. Thông tin về học phần a. Mục tiêu học phần

Sau khi học môn học này, sinh viên có khả năng:

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các linh kiện điện tử thông dụng.

- Nhận dạng, xác địnhđược trị số các linh kiện điện tử.

- Sử dụng được các linh kiện điện tử đểlắp ráp các mạch ứng dụng.

b. Mô tả vắn tắt học phần

Nội dung môn học bao gồm: Các linh kiện thụ động R,L,C; Vật liệu bán dẫn, các linh

kiện tích cực: Diode, BJT, FET, các linh kiện điều khiển công suất UJT, SCR, TRIAC;

Mạch tích hợp.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C): (A) Lý thuyết mạch

(2102513)(A)

d. Yêu cầu khác

- Tham dự đầy đủ giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận dưới sự hướng

dẫn và điều khiển của giảng viên theo quy chế (không nghỉ quá 20% số tiết).

6. Chuẩn đầu ra của học phần Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

Page 248: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

242

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và biết sử dụng các

linh kiện điện tử trong các mạch ứng dụng a1

2 Biết tìm kiếm và tra cứu tài liệu chuyên môn g4

Ma trận tích hợp chuẩn đầu ra:

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số

tiết CLOs

Phương pháp

giảng dạy

Lý thuyết

1 Chương 1. Các linh kiện thụ động

1.1. Điện trở

1.2. Tụ điện

1.3. Cuộn cảm

1.4. Biến áp

4

a1 L,Q

g4 WA

2 Chương 2.Vật liệu bán dẫn – Diode

2.1. Vật liệu bán dẫn

2.1.1. Khái niệm chung

2.1.2. Bán dẫn thuần

2.1.3. Bán dẫn tạp chất

2.1.4. Tiếp giáp P-N

2.2. Diode

2.2.1. Cấu tạo, ký hiệu, phân loại

2.2.2. Đặc tuyến V-A và các thông số đặc tính

của diode

2.2.3. Mô hình diode

2.2.4. Các ứng dụng

2.3. Diode zener

2.3.1. Đặc tuyến V-A và các thông số đặc tính

2.3.2. Ứng dụng của diode zener

2.4. Các loại diode khác

4

a1 L, D, Q

g4 WA

3 Chương 3. Transistor lưỡng cực (BJT)

3.1. Cấu tạo, ký hiệu, phân loại

3.2. Nguyên lý hoạt động

3.3. Các chế độ làm việc

3.4. Các kiểu mắc cơ bản và họ đặc tuyến

8

a1 L, D, Q

g4 WA

Page 249: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

243

3.5. Kỹ thuật phân cực và ứng dụng

3.5.1. Khái niệm phân cực và các chế độ làm

việc

3.5.2. Kỹ thuật phân cực

3.5.3. Đường tải và điểm phân cực tĩnh

3.6. Tham số xoay chiều và sơ đồ tương đương

4 Chương 4. Transistor hiệu ứng trường (FET)

4.1. Khái niệm, phân loại

4.2. JFET (Junction FET)

4.2.1. Cấu tạo, ký hiệu

4.2.2. Nguyên lý hoạt động

4.2.3. Đặc tuyến

4.2.3. Kỹ thuật phân cực và ứng dụng

4.3. MOSFET (Metal-Oxide-Semiconductor

FET)

4.3.1. MOSFET kênh có sẵn

4.3.2. MOSFET kênh cảm ứng

4.3.3. Đặc tuyến

4.3.4. Kỹ thuật phân cực và ứng dụng

6

a1 L, D, Q

g4 WA

5 Chương 5. Các linh kiện điều khiển công suất

5.1. Khái niệm chung

5.2. UJT (Unijunction Transistor)

5.2.1. Cấu tạo

5.2.2. Nguyên lý hoạt động

5.2.3. Các thông số kỹ thuật

5.2.4. Ứng dụng

5.3. SCR (Silicon Controlled Rectifier)

5.3.1. Cấu tạo

5.3.2. Nguyên lý hoạt động

5.3.3. Các thông số kỹ thuật

5.3.4. Ứng dụng

5.4. DIAC (Diode Alternating Current)

5.4.1. Cấu tạo

5.4.2. Nguyên lý hoạt động

5.4.3. Các thông số kỹ thuật

5.4.4. Ứng dụng

5.5. TRIAC (Triode Alternating Current)

5.5.1. Cấu tạo

5.5.2. Nguyên lý hoạt động

4

a1 L, D, Q

g4 WA

Page 250: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

244

5.5.3. Các thông số kỹ thuật

5.5.4. Ứng dụng

6 Chương 6. Mạch tích hợp (IC)

6.1. Tổng quan về mạch tích hợp

6.1.1. Khái niệm chung

6.1.2. Phân loại

6.2. Khuếch đại thuật toán (Op-Amp)

6.2.1. Khái niệm, ký hiệu

6.2.2. Đặc tuyến truyền đạt

6.2.3. Ứng dụng

6.3. Các IC ổn áp thông dụng và ứng dụng

4

a1 L, Q

g4 WA

L: Lecture S: Seminar D: Discussion I: Instructions in serving as model Si:

Simulation O: Observation P: Practices H: Instruction for Homework WA:

Work Assignment SAT: Short Answers Test, MCQs: Multiple Choice Questions, WT:

Written test, WR: Written report

8. Phương pháp đánh giá a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1

Bài kiểm tra thường xuyên 20

Kiểm tra giữa kỳ (Trắc nghiệm - MCQs) 30

Kiểm tra cuối kỳ (Trắc nghiệm - MCQs) 50

2 Tiểu luận (essay) 100

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Lý thuyết Đánh giá thường xuyên 20

- Bài kiểm tra thường xuyên 20

Kiểm tra giữa kỳ (Trắc nghiệm - MCQs) 30

Kiểm tra cuối kỳ (Trắc nghiệm - MCQs) 50

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn:

PGS.TS. Lưu Thế Vinh

Trưởng bộ môn:

TS. Nguyễn Thế Kỳ Sương

Page 251: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

245

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: THỰC TẬP ĐIỆN TỬ (2102567)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 2 Lý thuyết: 0 Thực hành: 2 Tự học: 4

3. Giảng viên phụ trách ThS. Nguyễn Thị Hồng Hà

ThS. Trịnh Thị Sáng

ThS. Trần Thanh Tịnh

KS. Phạm Thị Phương Hồng

CN. Lê Thị Hồng Thắm.

4. Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên)

[1] Bài giảng Thực tập điện tử, ĐHCN TP. HCM.

Tài liệu tham khảo (liệt kê tối đa 3 tài liệu tham khảo)

[1] Robert Boylestad, Louis Nashelsky,Electronic devices and circuit theory, Prentice

Hall, 11th Edition, 2014.

[2] Charles Platt, Encyclopedia of Electronic components,1st Edition, 2012.

5. Thông tin về học phần a. Mục tiêu học phần

Sau khi học môn học này, sinh viên có khả năng:

- Đọc datasheet, nhận dạng được các linh kiện điện tử cơ bản: điện trở, cuộn cảm, tụ

điện, Diode, BJT, FET, Relay, IC tích hợp.

- Đo kiểm tra hư hỏng của các mạch điện tử ứng dụng.

- Thiết kế, thi công, sửa chữa các mạch điện tử ứng dụng đơn giản.

b. Mô tả vắn tắt học phần

Môn học cung cấp cho sinh viên các kỹ năng đọc datasheet, nhận dạng các linh kiện (R,

L, C, Diode, BJT, FET, Relay, IC), làm mạch in đơn giản, thiết kế mạch nguồn cơ bản,

kỹ năng sửa chữa các mạch điện tử cơ bản.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C):

Linh kiện điện tử (2102568)(A)

d. Yêu cầu khác

- Tham dự đầy đủ giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận dưới sự hướng

dẫn và điều khiển của giảng viên theo quy chế (không nghỉ quá 20% số tiết).

6. Chuẩn đầu ra của học phần Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

Page 252: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

246

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Có khả năng sử dụng các thiết bị, công cụ đo kiểm hiện đại trong lĩnh

vực điện tử viễn thông

c1

2 Có khả năng thực hiện các phép đo lường phân tích và xử lý số liệu

trong lĩnh vực điện tử viễn thông.

c2

3 Có khả năng thi công, hàn linh kiện trên mạch in, kỹ năng cân chỉnh

mạch theo những yêu cầu thiết kế.

a4

4 Có khả năng vận dụng tiêu chuẩn an toàn lao động trong môi trường

làm việc ngành viễn thông

a5

5 Biết tìm kiếm và tra cứu tài liệu chuyên môn g4

Ma trận tích hợp chuẩn đầu ra:

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x x

3 x

4 x

5 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

Thực hành

1 Bài 1. Linh kiện thụ động

1.1 Giới thiệu chung

1.2 Điện trở

1.3 Tụ điện

1.4 Cuộn cảm – Biến áp

5 1, 2, 5 O, P, IH, WA

2 Bài 2 Diode bán dẫn

2.1 Nhận dạng

2.2 Đo xác định chân, kiểm tra hư hỏng

2.3 Đo và vẽ đặc tuyến Diode

2.4 Mạch ứng dụng

10 1, 2, 5 O, P, IH, WA

3 Bài 3 Transistor lưỡng cực (BJT)

3.1. Nhận dạng

3.2. Đo xác định chân, kiểm tra hư hỏng

3.3. Đo và vẽ đặc tuyến BJT

3.4. Mạch ứng dụng

10 1, 2, 5 O, P, IH, WA

Page 253: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

247

4 Bài 4 Transistor hiệu ứng trường (FET)

4.1. Nhận dạng

4.2. Đo xác định chân, kiểm tra hư hỏng

4.3. Đo và vẽ đặc tuyến FET

4.4. Mạch ứng dụng

5 1, 2, 5 O, P, IH, WA

5 Bài 5 Vẽ mạch in đơn giản

5.1. Quy tắc thiết kế mạch in

5.2. Quy trình thiết kế mạch in trên giấy

5.3. Các bước thực hiện một tấm mạch in

5.4. Bài tập ứng dụng

5 3, 4 O, P

6 Bài 6 Kỹ thuật hàn cơ bản

6.1. Giới thiệu dụng cụ

6.2. Xi chì lên dây dẫn

6.3. Các mối hàn dây cơ bản

6.4. Hàn linh kiện lên mạch in

6.5. Bài tập thực hành

10 3, 4 O, P

L: Lecture S: Seminar D: Discussion I: Instructions in serving as model Si:

Simulation

O: Observation P: Practices H: Instruction for Homework WA: Work Assignment

SAT: Short Answers Test, MCQs: Multiple Choice Questions, WT: Written test, WR:

Written report

8. Phương pháp đánh giá a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Kỹ năng thực hành (Lab Skills) 100

2 Kỹ năng thực hành (Lab Skills) 100

3 Bài chuẩn bị 20

Kỹ năng thực hành (sLab Skills) 80

4 Kỹ năng thực hành (Lab Skills) 100

5 Báo cáo thực hành (Lab Report) 100

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Thực hành Bài chuẩn bị 20

Kỹ năng thực hành (Lab Skills) 70

Báo cáo thực hành (Lab Report) 10

Page 254: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

248

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn:

ThS. Trần Thanh Tịnh

Trưởng bộ môn:

TS. Nguyễn Thế Kỳ Sương

Page 255: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

249

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã môn học: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ (2101595)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 2 Lý thuyết: 2 Thực hành: 0 Tự học: 4

3. Giảng viên phụ trách TS. Phạm Xuân Kiên

ThS. Trần Thị Kim Chi

ThS. Từ Thị Xuân Hiền

ThS. Thái Lê Mỹ Loan

TS. Nguyễn Thị Hạnh

ThS. Nguyễn Trần Kỹ

4. Tài liệu học tập Sách sử dụng (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên)

[1] Phạm Thị Thanh Hồng - Giáo trình hệ thống thông tin quản lý, Tái bản lần thứ ba,

có sửa chữa. - Bách khoa Hà Nội, 2012 [100270251-100270275]

[2] Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý. - HN, 2005 [200005581-

200005585]

Tài liệu tham khảo (liệt kê max. 3 tài liệu tham khảo)

[1] Trần Thành Trai, Phân tích & thiết kế hệ thống thông tin quản lý – NXB Trẻ, 1996

[100035641]

5. Thông tin về học phần a. Mục tiêu học phần

- Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và toàn diện về Hệ thống thông tin quản

lý.

- Hiểu rõ sự gắn kết của các HTTT và tác động của chúng đến hoạt động và cơ cấu tổ

chức của doanh nghiệp.

- Nắm vững những yêu cầu đặt ra với các doanh nghiệp khi đầu tư vào CNTT nhằm tạo ra

và duy trì khả năng cạnh tranh trong môi trường kinh tế mới.

- Hoạch định chiến lược của các Hệ thống thông tin quản lý trong hoạt động sản xuất kinh

doanh bằng cách hỗ trợ ra quyết định và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho tổ chức.

b. Mô tả vắn tắt học phần

Các khái niệm liên quan đến Hệ thống thông tin (IS) và Công nghệ Thông tin (IT) và

việc sử dụng chúng trong một thế giới kinh doanh ngày càng cạnh tranh được giới thiệu

trong khóa học này. Sinh viên có thể trở thành nhà quản lý trong tương lai, họ cần được

cung cấp kiến thức làm thế nào để ra quyết định liên quan đến việc lập kế hoạch, phát triển

và thực hiện các nguồn lực công nghệ thông tin để tăng hiệu quả tổ chức và tạo ra một lợi

thế chiến lược.

Page 256: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

250

c. Học phần học trước, tiên quyết, song hành

Nhập môn lập trình (2101622) (A)

d. Yêu cầu khác

- Mỗi nhóm sinh viên (2-3 sinh viên) phải hoàn thành 1 bài tập lớn (tiểu luận)

6. Chuẩn đầu ra của học phần a. Chuẩn đầu ra của học phần

Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Trình bày cách thức các hệ thống thông tin giúp doanh nghiệp phát

triển chiến lược cạnh tranh.

j2

2 Trình bày các vấn đề về đạo đức , nghề nhiệp, chính trị gây ra bởi việc

sử dụng rộng rãi hệ thống thông tin

i2

3 Trình bày các ứng dụng hệ thống thông tin cốt lõi các tổ chức hiện

đang dùng để nâng cao tính ưu việt về vận hành và việc ra quyết định.

i1

4 Giải thích được ảnh hưởng toàn cục của hệ thống thông tin mạng xã

hội (social media IS) đối với chiến lược của tổ chức

j2

b. Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của học phần và chuẩn đầu ra của chương trình

đào tạo.

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

4 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

Tuần Nội dung chính Số tiết

thuyết

Số tiết

Thực

Hành

CLOs Phương

pháp giảng

dạy

LT BT

Page 257: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

251

Tuần Nội dung chính Số tiết

thuyết

Số tiết

Thực

Hành

CLOs Phương

pháp giảng

dạy

LT BT

1,2,3 Chương 1. Tổng quan về hệ

thống thông tin quản lý

1.1.Mở đầu

1.2. Thời đại thông tin

1.3. Xu hướng phát triển công

nghệ thông tin

1.4. Các khái niệm cơ bản

1.5. Mô hình hệ thống thông tin

1.6. Tác động của CNTT đối với

doanh nghiệp

6 4 - Diễn

giải, gợi

ý

- Giải

thích

- Minh

họa bằng

hình ảnh

- Demo

bằng

cách

thao tác

trực tiếp

trên máy

- Thảo

luận

nhóm

- Thuyết

trình

- Làm bài

tập

4,5,6 Chương 2. Các thành phần của

hệ thống thông tin

2.1. Mô hình tổng quát

2.2. Cơ sở hạ tầng

2.3. Phần mềm

2.4. Nguồn nhân lực

2.5. Dữ liệu

2.6. Hệ thống mạng

6 2

7,8,9,10 Chương 3. Hệ thống thông tin và

ưu thế cạnh tranh của doanh

nghiệp

3.1. Các chiến lược tạo ưu thế

cạnh tranh cơ bản

3.2. Sự thay đổi bản chất ứng

dụng CNTT

3.3. Tác động của CNTT

3.4. Hệ thống thông tin và các

chiến lược cạnh tranh cơ bản

3.5. HTTT và ưu thế cạnh tranh

9 1

11,12,13,14 Chương 4. Ứng dụng CNTT

trong doanh nghiệp

4.1. Hệ thống thông tin phân loại

theo chức năng nghiệp vụ

4.2. HTTT phân loại theo cấp

ứng dụng

4.3. HTTT tích hợp trong doanh

nghiệp: SCM, CRM, ERP

4.4. Những thách thức trong ứng

9 3

Page 258: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

252

Tuần Nội dung chính Số tiết

thuyết

Số tiết

Thực

Hành

CLOs Phương

pháp giảng

dạy

LT BT

dụng CNTT trong doanh nghiệp

Tổng cộng 30

8. Phương pháp đánh giá

a. Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của học phần, chuẩn đầu ra của chương trình,

phương pháp đánh giá

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Bài tập nhóm, kiểm tra chéo 30

Kiểm tra giữa kỳ 30

Project 40

2 Bài tập nhóm, kiểm tra chéo 10

Kiểm tra 1 tiết 20

Project 30

Kiểm tra giữa kỳ 40

3 Kiểm tra 1 tiết 30

Project 30

Kiểm tra giữa kỳ 40

4 Bài tập nhóm, kiểm tra chéo 10

Kiểm tra 1 tiết 20

Project 30

Kiểm tra giữa kỳ 40

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng, %

Lý thuyết

Đánh giá thường xuyên 1 20

Bài kiểm tra 5

Bài tập về nhà 5

Project 10

Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

d. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Page 259: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

253

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn:

TS. Phạm Xuân Kiên

Trưởng bộ môn:

TS. Phạm Xuân Kiên

Page 260: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

254

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: NGÔN NGỮ PYTHON (2101626)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 2 Lý thuyết: 0 Thực hành: 2 Tự học: 4

3. Giảng viên phụ trách ThS. Nguyễn Hữu Tình

4. Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên)

[1]. Wes Mckinney , Python for data analysis, O’Reilly Media, Inc., 1005 Gravenstein

Highway North, Sebastopol, CA 95472.

Tài liệu tham khảo (liệt kê tối đa 3 tài liệu tham khảo)

[1]. Nguồn tài liệu cơ bản đầu tiên

https://www.kaggle.com/kanncaa1/data-sciencetutorial-for-beginners

[2]. Nguồn tài liệu quan sát dữ liệu (nâng cao)

https://www.kaggle.com/pmarcelino/comprehensive-data-exploration-with-python

5. Thông tin về học phần a. Mục tiêu học phần

- Có khả năng sử dụng ngôn ngữ để truy xuất các nguồn dữ liệu.

- Sử dụng ngôn ngữ để giải quyết các bài toán dữ liệu.

- Sử dụng các thư viện của ngôn ngữ để xử lý và phân tích dữ liệu.

- Sử dụng các công cụ phân tích của ngôn ngữ để xây dựng mô hình dự đoán.

b. Mô tả vắn tắt học phần

Học phần sẽ dạy sinh viên các kiến thức lập trình cơ bản của Python trong xử lý dữ

liệu như: cấu trúc dữ liệu cơ bản, các thuật toán và module cơ bản, phương pháp hiển

thị và quan sát dữ liệu, phương pháp thu thập từ các trang web và xử lý để tạo ra một

cơ sở dữ liệu tốt, cách truy cập và xây dựng cơ sở dữ liệu với Python. Lớp học sẽ được

dạy theo cách học mới: học thông qua các dự án nhỏ (project-based learning).

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Nhập môn lập trình (2101622)(A)

d. Yêu cầu khác: Không

6. Chuẩn đầu ra của học phần Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Có khả năng sử dụng ngôn ngữ để truy xuất các nguồn dữ liệu a3

2 Sử dụng ngôn ngữ để giải quyết các bài toán dữ liệu a3

Page 261: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

255

3 Sử dụng các thư viện của ngôn ngữ để xử lý và phân tích dữ liệu a3

4 Sử dụng các công cụ phân tích của ngôn ngữ để xây dựng mô hình

dự đoán

a3

Ma trận tích hợp chuẩn đầu ra của học phần và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

4 x

7. Nội dunghọc phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

1 Lập trình Python cơ bản: loops, data types, 12 1 L, P, H

2 Data visualization: matplotlib, searborn, pandas 12 3,4 L, P, H

3 Web scraping (download dữ liệu web): beautiful

soup, API 12 2,4 L, P, H

4 Data wranling (chỉnh sử, dọn dẹp dữ liệu):

openrefine 12 2,3, 4 L, P, H

5 Interface between data & sql: TBD 12 3,4 L, P, WA

L: Lecture P: Practices H: Instruction for Homework WA: Work Assignment

8. Phương pháp đánh giá a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1-2 Thường kỳ 1 50

Thường kỳ 2 50

3-4 Thường kỳ 3 50

Thường kỳ 4 50

5 Thường kỳ 5 100

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Thực hành Kiểm tra 1 20

Page 262: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

256

Kiểm tra 2 20

Kiểm tra 3 20

Kiểm tra 4 20

Kiểm tra 5 20

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn: ThS Nguyễn Hữu Tình

Trưởng bộ môn:

Page 263: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

257

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: TÍNH TOÁN SỐ & MATLAB (2101446)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 2 Lý thuyết:0 Thực hành: 2 Tự học:4

3. Giảng viên phụ trách ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình

4. Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính

1]. Phạm Thế Bảo, Huỳnh Trung Hiếu, Tính toán số và Matlab, NXB Giáo dục, 2014

Tài liệu tham khảo

[1]. C. B. Moler, Numerical Computing with Matlab, Society for Industrial and Applied

Mathematics, 2008.

5. Thông tin về học phần a. Mục tiêu học phần

Áp dụng các hàm trong Matlab để truy xuất dữ liệu. Giải quyết được các bài toán với

tập dữ liệu đầu vào là vecto và ma trận. Xử lý tập dữ liệu thu thập được, biểu diễn và

phân tích dữ liệu biểu đồ. Giải các bài toán thực tế tối ưu trong toán học như tìm

đường đi ngắn nhất. Áp dụng các hàm trong Matlab để giải các hệ phương trình bằng

nhiều cách và có thể tạo ra một hàm tổng quát để giải hệ phương trình. Nội suy dữ liệu

từ một dữ liệu cho trước để dự đoán kết quả.

b. Mô tả vắn tắt học phần

Sau khi hoàn thành môn học, sinh viên có khả năng sử dụng ngôn ngữ để truy xuất dữ

liệu và giải các bài toán cụ thể. Sử dụng các thư viện có sẵn để sử lý dữ liệu và có thể

tạo ra các hàm để xử lý bài toán theo yêu cầu.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Nhập môn lập trình (2101622)(A)

d. Yêu cầu khác:

Không

6. Chuẩn đầu ra của học phần Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Sử dụng ngôn ngữ để truy xuất các nguồn dữ liệu. a3

2 Sử dụng ngôn ngữ để giải bài toán cụ thể. a3

3 Sử dụng các thư viện cơ bản để xử lý dữ liệu. a3

4 Sử dụng các công cụ phân tích của ngôn ngữ để xây dựng mô hình

dự đoán a3

Page 264: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

258

Ma trận tích hợp chuẩn đầu ra của học phần và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

4 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

1 Chương 1- Giới thiệu matlab và một số kiến

thức cơ bản

1.1. Giới thiệu Matlab

1.2. Các kiến thức cơ bản

12 1 L, D, Si, O, H

2 Chương 2: Vector và ma trận

2.1. Giới thiệu vector và ma trận

2.2. Số phức và ma trận phức

2.3. Dạng thức xuất ma trận

2.4. Các phép toán trên ma trận

2.5. Phân tích dữ liệu trên ma trận

15 2 L, D, Si, O, H

3 Chương 3: Hệ phương trình tuyến tính

3.1. Giải hệ phương trình tuyến tính

3.2. Ma trận khả nghịch

12 2 L, D, Si, O, H

4 Chương 4: Nội suy và khớp đường cong

4.1. Nội suy

4.2. Khớp đường cong

6 3-4 L, D, Si, O, H

L: Lecture D: Disscussion Si: Simulation H: Instruction for Homework O:

Observation

8. Phương pháp đánh giá

a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1-5

Chuẩn bị bài 10

Kỹ năng thực hành 40

Báo cáo thực hành 50

b. Các thành phần đánh giá

Page 265: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

259

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Thực hành

Chuẩn bị bài 10

Kỹ năng thực hành 40

Báo cáo thực hành 50

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình

Trưởng bộ môn: ThS. Hồ Đắc Quán

Page 266: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

260

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: CẤU TRÚC RỜI RẠC (2101402)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 03 Lý thuyết: 03 Thực hành: 0 Tự học: 06

3. Giảng viên phụ trách

Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình

TS Phạm Văn Chung

Th.S Bùi Công Danh

Th.S Tôn Long Phước

Th.S Hồ Đắc Quán

Th.S Trần Văn Vinh

4. Tài liệu học tập Giáo trình chính:

[1] Kenneth H.Rosen, Toán học rời rạc ứng dụng trong tin học, NXB Lao động xã hội,

2010, Người dịch : Bùi Xuân Toại.[100286596-100286615]

Tài liệu tham khảo:

[1] Nguyễn Hữu Anh, Toán rời rạc, NXB Lao động xã hội, 2009 [100031040-

100031043]

5. Thông tin về học phần

a. Mục tiêu học phần Khi hoàn thành môn học, người học có khả năng:

- Diễn đạt và mô hình hóa được các vấn đề thực tế bằng cấu trúc rời rạc.

- Hiểu biết và tính toán được các bài toán trên cấu trúc logic : logic mệnh đề và

logic vị từ.

- Tính toán được trên các cấu trúc tổ hợp rời rạc như tập hợp, ánh xạ bằng phép đếm

và giải tích tổ hợp. Giải được một số loại bài toán hệ thức đệ quy tuyến tính cấp

≤2.

- Hiểu biết về các loại quan hệ tương đương, thứ tự trên tập hợp và xác định các tính

chất của chúng.

- Hiểu biết về đại số Bool và sử dụng được phương pháp biểu đồ Karnaugh để tìm

công thức đa thức tối tiểu hàm Bool có số biến ≤ 4.

b. Mô tả vắn tắt học phần Cơ sở logic : Phép tính mệnh đề, dạng mệnh đề, quy tắc suy diễn, vị từ và lượng từ,

nguyên lý quy nạp. Phương pháp đếm : Tập hợp, ánh xạ, phép đếm, giải tích tổ hợp,

nguyên lý Dirichlet. Quan hệ : Tính chất của quan hệ, quan hệ tương đương, quan hệ thứ

tự. Đại số Bool : Đại số Bool, Hàm Bool, Mạng các cổng và công thức đa thức tối tiểu,

Phương pháp biểu đồ Karnaugh, để tối tiểu hàm bool.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Page 267: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

261

Nhập môn lập trình (2101622) (A)

d. Yêu cầu khác Không

6. Chuẩn đầu ra của học phần Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng :

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Diễn đạt và mô hình hóa các vấn đề thực tế bằng cấu trúc rời rạc b1

2 Hiểu biết và tính toán được các bài toán trên cấu trúc logic : logic mệnh

đề và logic vị từ.

b1

3 Tính toán được trên các cấu trúc tổ hợp rời rạc như tập hợp, ánh xạ bằng

phép đếm và giải tích tổ hợp. Giải được một số loại bài toán hệ thức đệ

quy tuyến tính cấp ≤2.

b1

4 Hiểu biết về các loại quan hệ tương đương, thứ tự trên tập hợp và xác

định các tính chất của chúng.

b1

5 Hiểu biết về đại số Bool và sử dụng được phương pháp biểu đồ Karnaugh

để tìm công thức đa thức tối tiểu hàm Bool có số biến ≤4.

b1

Ma trận tích hợp CĐR học phần và CĐR chương trình đào tạo:

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

4 x

5 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số

tiết CLOs

Phương pháp

giảng dạy

1 Chương 1: Cơ sở logic

1.1 Phép tính mệnh đề

1.1.1 Mệnh đề

1.1.2 Phép phủ định

1.1.3 Phép hội

1.1.4 Phép tuyển

1.1.5 Phép kéo theo

1.1.6 Phép tuơng đương

1.2 Dạng mệnh đề

1.2.1 Công thức, công thức hằng đúng, công

12 1-5 - Diễn giảng

- Bài tập nhóm

- Thuyết trình

Page 268: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

262

thức hằng sai

1.2.2 Hệ thức tương đương logic

1.2.3 Các luật logic tương đương cơ bản

1.2.4 Phép biến đổi tương đương

1.3 Quy tắc suy diễn

1.3.1 Phương pháp khẳng định

1.3.2 Phương pháp tam đoạn luận

1.3.3 Phương pháp phủ định

1.3.4 Phương pháp tam đoạn luận rời

1.3.5 Phương pháp mâu thuẩn

1.3.6 Phương pháp chứng minh theo trường hợp

1.4 Vị từ và lượng từ

1.4.1 Định nghĩa vị từ

1.4.2 Phép toán trên vị từ

1.4.3 Lượng từ

1.4.4 Quy tắc đặc biệt hóa phổ dụng

1.4.5 Quy tắc tổng quát hóa phổ dụng

1.5.Nguyên lý quy nạp

2 Chương 2: Phương pháp đếm

2.1Tập hợp

2.1.1 Đinh nghĩa

2.1.2 Tính chất của tập hợp

2.1.3 Tập lũy thừa

2.1.4 Tích Descartes

2.2 Ánh xạ

2.2.1 Ánh xạ, ánh xạ ngược

2.2.2 Đơn ánh, toàn ánh, song ánh

2.2.3 Ánh xạ hợp

2.3 Phép đếm

2.3.1 Nguyên lý cộng

2.3.2 Nguyên lý nhân

2.3.3 Nguyên lý bù trừ

2.3.4 Tích Descartes

2.3.5 Nguyên lý chuồng bồ câu

2.4 Giải tích tổ hợp

2.4.1 Hoán vị

2.4.2 Chỉnh hợp

2.4.3 Tổ hợp

2.4.4 Tổ hợp và chỉnh hợp suy rộng : Hoán vị có

12 1-5 - Diễn giảng

- Bài tập nhóm

- Thuyết trình

Page 269: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

263

lặp, Tổ hợp lặp.

2.5 Kỹ thuật đếm cao cấp

2.5.1 Hệ thức truy hồi

2.5.2 Giải các hệ thức truy hồi

3 Chương 3 : Quan hệ

3.1 Định nghĩa quan hệ

3.2 Tính chất của quan hệ

3.2.1 Quan hệ phản xạ

3.2.2 Quan hệ đối xứng

3.2.3 Quan hệ phản xứng

3.2.4 Quan hệ bắc cầu

3.3 Quan hệ tương đương

3.3.1 Quan hệ tương đương

3.3.2 Lớp tương đương

3.4 Quan hệ thứ tự

3.4.1 Quan hệ thứ tự

3.4.2 Biểu đồ Hasse

3.4.3 Thứ tự toàn phần

12 1-5 - Diễn giảng

- Bài tập nhóm

- Thuyết trình

4 Chương 4 : Đại số Bool và hàm Bool

4.1 Đại số Bool

4.2 Hàm Bool

4.3 Mạng các cổng và công thức đa thức tối tiểu

4.4 Tối tiểu hóa hàm Bool

4.4.1 Mở đầu

4.4.2 Bản đồ Karnaugh

4.4.3 Các điều kiện “không cần quan tâm”

4.4.4. Phương pháp Quine – McCluske

9 1-5 - Diễn giảng

- Bài tập nhóm

- Thuyết trình

8. Phương pháp đánh giá d. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Thường kỳ 1 20

Giữa kỳ 30

Cuối kỳ 50

2 Thường kỳ 1 20

Giữa kỳ 60

Thường kỳ 2 20

Page 270: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

264

3 Thường kỳ 1 20

Giữa kỳ 60

Thường kỳ 2 20

4 Thường kỳ 2 25

Thường kỳ 3 25

Cuối kỳ 50

5 Thường kỳ 3 25

Thường kỳ 3 25

Cuối kỳ 50

e. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Lý thuyết

Đánh giá thường xuyên (cách 1) 20

- Bài kiểm tra thường xuyên 5

- Bài tập lớn 5

- Báo cáo trên lớp 5

- Hoạt động khác 5

Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

f. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn : 09 tháng 03 năm 2018

Giảng viên biên soạn:

Th.S Trần Văn Vinh

Trưởng bộ môn:

Th.S Hồ Đắc Quán

Page 271: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

265

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: TOÁN CHUYÊN ĐỀ (2113483)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 3 Lý thuyết: 3 Thực hành: 0 Tự học: 6

3. Giảng viên phụ trách ThS. Trương Thuận.

ThS. Đỗ Hoài Vũ

4. Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên)

[1] Trương Thuận, Toán chuyên đề ngành điện, ĐHCN TP.HCM, 2017.

Tài liệu tham khảo (liệt kê tối đa 3 tài liệu tham khảo)

[1] Dương Thủy Vỹ, Giáo trình phương pháp tính, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2007.

[2] Phan Quốc Khánh, Toán chuyên đề, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh,

2000.

[3] Phan Bá Ngọc, Hàm phức và phép biến đổi Laplaxơ, NXB Giáo dục 1996..

5. Thông tin về học phần Cung cấp cho sinh viên các kiến thức về phương pháp giải gần đúng phương trình, hệ

phương trình đại số tuyến tính, phương trình vi phân; thực hiện được các phép tính số

phức, thực hiện được các phép biến đổi Laplace, biến đổi Laplace ngược, ứng dụng của

phép biến đổi Laplace để giải phương trình vi phân, hệ phương trình vi phân. Từ đó

người học có thể vận dụng để giải quyết một số bài toán trong chuyên ngành.

a. Mô tả vắn tắt học phần

Môn học trình bày các khái niệm và phương pháp giải gần đúng phương trình, hệ

phương trình đại số tuyến tính và phương trình vi phân; số phức, phép biến đổi Laplace

và ứng dụng.

b. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Toán cao cấp 1 (2113431)

c. Yêu cầu khác

- Tham dự đầy đủ giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận dưới sự hướng

dẫn và điều khiển của giảng viên theo quy chế (không nghỉ quá 20% số tiết).

6. Chuẩn đầu ra của học phần Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Vận dụng được các phương pháp lặp đơn, phương pháp Newton để

giải gần đúng phương trình. Đánh giá được sai số của phương pháp.

b1

Page 272: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

266

2 Vận dụng được các phương pháp giải gần đúng hệ phương trình đại số

tuyến tính. Đánh giá được sai số của phương pháp.

b1

3 Vận dụng được phương pháp Euler cải tiến để giải phương trình vi

phân với sai số cho trước.

b1

4 Vận dụng được các tính chất của biến đổi Laplace để tìm biến đổi

Laplace một số hàm.

b1

5 Giải được phương trình vi phân và hệ phương trình vi phân bằng cách

áp dụng phép biến đổi Laplace.

b1

Ma trận tích hợp chuẩn đầu ra:

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

4 x

5 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

Lý thuyết

1

Chương 1. Giải phương trình phi tuyến

1.1 Sai số

1.2 Tìm nghiệm gần đúng của phương trình

12 1 L-D-P

2

Chương 2. Giải hệ phương trình tuyến tính

2.1 Hệ phương trình tuyến tính

2.2 Các phương pháp Gauss

2.3 Các phương pháp lặp

10 2 L-D-P

3

Chương 3. Giải phương trình vi phân

3.1 Phương pháp Euler

3.2 Phương pháp Euler cải tiến

3.3 Phương pháp Runge-Kutta

8 3 L-D-P

4

Chương 4. Phép biến đổi Laplace

4.1 Định nghĩa và điều kiện tồn tại

4.2 Các tính chất cơ bản

4.3 Phép biến đổi Laplace ngược

4.4 Ứng dụng phép biến đổi Laplace ngược

15 4,5 L-D-P

Page 273: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

267

L: Lecture S: Seminar D: Discussion I: Instructions in serving as model Si:

Simulation O: Observation P: Practices H: Instruction for Homework WA: Work

Assignment SAT: Short Answers Test, MCQs: Multiple Choice Questions, WT: Written

test, WR: Written report

8. Phương pháp đánh giá a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1

Bài kiểm tra thường xuyên 30

Bài tập về nhà 20

Giữa kỳ (tự luận) 50

2

Bài kiểm tra thường xuyên 20

Bài tập về nhà 30

Giữa kỳ (tự luận) 50

3

Bài kiểm tra thường xuyên 20

Bài tập về nhà 30

Cuối kỳ (tự luận) 50

4

Bài kiểm tra thường xuyên 20

Bài tập về nhà 30

Cuối kỳ (tự luận) 50

5

Bài kiểm tra thường xuyên 30

Bài tập về nhà 20

Cuối kỳ (tự luận) 50

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Lý thuyết Đánh giá thường xuyên 20

- Bài kiểm tra thường xuyên 20

Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn:

ThS. Trương Thuận

Trưởng bộ môn:

ThS. Đỗ Hoài Vũ

Page 274: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

268

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: THỐNG KÊ MÁY TÍNH & ỨNG DỤNG (2101624)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 3 Lý thuyết: 2 Thực hành: 1 Tự học: 6

3. Giảng viên phụ trách 1. Ths. Trương Văn Thông

2. Ths. Trương Vĩnh Linh

4. Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên)

[1]. Nguyễn Đình Thúc, Đặng Hải Vân, Lê Phong. Giáo trình Thống kê máy tính . NXB

Khoa học và Kỹ thuật, 2010

[2] GS.TS. Nguyễn Văn Tuấn, Phân tích dữ liệu với R, NXB Tổng hợp TP.HCM,

Tài liệu tham khảo (liệt kê tối đa 3 tài liệu tham khảo)

[1]. Mario F.Triola. Elementary Statistic, Technology Update 11th Edition. Pearson

Education, Inc, 2012

[2]. Douglas C. Montgomery, George C.Runger. Applied Statistics and Probability for

Engineers, Fifth Edition. John Wiley & Sons, Inc, 2011

[3] D.Nolan, T.Speed, Stat Labs – Mathematical Statistic Through Applications,

Springer Us. 2008, https://www.stat.berkeley.edu/~statlabs/labs.html

5. Thông tin về học phần

a. Mục tiêu học phần

- Sử dụng ngôn ngữ R để thực hiện để phân tích số liệu thống kê ở mức độ cơ bản.

- Thống kê mô tả và biểu diễn hình học của tập dữ liệu mẫu.

- Nhận biết một số phân phối xác suất phổ biến: Phân phối nhị thức, phân phối

Poisson, phân phối chuẩn, phân phối chuẩn chuẩn hóa, phân phối t, F và

- Phân tích phương sai và phân tích hồi qui tiến tính đơn giản

b. Mô tả vắn tắt học phần

Sau khi hoàn thành môn học, sinh viên tích lũy kiến thức về xác suất và thống kê máy

tính sử dụng vào trong ngành học mình đang chọn. Sinh viên có khả năng thực hiện thống

kê mô tả và biểu diễn hình học cho tập dữ liệu mẫu. Sinh viên hiểu được một số phân phối

xác suất cơ bản cho các biến ngẫu nhiên rời rạc và biến ngẫu nhiên liên tục: Phân phối nhị

thức, phân phối Poisson, phân phối chuẩn, phân phối chuẩn chuẩn hóa, phân phối t, F và

. Phân tích phương sai và phân tích hồi qui tuyến tính đơn giản trên các thuộc tính của

tập dữ liệu mẫu. Sinh viên nắm được việc sử dụng ngôn ngữ R vào việc phân tích số liệu

thống kê.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C) Không

Page 275: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

269

d. Yêu cầu khác: Không

6. Chuẩn đầu ra của học phần Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

- SỬ DỤNG được ngôn ngữ R để phân tích số liệu thống kê cơ bản.

- HIỆN THỰC được việc thống kê mô tả và biểu diễn hình học của tập dữ liệu mẫu.

Thực hiện việc phân tích phương sai và phân tích hồi qui trên các thuộc tính của

tập dữ liệu mẫu, và kiểm định giả thuyết thống kê đơn giản.

- VẬN DỤNG kiến thức xác suất và thống kê vào việc giải quyết bài toán phân tích

số liệu thống kê.

- PHÂN RÃ một bài toán phân tích số liệu thống kê phục vụ cho học máy và đưa ra

quyết định.

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Thực hiện được thống kê mô tả và biểu diễn hình học dữ liệu trên tập dữ

liệu mẫu trên R

b1

2 Thực hiện được cách lấy mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn giản.

Ước lượng các tham số quần thể dựa vào thống kê mô tả mẫu trong

trường hợp lấy mẫu bằng phương pháp ngẫu nhiên đơn giản

b1

3 Thực hiện việc kiểm định thống kê dựa vào phân phối chi-squar và các

mô hình phân bố xác suất: phân bố đều, phân phối Poisson, phân phối mũ

b1

4 So sánh trung bình của nhiều nhóm dữ liệu phân loại theo 1 yếu tố b1

5 Thực hiện phân tích tương quan và hồi qui giữa hai đại lượng A,B b1

Ma trận tích hợp CĐR học phần và CĐR chương trình đào tạo:

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

4 x

5 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

1 Chương 1: Giới thiệu một bài toán

phân tích số liệu thống kê sử dụng ngôn

ngữ R

1.1. Giới thiệu qui trình phân tích số liệu

thống kê

1.2. Vai trò của phân tích số liệu thống kê

3LT +

3TH

1 L,P, H,WA

Page 276: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

270

1.3. Hai trường phái của thống kê: tần suất

và Bayes

1.4. Máy học và thống kê học

1.5. Giới thiệu ngôn ngữ R

1.5.1. Cài đặt môi trường một dự án viết

bằng R

1.5.2. Cài đặt các gói thư viện trong R

1.6. Tài liệu tham khảo và các hướng dẫn để

học tốt môn học thống kê máy tính và

ứng dụng

2 Chương 2: Xác suất

2.1.Định nghĩa xác suất

2.1.1.Lý thuyết tập hợp

2.1.2.Định nghĩa xác suất

2.2 Phương pháp tính xác suất

2.2.1. Phương pháp đếm

2.2.2.Phương pháp tổ hợp

2.2.3.Xác suất của hợp các biến cố.

2.2.4.Các biến cố độc lập

2.3 Xác suất có điều kiện

2.3.1. Định nghĩa

2.2.2. Định lý Bayes

2.2.3. Xích Markov

2.4 Hướng dẫn thực hiện tính xác suất và ma

trận trên R

2.4.1. Nhập liệu

2.4.2. Biên tập số liệu

2.4.3. Sử dụng các tính toán cơ bản

trong R: xác suất, ma trận

3 LT + 3

TH

1,2 L,P, H,WA

3 Chương 3 : Thống kê mô tả và biểu diễn

hình học dữ liệu

3.1.Thống kê mô tả

3.2.Biểu diễn hình học

3.2.1. Barplot, pie

3.2.2. Histogram

3.2.3. Boxplot.

3.2.4. Scatter plot

3.3 Thống kê mô tả và biểu diễn hình học dữ

liệu trên R

6LT +

6TH

2, 3 L,P, H,WA

Page 277: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

271

4 Chương 4 : Phân phối xác suất

4.1. Hàm phân phối xác suất

4.1.1. Hàm phân phối xác suất

4.1.2. Hàm phân phối tích lũy

4.1.3. Các bài toán liên quan

4.2. Phân phối xác suất cho biến rời rạc

4.2.1. Phân phối nhị thức

4.2.2. Phân phối Poisson

4.2.3. Các bài toán liên quan

4.3. Phân phối xác suất cho biến liên tục

4.3.1. Phân phối chuẩn

4.3.2. Phân phối chuẩn chuẩn hóa

4.3.3. Phân phối t, F và

4.4.4. Các bài toán liên quan

4.4. Chọn mẫu ngẫu nhiên

4.5. Các vấn đề liên quan đến phân phối xác

suất trên ngôn ngữ R

6LT +

6TH

4 L,P, H,WA

Chương 5 : Phân tích phương sai

5.1. Kiểm định giả thuyết và chỉ số P

5.1.1. Kiểm định giả thuyết thống kê

5.1.2. Chỉ số P

5.2 Phân tích phương sai

5.3 Hướng dẫn các vấn đề liên quan của

chương 5 trên ngôn ngữ R

6LT +

6TH

5 L,P, H,WA

Chương 6: Phân tích hồi qui tuyến tính

đơn giản

6.1. Hệ số tương quan

6.1.1. Hệ số tương quan

6.1.2. Hệ số tương quan Pearson,

Spearman, Kendall

6.2. Phân tích hồi qui tuyến tính đơn giản

6.3. Phân tích hồi qui tuyến tính trên ngôn

ngữ R

6LT

+ 6 TH

5 L,P, H,WA

CỘNG 30LT +

30TH

L: Lecture S: Seminar D: Discussion I: Instructions in serving as model Si:

Simulation

O: Observation P: Practices IH: Instruction for Homework WA: Work Assignment

SAT: Short Answers Test, MCQs: Multiple Choice Questions

Page 278: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

272

8. Phương pháp đánh giá a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Bài tập ở nhà 1 20

Bài kiểm tra thường xuyên / Trắc nghiệm khách quan 1 15

Giữa kỳ (tự luận) 35

Cuối kỳ (tự luận) 30

2 Bài tập ở nhà 2 5

Bài kiểm tra thường xuyên / Trắc nghiệm khách quan 2 15

Giữa kỳ (tự luận) 50

Cuối kỳ (tự luận) 30

Bài tập ở nhà 3 10

3-5 Lab Skills 20

Lab Results 10

Lab Report 10

Cuối kỳ (tự luận) 30

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Lý thuyết

(Chọn 1 trong 2

cách đánh giá

thường xuyên)

Đánh giá thường xuyên (cách 1) 20

- Bài kiểm tra thường xuyên 5

- Bài tập ở nhà 5

- Báo cáo trên lớp 5

- Hoạt động khác 5

Đánh giá thường xuyên (cách 2) 20

- Project 15

- Hoạt động khác 5

Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

Thực hành Chuẩn bị bài 10

Kỹ năng thực hành 20

Báo cáo thực hành 20

Đồ án 30

Báo cáo nhóm 20

Page 279: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

273

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn:

Ths. Trương Văn Thông

Trưởng bộ môn:

Ths. Hồ Đắc Quán

Page 280: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

274

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: KỸ THUẬT LẬP TRÌNH (2101405)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 3 Lý thuyết: 2 Thực hành: 1 Tự học: 6

3. Giảng viên phụ trách ThS. Trương Vĩnh Linh

4. Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên)

[1]. Trần Đan Thư. Giáo trình lập trình C. Tập 1. NXB Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí

Minh, 2001 [100261638] [100261755]

[2]. Trần Đan Thư. Giáo trình lập trình C. Tập 2. NXB Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí

Minh, 2003 [100261753]

Tài liệu tham khảo (liệt kê tối đa 3 tài liệu tham khảo)

[1]. Stephen R. Davis. Beginning programming with C++ for dummies. John Willey &

Son, Inc, 2010 [1118823877]

[2]. Paul J. Deitel, Harvey M.Deitel. C++ How to programme 9nd Edition. Boston,

Pearson, 2014 [8120349997]

5. Thông tin về học phần a. Mục tiêu học phần

Khi hoàn thành môn học, người học có khả năng:

- SỬ DỤNG được kỹ thuật đệ quy để giải quyết bài toán chia để trị.

- HIỆN THỰC được bài toán (tối đa 1 vòng lặp và rẽ nhánh) sử dụng dữ liệu kiểu cấu

trúc.

- VẬN DỤNG con trỏ để giải quyết bài toán sử dụng vùng nhớ động.

- PHÂN RÃ một bài toán quản lý cho trước thành những bài toán con đơn giản hơn.

- ĐƯA RA các giá trị đầu vào để kiểm thử chương trình.

b. Mô tả vắn tắt học phần

Sau khi hoàn thành môn học, sinh viên có khả năng tiếp cận các phương pháp lập trình:

hướng cấu trúc, hướng thủ tục và lập trình đệ quy. Có khả năng tổ chức dữ liệu kiểu cấu

trúc từ các dữ liệu cơ bản được định nghĩa bởi ngôn ngữ C. Vận dụng được quá trình cấp

phát bộ nhớ cho biến tĩnh và biến động và ứng dụng việc cấp bộ nhớ động để tối ưu hóa

không gian nhớ khi thực hiện chương trình.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

- Nhập môn lập trình (2101622) (A)

d. Yêu cầu khác

6. Chuẩn đầu ra của học phần Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

Page 281: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

275

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 SỬ DỤNG được kỹ thuật đệ quy để giải quyết bài toán chia để trị. a3

2 HIỆN THỰC được bài toán (có tối đa 1 vòng lặp và rẽ nhánh) sử dụng

dữ liệu kiểu cấu trúc.

a3

3 VẬN DỤNG con trỏ để giải quyết bài toán sử dụng vùng nhớ động. a3

4 PHÂN RÃ một bài toán quản lý cho trước thành những bài toán con đơn

giản hơn.

a3

5 ĐƯA RA các giá trị đầu vào để kiểm thử chương trình. a3

Ma trận tích hợp CĐR học phần và CĐR chương trình đào tạo:

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

4 x

5 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

1 Chương 1: Quy nạp toán học và lập trình đệ

quy

1.1. Nhắc lại chương trình con

1.2. Quy nạp toán học

1.3. Khái niệm đệ quy

1.4. Phân loại đệ quy

1.5. Cơ chế gọi hàm đệ quy và cách khử đệ quy

1.6. Các bài toán đệ quy thông dụng

6LT +

5TH 1

2 Chương 2: Chuỗi, FILE

2.1.Chuỗi

2.1.1. Đinh nghĩa chuỗi trong C

2.1.2. Cách mở, đóng tập tin

2.1.3. Các thư viện dùng để thao tác trên chuỗi

2.2 FILE

2.2.1. Giới thiệu về tập tin, stream, phân loại

2.2.2. Cách mở, đóng tập tin

2.2.3. Các hàm thao tác trên tập tin.

3LT 4

Page 282: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

276

3 Chương 3 : Kiểu cấu trúc

3.1. Định nghĩa kiểu cấu trúc

3.2. Khai báo, khởi tạo và truy xuất biến kiểu cấu

trúc

3.3. Truyền biến cấu trúc cho hàm

3.4. Các kiểu cấu trúc phức tạp

3.5. Mảng cấu trúc

9LT

+

10TH

2, 5

4 Chương 4 : Quản lý mã nguồn

4.1. Giới thiệu, sự phát triển, phân loại các hệ

thống quản lý mã nguồn

4.2. Giới thiệu hệ thống quản lý mã nguồn git

4.3. Giới thiệu github

3LT 3

5 Chương 5 : Con trỏ

4.1. Định nghĩa, khai báo, cách sử dụng con trỏ,

cấp phát và hủy vùng nhớ

4.2. Truyền đối số cho hàm

4.3. Con trỏ và mảng một chiều

4.4. Con trỏ và cấu trúc

4.5. Con trỏ hàm

6LT

+

15TH

3

CỘNG 30LT +

30TH

L: Lecture S: Seminar D: Discussion I: Instructions in serving as model Si:

Simulation

O: Observation P: Practices IH: Instruction for Homework WA: Work Assignment

SAT: Short Answers Test, MCQs: Multiple Choice Questions

8. Phương pháp đánh giá a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1

Thường kỳ 01 20

Thường kỳ 02 30

Giữa kỳ (thực hành) 50

2

Thường kỳ 02 20

Giữa kỳ (thực hành) 30

Cuối kỳ (tự luận) 50

3

Thường kỳ 03 20

Thường kỳ 04 30

Cuối kỳ (tự luận) 50

Page 283: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

277

4

Thường kỳ 03 20

Thường kỳ 04 30

Cuối kỳ (tự luận) 50

5

Thường kỳ 01 30

Thường kỳ 02 30

Thường kỳ 03 40

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Lý thuyết

(Chọn 1 trong 2

cách đánh giá

thường xuyên)

Đánh giá thường xuyên (cách 1) 20

- Kiểm tra thường kỳ 01 5

- Kiểm tra thường kỳ 02 5

- Kiểm tra thường kỳ 03 5

- Kiểm tra thường kỳ 04 5

Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

Thực hành Bài tập thực hành 01 50

Bài tập thực hành 01 50

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn:

ThS. Trương Vĩnh Linh

Trưởng bộ môn:

ThS. Hồ Đắc Quán

Page 284: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

278

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: HỆ THỐNG VÀ CÔNG NGHỆ WEB (2101551)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 3 Lý thuyết: 2 Thực hành: 1 Tự học: 6

3. Giảng viên phụ trách ThS. Đặng Thị Thu Hà

ThS. Đặng Thanh Minh

ThS. Nguyễn Thị Hồng Minh

ThS. Nguyễn Thị Hồng Lương

TS. Võ Thị Thanh Vân

4. Tài liệu học tập

Sách sử dụng (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên)

[1] Patrick Carey, HTML5 and CSS3 7th Edition, Cengage Learning, 2017.

[2] Ved Antani, Mastering JavaScript, Packt Publishing, 2016.

[3] Matt Lambert, Learning Bootstrap 4 Second Edition, Packt Publishing, 2016.

Tài liệu tham khảo (liệt kê max. 3 tài liệu tham khảo)

[1] Laura Lemay, Rafe Coburn, Jennifer Kyrnin, Teach Yourself HTML, CSS &

JavaScript Web Publishing in One Hour aDay, Pearson Education, Inc., 2016.

[2] Silvio Moreto, Bootstrap By Example, Packt Publishing, 2016.

5. Thông tin về môn học a. Mục tiêu môn học

Sau khi kết thúc học phần này, sinh viên:

- Hiểu được những khái niệm cơ bản và thuật ngữ trong thiết kế Web.

- Hiện thực được bố cục trong trang Web dùng HTML và CSS.

- Hiểu được ngôn ngữ kịch bản Javascript ứng dụng trong trang Web.

- Vận dụng được ngôn ngữ kịch bản Javascript cho các hiệu ứng, kiểm tra hợp lệ dữ

liệu, thay đổi nội dung các phần tử trên trang Web theo mô hình DOM.

- Hiểu và vận dụng được cách sử dụng thư viện mã nguồn mở như jQuery, Bootstrap.

- Triển khai được ứng dụng Web lên máy chủ.

b. Mô tả vắn tắt học phần

- Môn học này cung cấp cho sinh viên các kiến thức chung về các hệ thống và công

nghệ phát triển ứng dụng Web thực tế, đồng thời cung cấp các kiến thức và kỹ năng

để thiết kế trang Web bằng HTML kết hợp với CSS.

- Ngoài ra, môn học cũng cung cấp các kiến thức về lập trình phía client bằng

JavaScript và một số thư viện mở jQuery, Bootstrap.

c. Môn học trước/Môn song hành: Mạng máy tính (2101435) (A)

Page 285: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

279

d. Yêu cầu khác

- Thể hiện thái độ học tập nghiêm túc, năng động trong tìm kiếm tri thức.

- Trung thực trong học tập, thực hiện các bài kiểm tra

- Đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, sinh viên khóa sau trong học tập.

6. Chuẩn đầu ra của môn học a. Chuẩn đầu ra của môn học.

Khi hoàn thành môn học, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Trình bày được các thành phần cơ bản và sự tương tác giữa chúng trong

một ứng dụng Web.

a1

2 Chọn được kỹ thuật phù hợp để thiết kế trang Web. a1

3 Xác định được các kỹ thuật dùng mã nguồn mở để xây dựng một trang

Web cụ thể.

a1

4 Trên một biểu mẫu (form) của trang Web chứa các thành phần cần nhập

thông tin, người học trình bày và thực hiện các ràng buộc cần thực hiện

cho các thành phần trên form đó.

a1

5 Thiết kế được giao diện trang Web theo yêu cầu và triển khai lên máy

chủ Web.

a3

6 Viết tài liệu báo cáo rõ ràng theo quy định (đúng cấu trúc, đầy đủ nội

dung, trích dẫn, tài liệu tham khảo theo yêu cầu).

g2

b. Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của môn học và chuẩn đầu ra của chương trình

đào tạo.

CLOs a b c d e f g h i j k

1 x

2 x

3 x

4 x

5 x

6 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số

tiết CLOs

Phương

pháp giảng

dạy

1 Chương 1: Giới thiệu Internet và Web

1.1. Giới thiệu 3 1, 6

Lecture

Discussion

Page 286: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

280

1.1.1. Giới thiệu Internet

1.1.2. Web và lịch sử phát triển của Web

1.1.3. Các loại ứng dụng Web phổ biến

1.2. Kiến trúc cơ bản của 1 ứng dụng web.

1.2.1. Các thành phần của Web

1.2.2. Cách hoạt động của ứng dụng Web

1.2.3. Giới thiệu Web phía Client

1.2.4. Giới thiệu Web phía Server

1.2.5. Giới thiệu Web Services

2

Chương 2: HTML

2.1. Giới thiệu ngôn ngữ HTML

2.1.1. Giới thiệu HTML/XHTML - XML

2.1.2. Cấu trúc cơ bản của tài liệu HTML

2.1.3. Cách tổ chức thư mục trong ứng dụng

Web

2.1.4. Một số thao tác trong cửa sổ trình

duyệt

2.2. Các thẻ cơ bản trong HTML

2.2.1. Định dạng văn bản

2.2.2. Một số ký tự đặc biệt

2.2.3. Giới thiệu các loại định dạng Image,

Video và thêm vào tài liệu HTML

2.2.4. List

2.2.5. Link - Image

2.2.6. Table

2.2.7. Form

6 2,5,6 Lecture

Discussion

3

Chương 3: Cascading Stylesheet

3.1. Giới thiệu CSS

3.2. Cách sử dụng CSS kết hợp HTML

3.3. Các CSS cơ bản

3.3.1. Position và Display

3.3.2. Colors và Backgrounds

3.3.3. Font

3.3.4. Text

3.3.5. Links

3.3.6. Bullets

3.3.7. Margin and Padding

6 2, 5, 6 Lecture

Discussion

Page 287: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

281

3.3.8. Border

3.4. Bố cục tài liệu HTML sử dụng CSS

3.5. CSS3

3.6. Một số tiêu chuẩn thiết kế website tối ưu

3.7. Triển khai website đơn giản lên máy chủ Web

4

Chương 4: JavaScript

4.1. Giới thiệu về JavaScript

4.1.1. Định nghĩa Java Script

4.1.2. Cấu trúc JavaScript

4.1.3. Khai báo biến và dữ liệu

4.1.4. Toán tử và biểu thức

4.2. Các lệnh trong JavaScript

4.2.1. Các lệnh cơ bản

4.2.2. Các câu lệnh điều kiện

4.2.3. Các câu lệnh lặp

4.2.4. Các câu lệnh trên đối tượng

4.3. Hàm trong JavaScript

4.3.1. Định nghĩa hàm

4.3.2. Các hàm thông dụng trong JavaScript

4.4. Mô hình đối tượng DOM (Document Object

Model)

4.4.1. Các sự kiện trên DOM

4.4.2. Thay đổi nội dung trên DOM

4.4.3. Kiểm tra tính hợp lệ dữ liệu phía client

6 3, 4, 6 Lecture

Discussion

5

Chương 5: Các thư viện phổ biến (jQuery,

Bootstrap)

5.1. JQuery

5.2. Cách kết hợp jQuery với tài liệu HTML

5.3. Thay đổi nội dung trên DOM

5.4. Bootstrap

6 3, 4, 6 Lecture,

Discussion

66

Chương 6: Giới thiệu các rủi ro trên ứng dụng

Web

6.1. Giới thiệu

6.2. Các rủi ro phổ biến trên ứng dụng Web

3

6

Lecture,

Discussion

8. Phương pháp đánh giá a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Page 288: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

282

1 Thường kỳ (tự luận)

Thường kỳ (báo cáo trên lớp)

100%

100%

2 Thường kỳ (tự luận)

Thường kỳ (báo cáo trên lớp)

100%

100%

3 Thường kỳ (tự luận)

Thường kỳ (báo cáo trên lớp)

100%

100%

4

Thường kỳ (thực hành)

Thường kỳ (báo cáo trên lớp)

Cuối kỳ (thực hành)

30%

30%

70%

5

Thường kỳ (thực hành)

Thường kỳ (báo cáo trên lớp)

Giữa kỳ (thực hành)

40%

40%

60%

6 Thường kỳ (báo cáo trên lớp)

Thường kỳ (tự luận)

100%

100%

b. Đánh giá môn học

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng, %

Lý thuyết

Đánh giá thường xuyên 1 20

Bài kiểm tra 5

Vấn đáp 5

Báo cáo trên lớp 5

Hoạt động khác 5

Thực hành Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn:

Giảng viên biên soạn:

ThS. Đặng Thị Thu Hà

Trưởng bộ môn:

ThS. Phạm Quảng Tri

Page 289: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

283

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: LẬP TRÌNH HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG (2101623)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 3 Lý thuyết: 2 Thực hành: 1 Tự học: 6

3. Giảng viên phụ trách

Stt Họ và tên Email hoặc điện thoại

1 ThS. Phạm Quảng Tri [email protected]

2 ThS. Nguyễn Thị Hoàng Khánh [email protected]

3 ThS. Châu Thị Bảo Hà [email protected]

4 ThS. Nguyễn Văn Thắng [email protected]

5 ThS. Trương Bá Phúc [email protected]

6 ThS. Pham Thanh Hùng [email protected]

8 ThS. Trần Thị Anh Thi [email protected]

6 GV Đặng Thanh Minh [email protected]

4. Tài liệu học tập

Sách sử dụng (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên)

[1] C. Thomas Wu , An introduction to object-oriented programming with Java, Boston

: McGraw Hill Higher Education, 2010.[100281471]

Tài liệu tham khảo (liệt kê max. 3 tài liệu tham khảo)

[1] Cay S. Horstmann, Core Java. Volume I, Fundamentals features , Boston : Prentice

Hall, 2016. [100287779]

5. Thông tin về môn học a. mục tiêu môn học

Sau khi kết thúc học phần này, sinh viên:

- Hiểu những lợi ích của việc phát triển phần mềm theo hướng đối tượng.

- Hiểu được những khái niệm cơ bản và thuật ngữ trong lập trình hướng đối tượng.

- Hiểu vai trò của UML trong phân tích và thiết kế, ý nghĩa của các lược đồ phổ biến.

- Vận dụng được UML trong thu thập yêu cầu, phân tích và thiết kế.

- Hiện thực được các thiết kế bằng ngôn ngữ lập trình.

- Hiểu được sự ảnh hưởng của thiết kế để ứng dụng có thể thích ứng với sự thay đổi yêu

cầu của người dùng.

b. Mô tả vắn tắt học phần

Môn học cung cấp cho sinh viên phương pháp tiếp cận và áp dụng hướng đối tượng

trong lập trình. Giúp sinh viên trải nghiệm qua các giai đoạn phân tích, thiết kế sử dụng

Page 290: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

284

UML thông qua các case study. Sinh viên dược học cách sử dụng Java để hiện thực

chương trình.

c. Môn học trước/Môn song hành

Nhập môn lập trình (2101622) (A)

d. Yêu cầu khác

- Thể hiện thái độ học tập nghiêm túc, năng động trong tìm kiếm tri thức.

- Trung thực trong học tập, thực hiện các bài kiểm tra

- Đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, sinh viên khóa sau trong học tập.

6. Chuẩn đầu ra của môn học a. Chuẩn đầu ra của môn học.

Khi hoàn thành môn học, người học có khả năng:

1. Sinh viên giải thích được các đặc điểm của phương pháp lập trình HĐT

(Abstraction, Encapsulation, Inheritance, Polymorphism )

2. Sinh viên xác định được công việc cần phải giải quyết và các ràng buộc đi kèm

dựa trên mô tả của bài toán ở mức độ đơn giản.

3. Sinh viên trình bày được các bước cần thiết để giải quyết bài toán được yêu

cầu.

4. Sinh viên cài đặt được chương trình theo cách tiếp cận hướng đối tượng theo

yêu cầu và ràng buộc của bài toán.

5. Sinh viên phát sinh được các testcase để kiểm thử các chức năng của đối tượng

theo phương pháp giá trị biên/lớp tương đương.

6. Sinh viên báo cáo kết quả kiểm thử theo quy định.

b. Ma trận tích hợp giữa CĐR của môn học và CĐR của chương trình đào tạo.

CLOs a b c d e f g h i j

1 x (a3)

2 x(d1)

3 x(d2)

4 x(a3)

5 x(a3)

6 x(g2)

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

1

Chương 8: Tổng quan về cách tiếp cận

hướng đối tượng

1.1. Phương pháp tiếp cận của lập trình truyền

thống

3 1,2 Lecture

Discussion

Page 291: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

285

1.2. Phương pháp tiếp cận hướng đối tượng

1.3. So sánh sự khác biệt giữa hai cách tiếp cận

1.4. Xu hướng phát triển của lập trình hướng đối

tượng

2

Chương 9: Những khái niệm cơ bản của lập

trình hướng đối tượng

9.1. Khái niệm đối tượng

9.2. Định nghĩa và minh hoạ đối tượng

9.3. So sánh Lớp (classes) và Cấu trúc

(structures)

9.4. Mô tả thành phần Private và Public của Lớp

9.5. Định nghĩa các hàm của Lớp

9.6. Phương pháp sử dụng các đối tượng và các

hàm thành viên của Lớp

9.7. Các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng

thông dụng hiện nay

8 3,4 Lecture

Discussion

3

Chương 10: Giới thiệu về Java

10.1. Lịch sử phát triển của Java

10.2. Kiến trúc chương trình xây dựng trên

Java

10.3. Các cấu trúc dữ liệu cơ bản trên Java

10.4. Các cấu trúc lệnh trên Java

10.5. Case Study I(simple programs &

language)

6 4,5 Lecture

Discussion

4

Chương 11: Kế thừa và đa hình.

11.1. Kế thừa( Inheritance)

11.2. Giao diện (Interface)

11.3. Các lớp trừu tượng (Abtract Classes)

11.4. Đa hình (Polymorphism)

11.5. Các lược đồ trong UML

11.6. Xử lý lý ngoại lệ (Exception)

11.7. Case Study II Object Oriented Programs

8 1,4,5,6 Lecture

Discussion

5

Chương 12: Tập Hợp (Collections)

12.1. Khái niệm về Tập Hợp

12.2. So sánh Tập hợp và mảng

12.3. Các Lớp Tập Hợp trong Java

12.4. Ứng dụng của Tập Hợp trong lập trình

5 4,5,6 Lecture

Cộng 30LT

+30TH

Page 292: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

286

8. Phương pháp đánh giá a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Thường kỳ (tự luận, vấn đáp) 100%

2 Thường kỳ (tự luận) 100%

3 Thường kỳ (tự luận) 100%

4

Thường kỳ (tự luận)

giữa kỳ (thực hành)

cuối kỳ (thực hành)

20%

30%

50%

5 Thường kỳ (tự luận) 100%

6 Thường kỳ (tự luận) 100%

b. Đánh giá môn học

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng, %

Lý thuyết

Đánh giá thường xuyên 1 20

Bài kiểm tra 5

Vấn đáp 5

Báo cáo trên lớp 5

Hoạt động khác 5

Thực hành Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn:

Giảng viên biên soạn:

ThS. Phạm Quảng Tri

Trưởng bộ môn:

ThS. Phạm Quảng Tri

Page 293: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

287

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã môn học: TƯƠNG TÁC NGƯỜI MÁY (2101428)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 3 Lý thuyết: 3 Thực hành: 0 Tự học: 6

3. Giảng viên phụ trách TS. Phạm Xuân Kiên

ThS. Trần Thị Kim Chi

ThS. Từ Thị Xuân Hiền

ThS. Thái Lê Mỹ Loan

TS. Nguyễn Thị Hạnh

ThS. Nguyễn Trần Kỹ

4. Tài liệu học tập Sách sử dụng (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên)

[1] Lê Ngọc Bích,Trần Thu Hà, Phạm Quang Huy, Giao diện người và máy (HMI) với

S7 và intouch, Bách khoa Hà Nội, 2013 [100270126-100270155]

Tài liệu tham khảo (liệt kê max. 3 tài liệu tham khảo)

[1] Giao diện người - máy/ Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Phương Trà, Khoa học tự nhiên

và công nghệ, 2009 [100200246-100200255]

5. Thông tin về môn học a. Mục tiêu môn học (4-5 mục tiêu)

Cung cấp các kiến thức, kỹ năng cơ bản về quy trình phân tích và thiết kế giao diện,

cách đánh giá giao diện có đáp ứng tiêu chuẩn tính tiện dụng của người dùng hay không.

b. Mô tả vắn tắt môn học

Mục tiêu của khóa học này là giới thiệu các khái niệm cơ bản về thiết kế, sáng tạo và

đánh giá các giao diện máy tính. Mục tiêu chính là để học sinh suy nghĩ một cách xây dựng

và phân tích về cách thiết kế và đánh giá các công nghệ tương tác.

c. Môn học trước, tiên quyết, song hành: Không

d. Yêu cầu khác

- Mỗi nhóm sinh viên (2-3 sinh viên) phải hoàn thành 1 bài tập lớn (tiểu luận)

6. Chuẩn đầu ra của môn học a. Chuẩn đầu ra của môn học.

Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Xây dựng được mô hình ý niệm từ yêu cầu của bài toán d1

2 Vận dụng được các kỹ thuật thu thập yêu cầu người dùng để xác định yêu d1

Page 294: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

288

cầu bài toán

3 Vận dụng được các kỹ thuật biểu diễn dữ liệu thu thập được để phân tích

bài toán

d1

4 Vận dụng được một trong kỹ thuật prototype cấp thấp để thiết kế ý niệm d2

5 Vận dụng được một trong kỹ thuật prototype cấp cao để thiết kế chi tiết d2

6 Giải thích được các đặc điểm chính trong mô hình nhận thức của con

người

d2

7 Trình bày được các quy tắc thiết kế d2

8 Đánh giá được thiết kế giao diện cho trước d3

b. Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của môn học và chuẩn đầu ra của chương trình

đào tạo.

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

4 x

5 x

6 x

7 x

8 x

7. Nội dung cơ bản của môn học

STT Nội dung giảng dạy Số

tiết CLOs

Phương pháp

giảng dạy

1 Chương 1: Tổng quan về tương tác người

máy

1.1. Tương tác người máy là gì?

1.2. Quy trình thiết kế giao diện

1.3. Yếu tố con người liên quan đến thiết kế

giao diện

1.4. Mục tiêu tính tiện dụng

1.5. Mục tiêu trải nghiệm người dùng

3 1 - Diễn giải, gợi ý

- Giải thích

- Minh họa bằng

hình ảnh

- Demo bằng cách

thao tác trực tiếp

trên máy

- Thảo luận nhóm

- Thuyết trình

- Làm bài tập 2 Chương 2: Tìm hiểu nhu cầu người dùng

2.1. Không gian bài toán

2.2. Các phương pháp thu thập yêu cầu

2.3. Phương pháp quan sát

3 1,2

Page 295: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

289

3,4 Chương 3: Mô hình ý niệm

3.1. Định nghĩa và phân loại mô hình ý niệm

3.2. Mô hình dựa vào hoạt động

3.3. Mô hình dựa vào đối tượng

6 1,2

5 Chương 4: Phân tích nhiệm vụ

4.1. Xác định người dùng hệ thống

4.2. Xác định yêu cầu hệ thống

4.3. Phân tích nhiệm vụ

4.4. Phân tích nhiệm vụ phân cấp

3 3

6,7 Chương 5: Prototype

5.1. Prototype là gì?

5.2. Prototype độ tin cậy thấp

5.3. Prototype độ tin cậy cao

5.4. Kỹ thuật tạo prototype hiệu quả

5.5. Thiết kế ý niệm

6 4

8 Chương 6: Quy tắc thiết kế

6.1. Bản chất của quy tắc thiết kế

6.2. Bảy nguyên tắc thiết kế của Norman

3 5,6,7

9 Chương 7: Phương pháp direct

manipulation

7.1. Đặc điểm của phương pháp

7.2. Ưu và khuyết điểm của phương pháp

7.3. Cách thực hiện

7.4. So sánh giao diện CLI và GUI

3 6

10, 11 Chương 8: Mô hình tư duy

8.1. Định nghĩa và vai trò

8.2. Chu kỳ của mô hình tư duy

8.3. Cách phát triển mô hình tư duy cho

người dùng

6

12,13 Chương 9: Các phương pháp đánh giá

9.1. Giới thiệu các phương pháp đánh giá

9.2. Đánh giá Heuristics

6 8

14,15 Chương 10: Thiết kế trực quan

10.1. Các luật Gestalt trong thiết kế giao diện

10.2. Độ tương phản trong thiết kế giao diện

10.3. Vai trò của thiết kế trực quan

10.4. Các kỹ thuật thiết kế trực quan

6 7

Cộng 45

Page 296: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

290

8. Phương pháp đánh giá a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Bài tập nhóm, kiểm tra chéo 30

Kiểm tra giữa kỳ 30

Project 40

2 Bài tập nhóm, kiểm tra chéo 10

Kiểm tra 1 tiết 20

Project 30

Kiểm tra giữa kỳ 40

3 Kiểm tra 1 tiết 30

Project 30

Kiểm tra giữa kỳ 40

4 Bài tập nhóm, kiểm tra chéo 10

Kiểm tra 1 tiết 20

Project 30

Kiểm tra giữa kỳ 40

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng, %

Lý thuyết

Đánh giá thường xuyên 1 20

Bài kiểm tra 5

Bài tập về nhà 5

Project 10

Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn:

TS. Phạm Xuân Kiên

Trưởng bộ môn:

TS. Phạm Xuân Kiên

Page 297: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

291

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: KỸ THUẬT AN TOÀN (2114671)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 3 Lý thuyết: 2 Thực hành: 1 Tự học: 6

3. Giảng viên phụ trách ThS. Trần Thị Giang Thanh

TS. Trần Thanh Ngọc.

4. Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên)

[1]. Phan Thị Thu Vân, Giáo trình An Toàn Điện, Nhà xuất bản đại học quốc gia TP. Hồ

Chí Minh, 2012.

Tài liệu tham khảo (liệt kê tối đa 3 tài liệu tham khảo)

[1]. John Cadick, Mary Capelli-Schellpfeffer, Dennis Neitzel, Electrical Safety

Handbook, 4th Edition, Mcgraw-Hill, 2012

[2]. Nguyễn Xuân Phú, Trần Thành Tâm, Kỹ Thuật An Toàn Trong Cung Cấp Và Sử

Dụng Điện, Nhà xuất bản KHKT, 2001.

5. Thông tin về học phần a. Mục tiêu học phần

Sau khi học môn học này, người học có khả năng:

- Phân tích được vấn đề an toàn trong các lưới điện.

- Sử dụng bảo hộ lao động thích hợp trong các điều kiện làm việc.

- Ý thức được sự nguy hiểm khi tiếp xúc điện để hạn chế tối đa mức thiệt hại tài sản, của

cải của xã hội và bảo vệ an toàn thân thể. Đồng thời, sinh viên được rèn luyện kỹ năng

thực hành trên các mô hình thí nghiệm, kỹ năng làm việc nhóm, tự nghiên cứu, thuyết

trình và tác phong làm việc, trong quá trình học tập, làm tiểu luận.

b. Mô tả vắn tắt học phần

Học phần trang bị những kiến thức:

Cung cấp các khái niệm cơ bản về tác hại của dòng điện đối với cơ thể con người, phân

tích an tòan khi tiếp xúc, … Phân tích và tính tóan các sơ đồ nối đất bảo vệ an tòan cho

người chống chạm điện trực tiếp, các hình thức bảo vệ chống chạm điện gián tiếp. Phân

tích an tòan và các biện pháp bảo vệ khi làm việc trong môi trường chịu ảnh hưởng tần

số cao, tĩnh điện. Phân tích hiện tượng sét và các biện pháp bảo vệ chống sét.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Mạch điện (2114438) (A)

d. Yêu cầu khác

- Tham dự đầy đủ giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận dưới sự hướng

dẫn và điều khiển của giảng viên theo quy chế (không nghỉ quá 20% số tiết).

Page 298: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

292

6. Chuẩn đầu ra của học phần Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Áp dụng được kiến thức, nguyên lý an toàn điện trong lãnh vực kỹ

thuật

a1

2 Xác định được các tham số và tiêu chuẩn an toàn điện f1

3 Thể hiện được ý thức trách nhiệm nghề nghiệp i1

4 Trình bày được sự hiểu biết về các vấn đề xã hội/toàn cầu trong lãnh

vực an toàn điện

j1

5 Trình bày được sự ảnh hưởng của các giải pháp công nghệ kỹ thuật

trong lãnh vực an toàn điện

j2

6 Thực hiện được các bài thí nghiệm và xác định các thông số điện

trong mạng điện TNC, TNS, TT, IT

c1

7 Thể hiện sự cam kết về đảm bảo an toàn, kỹ thuật của các bài thực

hành

i2

8 Thể hiện sự cam kết về đúng tiến độ thời gian qui định i2

9 Thể hiện sự cam kết về sự tiến bộ liên tục qua từng bài kiểm tra i2

Ma trận tích hợp chuẩn đầu ra:

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

4 x

5 x

6 x

7 x

8 x

9 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số

tiết CLOs

Phương pháp

giảng dạy

Lý thuyết

1 Chương 1: Khái niệm cơ bản về bảo hộ lao động

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Phương pháp tiết kiệm năng lượng

1.1.2 Điều kiện lao động

1 1 Phương pháp bài

luyện

Page 299: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

293

1.1.3 Các yếu tố nguy hiểm và có hại

1.1.4 Tai nạn lao động

1.1.5 Bệnh nghề nghiệp

1.1.6 Mục đích, ý nghĩa, tính chất của công

tác bảo hộ lao động

1.1.7 Mục đích ý nghĩa của công tác bảo

hộ lao động

1.1.8 Tính chất của công tác bảo hộ lao

động

1.1.9 Một số vấn đề thuộc phạm trù lao

động

1.1.10 Lao động, khoa học lao động, vị trí

giữa lao động và kỹ thuật

1.1.11 Đối tượng nghiên cứu và đối tượng

thể hiện trong lao động

1.1.12 Con người mang lại năng suất trong

hệ thống lao động

1.1.13 Sự chịu tải và những căng thẳng

trong lao động

1.2 Những nội dung chủ yếu trong công tác bảo

hộ lao động

1.2.1 Nội dung khoa học kỹ thuật

1.2.2 Những nội dung xây dựng và thực hiện

pháp luật về bảo hộ lao động

2 Chương 2: Các khái niệm cơ bản về an toàn điện

2.1 Khái niệm chung

2.1.1 Hiện tượng điện giật

2.1.2 Các dạng chạm điện

2.1.3 Vật liệu dẫn điện và cách điện

2.2 Các bước cần tiến hành khi xảy ra tai nạn

điện

2.3 Các tác hại khi có dòng điện đi qua người

2.4 Các yếu tố liên quan đến tác hại của dòng

điện qua người

2.4.1 Trị hiệu dụng của dòng điện đi qua

người

2.4.2 Ảnh hưởng của dòng điện đi qua người

2.4.3 Ảnh hưởng của tần số dòng điện

2.5 Hiện tượng dòng đi vào trong đất

2.5.1 Nguyên nhân

2.5.2 Phân bố điện thế trên mặt đất khi có

3 2 - Thuyết trình

- Phương pháp

bài luyện

Page 300: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

294

dòng điện chạm đất

2.5.3 Điện áp tiếp xúc

2.5.4 Điện áp bước

2.5.5 Điện áp cho phép

2.5.6 Bài tập

3 Chương 3: Phân tích an toàn khi xảy ra tai nạn

điện

3.1 Tiếp xúc trực tiếp vào điện

3.2 Tiếp xúc gián tiếp vào điện

3.3 Bài tập

6 2 - Thuyết trình

- Phương pháp

bài luyện

4 Chương 4: Các biện pháp bảo vệ an toàn

4.1 Yêu cầu đối với nhân viên trực tiếp với các

thiết bị điện

4.2 Tổ chức làm việc

4.3 Chống tiếp xúc điện trực tiếp

4.4 Chống tiếp xúc gián tiếp vào điện

4.5 Các biện pháp bảo vệ chống chạm điện trực

tiếp và gián tiếp không cần cắt mạch

4.6 Lắp đặt và đo lường cực nối đất

4.7 Các thiết bị bảo vệ dòng rò theo nguyên tắc

so lệch

4.8 Bài tập

6 1 - Thuyết trình

- Phương pháp

bài luyện

5 Chương 5: Sự nguy hiểm khi điện áp cao xâm

nhập điện áp thấp

5.1 Khái niệm chung

5.2 Phân tích hiện tượng

5.3 Các biện pháp bảo vệ

4 4 - Thuyết trình

- Phương pháp

thảo luận nhóm

6 Chương 6: Đề phòng tĩnh điện

6.1 Sự hình thành tĩnh điện

6.2 Các tính chất

6.3 Bảng phân loại vật liệu theo khả năng tích

điện

6.4 Các định luật luật cơ bản của điện tích tĩnh

điện

6.5 Vật chất và tĩnh điện

6.6 Hiện tượng phóng điện tích tĩnh điện

6.7 Những sự cố do điện tích tĩnh điện

6.8 Những mối nguy hiểm của tĩnh điện trong

công nghiệp

6.9 Rủi ro từ thiết bị điện và mạng

4 5 - Thuyết trình

- Phương pháp

thảo luận nhóm

Page 301: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

295

6.10 Các biện pháp đề phòng tĩnh điện

6.11 Chất khử tĩnh điện và các phương pháp

trung hòa điện

6.12 Bài tập

7 Chương 7: An toàn khi làm việc trong trường

điện từ tần số cao và cực cao

7.1 Sự hình thành trường điện từ tần số cao và

cực cao trong một số thiết bị công nghiệp

7.2 Ảnh hưởng của trường điện từ đến cơ thể con

người

7.3 Các biện pháp an toàn

2 3 - Thuyết trình

- Phương pháp

thảo luận nhóm

8 Chương 8: Bảo vệ chống sét

8.1 Hiện tượng sét

8.2 Các hậu quả của phóng điện sét

8.3 Bảo vệ chống sét đánh trực tiếp

8.4 Bảo vệ chống sét cảm ứng

8.5 Tiêu chuẩn Việt Nam về thực hiện hệ thống

điện trở nối đất chống sét

8.6 Tiêu chuẩn Việt Nam về thực hiện bảo vệ

chống sét

8.7 Bài tập

4 3 - Thuyết trình

- Phương pháp

thảo luận nhóm

Thực hành

1 Bài 1: Tổng quan về an toàn điện 5 Thuyết trình

2 Bài 2: TN Chạm điện trực tiếp và gián tiếp 5 6,7,8,9 Phương pháp

trình diễn, Mô

phỏng

3 Bài 3: Thiết bị bảo vệ dòng rò RCD 5 6,7,8,9 Phương pháp

trình diễn, Mô

phỏng

4 Bài 4: Nối đất – Điện cực nối đất 5 6,7,8,9 Phương pháp

trình diễn, Mô

phỏng

5 Bài 5: Bảo vệ trong mạng điện TN (TN – C, S)

điện áp thấp

5 6,7,8,9 Phương pháp

trình diễn, Mô

phỏng

6 Bài 6: Bảo vệ trong mạng điện IT; TT 5 Phương pháp

trình diễn, Mô

phỏng

L: Lecture S: Seminar D: Discussion I: Instructions in serving as model Si:

Simulation

Page 302: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

296

O: Observation P: Practices H: Instruction for Homework WA: Work Assignment

SAT: Short Answers Test, MCQs: Multiple Choice Questions, WT: Written test, WR:

Written report

8. Phương pháp đánh giá a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Thường kỳ, tự luận 50

Giữa kỳ, trắc nghiệm 50

2 Giữa kỳ, trắc nghiệm 100

Cuối kỳ, trắc nghiệm 100

3 Khảo sát 100

4 Báo cáo thuyết trình 100

5 Báo cáo thuyết trình 100

6 Quan sát hành vi 50

Viết báo cáo 50

7 Mô phỏng 100

8 Mô phỏng 100

9 Mô phỏng 100

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Lý thuyết

Đánh giá thường xuyên (cách 1) 20

- Bài kiểm tra thường xuyên / Trắc nghiệm khách quan 5

- Bài tập ở nhà 5

- Báo cáo trên lớp 5

- Hoạt động khác 5

Đánh giá thường xuyên (cách 2) 20

- Project 15

- Hoạt động khác 5

Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

Thực hành Chuẩn bị bài 15

Kỹ năng thực hành 25

Báo cáo thực hành 20

Bài kiểm tra 1, Bài kiểm tra 2 tổng hợp 30

Báo cáo nhóm 10

Page 303: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

297

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn:

TS. Trần Thị Giang Thanh

Trưởng bộ môn:

TS. Dương Thanh Long

Page 304: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

298

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: NHẬP MÔN AN TOÀN THÔNG TIN (2101411)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 3 Lý thuyết: 3 Thực hành: 0 Tự học: 6

3. Giảng viên phụ trách ThS. Lê Trọng Ngọc

TS. Nguyễn Thị Hạnh

TS. Lê Nhật Duy

ThS. Trần Thị Kim Chi

TS. Đoàn Văn Thắng

ThS. Nguyễn Đức Cương

ThS. Võ Ngọc Tấn Phước

4. Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính

[1] S. William, Cryptography and network security: principles and practices. Pearson

Education India, 2017 [100287777]

Tài liệu tham khảo

[1] M.E. Whitman and J.M Herbert. Principles of information security. Cengage

Learning, 2011 [100253496]

5. Thông tin về học phần a. Mục tiêu học phần

Môn học này cung cấp cho sinh viên về tính cần thiết của an toàn hệ thống thông tin đối

với tổ chức, cá nhân và xã hội; các bài toán an toàn thông tin cơ bản, cùng các kỹ thuật

để giải quyết chúng như mã hóa, chữ ký điện tử, hàm băm và mã chứng thực,...Từ đó

người học hiểu được các giao thức bảo mật và vận dụng trong các hệ thống thông tin an

toàn.

b. Mô tả vắn tắt học phần

Giới thiệu các nguy cơ với một hệ thống thông tin bao gồm về kỹ thuật và các vấn đề về

quản lý, con người; các kỹ thuật và cơ chế để đãm an toàn hệ thống thông tin; một vấn

đề pháp lý liên quan đến an toàn thông tin.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Không

d. Yêu cầu khác

Không

6. Chuẩn đầu ra của học phần

Page 305: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

299

Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Giải thích được sự cần thiết của an toàn HTTT đối với cá nhân, tổ chức

và xã hội

j2

2 Nhận dạng được các mối đe dọa ảnh hưởng đến ATTT của một tổ

chức/cá nhân

j1

3 Áp dụng được một số lý thuyết toán trong các hệ mật mã a1

4 Giải thích được các khái niệm cơ bản về An toàn thông tin, hệ mã hóa a1

5 Mô tả được cơ chế/giao thức để thiết lập và nâng cao tính an toàn thông

tin cho một tình huống cụ thể

a1

6 Giải thích một số vấn đề pháp lý liên quan đến an toàn HTTT a1

Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của học phần và chuẩn đầu ra của chương trình đào

tạo.

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

4 x

5 x

6 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

Tuần Nội dung giảng dạy Số

tiết CLOs

Phương pháp

giảng dạy

1-2

Chương 1: Tổng quan an toàn thông tin

1.1. Các khái niệm cơ bản về an toàn thông

tin

1.2. Các nguyên tắc nền tảng của an toàn

thông tin

1.3. Các loại hình tấn công và nguy cơ mất an

toàn thông tin

1.4. Các bài toán an toàn thông tin cơ bản

1.5. Giải pháp đảm bảo an toàn thông tin

1.6. Pháp luật về an toàn thông tin

6

1,2,4,6

Giáo viên giảng

bài và thảo luận

với sinh viên

3

Chương 2: Mã độc (Malware)

2.1. Giới thiệu Malware

2.2. Phân loại Malware

3

2

Giáo viên giảng

bài và thảo luận

với sinh viên

Page 306: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

300

Tuần Nội dung giảng dạy Số

tiết CLOs

Phương pháp

giảng dạy

2.3. Các kỹ thuật lây nhiễm và phá ngoại của

Malware

2.4. Tổng quan kỹ thuật phát hiện Malware

4-8

Chương 3: Mã hóa

3.1. Các khái niệm cơ bản về mã hóa

3.2. Sơ đồ mã hóa cơ bản

3.3. Phân loại mã hóa

3.4. Toán học trong mật mã

3.5. Mã hóa cổ điển

3.6. Toán học dùng trong mã hóa

3.7. Mã hóa hiện đại

15

2,3,4,5

Giáo viên giảng

bài, thảo luận với

sinh viên, cho

sinh viên làm bài

tập

9

Chương 4: Hàm băm và ứng dụng

4.1. Định nghĩa hàm một chiều và hàm cửa lật

một chiều

4.2. Định nghĩa hàm băm

4.3. Một số hàm băm thông dụng

4.4. Ứng dụng của hàm băm

3

2,3,4,5

Giáo viên giảng

bài, thảo luận với

sinh viên, cho

sinh viên làm bài

tập

10

Chương 5: Mã xác thực thông điệp

5.1. Khái niệm

5.2. Các cơ chế mã xác thực thông điệp

5.3. Ứng dụng mã xác thực thông điệp

3 2,3,4,5

Giáo viên giảng

bài, thảo luận với

sinh viên, cho

sinh viên làm bài

tập

11

Chương 6: Chữ ký điện tử

6.1. Chữ ký điện tử và ứng dụng

6.2. Một số chữ ký điện tử thông dụng

3 2,3,4,5

Giáo viên giảng

bài, thảo luận với

sinh viên, cho

sinh viên làm bài

tập

12-13

Chương 7: Quản lý khóa và PKI

7.1. Symmetric - key Distribution

7.2. Kerberos

7.3. Symmetric - key Agreement

7.4. Public - key Distribution

6 2,3,4

Giáo viên giảng

bài, thảo luận với

sinh viên, cho

sinh viên làm bài

tập

14

Chương 8: Chứng thực thực thể

8.1. Passowrd

8.2. Challenge - Response

8.3. Zero - knowledge

8.4. Biometrics

3 2,3,4

Giáo viên giảng

bài, thảo luận với

sinh viên, cho

sinh viên làm bài

tập

15 Chương 9: Một số giao thức bảo mật thông

dụng 3 2,3,4 Giáo viên giảng

bài, thảo luận với

Page 307: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

301

Tuần Nội dung giảng dạy Số

tiết CLOs

Phương pháp

giảng dạy

9.1. Các giao thức bảo mật email

9.2. Các giao thức bảo mật mạng

9.3. Các giao thức thanh toán điện tử

sinh viên

Tổng cộng 45

8. Phương pháp đánh giá a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Kiểm tra thường kỳ 1 40

Thi giữa kỳ (tự luận) 60

2 Kiểm tra thường kỳ 1 40

Thi giữa kỳ (tự luận) 60

3 Kiểm tra thường kỳ 2 40

Thi giữa kỳ 50

4

Kiểm tra thường kỳ 2 20

Kiểm tra thường kỳ 3 20

Thi giữa kỳ (tự luận) 30

Thi cuối kỳ (tự luận) 35

5

Kiểm tra thường kỳ 3 20

Thi giữa kỳ (tự luận) 35

Thi cuối kỳ (tự luận) 45

6 Kiểm tra thường kỳ 3 40

Thi cuối kỳ (tự luận) 60

b. Đánh giá môn học

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Lý thuyết

Đánh giá thường xuyên (cách 1) 20

Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn:

TS. Nguyễn Thị Hạnh

Trưởng bộ môn:

TS. Phạm Xuân Kiên

Page 308: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

302

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: XỬ LÝ TÍN HIỆU SỐ (2102622)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 3 Lý thuyết: 3 Thực hành: 0 Tự học: 6

3. Giảng viên phụ trách ThS. Đào Thị Thu Thủy

ThS. Lê Văn Hùng

ThS. Nguyễn Tiến Tùng

TS. Nguyễn Tấn Lộc.

4. Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên)

[1] Nguyễn Hữu Phương, Xử lý tín hiệu số, NXB Thống kê, 2003.

Tài liệu tham khảo (liệt kê tối đa 3 tài liệu tham khảo)

[1] John G. Proakis, Dimitris G. Manolakis Digital signal processing, Prentice –Hall

Publisher 2007, fourth editon, ISBN 0-13-228731-5.

[2] Alan V.Oppenheim, Alan S.Willsky, Signals and Systems, Prentice - Hall

International, Inc, 1998.

5. Thông tin về học phần a. Mục tiêu học phần

Sau khi học môn học này, sinh viên có khả năng:

- Mô tả toán học và phân tích được các tín hiệu, các hệ thống rời rạc ở các miền thời

gian, miền Z, miền tần số.

- Biết phương pháp thiết kế và thực hiện các mạch lọc số FIR/IIR.

b. Mô tả vắn tắt học phần

Môn học xử lý tín hiệu số cung cấp kiến thức về biểu diễn và phân tích tín hiệu; nhận

dạng, thiết kế và thực hiện hệ thống rời rạc. Đây là môn học cơ sở quan trọng cho nhiều

nghành khoa học kỹ thuật điện tử, viễn thông tự động hóa, tin học, y học.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Kỹ thuật xung số (2102414)

d. Yêu cầu khác

- Tham dự đầy đủ giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận dưới sự hướng

dẫn và điều khiển của giảng viên theo quy chế (không nghỉ quá 20% số tiết).

6. Chuẩn đầu ra của học phần Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

Page 309: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

303

1 Sử dụng các kỹ thuật tính toán giải tích, các phép biến đổi, hàm

truyền, biến phức để thực hiện các bài toán về xử lý và phân tích tín

hiệu và hệ thống rời rạc.

b1

2 Xác định được các thông số đầu vào của bộ lọc, chọn phương pháp

thiết kế. d1

3 Tính toán được các hệ số của lọc, và vẽ sơ đồ thực hiện lọc theo các

dạng khác nhau. d2

Ma trận tích hợp chuẩn đầu ra:

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

Lý thuyết

1 Chương 1 (3 tiết): Khái niệm tín hiệu và hệ

thống

1.1 Tín hiệu, hệ thống và xử lý tín hiệu.

1.2 Phân loại tín hiệu.

1.3 Lấy mẫu và khôi phục tín hiệu.

1.4 Tổng hợp tín hiệu.

3 tiết

Tuần 1 1 L

2 Chương 2 (9 tiết): Tín hiệu và hệ thống rời

rạc trong miền thời gian

2.1. Tín hiệu rời rạc.

2.1.1 Biểu diễn tín hiệu rời rạc.

2.1.2 Một số tín hiệu rời rạc cơ bản.

2.1.3 Các phép toán trên tín hiệu.

2.1.4 Phân loại tín hiệu rời rạc.

2.2. Hệ thống rời rạc.

2.2.1 Phương trình I/O mô tả hệ thống.

2.2.2 Sơ đồ khối mô tả hệ thống.

2.2.3 Phân loại hệ thống rời rạc.

2.3. Phân tích hệ thống tuyến tính bất biến

(LTI) rời rạc trong miền thời gian.

2.3.1 Đáp ứng xung

2.3.2 Chập tuyến tính

9 tiết

Tuần

2+3+4

1 L, Q, D, IH

Page 310: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

304

2.3.3 Tính nhân quả và ổn định của hệ

thống

2.3.4 Phương trình sai phân mô tả hệ thống

2.3.5 Cấu trúc hệ thống đẹ qui, phi đệ qui.

2.4. Tương quan giữa các tín hiệu

2.4.1 Tương quan chéo

2.4.2 Tự tương quan.

3 Chương 3 (12 tiết): Tín hiệu và hệ thống

rời rạc trong miền Z

3.1. Biến đổi Z.

3.1.1 Định nghĩa

3.1.2 Miền hội tụ.

3.1.3 Tính chất.

3.1.4 Giản đồ cực không.

3.2. Biến đổi Z ngược.

3.2.1 Định nghĩa.

3.2.2 Phương pháp thặng dư.

3.2.3 Phương pháp khai triển thành chuỗi

lũy thừa.

3.2.4 Phương pháp khai triển phân số từng

phần.

3.3. Phân tích hệ thống LTI rời rạc trong

miền Z.

3.3.1 Hàm truyền

3.3.2 Hàm truyền được biểu diễn theo hệ số

phương trình sai phân.

3.3.3 Hàm truyền của hệ thống ghép nối

3.3.4 Tính nhân quả và ổn định của hệ

thống LTI rời rạc

3.3.5 Giải phương trình sai phân dùng biến

đổi Z một bên

12 tiết

Tuần

5+6+7+8

1 L, Q, D, IH

4 Chương 4 (6 tiết): Tín hiệu và hệ thống rời

rạc trong miền tần số

4.1 Phân tích tần số của tín hiệu rời rạc

thời gian.

4.1.1 Khai triển Fourier rời rạc.

4.1.2 Biến đổi Fourier rời rạc thời gian.

4.1.3 Điều kiện tồn tại Fourier.

4.2 Các tính chất của biến đổi Fourier rời

rạc thời gian.

4.3 Quan hệ giữa biến đổi Fourier và biến

6 tiết

Tuần 9+10 1 L, Q, D, B,IH

Page 311: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

305

đổi Z.

4.4 Phân tích hệ thống LTI rời rạc trong

miền tần số.

4.4.1 Đáp ứng tần số của hệ thống LTI

4.4.2 Đáp ứng tần số của hệ thông ghép nối

4.4.3 Đáp ứng ra của hệ thống đối với tín

hiệu hàm mũ

4.4.4 Đáp ứng ra của hệ thống đối với tín

hiệu hàm sin, cos

4.4.5 Đáp ứng tần số phát biểu theo các hệ

số lọc

5 Chương 5 (6 tiết): Biến đổi Fourier rời rạc

DFT, FFT

5.1 Biến đổi Fourier rời rạc DFT.

5.2 Tính chất DFT.

5.3 Biến đổi Fourier nhanh FFT.

5.3.1 Khái niệm FFT

5.3.2 Thuật toán FFT cơ số 2.

5.3.3 Thuật toán FFT với N=N1.N2

6 tiết

Tuần

11+12

1 L, Q, D, IH

6 Chương 6 (9 tiết): Mạch lọc số

6.1 Khái niệm.

6.1.1 Khái niệm thiết kế mạch lọc.

6.1.2 Các mạch lọc lý tưởng.

6.2 Thiết kế mạch lọc FIR.

6.3 Thiết kế mạch lọc IIR.

6.4 Thực hiện mạch lọc

6.4.1 Thực hiện dạng trực tiếp I.

6.4.2 Thực hiện dạng trực tiếp II.

6.4.3 Thực hiện dạng nối tiếp.

6.4.4 Thực hiện dạng song song.

9 tiết

Tuần

13+14+15

1,2,3 L, Q, IH, D

L: Lecture S: Seminar D: Discussion I: Instructions in serving as model Si:

Simulation

O: Observation P: Practices IH: Instruction for Homework WA: Work Assignment

SAT: Short Answers Test, MCQs: Multiple Choice Questions

8. Phương pháp đánh giá a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Thường kỳ (bài tập, trắc nghiệm) 20

Page 312: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

306

Giữa kỳ (tự luận) 20

Cuối kỳ (tự luận) 60

2 Cuối kỳ (tự luận) 100

3 Cuối kỳ (tự luận) 100

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Lý thuyết Kiểm tra thường kỳ 20

Bài tập tại lớp 10

Bài kiểm tra tại lớp 10

Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn:

Ths. Đào Thị Thu Thủy

Trưởng bộ môn:

TS. Nguyễn Hoàng Việt

Page 313: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

307

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: CẤU TRÚC DỮ LIỆU VÀ GIẢI THUẬT (2101409)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 4 Lý thuyết: 3 Thực hành: 1 Tự học: 8

3. Giảng viên phụ trách ThS. Võ Thị Xuân Thiều

4. Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính

[1] Trần Hạnh Nhi, Dương Anh Đức: Nhập môn cấu trúc dữ liệu và thuật toán. Khoa

Công nghệ thông tin, ĐH KHTN TP HCM, 2010.

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Ngô Bảo Trân, Giáo trình cấu trúc dữ liệu và giải thuật – Trường Đại học

Bách Khoa TP.HCM, 2005.

5. Thông tin về học phần a. Mục tiêu học phần

Sau khi học xong học phần này, sinh viên được trang bị các kiến thức về giải thuật và

cách tổ chức dữ liệu của chương trình máy tính. Củng cố và phát triển các kỹ năng lập

trình. Nắm vững và cài đặt các kiểu dữ liệu cấu trúc. Vận dụng hợp lý các cấu trúc dữ liệu

như mảng, danh sách liên kết, ngăn xếp, hàng đợi, cây nhị phân tìm kiếm để giải quyết bài

toán cụ thể. Vận dụng được các thuật toán tìm kiếm và sắp xếp để giải quyết bài toán cụ

thể. Xác định được độ phức tạp về thời gian của thuật toán sử dụng các cấu trúc lặp và rẽ

nhánh. Phát triển kỹ năng làm việc nhóm.

b. Mô tả vắn tắt học phần

Các giải thuật tìm kiếm và sắp xếp trên mảng. Cấu trúc dữ liệu động. Danh sách liên

kết. Ngăn xếp và hàng đợi. Cấu trúc cây: cây nhị phân, cây nhị phân tìm kiếm, cây nhị

phân tìm kiếm cân bằng (AVL).

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C): Hệ cơ sở dữ liệu (2101436) (A)

d. Yêu cầu khác: Không

6. Chuẩn đầu ra của học phần Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Vận dụng được các thuật toán tìm kiếm và sắp xếp để giải quyết bài

toán cụ thể.

a3

2 Vận dụng hợp lý các cấu trúc dữ liệu như mảng, danh sách liên kết,

ngăn xếp, hàng đợi, cây nhị phân tìm kiếm để giải quyết bài toán cụ

thể.

a3

Page 314: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

308

3 Xác định được độ phức tạp về thời gian của thuật toán sử dụng các

cấu trúc lặp và rẽ nhánh.

a3

4 Tham gia tích cực vào các buổi hoạt động nhóm. e1

Ma trận tích hợp chuẩn đầu ra:

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

4 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

1 CHƯƠNG 1 Tổng quan về cấu trúc dữ liệu

và giải thuật

1.1. Vai trò của cấu trúc dữ liệu trong một đề án

tin học

1.2. Các tiêu chuẩn đánh giá cấu trúc dữ liệu

1.3. Kiểu dữ liệu

1.4. Đánh giá độ phức tạp của giải thuật

3 3, 4 L, D

2 CHƯƠNG 2 Tìm kiếm và sắp xếp

2.1. Giới thiệu về tìm kiếm và sắp xếp

2.1.1. Bài toán sắp xếp

2.1.2. Bài toán tìm kiếm

2.2. Phương pháp tìm kiếm trong

2.2.1. Phương pháp tìm kiếm tuyến tính

2.2.2. Phương pháp tìm kiếm nhị phân

2.3. Phương pháp sắp xếp trong

2.3.1. Phương pháp SelectionSort

2.3.2. Phương pháp InsertionSort và

ShellSort

2.3.3. Phương pháp InterchangeSort

2.3.4. Phương pháp Bublesort và ShakerSort

2.3.5. Phương pháp QuickSort

2.3.6. Phương pháp HeapSort

2.3.7. Phương pháp MergeSort

2.3.8. Phương pháp RadixSort

9 1, 4 L, D, P

Page 315: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

309

2.3.9. So sánh các phương pháp sắp xếp

3 CHƯƠNG 3 Cấu trúc danh sách liên kết

3.1. Giới thiệu đối tượng dữ liệu con trỏ

3.2. Danh sách liên kết (DSLK)

3.2.1. Định nghĩa DSLK

3.2.2. Các hình thức tổ chức DSLK

3.3. DSLK đơn

3.3.1. Tổ chức DSLK đơn theo cách cấp

phát liên kết

3.3.2. Các thao tác cơ bản trên DSLK đơn

3.3.3. Sắp xếp danh sách

3.4. Một số DSLK khác

3.4.1. DSLK kép

3.4.2. DSLK vòng

12 2, 1, 4 L, D, P, WA

4 CHƯƠNG 4 Ngăn xếp và hàng đợi

4.1. Ngăn xếp (Stack)

4.1.1. Khái niệm ngăn xếp

4.1.2. Các thao tác trên ngăn xếp

4.1.3. Ứng dụng ngăn xếp

4.2. Hàng đợi

4.2.1. Khái niệm hàng đợi

4.2.2. Các thao tác trên hàng đợi

4.2.3. Ứng dụng của hàng đợi

6 2, 4 L, D, P

5 CHƯƠNG 5 Cấu trúc cây

5.1. Cấu trúc cây

5.1.1. Một số khái niệm cơ bản

5.1.2. Một số ví dụ về đối tượng các cấu

trúc dạng cây

5.2. Cây nhị phân

5.2.1. Một số tính chất của cây nhị phân

5.2.2. Biểu diễn cây nhị phân

5.2.3. Chuyển từ cây tổng quát sang cây nhị

phân

5.2.4. Duyệt cây nhị phân

5.3. Cây nhị phân tìm kiếm BST

5.3.1. Định nghĩa cây nhị phân tìm kiếm

15LT

+

30TH

2, 4 L, D, P, WA

Page 316: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

310

5.3.2. Tìm kiếm một phần tử trên cây BST

5.3.3. Chèn một phần tử vào cây BST, xây

dựng cây BST

5.3.4. Xóa một phần tử khỏi cây BST, hủy

cây BST

5.3.5. Phương pháp sắp xếp bằng cây BST

5.4. Cây nhị phân tìm kiếm cân bằng AVL

5.4.1. Định nghĩa

5.4.2. Chiều cao của cây cân bằng

5.4.3. Chỉ số cân bằng của cây AVL

5.4.4. Chèn một phần tử vào cây AVL

5.4.5. Xóa một phần tử khỏi cây AV

CỘNG 45LT+

30TH

L: Lecture S: Seminar D: Discussion I: Instructions in serving as model Si:

Simulation

O: Observation P: Practices IH: Instruction for Homework WA: Work Assignment

SAT: Short Answers Test, MCQs: Multiple Choice Questions, WT: Written test

8. Phương pháp đánh giá a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Giữa kỳ (thực hành) 35

Bài tập nhóm 35

Cuối kỳ (tự luận) 30

2 Giữa kỳ (thực hành) 25

Bài tập nhóm 25

Cuối kỳ (tự luận) 50

3 Thường kỳ 1 60

Bài tập nhóm 20

Cuối kỳ (tự luận) 20

4 Bài tập nhóm (1) 20

Bài tập nhóm (2) 30

Bài tập nhóm (3) 50

b. Các thành phần đánh giá

Page 317: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

311

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Lý thuyết

Đánh giá thường xuyên (cách 1) 20

Bài kiểm tra thường xuyên 7

Tham gia bài giảng 6

Bài kiểm tra thường xuyên 7

Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

Thực hành Bài tập nhóm 100

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn:

ThS. Võ Thị Xuân Thiều

Trưởng bộ môn:

ThS. NCS. Hồ Đắc Quán

Page 318: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

312

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: MẠCH TÍCH HỢP VÀ CÔNG NGHỆ (2102442)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 2 Lý thuyết: 2 Thực hành: 0 Tự học: 4

3. Giảng viên phụ trách

1. TS. Phạm Trần Bích Thuận

2. ThS. Vũ Thị Hồng Nga

3. ThS. Đinh Quang Tuyến

4. ThS. Lê Lý Quyên Quyên

4. Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên)

[1] Bài giảng Mạch tích hợp và Công nghệ, ĐHCN Tp. HCM 2018.

Tài liệu tham khảo (liệt kê tối đa 3 tài liệu tham khảo)

[1]. Scotten W.Jones, Integrated Circuit Technology, IC Knowledge LLC, 2012

[2]. Neil H. E. Weste, David Money Harris, CMOS VLSI Design A Circuits and

Systems Perspective, Macquarie University and The University of Adelaide 2011

[3]. Dr. S. Ramachandran, Digital VLSI Systems Design, Indian Institute of

Technology Madras, India 2007

5. Thông tin về học phần a. Mục tiêu học phần

- Mạch tích hợp (số ) là phần kiến thức quan trọng của ngành điện tử, trang bị cho sinh

viên các kỹ năng nền tảng các quy trình công nghệ thiết kế và chế tạo chíp, vì vậy đây

là môn học cốt lõi của ngành điện tử.

- Các thiết bị điện tử sử dụng trong truyền thanh, truyền hình, viễn thông, thông tin liên

lạc, máy tính và các hệ thống mạng internet, các hệ thống truyền thông dân dụng và

công nghiệp, các hệ thống điều khiển, tự động hóa ứng dụng trong sản suất, trong

công nghiệp, đều bao gồm hệ thống chức năng được xây dựng trên cơ sở mạch tích

hợp điện tử

- Công nghệ vi điện tử là học phần bắt buộc của chuyên ngành Điện tử, giúp SV có các

kiến thức nền tảng về thiết kế vi mạch IC: cơ sở vi mạch bán dẫn, qui trìnhthiết kế vi

mạch, các công đoạn xử lí và kĩ thuật lập trình FPGA cho vi mạch

b. Mô tả vắn tắt học phần

Mạch tích hợp và Công nghệ là học phần bắt buộc của chuyên ngành Điện tử, giúp SV

có các kiến thức nền tảng về thiết kế vi mạch IC: cơ sở vi mạch bán dẫn, qui trình thiết

kế vi mạch, các công đoạn xử lí và kĩ thuật lập trình FPGA cho vi mạch

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Kỹ thuật xung số (2102414) (A).

Page 319: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

313

d. Yêu cầu khác: Không

6. Chuẩn đầu ra của học phần a. Chuẩn đầu ra của môn học

Khi hoàn thành môn học, người học có khả năng:

CLOs Tên chuẩn đầu ra môn học SO/PI

1

Có khả sử dụng các phần mềm phân tích, tính toán, mô phỏng trong lĩnh

vực thiết kế mạch số với phần mềm chuyên thiết kế vi mạch

a.2

2

Xác định đầu vào/ra bài toán thiết kế với các ràng buộc về tiêu chuẩn

ngành, hiệu quả sử dụng, an toàn về môi trường và con người (C)

d.1

3

Thiết kế sơ đồ khối hệ thống, xác định các biến vào /ra giao tiếp giữa

các khối trong thiết kế mạch tổ hợp và mạch số tuần tự

d.2

b. Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của môn học và chuẩn đầu ra của chương trình

đào tạo

CLOs a b c d e f g h i j

1 x(a.2)

2 x(d.1)

3 x(d.2)

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số

tiết CLOs

Phương pháp

giảng dạy

1 Chương 1: Tổng quan về IC

1.1 Khái niệm

1.2 Các lọai mạch tích hợp

2 1 L, D, I

2 Chương 2: Đặc tính của các linh kiện MOS

2.1 Transistor tăng cường n-MOS

2.2 Transistor tăng cường p-MOS

2.3 Thế ngưỡng

2.4 Các phương trình thiết kế dụng cụ MOS

2.5 Đặc trưng DC của cổng đảo CMOS

4 1 L, D, I

Page 320: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

314

3 Chương 3: Công nghệ chế tạo mạch tích hợp

3.1. Các công nghệ mạch tích hợp

3.2. Qui trình tích hợp linh kiện CMOS lên Die

3.3. Qui tắc thiết kế Layout

3.4. Cấu trúc phân lớp của các linh kiện trong

Chíp Digital và Chíp Analog

6 1, 2 L, D, I

4 Chương 4 Qui trình đóng gói và kiểm tra Chíp

4.1. Khái quát chung

4.2. Qui trình đóng gói Plastic

4.3. Qui trình đóng gói Ceramic

4.4. Qui trình test Chip

6 1,2 L, D, I

5 Chương 5 Thiết kế và Layout các cổng logic

5.1. Phân loại các loại chíp

5.2. Cấu trúc transistor của các cổng Logic căn bản

5.3. Layout dựa trên các gate array.

12 1,2,3

L, D, I, Si, O,

P, WA

L: Lecture S: Seminar D: Discussion I: Instructions in serving as model Si:

Simulation O: Observation P: Practices H: Instruction for Homework WA: Work

Assignment

8. Phương pháp đánh giá a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng

%

1 Bài tập ở nhà 1 20

Bài kiểm tra thường xuyên / Trắc nghiệm khách quan 1 15

Giữa kỳ (tự luận) 35

Cuối kỳ (tự luận) 30

2,3 Bài tập ở nhà 2 5

Bài kiểm tra thường xuyên / Trắc nghiệm khách quan 2 15

Giữa kỳ (tự luận) 50

Cuối kỳ (tự luận) 30

Bài tập ở nhà 3 10

b. Các thành phần đánh giá

Page 321: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

315

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng

%

Lý thuyết

Sinh viên chọn 1

trong 2 cách sau

Đánh giá thường xuyên (cách 1) 20

- Bài kiểm tra thường xuyên / Trắc nghiệm khách quan 5

- Bài tập ở nhà 5

- Báo cáo trên lớp 5

- Hoạt động khác 5

Đánh giá thường xuyên (cách 2) 20

- Project 15

- Hoạt động khác 5

Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn:

Trưởng bộ môn:

Page 322: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

316

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: DỰ ÁN KỸ THUẬT (2102576)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 2 Lý thuyết: 0 Thực hành: 2 Tự học: 4

3. Giảng viên phụ trách TS. Nguyễn Ngọc Sơn

TS. Nguyễn Thế Kỳ Sương

ThS. Trần Thanh Tịnh

ThS. Nguyễn Thanh Khiết

ThS. Vũ Tuấn Anh

ThS. Nguyễn Văn Cường

4. Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên)

[1] Tài liệu Thực hành Điện tử cơ sở, (Lưu hành nội bộ), ĐH Công nghiệp Tp. HCM.

Tài liệu tham khảo (liệt kê tối đa 3 tài liệu tham khảo)

[1] Martínez, Fernando, Luis Carlos Herrero, and Santiago De Pablo. "Project-based

learning and rubrics in the teaching of power supplies and photovoltaic electricity."

IEEE Transactions on Education 54.1 (2011): 87-96.

[2] Zhang, Zhe, Claus Thorp Hansen, and Michael AE Andersen. "Teaching power

electronics with a design-oriented, project-based learning method at the Technical

University of Denmark." IEEE Transactions on Education 59.1 (2016): 32-38.

[3] Sababha, Belal H., et al. "Project-Based Learning to Enhance Teaching Embedded

Systems." Eurasia Journal of Mathematics, Science & Technology Education 12.9

(2016): 2311-2321.

5. Thông tin về học phần a. Mục tiêu học phần

Sau khi học môn học này, sinh viên có khả năng:

- Hình thành ý tưởng, phân tích và lập luận kỹ thuật để giải quyết bài toán xác định

thông số thiết kế các mạch điện tử tương tự, mạch số ứng dụng trong công nghiệp.

- Có kiến thức chuyên sâu trong tính toán và lựa chọn phương án thiết kế; có kỹ năng

lắp ráp, cân chỉnh mạch theo phương án thiết kế.

b. Mô tả vắn tắt học phần

Môn học cung cấp các nội dung kiến thức và kỹ năng cần thiết để hoàn thiện một đề tài,

dự án kỹ thuật gồm kỹ năng thiết kế mạch ứng dụng đáp ứng các yêu cầu về tối ưu năng

lượng, hoạt động ổn định, bảo vệ quá tải, quá dòng; kỹ năng nhận dạng, đo kiểm tra và

thi công dự án kỹ thuật; kỹ năng trình bày và viết báo cáo kỹ thuật.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Mạch điện tử (2102575) (A)

Page 323: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

317

d. Yêu cầu khác

- Tham dự đầy đủ giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận dưới sự hướng

dẫn và điều khiển của giảng viên theo quy chế (không nghỉ quá 20% số tiết).

6. Chuẩn đầu ra của học phần Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Xác định đầu vào/ra bài toán thiết kế với các ràng buộc về tiêu chuẩn

ngành, hiệu quả sử dụng, an toàn về môi trường và con người. d1

2 Thiết kế sơ đồ khối/sơ đồ nguyên lý mạch d2

3 Xây dựng và thực hiện các bước thực nghiệm tối ưu. d3

4 Có khả sử dụng các phần mềm để phân tích, tính toán, mô phỏng các

mạch điện tử a2

5 Có khả năng lắp ráp, cân chỉnh các board mạch điện tử theo qui trình a4

6 Mô tả, xác định được các vấn đề chính trong công việc kỹ thuật f1

7 Phân tích được các giải pháp trong khi giải quyết các vấn đề kỹ thuật f2

8 Có khả năng sử dụng các thiết bị, công cụ đo kiểm hiện đại trong lĩnh

vực điện tử c1

9 Có khả năng thực hiện các phép đo lường phân tích và xử lý số liệu

trong lĩnh vực điện tử c2

10 Có kỹ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm e1

11 Có kỹ năng nói và truyền đạt thông tin hiệu quả g1

12 Có kỹ năng soạn thảo văn bản và trình bày báo cáo theo dạng thức, cấu

trúc logic, sử dụng các công cụ đồ họa để minh họa g2

Ma trận tích hợp chuẩn đầu ra:

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

4 x

5 x

6 x

7 x

8 x

9 x

10 x

11 x

12 x

Page 324: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

318

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số

tiết CLOs

Phương pháp

giảng dạy

1 Thiết kế mạch nguyên lý, mô phỏng kiểm chứng 20 1-4 PBL

2 Vẽ PCB, gia công board mạch in 10 1-4 PBL

3 Lắp ráp và cân chỉnh mạch 20 5-9 PBL

4 Báo cáo kết quả thực hiện 10 10-12 S, D

Ghi chú: S: Seminar D: Discussion PBL: Project based learning

7.1. Nội dung các dự án: Chọn 1 đến 2 đề tài trong các nội dung sau.

1. Thiết kế mạch điều khiển thang máy: Mạch điện tử mô phỏng hệ thống điều

khiển thang máy 9 tầng. Số tầng thang máy di chuyển được hiển thị trên led 7

thanh. Trong mạch có các nút bấm để lựa chọn vị trí tầng muốn lên và muốn

xuống.

2. Thiết kế mạch đồng hồ hẹn giờ: Mạch đồng hồ có chức năng hiển thị, cài đặt giờ

và ghi nhớ được thời gian nếu mất điện. Thời gian được hiển thị trên Led 7

thanh.

3. Thiết kế mạch ghi âm điện thoại: Mạch điện tử mô phỏng hệ thống ghi âm điện

thoại bàn. Trong đó chia phần cứng làm 3 phần chính: mạch nhận biết tín hiệu

chuông gọi đến, mạch phát tiếng định sẵn và mạch ghi âm và đóng ngắt khi kết

thúc

4. Thiết kế mạch la bàn số: Mạch la bàn số dùng để xác định phương hướng của

trái đất. La bàn số sử dụng cảm biến từ trường trái đất KMZ52 và 8 led đơn để

hiển thị 8 hướng: Bắc, Đông Bắc, Đông, Đông Nam, Nam, Tây Nam, Tây, Tây

Bắc.

5. Thiết kế ứng dụng “Charge your phone while walking”.

7.2. Yêu cầu của dự án

1. Thiết kế mạch nguyên lý, mô phỏng kiểm chứng.

2. Vẽ PCB, gia công board mạch in.

3. Lắp ráp và cân chỉnh mạch.

4. Báo cáo kết quả thực hiện.

8. Phương pháp đánh giá

a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Báo cáo thực hành (Lab Report) 100

2 Báo cáo thực hành (Lab Report) 100

3 Báo cáo thực hành (Lab Report) 100

4 Kỹ năng thực hành (Lab Skills) 100

5 Kỹ năng thực hành (Lab Skills) 100

6 Kỹ năng thực hành (Lab Skills) 100

Page 325: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

319

7 Kỹ năng thực hành (Lab Skills) 100

8 Kỹ năng thực hành (Lab Skills) 100

9 Kỹ năng thực hành (Lab Skills) 100

10 Quan sát (Observation) 100

11 Thuyết trình (Presentation) 100

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Thực hành Đánh giá qua dự án (Lab report, Lab skills) 60

Quan sát, thuyết trình 20

Quyển báo cáo 20

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn: TS. Nguyễn Ngọc Sơn

Trưởng bộ môn: TS. Nguyễn Thế Kỳ Sương

Page 326: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

320

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: CƠ SỞ KỸ THUẬT TỰ ĐỘNG (2102480)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 3 Lý thuyết: 3 Thực hành: 0 Tự học: 6

3. Giảng viên phụ trách

TS. Mai Thăng Long

TS. Nguyễn Tấn Lũy

TS. Nguyễn Ngọc Sơn

TS. Trần Hữu Toàn

ThS. Huỳnh Minh Ngọc

4. Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên)

[1] Nguyễn Thị Phương Hà - Huỳnh Thái Hoàng, “Lý thuyết điều khiển tự động” Đại

Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.

[2] Nguyễn Thị Phương Hà - Huỳnh Thái Hoàng, “Lý thuyết điều khiển tự động” Đại

Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.

Tài liệu tham khảo (liệt kê tối đa 3 tài liệu tham khảo)

[1] Trần Sum, “Lý thuyết điều khiển tự động,” Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP HCM

[2] Benjamin C. Kuo, “ Automatic Control Systems,”, Prentice-Hall International

Editions, Seventh Edition 1995.

[3] John Van De Vegte, “Feedback Control Systems,”, Prentice-Hall 1991.

5. Thông tin về học phần a. Mục tiêu học phần

Sau khi kết thúc học phần, sinh viên cần đạt được các yêu cầu sau:

- Phân tích được cấu trúc các thành phần của một hệ thống điều khiển tự động.

- Phân biệt và chuyển đổi thành thạo giữa phương trình vi phân (mô hình toán), hàm

truyền, và phương trình trạng thái cho đối tượng điều khiển.

- Phân tích được tính ổn định hệ thống tuyến tính liên tục.

- Hiểu và phân tích được chất lượng của hệ thống điều khiển.

- Thiết kế được các bộ điều khiển cổ điển cho các hệ thống tuyến tính liên tục: bộ điều

khiển sớm trễ pha, bộ điều khiển PID, và bộ điều khiển hồi tiếp trạng thái.

b. Mô tả vắn tắt học phần

Môn học cơ sở tự động là một nhánh liên ngành của kỹ thuật điều khiển và toán học,

liên quan đến phân tích và thiết kế hệ thống điều khiển liên tục và rời rạc. Môn học trang bị

các kiến thức cơ sở về mô tả toán học hệ điều khiển, từ đó có thể phân tích tính ổn định và

chất lượng điều khiển. Khi một hoặc nhiều biến đầu ra của hệ thống cần tuân theo một giá

trị đặt trước theo thời gian, kĩ thuật thiết kế một bộ điều khiển cổ điển cũng được trang bị

để đạt được hiệu quả mong muốn trên đầu ra hệ thống.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C): Lý thuyết mạch (2102513)(A)

Page 327: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

321

d. Yêu cầu khác: Không

6. Chuẩn đầu ra của học phần Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Phát thảo và trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động các hệ

thống điều khiển tự động a1

2 Sử dụng cơ bản các công cụ tính toán phương trình vi phân, hàm

truyền, phương trình trạng thái trong điều khiển b1

3 Xác định được đầu vào – đầu ra bài toán thiết kế bộ điều khiển d1

4 Thiết kế được (Sơ đồ khối và biểu thức toán) các bộ điều khiển cổ

điển cơ bản cho các hệ thống liên tục và rời rạc. d2

5 Phân tích được tính ổn định và chất lượng của một hệ thống điều

khiển tuyến tính liên tục d3

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số

tiết CLOs

Phương pháp

giảng dạy

1

Chương 1: Đại cương về hệ thống điều khiển tự động

1.1. Khái niệm điều khiển

1.2. Các nguyên tắc điều khiển

1.3. Phân loại điều khiển

1.4. Lịch sử phát triển lý thuyết điều khiển

1.5. Một số ví dụ về các phần tử và hệ thống tự động

5 1 L

2

Chương 2: Cơ sở toán học để phân tích và thiết kế hệ

thống điều khiển liên tục

2.1. Khái niệm mô hình toán

2.2. Mô hình toán một số đối tượng tuyến tính

thường gặp

2.3. Hàm truyền đạt và đại số sơ đồ khối

2.4. Phương pháp không gian trạng thái

2.5. Chuyển đổi giữa các phương pháp biểu diễn

10 1, 2 L, D, Q

3

Chương 3: Khảo sát tính ổn định của hệ thống

3.1. Khái niệm về ổn định

3.2. Tiêu chuẩn ổn định đại số

3.3. Phương pháp qũy đạo nghiệm số

10 2, 3 L, D, Q

4

Chương 4: Đánh giá chất lượng của hệ thống điều

khiển

4.1. Các tiêu chuẩn chất lượng

4.2. Sai số xác lập

5 2, 3 L, D, Q

Page 328: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

322

4.3. Đáp ứng quá độ

4.4. Các tiêu chuẩn tối ưu hóa đáp ứng quá độ

4.5. Đánh giá chất lượng quá trình quá độ theo đặc

tính tần số của hệ thống

5

Chương 5: Thiết kế hệ thống điều khiển liên tục

5.1. Khái niệm

5.2. Ảnh hưởng của bộ điều khiển đến chất lượng

của hệ thống

5.3. Thiết kế hệ thống dùng quỹ đạo nghiệm số

5.4. Thiết kế hệ thống dùng biểu đồ Bode

5.5. Thiết kế bộ điều khiển PID

5.6. Thiết kế hệ thống điều khiển hồi tiếp trạng thái

10 4 S, D, Q

6

Chương 6: Phân tích và thiết kế hệ thống điều khiển

rời rạc.

6.1. Hệ thống điều khiển rời rạc và phép biến đổi Z

6.2. Hàm truyền của các khâu hiệu chỉnh rời rạc

6.3. Điều kiện ổn định của hệ rời rạc

6.4. Chất lượng hệ thống rời rạc

6.5. Thiết kế bộ điều khiển hồi tiếp trạng thái hệ rời

rạc

6.6. Thiết kế bộ điều khiển PID hệ rời rạc

5 4 L, D, Q

Ghi chú: L – Lecture D – Disscuss Q - Question S -

Seminar

8. Phương pháp đánh giá a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1, 2

Bài tập ở nhà 5

Tiểu luận 15

Giữa kỳ (tự luận) 30

2, 3, 4

Báo cáo bài tập 5

Tiểu luận 15

Giữa kỳ (tự luận) 30

Cuối kỳ (tự luận) 50

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Lý thuyết Đánh giá thường xuyên 20

- Tiểu luận 15

Page 329: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

323

- Bài tập ở nhà 5

Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn: TS. Trần Hữu Toàn

Trưởng bộ môn: TS. Nguyễn Ngọc Sơn

Page 330: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

324

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: XỬ LÝ ẢNH (2101440)

2. Số tín chỉ

Tổng số tín chỉ: 4 Lý thuyết: 3 Thực hành: 1 Tự học: 8

3. Giảng viên phụ trách

ThS Võ Quang Hoàng Khang

4. Tài liệu học tập

Sách, giáo trình chính (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên)

[1] Milan Sonka, Vaclav Hlavac, Roger Boyle, 2015. Image Processing, Analysis, and

Machine Vision, Thomsom [100273187]

Tài liệu tham khảo (liệt kê tối đa 3 tài liệu tham khảo)

[1] Digital image processing algorithms and applications / I. Pitas. - New York : Wiley,

2000 [100273181]

5. Thông tin về học phần

a. Mục tiêu học phần

Khi hoàn thành môn học, người học có khả năng:

- Trình bày được những khái niệm cơ bản và lợi ích của xử lý ảnh số.

- Trình bày được các nền tảng cơ bản trong xử lý ảnh số

- Vận dụng được các cấu trúc dữ liệu trong biểu diễn ảnh số

- Vận dụng được một số kỹ thuật cho tiền xử lý ảnh.

- Vận dụng được các kỹ thuật để phân đoạn và biểu diễn hình ảnh.

- Hiện thực được các thuật toán bằng ngôn ngữ lập trình.

b. Mô tả vắn tắt học phần

Sau khi học xong học phần, sinh viên có nền tảng liên quan đến các nguyên lý, các công

cụ, các kỹ thuật cũng như các thuật giải về xử lý ảnh số. Qua đó, sinh viên có khả năng

tổ chức cấu trúc dữ liệu lưu trữ ảnh, tiền xử lý ảnh, phân đoạn hình ảnh và biểu diễn đối

tượng hình ảnh. Đồng thời sinh viên vận dụng được các công cụ, phần mềm ứng dụng

trong xử lý ảnh để giải quyết các vấn đề thực tế.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Nhập môn Lập trình (2101622) (A)

d. Yêu cầu khác: Không

Page 331: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

325

6. Chuẩn đầu ra của học phần Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Giải thích được các khái niệm cơ bản trong xử lý ảnh a1

2 Sử dụng được các hàm trong thư viện hổ trợ để thực hiện các giải thuật

trong xử lý ảnh

a2

3 Thiết kế, hiện thực được các thuật toán trong xử lý ảnh để giải quyết

một vấn đề thực tế

d2

Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của môn học và chuẩn đầu ra của chương trình đào

tạo:

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết

LT/TH CLOs

Phương pháp

giảng dạy

1

Chương 1: Giới thiệu về xử lý ảnh số

1.1 Các khái niệm cơ bản

1.2 Các ứng dụng tiêu biểu của xử lý ảnh

3 1

Thuyết giảng

Thảo luận

2

Chương 2: Cơ bản về xử lý ảnh số

2.1. Số hóa ảnh

2.2. Các đặc tính liên quan ảnh số

2.3. Ảnh màu

6/3 2

Thuyết giảng

Thảo luận

Thực hành

3

Chương 3: Cơ sở toán

3.1. Giới thiệu

3.2. Các biến đổi tích phân tuyến tính

6/3 2

Thuyết giảng

Thảo luận

Thực hành

4

Chương 4: Các cấu trúc dữ liệu

4.1. Các mức biểu diễn dữ liệu hình ảnh

4.2. Các cấu trúc dữ liệu truyền thống

4.3. Các cấu trúc dữ liệu phân cấp

3/3 2

Thuyết giảng

Thảo luận

Thực hành

5

Chương 5: Tiền xử lý ảnh

5.1. Các biến đổi trên mức xám

5.2. Biến đổi trên hình học

5.3. Tiền xử lý sử dụng dữ liệu cục bộ

5.4. Biến đổi Fourier

9/6 2, 3

Thuyết giảng

Thảo luận

Thực hành

Page 332: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

326

6

Chương 6: Phân đoạn ảnh

6.1. Phân đoạn dựa trên ngưỡng

6.2. Phân đoạn dựa trên cạnh

6.3. Phân đoạn dựa trên vùng

12/9 2, 3

Thuyết giảng

Thảo luận

Thực hành

7

Chương 7: Biểu diễn và mô tà hình dạng

7.1. Xác định vùng

7.2. Biểu diễn vùng

7.3. Biểu diễn biên

7.4. Biến đổi khoảng cách và xương ảnh

6/6 2, 3

Thuyết giảng

Thảo luận

Thực hành

8. Phương pháp đánh giá a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Bài tập ở nhà 1 20

Bài kiểm tra thường xuyên / Trắc nghiệm khách quan 1 15

Giữa kỳ (tự luận) 35

Cuối kỳ (tự luận) 30

2 Bài tập ở nhà 2 5

Bài kiểm tra thường xuyên / Trắc nghiệm khách quan 2 15

Giữa kỳ (tự luận) 50

Cuối kỳ (tự luận) 30

Bài tập ở nhà 3 10

3 Lab Skills 20

Lab Results 10

Lab Report 10

Cuối kỳ (tự luận) 30

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng

%

Lý thuyết

(Chọn 1 trong 2

cách đánh giá

thường xuyên)

Đánh giá thường xuyên (cách 1) 20

- Bài kiểm tra thường xuyên / Trắc nghiệm khách quan 5

- Bài tập ở nhà 5

- Báo cáo trên lớp 5

- Hoạt động khác 5

Đánh giá thường xuyên (cách 2) 20

Page 333: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

327

- Project 15

- Hoạt động khác 5

Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

Thực hành Chuẩn bị bài 10

Kỹ năng thực hành 20

Báo cáo thực hành 20

Đồ án 30

Báo cáo nhóm 20

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: ngày tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn: ThS Võ Quang Hoàng Khang

Trưởng bộ môn: ThS Hồ Đắc Quán

Page 334: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

328

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: Định tuyến và chuyển mạch (2102452)

2. Số tín chỉ:

Tổng số tín chỉ: 2 Lý thuyết: 0 Thực hành: 2 Tự học: 4

3. Giảng viên phụ trách

Học hàm, học vị, tên các giảng viên phụ trách

STT Họ và tên Vai trò

1 Ths. Nguyễn Thanh Đăng Phụ trách chính

2 Ths. Trần Ngọc Anh Tham gia

3 Ths. Đinh Quang Tuyến Tham gia

4. Tài liệu học tập

Sách, giáo trình chính (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên)

[1]. Tài liệu CCNA MasterIT Lab - masterico.

Tài liệu tham khảo:

[1]. Introducing Routing and Switching in the Enterprise CCNA Discovery Learning Guide, Allan Reid, Cisco Press, 2008

5. Thông tin về môn học

a. Mô tả/mục tiêu môn học

Sau khi học môn học này, sinh viên có khả năng:

- Nắm vững được nguyên lý hoạt động của các thiết bị mạng quan trọng như router, switch

- Cấu hình được các thiết bị mạng như router, switch. - Thực hiện được việc thiết lập các chế độ bảo mật cho hệ thống mạng nội bộ, liên

mạng. b. Môn học trước/Môn song hành

Môn học trước: Mạng và truyền dữ liệu

c. Yêu cầu khác………………………………………………………………………

6. Chuẩn đầu ra của môn học

a. Chuẩn đầu ra của môn học.

Khi hoàn thành môn học, người học có khả năng:

Ký hiệu Tên chuẩn đầu ra môn học PI

CDRMH1

Có khả năng kết nối và cấu hình được Router thực hiện định tuyến, Switch thực hiện chia VLAN, định tuyến giữa các VLAN, định tuyến liên mạng, NAT và ACL, trên phần mềm mô phỏng packet tracer

a.2

Page 335: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

329

CDRMH2 Có khả năng nhận dạng được các sự cố Routing, VLAN, NAT, ACL

f1

CDRMH3 Có khả năng phân tích được được các sự cố Routing, VLAN, NAT, ACL

f2

CDRMH4 Có khả năng sửa chữa được các được các sự cố Routing, VLAN, NAT, ACL

f3

b. Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của môn học và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.

a b c d e f g h i j

CDRMH1 X

CDRMH2 X

CDRMH3 X

CDRMH4 X

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội Dung Thời gian Phương pháp

giảng dạy CLOs

1

Bài 1: Tổng quan

1.1. OSI model

1.2. Các thành phần phần cứng của hệ thống mạng

1.3. Cấu trúc địc chỉ IP

1.4. Cable

1.5. Switch

1.6. Router

1.7. Cấu trúc mạng LAN, WAN

1.8. Bài tập

Tuần 1 L, Si, O 1

2

Bài 2: Các lệnh cơ bản Router

2.1. Các lệnh cisco cơ bản

2.2. Telnet

2.3. Backup và restore

2.4. Nhận dạn và xử lý sự cố về các lệnh router

2.5. Bài tập

Tuần 2

L, Si, O, P, PS, Q

1

3 Bài 3: Định tuyến tĩnh & động

3.1. Định tuyến tĩnh Tuần 3+4+5

L, Si, O, P, PS, Q

1,2,3,4

Page 336: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

330

3.2. Định tuyến động RIP

3.3. Định tuyến động EIGRP

3.4. Định tuyến động OSPF

3.5. Nhận dạng và xử lý sự cố Routing, RIP, EIGRP, OSPF

3.5. Bài tập

4 Bài 4: Kiểm tra 1 Tuần 6 WA, Q 1,2,3,4

5

Bài 5: VLAN

5.1. Chia VLAN

5.2. VTP (Vlan trunking Protocol)

5.3. Nhận dạng và xử lý sự cố VLAN

5.4. Bài tập

Tuần 7+8

L, Si, O, P, PS, Q

1,2,3,4

6

Bài 6: Liên kết VLAN

6.1. SUB interface

6.2. Liên kết VLAN

6.3. Nhận dạng và xử lý sự cố lien kết VLAN

6.3. Bài tập

Tuần 9

L, Si, O, P, PS, Q 1,2,3,4

7

Bài 7: NAT

7.1. Static NAT

7.2. Dynamic NAT

7.3. PAT (NAT overload)

7.4. Nhận dạng và xử lý sự cố NAT, PAT

7.5. Bài tập

Tuần 10

L, Si, O, P, PS, Q 1,2,3,4

8

Bài 8: Access List

8.1. Standard access list

8.2. Extended access list

8.3. Nhận dạng và xử lý sự cố ACL

8.4. Bài tập

Tuần 11

L, Si, O, P, PS, Q 1,2,3,4

9 Bài 9: Kiểm tra 2 Tuần 12 WA, Q 1,2,3,4

L: Lecture PS: Problem Solving WA: Work Assignment

Si: Simulations Q: Questions/ Inquiry O: Observation

8. Phương pháp đánh giá

Page 337: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

331

a. Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của môn học, chuẩn đầu ra của chương trình, và phương pháp đánh giá

Chuẩn đầu ra của môn học (CLOs)

Phương pháp đánh giá và tỷ trọng (%)) Chuẩn đầu ra

của chương trình (ELOs) Phương pháp đánh

giá Tỷ

trọng %

CDRMH1. Cấu hình được Router hiện định tuyến, Switch thực hiện chia VLAN, định tuyến giữa các VLAN, định tuyến liên mạng, NAT và ACL, trên phần mềm mô phỏng packet tracer

Kiểm tra 1, 2

(L, O, Q) 25 a.1

CDRMH2. Có khả năng nhận dạng được các sự cố Routing, VLAN, NAT, ACL

Lab 25 f1

CDRMH3. Có khả năng phân tích được được các sự cố Routing, VLAN, NAT, ACL

Lab 25 f2

CDRMH4. Có khả năng sửa chữa được các được các sự cố Routing, VLAN, NAT, ACL

Lab 25 f3

MCQ L: Lab Q: Short answer test/Q O: Observation

b. Đánh giá môn học

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng, %

Thực hành

Đánh giá thường xuyên 25

Bài tập trên lớp 25

Kiểm tra 1 25

Kiểm tra 2 25

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ. Ngày biên soạn: tháng năm 2018 Giảng viên biên soạn: Ths. Nguyễn Thanh Đăng Trưởng bộ môn: TS. Ong Mẫu Dũng

Page 338: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

332

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: THỰC HÀNH MẠNG MÁY TÍNH (2102589)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 2 Lý thuyết: 0 Thực hành: 2 Tự học: 4

3. Giảng viên phụ trách Ths. Trần Ngọc Anh

Ths. Nguyễn Thanh Đăng

4. Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên)

[1] Tài liệu CCNA MasterIT Lab - masterico

[2] Bài giảng Thực hành mạng máy tính, ĐH Công nghiệp Tp. HCM.

Tài liệu tham khảo (liệt kê tối đa 3 tài liệu tham khảo)

[1] Introducing Routing and Switching in the Enterprise CCNA Discovery Learning

Guide, Allan Reid, Cisco Press, 2008

[2] Designing & Implementting Microsoft Windows2000 Network Infrastructure,

Microsoft Training and Certification, 05/2011.

[3] Training Guide Installing And Configuring Windows Server 2012 R2 - 70-410

Microsoft Training and Certification, 08/2015.

5. Thông tin về học phần a. Mục tiêu học phần

- Sau khi hoàn tất học phần sinh viên có thể thực hiện quá trình cài đặt cơ bản và quản

trị các bộ phận mạng.

- Cấu hình được các thiết bị mạng như Router, Switch

b. Mô tả vắn tắt học phần

Môn học này bao quát về quá trình cài đặt, quản trị phần cứng mạng và phần mềm của

hệ điều hành mạng. Nội dung bao gồm việc cài đặt quản trị một hệ thống mạng nội bộ

phục vụ cho nhu cầu thông tin liên lạc trong các công ty, trường học.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Mạng máy tính (2101435) (A)

d. Yêu cầu khác: Không.

6. Chuẩn đầu ra của học phần Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Có khả năng tạo được Active Directory, User, Group, Cấu hình được các

dịch vụ mạng NTFS Permission, Share Folder, Printer, Group Policy trên

nền tảng Windows Server.Có khả năng kết nối và cấu hình được Router

thực hiện định tuyến, Switch thực hiện chia VLAN, định tuyến giữa các

VLAN, ACL, trên phần mềm mô phỏng packet tracer

a1

2 Có khả năng nhận dạng được các sự cố Routing, VLAN, NAT, ACL f1

3 Có khả năng phân tích được được các sự cố Routing, VLAN, NAT, ACL f2

Page 339: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

333

4 Có khả năng sửa chữa được các được các sự cố Routing, VLAN, NAT,

ACL f3

Ma trận tích hợp chuẩn đầu ra:

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

4 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội Dung Số

tiết CLOs

Phương

pháp giảng

dạy

1

Chương1 : Xây dựng DNS và Active Directory

1.1. Chuẩn bị máy server/client.

1.2. Đặt địa chỉ IP.

1.3. Xây dựng DNS

1.3. Xây dựng Active Directory.

1.4. Gia nhập domain từ máy con.

1.5. Bài tập

10 1 L, Si, O

2

Chương 2: User, Group

2.1. Tạo tài khoản người dùng

2.2. Các thuộc tính của tài khoản người dùng

2.3. Tạo một tài khoản nhóm.

2.4. Phân loại nhóm.

2.5 Công dụng các nhóm build-in

2.6. Bài tập

5 1

L, Si, O, P,

PS, Q

3

Chương 3: Share Folder, NTFS Permission, Printer

3.1. Quyền truy cập NTFS.

3.2. Kế thừa và thay thế quyền của đối tượng con

3.3. Thay đổi quyền khi di chuyển thư mục và tập tin

3.4. Chia sẻ thư mục.

3.5. Chỉ định phân quyền thư mục với tài khoản user

và group

3.6. Kết nối với thư mục chia sẻ.

3.7. DFS

3.8. Lập cấu hình Print server cho thiết bị in.

3.9. Cài đặt máy in cho máy khách và quản lí máy in

3.10. Bài tập

5 1,2,3,4

L, Si, O, P,

PS, Q

Page 340: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

334

4

Chương4 : OU, Group Policy

4.1. Tạo và quản lý OU

4.2. Group Policy.

4.3. Deploy Software.

4.4. Folder redirection.

4.5. Logon/off script

4.6. Bài tập

Kiểm tra 1 (Thời gian: 5 tiết)

10 1,2,3,4

L, Si, O, P,

PS, WA, Q

5

Bài 5: Chương 5: Các lệnh cơ bản Router

5.1. Các lệnh cisco cơ bản

5.2. Telnet

5.3. Backup và restore

5.4. Nhận dạn và xử lý sự cố về các lệnh router

5.5. Bài tập

5 1,2,3,4

L, Si, O, P,

PS, Q

6

Chương: 6: Định tuyến tĩnh & động

6.1. Định tuyến tĩnh

6.2. Định tuyến động RIP

6.3. Định tuyến động EIGRP

6.4. Định tuyến động OSPF

6.5. Nhận dạng và xử lý sự cố Routing, RIP, EIGRP,

OSPF

6.6. Bài tập

10 1,2,3,4

L, Si, O, P,

PS, Q

7

Chương 7: VLAN

7.1. Chia VLAN

7.2. VTP (Vlan trunking Protocol)

7.3. SUB interface

7.4. Liên kết VLAN

7.5. Nhận dạng và xử lý sự cố VLAN

7.6. Bài tập

5 1,2,3,4

L, Si, O, P,

PS, Q

8

Chương8: ACL

8.1. Standard access list

8.2. Extended access list

8.3. Nhận dạng và xử lý sự cố ACL

8.4. Bài tập

Kiểm tra 2 (Thời gian: 5 tiết)

10 1,2,3,4

L, Si, O, P,

PS, WA, Q

L: Lecture M: Models Q: Questions/ Inquiry

Si: Simulations Ex: Experiment PS: Problem Solving

8. Phương pháp đánh giá a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

Page 341: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

335

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Kiểm tra 1, 2 (L, O, Q) 100

2 Thực hành trên Lab 100

3 Thực hành trên Lab 100

4 Thực hành trên Lab 100

LS: Lab skills Q: Short answer test/Q O: Observation WR: Written report

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Thực hành Đánh giá thường xuyên 25

Bài tập trên lớp 25

Kiểm tra 1 25

Kiểm tra 2 25

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn:

ThS. Nguyễn Thanh Đăng

Trưởng bộ môn:

Page 342: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

336

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: THỰC TẬP ĐIỆN TỬ NÂNG CAO (2102574)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: Lý thuyết: 0 Thực hành: 2 Tự học: 2

3. Giảng viên phụ trách Học hàm, học vị, tên các giảng viên phụ trách:

1. ThS. Nguyễn Thanh Khiết

2. TS. Nguyễn Thế Kỳ Sương

3. ThS. Trần Thanh Tịnh

4. ThS. Nguyễn Văn Cường

5. ThS. Vũ Tuấn Anh

6. TS. Hà Thị Đẹp

4. Tài liệu học tập

Sách, giáo trình chính:

[2]. Tài liệu hướng dẫn Thực tập điện tử nâng cao, Lưu hành nội bộ, Đại học Công

nghiệp Tp.HCM, 2017.

Tài liệu tham khảo:

[1]. Donald L. Schilling & Charles Belove, Electronic Circuits: Discrete and

Integrated, McGraw-Hill, 1998

[2]. Floyd, Thomas L, Electronic devices : conventional current version, Prentice Hall,

2012.

[3]. Robert Boylestad, Louis Nashelsky, Electronic Devices and Circuit Theory,

Prentice Hall, 2008.

5. Thông tin về học phần a. Mục tiêu học phần: Sau khi học môn học này, sinh viên có khả năng:

- Phân tích, chẩn đoán lỗi, sửa chữa các mạch điện tử ứng dụng.

- Vẽ mạch in (PCB) theo tiêu chuẩn công nghiệp.

- Thiết kế và thi công mạch điện tử ứng dụng phức tạp.

b. Mô tả vắn tắt học phần: Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng

như phân tích, chẩn đoán lỗi, sửa chữa, thiết kế, thi công các mạch điện tử ứng dụng

phức tạp.

c. Học phần học trước: Mạch điện tử (2102575) (A)

d. Yêu cầu khác: không.

6. Chuẩn đầu ra của học phần Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần PI

1 Có khả sử dụng các phần mềm để phân tích, tính toán, mô phỏng các

mạch điện tử a2

Page 343: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

337

2 Có khả năng lắp ráp, cân chỉnh các board mạch điện tử theo qui trình a4

3 Có khả năng sử dụng các thiết bị, công cụ đo kiểm hiện đại trong lĩnh vực

điện tử c1

4 Có khả năng thực hiện các phép đo lường phân tích và xử lý số liệu trong

lĩnh vực điện tử c2

5 Có khả năng vận dụng tiêu chuẩn an toàn & vệ sinh lao động trong môi

trường làm việc ngành điện tử a5

Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của học phần và chuẩn đầu ra của chương trình đào

tạo:

CLOs a b c d e f g h i j k

1 x

2 x x

3

4 x

5 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số

tiết CLOs

Phương pháp

giảng dạy

1

Bài 1. Thiết kế mạch in

1.1. Giới thiệu

1.1.1. Nội quy phòng thí nghiệm

1.1.2. Giới thiệu dụng cụ phòng thí nghiệm

1.1.3. Giới thiệu các phần mềm thiết kế mạch

1.2. Các tiêu chuẩn thiết kế mạch in trong công

nghiệp

1.3. Thực hành thiết kế mạch in dùng công cụ

Altium Design

5 a2 L, P

2

Bài 2. Mạch khuếch đại dùng transistor

2.1. Giới thiệu

2.2. Nguyên lý, thiết kế, đo kiểm

2.2.1. Mạch khuếch đại dùng BJT

2.2.2. Mạch khuếch đại dùng FET

2.2.3. Mạch ghép liên tầng

2.2.4. Mạch khuếch đại đẩy-kéo

2.3. Thi công mạch ứng dụng

25

a2,a4,

c1, c2,

a5

D, Si, P

3

Bài 3. Mạch ứng dụng dùng op-amp

3.1. Giới thiệu

3.2. Nguyên lý, thiết kế, đo kiểm

15

a2,a4,

c1, c2,

a5

D, Si, P

Page 344: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

338

3.2.1. Mạch khuếch đại đảo

3.2.2. Mạch khuếch đại không đảo

3.2.3. Mạch khuếch đại cộng, trừ

3.2.4. Mạch vi, tích phân

3.3. Thi công mạch ứng dụng

4

Bài 4. Mạch dao động

4.1. Giới thiệu

4.2. Nguyên lý, thiết kế, đo kiểm

4.2.1. Mạch dao động tạo sóng sin

4.2.2. Mạch dao động đa hài

4.3. Thi công mạch ứng dụng

10

a2,a4,

c1, c2,

a5

D, Si, P

5

Chương 5. Mạch điều chế AM-FM

5.1. Giới thiệu

5.2. Nguyên lý, thiết kế, đo kiểm

4.2.3. Mạch điều chế AM

4.2.4. Mạch điều chế FM

5.3. Thi công mạch ứng dụng

5 a2, a5 D, Si, P

Ghi chú: L: Lecture D: Discussion Si: Simulation O: Observation P: Practices

8. Phương pháp đánh giá a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Chuẩn bị bài 100

2 Kỹ năng thực hành (Lab skills) 50

Báo cáo thực hành (Lab report) 50

3 Kỹ năng thực hành (Lab skills) 50

Báo cáo thực hành (Lab report) 50

4 Kỹ năng thực hành (Lab skills) 50

Báo cáo thực hành (Lab report) 50

5 Kỹ năng thực hành (Lab skills) 100

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Thực hành Chuẩn bị bài 20

Kỹ năng thực hành (Lab skills) 60

Báo cáo thực hành (Lab report) 20

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Page 345: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

339

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn:

ThS. Nguyễn Thanh Khiết

Trưởng bộ môn:

TS. Nguyễn Thế Kỳ Sương

Page 346: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

340

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: THÍ NGHIỆM XỬ LÝ SỐ TÍN HIỆU (2102424)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 2 Lý thuyết: 0 Thực hành: 2 Tự học: 4

3. Giảng viên phụ trách ThS. Đào Thị Thu Thủy

ThS. Lê Văn Hùng

ThS. Nguyễn Tiến Tùng

TS. Nguyễn Tấn Lộc

4. Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên)

[1] Rulph Chassaing, DSP Applications Using C and the TMS320C6x DSK, 2002, John

Wiley & Sons, Inc 3.

[2] Vinay K. Ingle, John G. Proakis, Digital Signal Processing Using MATLAB Third

Edition, 2012, Northeastern University, Cengage Learnin, Stamford USA

Tài liệu tham khảo (liệt kê tối đa 3 tài liệu tham khảo)

[1] Lê Tiến Thường, Xử lí số tín hiệu, NXB Đại học Quốc gia, 2001.

[2] TMS320C6416/C6713 DSK Workshop, Texas Instrument.

[3] S J.Orfanidis, Introduction to Signal Processing, Prentice –Hall Publisher 1996,

ISBN 0-13-209172-0

[4] Software: MATLAB PACKAGE and DSP Toolbox, Communications toolbox,

Wavelets toolbox, Mathworks-Version, TI Code Composer Studio

[5] Li Tan, Digital Signal Processing 2nd Edition Fundamentals and

Applications,ISBN: 978-0-12-415893

5. Thông tin về học phần a. Mục tiêu học phần

Sau khi học môn học này, sinh viên có khả năng:

- Giải thích và mô phỏng các kỹ thuật lấy mẫu lượng tử trên Matlab, có thể thiết kế và

phân tích bộ lọc FIR/IIR sử dụng công cụ FDA tool của Matlab

- Thực hiện các kỹ thuật xử lý số cơ bản như: thuật toán tạo sóng sin, phân tích tín hiệu

trong miền thời gian và tần số. Xử lý âm thanh, thiết kế và áp dụng các bộ lọc FIR/IIR

trong xử lý tín hiệu âm thanh, thuật toán DFT/FFT trên Kit DSP sử dụng phần mềm

CCS.

b. Mô tả vắn tắt học phần

Môn học thí nghiệm xử lý số tín hiệu là môn cơ sở ngành điện tử viễn thông, thông qua

môn học sinh viên nắm bắt được một số chức năng và vai trò cơ bản của các thiết bị

DSP trong lĩnh vực điện tử.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Xử lý tín hiệu số (2102622) (A)

Page 347: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

341

d. Yêu cầu khác

- Không

6. Chuẩn đầu ra của học phần Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Sử dụng các phần mềm phân tích, tính toán, mô phỏng trong lĩnh vực

xử lý tín hiệu số

a2

2 Vận dụng tiêu chuẩn an toàn lao động trong môi trường làm việc

ngành điện tử truyền thông

a5

3 Xây dựng và thực hiện các bước thực nghiệm tối ưu d3

Ma trận tích hợp chuẩn đầu ra:

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số

tiết CLOs

Phương pháp

giảng dạy

1

Bài 1: Làm quen Matlab và ứng dụng trong DSP

1.1. Cài đặt matlab

1.2. Làm quen với Matlab

5 1,2 I, De, Si, PS

2

Bài 2: Mô phỏng tín hiệu hệ thống LTI trong miền

thời gian

2.1. Tín hiệu và hệ thống rời rạc

2.2. Đáp ứng xung hệ thống LTI

2.3. Phương trình vi phân

2.4. Bài tập

5 1,2 I, Si, WA

3

Bài 3: Tín hiệu và hệ thống trong miền tần số, miền Z

3.1. DTFT/DFT/FFT

3.2. Biểu diễn hệ thống trong miền Z

3.3. Bài tập

5 1,2 I, De, WA

4

Bài 4: Cấu trúc FIR, thiết kế FIR

4.1. Phân tích cấu trúc của lọc IIR/FIR

4.2. Các phương pháp thiết kế FIR

4.3. Bài tập

5 3,2 WA, Si, IH

Page 348: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

342

5

Bài 5: Các loại lọc IIR, thiết kế IIR

5.1. Các loại lọc IIR

5.2. Thiết kế lọc IIR dùng Matlab

5.3. Bài tập thiết kế IIR/FIR

5 3,2 WA, Q

6

Bài 6: Làm quen với môi trường lập trình CCS (Code

Composer Studio)

6.1. Cài đặt phần mềm Code Composer Studio

6.2. Tìm hiểu KIT phát triển TMS320 C6416

6.3. Viết các chương trình đơn giản trên kit DSP

5 1,2 PS, I, De, Si,

D

7

Bài 7: Lập trình xuất nhập cơ bản trên KIT

TMS320C6416 (Code Composer Studio)

7.1. Viết chương trình xuất led đơn giản

7.2. Viết chương trình đọc Dip Switch, xử lý ngắt

7.3. Viết chương trình xuất nhập bộ nhớ và xem dạng

sóng

5 1,2 PS, I, De,

WA, Ex

8

Bài 8: Thuật toán tạo tín hiệu sóng với tần số và biên

độ thay đổi

8.1. Nguyên lý tổng hợp sóng sin

8.2. Nguyên lý tổng hợp sóng tam giác, sóng vuông

8.3. Tổng hợp tạo dao động sóng sin với tần số và

biên độ thay đổi được trên Kit MS320C6416

5 1,2

Ex,D, WA, Q

9

Bài 9: Xuất/nhập tín hiệu Audio trên kit DSP sử dụng

Audio Codec, phân tích phổ tín hiệu

9.1. Lý thuyết biến đổi AD, tín hiệu âm tần

9.2. Tìm hiểu về chip Audio codec AIC23

9.3. Xuất nhập tín hiệu âm tần sử dụng chip CODEC

AIC23 trên KIT TMS320C6416

9.4. Sử dụng công cụ FFT để phân tích phổ tín hiệu

5 1,2

I, WA, Ex, IH

10

Bài 10 Thực hiện bộ lọc FIR cho dữ liệu Audio trên

kit DSP bằng phương pháp xử lý mẫu

10.1. Thực hiện bộ lọc FIR trên Matlab /CCS

10.2. Thực hiện bộ lọc FIR cho tín hiệu Audio bằng

phương pháp xử lý theo mẫu

5 3,2

I, WA, Ex

11

Bài 11: Thực hiện bộ lọc FIR cho dữ liệu Audio trên

kit DSP bằng phương pháp xử lý theo khối

11.1. Thiết kế các loại lọc FIR ( lowpass, highpass,

bandpass)

11.2. Thực hiện bộ lọc FIR cho tín hiệu Audio bằng

phương pháp xử lý theo mẫu

11.3. Thực hiện bộ lọc FIR cho tín hiệu Audio bằng

phương pháp xử lý theo khối

5 3,2

I, WA, Ex, IH

Page 349: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

343

12

Bài 12: Thực hiện bộ lọc IIR cho dữ liệu Audio trên

kit DSP

12.1. Thiết kế bộ lọc IIR trên Matlab bằng các phương

pháp khác nhau

12.2. Thực hiện bộ lọc IIR ( Second Order Section)

cho tín hiệu âm tần

5 3,2

I, Ex, WA, Q

L: Lecture S: Seminar D: Discussion I: Instructions in serving as model Si:

Simulation

O: Observation P: Practices IH: Instruction for Homework WA: Work Assignment

SAT: Short Answers Test, MCQs: Multiple Choice Questions, WT: Written test, WR:

Written report Prl: Peer-learning

8. Phương pháp đánh giá a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng

%

1

Kiểm tra 1 30%

Kiểm tra 2 30%

Kiểm tra 3 40%

2 Thường kỳ 100%

3 Kiểm tra 2 50%

Kiểm tra 3 50%

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Thực hành Kỹ năng thực hành 50

Báo cáo thực hành 50

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn:

Th.S Lê Văn Hùng

Trưởng bộ môn:

TS. Nguyễn Hoàng Việt

Page 350: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

344

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã môn học: MÁY HỌC (2101631)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 3 Lý thuyết: 2 Thực hành: 1 Tự học: 6

3. Giảng viên phụ trách ThS. Hồ Đắc Quán

TS Phạm Thị Thiết

TS Đặng Thị Phúc

TS Hà Trung Định

4. Tài liệu học tập

Sách sử dụng (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên)

[1] Shai Shalev-Shwartz, Shai Ben-David, Understanding machine learning From

Theory to Algorithms, Cambridge, MA: Cambridge University Press, 2014

Tài liệu tham khảo (liệt kê max. 3 tài liệu tham khảo)

[1] Ethem Alpaydın, Introduction to Machine Learning Second Edition, Cambridge

,MA: MIT Press, 2009.

5. Thông tin về môn học e. Mục tiêu môn học

Sau khi kết thúc học phần này, sinh viên:

- Giải thích được sự khác nhau giữa các loại học máy.

- Hiện thực được các thuật toán học giám sát, học không giám sát, học tăng cường cho

bài toán cụ thể.

- Xác định được các kiểu học phù hợp ứng với bài toán cho trước.

- So sánh và đánh giá các kỹ thuật máy học.

f. Mô tả vắn tắt học phần

Môn học cung cấp cho sinh viên Giới thiệu các nguyên lý của thuật toán trong lĩnh

vực học máy. Khái niệm về học máy, kiến thức cơ bản về các mô hình giám sát và

không giám sát, các thuật toán phân loại, hồi quy, phân cụm và các thuật toán tiên tiến

trong lĩnh vực học máy.

g. Môn học trước/Môn song hành

h. Yêu cầu khác

- Thể hiện thái độ học tập nghiêm túc, năng động trong tìm kiếm tri thức.

- Trung thực trong học tập, thực hiện các bài kiểm tra

- Đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, sinh viên khóa sau trong học tập.

Page 351: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

345

6. Chuẩn đầu ra của môn học a. Chuẩn đầu ra của môn học.

Khi hoàn thành môn học, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Giải thích được sự khác nhau giữa các loại học máy a1

2

Cài đặt được chương trình trên ngôn ngữ Python và hiện thực được

các thuật toán học giám sát, học không giám sát, học tăng cường cho

bài toán cụ thể.

a3

3 Xác định được các kiểu học phù hợp ứng với bài toán cho trước. d2

4 So sánh và đánh giá các kỹ thuật máy học trước khi giải bài toán d3

b. Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của môn học và chuẩn đầu ra của chương trình đào

tạo.

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

4 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

1

Chương I – Giới thiệu về máy học

1.1Tổng quan về máy học

1.2 Phân nhóm các thuật toán trong máy học

3 1 Lecture

Discussion

2

Chương 2: Học giám sát

2.1 Hồi quy

2.2 Phân lớp

2.3 Đánh giá mô hình

12 1,2,3,4 Lecture

Discussion

3

Chương 3: Học không giám sát

3.1 Phân cụm

3.2. Giảm chiều dữ liệu

6 1,2,3,4 Lecture

Discussion

4

Chương 4: Mạng nơron nhân tạo và học sâu

4.1 Mô hình mạng nơron

4.3 Mô hình học sâu

6LT+

30TH 1,2,3,4

Lecture

Discussion

5 Chương 5: Học tăng cường

5.1 Mô hình Markov 3 1,2,3,4 Lecture

Page 352: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

346

5.2 Mô hình Q-learning,

5.3 Học sâu tăng cường

8. Phương pháp đánh giá

a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Thường kỳ (tự luận, vấn đáp) 100%

2, 3, 4

Thường kỳ (tự luận)

Giữa kỳ (thực hành)

Cuối kỳ (thực hành)

20%

30%

50%

b. Đánh giá môn học

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng, %

Lý thuyết

Đánh giá thường xuyên 20

Bài kiểm tra 5

Vấn đáp 5

Báo cáo trên lớp 5

Hoạt động khác 5

Thực hành Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn:

Giảng viên biên soạn:

Đặng Thi Phúc

Trưởng bộ môn:

ThS.NCS Hồ Đắc Quán

Page 353: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

347

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: HỆ THỐNG THÔNG MINH VÀ ROBOTICS (2102629)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 3 Lý thuyết: 3 Thực hành: 0 Tự học: 6

3. Giảng viên phụ trách

TS. Mai Thăng Long

TS. Nguyễn Tấn Lũy

TS. Nguyễn Ngọc Sơn

TS. Trần Hữu Toàn

4. Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên)

[1] Kilian, Modern control technology: Components and systems, 3rd Edition, Thomson

Learning Inc, 2006 (ISBN-13: 978-1401858063, ISBN-10: 1401858066).

[2] Siciliano, Khatib, Handbook of Robotics, Springer, 2008.

Tài liệu tham khảo (liệt kê tối đa 3 tài liệu tham khảo)

[1] Robert N. Bateson, Introduction to control system technology 3rd, Martin Newman,

1992, Prentic Hall, Industrial electronics & control.

[2] Krzysztof Iniewski. Smart sensor for industrial applications. Copyright © 2013 by

Taylor & Francis Group.

[3] Tạ Duy Liêm, Robot công nghiệp và hệ thống sản xuất linh hoạt, NXB KH&KT,

2006.

[4] Mark W. Spong, Seth Hutchinson, and M. Vidyasagar, Robot Dynamics and

Control.

5. Thông tin về học phần a. Mục tiêu học phần

Sau khi kết thúc học phần, sinh viên cần đạt được các yêu cầu sau:

- Trình bày được cấu trúc các thành phần cơ bản của một hệ thống điều khiển thông

minh.

- Phân biệt được các công cụ xử lý tín hiệu và xử lý thuật toán để mang lại tính thông

minh cho hệ thống.

- Nắm bắt được kiến thức về các công nghệ tính toán mềm như logic mờ, mạng nơ rôn

nhân tạo.

- Xác định được bậc tự do, động học thuận – ngược, quỹ đạo của hệ robot công nghiệp.

- Sử dụng được các phương pháp mô phỏng, triển khai các công cụ tính toán mềm cho

thuật toán điều khiển hệ phi tuyến và Robot.

b. Mô tả vắn tắt học phần

Môn học giới thiệu các cấu trúc cơ bản, thành phần và thiết bị của hệ thống điều khiển

thông minh: các phần tử cảm biến, bộ chuyển đổi và xử lý tín hiệu và các bộ điều khiển.

Đặc biệt, học phần này giúp sinh viên tiếp cận và tìm hiểu các thuật toán điều khiển

Page 354: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

348

thông minh cho các đối tượng phi tuyến trong thực tế. Ngoài ra, học phần cung cấp kiến

thức cơ bản về các công cụ tính toán mềm và nhúng thuật toán cho các bộ điều khiển

trong hệ thống thông minh. Môn học còn mang lại các kiến thức và kĩ năng về ứng dụng

hệ thống thông minh trong sản xuất và kĩ thuật robot.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Cơ sở kỹ thuật tự động (2102480) (A)

d. Yêu cầu khác: Không

6. Chuẩn đầu ra của học phần Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Phát thảo và trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động các hệ

thống thông minh trong thực tế a1

2

Đọc hiểu được các datasheet (tiếng Anh) của các thiết bị trong hệ

thống thông minh để biết cách sử dụng thiết bị đúng mục đích và yêu

cầu trong thực tế

g4

3 Sử dụng cơ bản một công cụ tính toán mềm để tính toán và ứng dụng

trong điều khiển a1

4

Phân loại được và phân tích được cấu hình của Robot trong các ứng

dụng sản xuất, từ đó đưa ra các tùy chọn để định hướng thông minh

cho các loại Robot.

a1

Ma trận tích hợp chuẩn đầu ra:

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

4 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số

tiết CLOs

Phương pháp

giảng dạy

1 Chương 1: Tổng quan về hệ thống thông minh và

công nghệ Robotics

1.1. Khái niệm và các thành phần thiết bị trong

hệ thống thông minh.

1.2. Cảm biến trong điều khiển thông minh.

1.2.1. Bộ phận cảm nhận.

5 1, 4 L

Page 355: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

349

1.2.2. Dò tín hiệu và trigger.

1.2.3. Khuếch đại tín hiệu.

1.2.4. Lọc nhiễu

1.2.5. Bộ chuyển đổi ADC, DAC

1.3. Bộ xử lý trung tâm và giao tiếp trong hệ

thống điều khiển.

1.3.1 Tổng quan về xử lý trung tâm

1.3.2 Bộ điều khiển truyền nhận có dây

1.3.3. Bộ điều khiển truyền nhận không dây

1.3.4. Bus cảm biến và giao thức mạng

1.3.5. Thu thập dữ liệu cho cảm biến nhiều

kênh

1.4. Giới thiệu một số hệ thống thông minh

trong thực tế.

1.5. Công nghệ Robotics và phân loại

1.6. Hướng ứng dụng thông minh trong kĩ thuật

Robot

2 Chương 2: Công nghệ tính toán mềm & ứng

dụng trong điều khiển

2.1. Công nghệ tính toán mềm và khả năng ứng

dụng trong điều khiển.

2.2. Các công cụ tính toán mềm cơ bản

2.3. Logic mờ.

2.3.1. Khái niệm và đặc điểm

2.3.2. Một số thuật ngữ và qui ước thường

dùng

2.3.3. Mờ hóa

2.3.4. Luật mờ -

2.3.5. Giải mờ.

2.4. Mạng thần kinh nhân tạo.

2.4.1. Khái niệm và đặc điểm

2.4.2. Một số thuật ngữ và qui ước thường

dùng

2.4.3. Mạng truyền thẳng

2.4.4. Mạng hồi qui

2.5. Một số ứng dụng Logic mờ và mạng thần

kinh nhân tạo trong hệ thống thông minh.

2.5.1. Ứng dụng trong phân loại

2.5.2. Ứng dụng trong điều khiển

2.5.3. Ứng dụng trong nhận dạng

15 1, 3 L

Page 356: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

350

3 Chương 3: Điều khiển thông minh cho các hệ phi

tuyến

5.1. Cấu trúc cơ bản của hệ thống điều khiển

thông minh.

5.2. Một thuật toán điều khiển thông minh điển

hình.

5.3. Điều khiển quan sát.

5.4. Điều khiển PID mờ.

5.6. Điều khiển học và tự chỉnh định dựa vào

mạng thần kinh nhân tạo

15 2, 3 L, D

4 Chương 4: Động học, động lực học và điều khiển

robot theo hướng thông minh.

4.1. Khái niệm bậc tự do và động học.

4.1.1. Phân loại Robot

4.1.2. Bậc tự do của Robot

4.1.3. Bài toán động học và ý nghĩa

4.1.4. Bài toán động lực học và ý nghĩa

4.2. Phương pháp Dennavit-Hertenberg bài toán

động học Robot

4.3. Phương pháp Lagrange cho bài toán động

lực học Robot

4.4. Một số ví dụ cơ bản về bài toán động học

và động lực học Robot.

4.5. Lập trình quĩ đạo và điều khiển Robot.

4.6. Xử lý thông minh trong ứng dụng Robot

10 3, 4 L, D

Ghi chú: L: Lecture D: Discussion Q: Question

8. Phương pháp đánh giá a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1, 2

Bài tập ở nhà 5

Tiểu luận 15

Giữa kỳ (tự luận) 30

2, 3, 4

Báo cáo bài tập 5

Tiểu luận 15

Giữa kỳ (tự luận) 30

Cuối kỳ (tự luận) 50

Page 357: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

351

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Lý thuyết Đánh giá thường xuyên (cách 1) 20

- Bài kiểm tra thường xuyên / Vấn đáp khách quan 15

- Bài tập ở nhà 5

Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn:

TS. Trần Hữu Toàn

Trưởng bộ môn:

TS. Nguyễn Ngọc Sơn

Page 358: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

352

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: NHẬP MÔN DỮ LIỆU LỚN (2101582)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 3 Lý thuyết: 2 Thực hành: 1 Tự học: 6

3. Giảng viên phụ trách: TS. Đoàn Văn Thắng

4. Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên)

[1] Allison Cerra, Kevin Easterwood, Jerry Power. Transforming business : Big data,

mobility, and globalization. Wiley/John Wiley & Sons, 2013. 236p.[100281522]

[2] Saumendra Mohanty, Madhu Jagadeesh, Harsha Srivasta. Big Data Imperatives :

Enterprise Big Data Warehouse, BI Implementations and Analytics. New York :

Apress, 2013. 296tr. [100287794]

Tài liệu tham khảo (liệt kê tối đa 3 tài liệu tham khảo)

[1] Apache, "Hadoop Streaming," [Online]. Available: ht tps : I / wiki. apache .

org/hadoop/ HadoopStreaming. [Accessed 8 May 2014).

[2] "Hadoop Pipes," [Online]. Available: http: I / hadoop . apache . org/docs/ rl . 2 . 1 /

a pi/ org/ apache/hadoop/mapred/pipes/package- summary. html. [Accessed

19 February 2014].

[3] "HDFS Design," [Online]. Available: http: I / hadoop . apach e . erg/docs/ stablel/

hdf s _design . html. [Accessed 19 February 2014].

5. Thông tin về học phần a. Mục tiêu học phần

- Sinh viên nắm được các đặc tính cơ bản của big data.

- Sinh viên nắm được các đặc tính của hadoop.

- Sinh viên hiểu được kiến trúc HDFS và Map/reduce

- Sinh viên có khả năng vận dụng để phân tích dữ liệu lớn.

b. Mô tả vắn tắt học phần

Môn học này cung cấp cho sinh viên về tính cần thiết của việc phân tích dữ liệu đối với

tổ chức, cá nhân và xã hội; các bài toán phân tích dữ liệu cơ bản, cùng các kỹ thuật phân

tích dữ liệu như trực quan hóa dữ liệu, phân tích dự báo và học máy,...Từ đó người học

hiểu được các kỹ thuật phân tích dữ liệu và vận dụng trong các hệ thống thông tin doanh

nghiệp.

Môn học này cung cấp cho sinh viên tổng quan về Bigdata, tìm hiểu nền tảng phát triển

các ứng dụng MapReduce trên framework Hadoop để phát triển các ứng dụng phân tán. Từ

đó, Sinh viên sẽ tiến hành triển khai ứng dụng và đánh giá được tác dụng của việc ứng

dụng MapReduce vào trong các ứng dụng thực tế.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Page 359: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

353

Không

d. Yêu cầu khác

Không.

6. Chuẩn đầu ra của học phần

Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Sinh viên trình bày được các khái niệm cũng như các đặc trưng cơ bản

liên quan đến Big data và các thành phần cơ bản của Hadoop.

a1

2 Sinh viên có khả năng sử dụng công cụ để tạo ra hệ thống quản lý tập tin

dữ liệu lớn từ các nguồn dữ liệu thô.

a2

3 Sinh viên có khả năng sử dụng subsum để xử lý các vấn đề đặt ra trên

tập dữ liệu lớn.

a3

Ma trận tích hợp CĐR học phần và CĐR chương trình đào tạo:

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

1

Chương 1: Giới thiệu BigData

1.1. Các đặc tính của BigData

1.1.1 Volume

1.1.2 Velocity

1.1.3 Variety

1.1.4 Veracity

1.2. Các yếu tố tác động đến Bigdata

1.3. Các ứng dụng phân tích dữ liệu Big Data

1.3.1. Quản cáo trực tuyến

1.3.2 Quản lí rủi ro

6 1 L, D, Q

2

Chương 2: Nền tảng tính toán phân tán với

Hadoop

2.1. Giới thiệu Framework Hadoop

2.1.1 Hadoop là gì?

6 1 L, D, Q

Page 360: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

354

2.1.2 Lịch sử Hadoop

2.1.3 Các thành phần của Hadoop

2.1.4 Ứng dụng của Hadoop trong một số

công ty

2.1.5 Tổng quan của một Hadoop cluster

2.2. Hadoop Distributed File System (HDFS)

2.2.1 Giới thiệu

2.2.2 Tổng quan thiết kế của HDFS

2.2.3 Các tính năng của NameNode

2.2.4 Khả năng chịu lỗi và chẩn đoán lỗi của

HDFS

2.2.5 Các giao diện tương tác

2.2.6 Quản trị HDFS

2.3. MapReduce

2.3.1 Giới thiệu mô hình tính toán

MapReduce

2.3.2 Hadoop MapReduce Engine

3

Chương 3: Tích hợp R và Hadoop

3.1 Giới thiệu RHIPE

3.1.1 Cài đặt RHIPE

3.1.2 kiến trúc của RHIPE

3.1.3 Các ví dụ mẫu RHIPE

3.1.4 Hàm trong RHIPE

3.2 Giới thiệu RHadoop

3.2.1 Kiến trúc của Rhadoop

3.2.2 Cài đặt Rhadoop

3.2.3 Ví dụ Rhadoop

3.2.4 Hàm trong RHadoop

6LT+

15TH 2,3 L, D, Q, P

4

Chương 4: Hadoop Streaming với R

4.1 Các vấn đề cơ bản về Hadoop streaming

4.2 Thực thi Hadoop streaming với R

4.2.1 Ứng dụng MapReduce

4.2.2 Các đoạn mã của ứng dụng

MapReduce

4.2.3 Thực thi ứng dụng MapReduce

4.2.4 Kết quả khi thực hiện các ứng dụng

MapReduce

4.2.5 Các hàm cơ bản R được sử dụng

trong các kịch bản Hadoop MapReduce

4.3 Gói HadoopStreaming R

6LT

+

15TH

2,3 L, D, Q, P

Page 361: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

355

4.3.1 Hàm hsTableReader

4.3.2 Hàm hsKeyValReader

4.3.3 Hàm hsLineReader

5

Chương 5: Phân tích dữ liệu với R và Hadoop

5.1 Vòng đời của một dự án phân tích dữ liệu

5.1.1 Xác định vấn đề

5.1.2 Thiết kế yêu cầu dữ liệu

5.1.3 Chuẩn bị dữ liệu

5.1.4 Thực hiện phân tích dữ liệu

5.2 Các vấn đề trong phân tích dữ liệu

5.2.1 Vấn đề 1: phân loại trang web

5.2.2 Vấn đề 2: Tính toán tần suất thay đổi

của thị trường chứng khoán

5.2.3 Vấn đề 3: Dự đoán giá bán

6 3 L, D, Q

CỘNG 30LT+

30TH

L: Lecture S: Seminar D: Discussion I: Instructions in serving as model Si:

Simulation

O: Observation P: Practices IH: Instruction for Homework WA: Work Assignment

SAT: Short Answers Test, MCQs: Multiple Choice Questions, WT: Written test, WR:

Written report Prl: Peer-learning

8. Phương pháp đánh giá a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Bài tập ở nhà 1 20

Bài kiểm tra thường xuyên 15

Giữa kỳ (tự luận) 35

Cuối kỳ (tự luận) 30

2 Bài tập ở nhà 2 5

Bài kiểm tra thường xuyên 15

Giữa kỳ (tự luận) 50

Cuối kỳ (tự luận) 30

Bài tập ở nhà 3 10

3 Lab Skills 20

Lab Results 10

Lab Report 10

Cuối kỳ (tự luận) 30

Page 362: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

356

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Lý thuyết Đánh giá thường xuyên 20

- Bài kiểm tra thường xuyên 5

- Bài tập ở nhà 5

- Báo cáo trên lớp 5

- Hoạt động khác 5

Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

Thực hành Chuẩn bị bài 10

Kỹ năng thực hành 20

Báo cáo thực hành 20

Đồ án 30

Báo cáo nhóm 20

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn:

TS. Đoàn Văn Thắng

Trưởng bộ môn:

TS. Phạm Xuân Kiên

Page 363: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

357

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: THỰC TẬP DOANH NGHIỆP (2102532)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 5 Lý thuyết: 0 Thực hành: 5 Tự học: 10

3. Giảng viên phụ trách TS. Mai Thăng Long

TS. Nguyễn Tấn Lũy

TS. Nguyễn Ngọc Sơn

TS. Trần Hữu Toàn

TS. Phạm Trần Bích Thuận

TS. Nguyễn Minh Ngọc

TS. Ong Mẫu Dũng

ThS. Phan Tuấn Anh

ThS. Đinh Quang Tuyến

ThS. Nguyễn Văn Duy

ThS. Trần Ngọc Anh

ThS. Phạm Quang Trí

ThS. Trương Năng Toàn

ThS. Lê Lý Quyên Quyên

ThS. Vũ Thị Hồng Nga

ThS. Trần Hồng Vinh

ThS. Nguyễn Thanh Đăng

4. Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên)

[1] Giáo trình chuyên ngành.

[2] Tài liệu của đơn vị thực tập.

Tài liệu tham khảo (liệt kê tối đa 3 tài liệu tham khảo)

[1] Ranjit Kumar,2010, Research Methodology: A Step-by-Step Guide for Beginners,

Third Edition edition , SAGE Publications Ltd.

5. Thông tin về học phần a. Mục tiêu học phần

- Củng cố các kiến thức đã học, rèn luyện thêm kỹ năng nghề, làm quen với môi trường

thực tế, qua đó giúp sinh viên tự đánh giá năng lực bản thân, tự rút kinh nghiệm từ thực

tế để hoàn thiện các kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề, đạo đức nghề nghiệp, tinh

thần kỷ luật nghề nghiệp, kỷ luật lao động và định hướng nghề nghiệp sau khi tốt

nghiệp.

- Trang bị các kỹ năng về tìm kiếm phân tích thông tin, xử lý thông tin và số liệu; phân

tích thông tin dựa trên kiến thức đã học.

Page 364: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

358

- Hiểu biết về đạo đức học tập, đạo đức khoa học; nhận thức về tầm quan trọng của môn

học trong chuyên ngành đào tạo, về mối liên hệ giữa các nội dung môn học với các môn

học khoa học khác.

b. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C): Dự án kỹ thuật (2102576) (B)

c. Yêu cầu khác: Không.

6. Chuẩn đầu ra của học phần

Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Hiểu biết cấu tạo, nguyên lý hoạt động và biết sử dụng các thành phần

trong hệ thống thiết bị điện tử a1

2 Phân tích, thiết kế lưu đồ giải thuật và lập trình ứng dụng a3

3 Khả năng lắp ráp, cân chỉnh các board mạch mạch điện tử theo qui trình a4

4 Khả năng vận dụng tiêu chuẩn an toàn lao động trong môi trường làm

việc ngành điện tử máy tính a5

5 Khả năng sử dụng các thiết bị, công cụ đo kiểm hiện đại trong lĩnh vực

điện tử máy tính c1

6 Khả năng thực hiện các phép đo lường phân tích và xử lý số liệu trong

lĩnh vực điện tử máy tính c2

7 Có kỹ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm e1

8 Có kỹ năng trong quản lý và lãnh đạo e2

9 Mô tả, xác định được các vấn đề chính trong công việc kỹ thuật f1

10 Phân tích được các giải pháp trong khi giải quyết các vấn đề kỹ thuật f2

11 Lựa chọn được một giải pháp tối ưu để giải quyết một vấn đề kỹ thuật f3

12 Có kỹ năng nói truyền đạt thông tin hiệu quả g.1

13 Có kỹ năng soạn thảo văn bản và trình báy báo cáo theo dạng thức, cấu

trúc logic, sử dụng các công cụ đồ họa để minh họa g.2

14 Có sự hiểu biết về nhu cầu phát triển nghề nghiệp h.1

15 Có khả năng tự định hướng phát triển nghề nghiệp liện tục h.2

16 Cam kết giải quyết các nhiệm vụ chuyên môn với trách nhiệm đạo đức,

trong đó tôn trọng sự khác biệt i.2

17 Có khả năng nhận thức được tác động của các giải pháp kỹ thuật đến xã

hội và bối cảnh toàn cầu j.1

18 Có khả năng nhận thức được tác động của các giải pháp kỹ thuật đến

môi trường và sức khỏe cộng đồng j.2

Ma trận tích hợp chuẩn đầu ra:

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

Page 365: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

359

3 x

4 x

5 x

6 x

7 x

8 x

9 x

10 x

11 x

12 x

13 x

14 x

15 x

16 x

17 x

18 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

1

Phần 1: Giới thiệu chung

1.1. Giới thiệu về nội dung và quá trình

thực tập

1.2. Phân nhiệm vụ sinh viên cho quá

trình thực tập

1.3. Lên kế hoạch và đăng ký thực tập

5 1 D,WA,Q

2

Phần 2: Thực tập tại cơ quan, tổ chức

2.1. Sinh viên thực tập thực tế tại cơ

quan, tổ chức

2.2. Báo cáo định kỳ cho giáo viên

hướng dẫn về quá trình thực tập

65

1,2,3,4,5, 6,

7, 8, 9, 10,

15

FT,WA,D, PS,

RP,P

3

Phần 3: Tổng hợp, viết báo cáo

3.1 Tổng hợp, và thu thập dữ liệu,

thông tin, hình ảnh thực tập.

3.2 Báo cáo kết quả thực tập dưới sự

chủ trì của GV hướng dẫn.

5 11,12,13,

14,16,17 D, Q

FT: Field Trip, WA: Work Assignment, RP: Role Play, P: Practices, PS: Problem

Solving, Q: Questions/ Inquiry, D: Discussions

8. Phương pháp đánh giá

Page 366: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

360

a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Thường kỳ (Q, O) 100

2 Thường kỳ (Q, O) 100

3 Thường kỳ (Q, O) 100

4 Thường kỳ (Q, O) 100

5 Thường kỳ (Q, O, LS) 100

6 Thường kỳ (Q, O, LS) 100

7 Thường kỳ (Q, O) 100

8 Thường kỳ (Q, O) 100

9 Thường kỳ (Q, O) 100

10 Thường kỳ (Q, O) 100

11 Thường kỳ (Q, O) 100

12 Cuối kỳ (P, Q, O) 100

13 Cuối kỳ (WR, P, O, Q) 100

14 Cuối kỳ (WR, P, O, Q) 100

15 Cuối kỳ (WR, P, O, Q) 100

16 Thường kỳ (Q, O) 100

17 Cuối kỳ (WR, P, O, Q) 100

18 Cuối kỳ (WR, P, O, Q) 100

LS: Lab Skills Q: Short answer test/Q O: Observation P: Presentation

WR: Written report

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Thực tập Thường kỳ 50

Cuối kỳ 50

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn:

TS. Nguyễn Ngọc Sơn

Trưởng bộ môn:

Page 367: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

361

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (2102712)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 8 Lý thuyết: 0 Thực hành: 8 Tự học: 16

3. Giảng viên phụ trách TS. Mai Thăng Long

TS. Nguyễn Tấn Lũy

TS. Nguyễn Ngọc Sơn

TS. Trần Hữu Toàn

TS. Phạm Trần Bích Thuận

TS. Nguyễn Minh Ngọc

TS. Ong Mẫu Dũng

ThS. Phan Tuấn Anh

ThS. Đinh Quang Tuyến

ThS. Nguyễn Văn Duy

ThS. Trần Ngọc Anh

ThS. Phạm Quang Trí

ThS. Trương Năng Toàn

ThS. Lê Lý Quyên Quyên

ThS. Vũ Thị Hồng Nga

ThS. Trần Hồng Vinh

ThS. Nguyễn Thanh Đăng

4. Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên)

[1] Ranjit Kumar,2010, Research Methodology: A Step-by-Step Guide for Beginners,

Third Edition edition , SAGE Publications Ltd.

[2] Vũ Cao Đàm. 2003. Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học (xuất bản lần thứ

IX). Nhà xuất bản KH & KT. Hà Nội.

5. Thông tin về học phần a. Mục tiêu học phần

Sau khi hoàn tất học phần sinh viên có khả năng:

- Thiết kế phần cứng nhúng, phần mềm nhúng hoặc mô phỏng được một nghiên cứu

hoặc ứng dụng điện tử - máy tính - hệ thống nhúng thông minh có chức năng cụ thể.

- Thiết kế hoặc thực hiện được các thiết bị có tính ứng dụng thực tế từ đơn giản đến

phức tạp sử dụng các công nghệ trong lĩnh vực điện tử vi mạch – máy tính nhúng – hệ

thống thông minh.

- Trình bày được bài báo cáo và thuyết minh theo dạng đề tài nghiên cứu khoa học.

b. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Dự án kỹ thuật nâng cao – máy tính (2102630) (B)

Page 368: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

362

c. Yêu cầu khác

- Không.

6. Chuẩn đầu ra của học phần

Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Xác định đầu vào/ra bài toán thiết kế với các ràng buộc về tiêu chuẩn

ngành, hiệu quả sử dụng, an toàn về môi trường và con người d.1

2 Thiết kế sơ đồ khối/sơ đồ nguyên lý thiết bị/hệ thống d.2

3 Xây dựng và thực hiện các bước thực nghiệm tối ưu d.3

4 Mô tả, xác định được các vấn đề chính trong công việc kỹ thuật f.1

5 Phân tích được các giải pháp trong khi giải quyết các vấn đề kỹ thuật f.2

6 Lựa chọn được một giải pháp tối ưu để giải quyết một vấn đề kỹ thuật f.3

7 Có kỹ năng nói truyền đạt thông tin hiệu quả g.1

8 Có kỹ năng soạn thảo văn bản và trình báy báo cáo theo dạng thức, cấu

trúc logic, sử dụng các công cụ đồ họa để minh họa g.2

9 Có khả năng sử dụng Tiếng Anh trong giao tiếp và chuyên môn g.3

10 Biết tìm kiếm và tra cứu tài liệu chuyên môn g.4

11 Có sự hiểu biết về nhu cầu phát triển nghề nghiệp h1

12 Có khả năng tự định hướng phát triển nghề nghiệp liện tục h2

13 Cam kết giải quyết các nhiệm vụ chuyên môn với trách nhiệm đạo đức,

trong đó tôn trọng sự khác biệt i.2

14 Có khả năng nhận thức được tác động của các giải pháp kỹ thuật đến xã

hội và bối cảnh toàn cầu j.1

15 Có khả năng nhận thức được tác động của các giải pháp kỹ thuật đến

môi trường và sức khỏe cộng đồng j.2

Ma trận tích hợp chuẩn đầu ra:

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

4 x

5 x

6 x

7 x

8 x

9 x

Page 369: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

363

10 x

11 x

12 x

13 x

14 x

15 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số

tiết CLOs

Phương

pháp

giảng dạy

1

Buổi 1: Giới thiệu chung

1.1. Giới thiệu về nội dung đề tài

1.2. Giới thiệu các mục tiêu cần đạt được

1.3. Lên kế hoạch thực hiện đề tài và phân

công nhiệm vụ cho các thành viên

10 9,10,11,12,13,14,15 L, Q, WA,

D

2

Buổi 2: Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1. Tìm hiểu về tình hình nghiên cứu của đề

tài trong nước

2.2. Tìm hiểu về tình hình nghiên cứu của đề

tài nước ngoài

10 9,10,11,12,13,14,15 Q, WA, D

3

Buổi 3: Thiết kế hệ thống

3.1 Thiết kế hệ thống theo sơ đồ khối

3.2 Thiết kế các khối chức năng.

3.3 Kiểm tra thiết kế bằng các phương pháp

phân tích, đánh giá, phản biện.

15 1,2,3 WA, Q,

PS, D

4

Buổi 4: Thiết kế các khối chức năng

4.1. Thiết kế chi tiết cho từng khối chức năng

4.2. Xác định các phương pháp thu thập dữ

liệu hoặc đo kiểm

4.3. Kiểm tra thiết kế bằng các phương pháp

phân tích, đánh giá, phản biện.

15 1,2,3 WA, Q,

PS, D

5

Buổi 5: Mô phỏng thiết kế

5.1. Tiến hành mô hình hóa từng phần trên

phần mềm mô phỏng

5.2. Mô hình hóa toàn bộ hệ thống trên phần

mềm mô phỏng

5.3. Mô phỏng và nhận xét kết quả theo mô

phỏng

15 4,5,6 WA, Q,

PS, Si, D

Page 370: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

364

6

Buổi 6: Thi công từng khối chức năng

6.1. Thi công chi tiết từng phần

6.2. Thu thập dữ liệu và đánh giá kết quả cho

từng khối riêng biệt

25 4,5,6 WA, P, Q,

PS, D

7

Buổi 7: Thi công toàn bộ hệ thống

7.1. Ghép nối toàn bộ hệ thống

7.2. Thu thập dữ liệu và đo kết quả trên thực

tế

25 4,5,6 WA, P, Q,

PS, D

8

Buổi 8: Đánh giá kết quả

8.1. Tổng hợp kết quả đo đạc trên thực tế

8.2. So sánh và đánh giá kết qủa thu được từ

thực tế so với lý thuyết và mô phỏng

15 4,5,6 WA, Q,

PS, D

9

Buổi 9: Viết báo cáo

9.1. Xác định cấu trúc , nội dung bài báo cáo

9.2. Tập hợp các bản báo cáo từng phần đã

thực hiện

9.3. Thực hiện bài báo cáo theo chuẩn qui

định của khoa hoặc trường

15 8,9,10 D, Q, WA

10

Buổi 10: Hoàn thiện báo cáo

10.1. Hoàn thiện bài báo cáo

10.2. Thực hiện một bài giới thiệu ngắn gọn

về đề tài đã thực hiện

15 7,8,14,15 D, Q

FT: Field Trip, WA: Work Assignment, RP: Role Play, P: Practices, PS: Problem

Solving, Q: Questions/ Inquiry, D: Discussions

8. Phương pháp đánh giá a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Cuối kỳ (Q, O) 100

2 Cuối kỳ (Q, O, L) 100

3 Cuối kỳ (Q, O, L) 100

4 Cuối kỳ (Q, O) 100

5 Cuối kỳ (Q, O) 100

6 Cuối kỳ (Q, O) 100

7 Cuối kỳ (P, Q, O) 100

8 Cuối kỳ (P, Q, O, T) 100

9 Cuối kỳ (WR, Q, O) 100

10 Cuối kỳ (WR, Q, O) 100

11 Cuối kỳ (WR, P, Q, O) 100

Page 371: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

365

12 Cuối kỳ (Q, O) 100

13 Cuối kỳ (WR, P, Q, O) 100

14 Cuối kỳ(WR, P, Q, O) 100

15 Cuối kỳ (WR, P, Q, O) 100

L: Lab Q: Short answer test/Q O: Observation P: Presentation

T: Thesis WR: Written report

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Project Kiểm tra cuối kỳ 100

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm 2020

Giảng viên biên soạn:

Trưởng bộ môn:

Page 372: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

366

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: HỆ THỐNG NHÚNG (2102443)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 4 Lý thuyết: 2 Thực hành: 2 Tự học: 8

3. Giảng viên phụ trách TS. Ong Mẫu Dũng

ThS. Phan Tuấn Anh

ThS. Đinh Quang Tuyến

4. Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên)

[1] Bài giảng hệ thống nhúng, Lưu hành nội bộ, ĐH Công Nghiệp Tp. HCM

[2] Bài giảng thực hành hệ thống nhúng FriendlyARM 2440_FET-HUI

Tài liệu tham khảo (liệt kê tối đa 3 tài liệu tham khảo)

[1] Raj Kamal, Embedded Systems: Architecture, Programming and Design

[2] Tài liệu kỹ thuật của hãng ARM7 (LPC2103 datasheet)

[3] Peter Marwedel, Embedded System Design

5. Thông tin về học phần a. Mục tiêu học phần

Sau khi học môn học này, sinh viên có khả năng:

- Phân tích và thiết kế được các hệ thống nhúng và thực hiện được các ứng dụng nhúng

theo yêu cầu.

- Sử dụng được các công cụ phát triển hệ thống nhúng.

b. Mô tả vắn tắt học phần

- Môn học đưa ra các kiến thức về hệ thống nhúng, cung cấp nền tảng kiến trúc vi xử lý

ARM, các bước thiết kế hệ thống nhúng và kiến thức cơ bản về hệ điều hành thời gian

thực.

- Thông qua thực hành, sinh viên có các kỹ thuật xây dựng hệ thống nhúng trên hệ điều

hành Linux. Môn học cung cấp kiến thức để có thể phân tích, xây dựng, hiểu về hệ thống

nhúng cũng như những ứng dụng nhúng trong đời sống.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C): Kỹ thuật vi xử lý (2102435) (A)

d. Yêu cầu khác: Không

6. Chuẩn đầu ra của học phần Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và biết các bước thiết kế hệ

thống nhúng

a1

2 Xác định đầu vào/ra bài toán thiết kế một hệ thống nhúng với các yêu cầu d1

Page 373: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

367

kỹ thuật.

3 Thiết kế sơ đồ khối/sơ đồ nguyên lý hệ thống nhúng, xác định các mối

liên kết vào /ra giao tiếp giữa các khối trong hệ thống nhúng

d2

4 Xây dựng và thực hiện các bước thực nghiệm d3

Ma trận tích hợp giữa CĐR học phần và CĐR chương trình đào tạo:

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

4 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

1

CHƯƠNG I – Giới thiệu về hệ thống nhúng

1.1. Hệ thống nhúng

1.2. Bộ vi xử lý nhúng trong một hệ thống

1.3. Phần mềm nhúng

1.4. Ví dụ về hệ thống nhúng

1.5. Phân loại các hệ thống nhúng

3 1,2

Lecture,

Questions/

Inquiry

2

CHƯƠNG II – Kiến trúc vi xử lý

2.1. Kiến trúc vi xử lý

2.2. Kiến trúc vi xử lý nâng cao

2.3. Hệ thống trên Chip SoC ….

6 1,2

Lecture,

Questions/

Inquiry

3

CHƯƠNG III – Ngoại vi và kiến trúc bus hệ

thống

3.1. Giao tiếp với thế giới thật.

3.2. Các chuẩn giao tiếp nối tiếp

3.3. Các chuẩn giao tiếp song song

3.4. Các chuẩn giao tiếp mạng

3.5. Giao tiếp mạng không dây

3.6. Hệ thống phân xử Bus

6 1,2

Lecture,

Questions/

Inquiry

4

CHƯƠNG IV – Thiết kế hệ thống nhúng dựa trên

vi xử lý nhúng

4.1. Thiết kế một hệ thống nhúng

4.2. Tối ưu hệ thống nhúng

4.3. Xem xét các vấn đề về hiệu suất, năng lượng

4.4. Thiết kế và lập trình các thành phần cơ bản

của bộ xử lý nhúng trên nền ARM

12 2,3,4

Lecture,

Questions/

Inquiry,

Simulations,

Essay

Page 374: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

368

5

CHƯƠNG V – Hệ điều hành thời gian thực RTOS

5.1. Yêu cầu chung cho các hệ điều hành thời gian

thực

5.2. Các chức năng chính trong hệ điều hành thời

gian thực

5.3. Giới thiệu các hệ điều hành thời gian thực

3 1 Lecture,

Discussions

6

CHƯƠNG VI – PHẦN THÍ NGHIỆM THỰC

HÀNH

BÀI 1: Giới thiệu về lập trình nhúng, kít micro

2440 & hệ điều hành Linux

1.1. Giới thiệu về lập trình hệ nhúng

1.2. Giới thiệu kit FriendlyArm micro 2440

1.3. Hệ điều hành nhúng Linux

1.4. Môi trường lập trình kit FriendlyArm

micro 2440

1.5. Bài thực hành số 1

10TH 3,4

Experiment

BÀI 2: Lập trình xuất nhập căn bản

2.1. Nguyên tắc lập trình giao tiếp thiết bị

2.2. Lập trình điều khiển led đơn

2.3. Lập trình giao tiếp nút bấm

2.4. Lập trình giao tiếp GPIO mở rộng

2.5. 2.5. Bài thực hành số 2

10TH 3,4

BÀI 3. Lập trình xuất nhập nâng cao

3.1. Lập trình giao tiếp chuẩn RS232

3.2. Lập trình giao tiếp PWM

3.3. Lập trình giao tiếp ADC

3.4. Bài thực hành số 3

10TH 3,4

BÀI 4. Các kỹ thuật lập trình nâng cao

4.1. Tiến trình(process)

4.2. Cơ chế sử dụng signal

4.3. Lập trình giao tiếp đa tiến trình

4.4. Lập trình ứng dụng đa luồng(thread)

4.5. Bài thực hành số 4

10TH 3,4

BÀI 5: Lập trình device driver

5.1. Giới thiệu về Kernel Module

5.2. Cơ chế xây dựng Device Driver

5.3. Xây dựng usb device driver

5.4. Bài thực hành số 5

10TH 3,4

BÀI 6: Lập trình ứng dụng đa nền tảng với QT

6.1. Giới thiệu QT 10TH 3,4

Page 375: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

369

6.2. Cài đặt môi trường phát triển QT

6.3. Làm quen với lập trình QT

6.4. Cài đặt QT Embedded

6.5. Bài thực hành số 6

CỘNG 30LT

60TH

8. Phương pháp đánh giá a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Giữa kỳ (tự luận) 30

Cuối kỳ (tự luận) 70

2 Giữa kỳ (tự luận) 30

Giữa kỳ (tự luận) 70

3 Cuối kỳ (tự luận) 60

Lab Report 40

4 Cuối kỳ (tự luận) 60

Lab Report 40

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Lý thuyết

Đánh giá thường xuyên 20

- Bài kiểm tra thường xuyên 70

- Project 30

Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

Thực hành Kỹ năng thực hành 30

Báo cáo thực hành 70

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn:

TS. Ong Mẫu Dũng

Trưởng bộ môn:

Page 376: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

370

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: GIAO TIẾP ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ NGOẠI VI

(2102448)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 2 Lý thuyết: 0 Thực hành: 2 Tự học: 4

3. Giảng viên phụ trách TS. Mai Thăng Long

ThS. Phạm Quang Trí

TS. Nguyễn Ngọc Sơn

4. Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên)

[1] Tài liệu thực hành Giao tiếp điều khiển thiết bị ngoại vi, Khoa CN Điện Tử, ĐHCN

Tp. HCM, 2016

[2] Pankaj Bhambri, Computer Peripherals and Interfaces: Description of Computer

System Resources, Video Hardware, I/O Driver(s) Sortware, Lap Lambert Academic

Publishing GmbH KG, 2013

Tài liệu tham khảo (liệt kê tối đa 3 tài liệu tham khảo)

[1] Jan Axelson, USB Complete, Lakeview Research LLC, 2005.

[2] Jan Axelson, Serial Port Complete, Lakeview Research LLC, 2007.

5. Thông tin về học phần a. Mục tiêu học phần

Sau khi học môn học này, sinh viên có khả năng:

- Nhận dạng, ứng dụng được các mạch giao tiếp giữa thiết bị ngoại vi và máy tính thông

qua các chuẩn giao tiếp phổ dụng: Serial, USB, Ethernet, Wifi.

- Phân tích, thiết kế giải thuật và lập trình ứng dụng trên máy tính và thiết bị phục vụ

cho việc giao tiếp giữa máy tính và thiết bị ngoại vi.

b. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Kỹ thuật vi xử lý (2102435) (A)

c. Yêu cầu khác

- Không

6. Chuẩn đầu ra của học phần Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và biết sử dụng các thành

phần trong hệ thống, thiết bị điện tử a1

Page 377: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

371

2 Có khả sử dụng các phần mềm phân tích, tính toán, mô phỏng trong

lĩnh vực điện tử a2

3 Có khả năng phân tích, thiết kế giải thuật và lập trình ứng dụng a3

4 Có khả năng lắp ráp, cân chỉnh các board mạch mạch điện tử theo qui

trình a4

Ma trận tích hợp chuẩn đầu ra:

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

4 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

Thực hành

1

Bài 1. RS 232

1.1. Giới thiệu RS232

1.2. Xây dựng mạch giao tiếp

1.3. Lập trình xuất nhập và mô phỏng

Protues

1.4. Lập trình giao tiếp máy tính và mô

phỏng Visual Studio – Proteus

1.5. Thực hành giao tiếp RS 232

25 1 L, Si, O, Q

2

Bài 2. USB

2.1. Giới thiệu USB

2.2. Xây dựng mạch giao tiếp

2.3. Lập trình xuất nhập và mô phỏng

Protues

2.4. Lập trình giao tiếp máy tính và mô

phỏng Visual Studio – Proteus

2.5. Thực hành giao tiếp USB

15 2 L, Si, O, Q

3

Bài 3. Ethernet

3.1. Giới thiệu Ethernet (ENC28J60)

3.2. Xây dựng mạch giao tiếp

3.3. Lập trình giao tiếp máy tính Visual

Studio

3.4. Thực hành giao tiếp Ethernet

(ENC28J60)

5 2 L, Si, O, Q

Page 378: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

372

4

Bài 4. Bluetooth

4.1. Giới thiệu Bluetooth (HC05)

4.2. Xây dựng mạch giao tiếp

4.3. Lập trình giao tiếp máy tính Visual

Studio

4.4. Thực hành giao tiếp Bluetooth (HC05)

10 2 L, Si, O, Q

5

Bài 5. Wifi

5.1. Giới thiệu Wifi (ESP8266)

5.2. Xây dựng mạch giao tiếp

5.3. Lập trình giao tiếp máy tính Visual

Studio

5.4. Thực hành giao tiếp Wifi (ESP8266)

5 2 L, Si, O, Q

L: Lecture S: Seminar D: Discussion I: Instructions in serving as model Si:

Simulation

O: Observation P: Practices IH: Instruction for Homework WA: Work Assignment

SAT: Short Answers Test, MCQs: Multiple Choice Questions, WT: Written test, WR:

Written report Prl: Peer-learning

8. Phương pháp đánh giá a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1

Kiểm tra 1 20

Kiểm tra 2 20

Kiểm tra tổng hợp 40

2

Kiểm tra 1 20

Kiểm tra 2 20

Kiểm tra tổng hợp 40

3

Kiểm tra 1 20

Kiểm tra 2 20

Kiểm tra tổng hợp 40

4

Kiểm tra 1 20

Kiểm tra 2 20

Kiểm tra tổng hợp 40

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Thực hành Điểm thường kỳ 60

Điểm bài thực hành tổng hợp 40

Page 379: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

373

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn:

TS. Mai Thăng Long

Trưởng bộ môn:

Page 380: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

374

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

1. Tên và mã môn học: INTERNET CỦA VẠN VẬT (IOT) (2102498)

2. Số tín chỉ

Tổng số tín chỉ: 3 Lý thuyết: 2 (30 tiết) Thực hành: 1 Tự học: 6

3. Giảng viên phụ trách

Học hàm, học vị, tên các giảng viên phụ trách

1. TS. Nguyễn Ngọc Sơn

2. TS. Nguyễn Tấn Lũy

3. TS. Trần Hữu Toàn

4. TS. Mai Thăng Long

4. Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính

[3]. Adrian McEwen, Hakim Cassimally, Design the Internet of Things, Willey Edition,

2014.

Tài liệu tham khảo

[4]. Rolf H. Weber, Romana Weber, Internet of Things, Springer, 2010.

[5]. Dieter Uckelmann, Mark Harrison, Florian Michahelles, Architecting the Internet of

Things, Springer, 2011.

5. Thông tin về môn học

a. Mục tiêu môn học

Sau khi học môn học này, người học có khả năng:

- Trình bày được kiến trúc IoT, xu hướng công nghệ và thách thức của IoT, xu

hướng thiết kế IoT cho các ứng dụng công nghiệp.

- Nắm bắt được nền tảng phần cứng được sử dụng để thiết kế các ứng dụng IoT

trong công nghiệp.

- Hiểu được nền tảng mạng truyền thông có dây và không dây thường được sử dụng

cho các ứng dụng IoT.

- Thiết kế, lập trình và chạy thử nghiệm một ứng dụng IoT trong công nghiệp.

b. Mô tả vắn tắt học phần

Môn học giúp sinh viên hiểu kiến trúc IoT, xu hướng công nghệ và thách thức của IoT;

kiến thức và kỹ năng để thiết kế hệ thống IoT bao gồm nguyên tắc cơ bản trong thiết kế

hệ thống, nguyên tắc kết nối các thiết bị, giao thức lập trình ứng dụng, nền tảng phần

cứng nhúng cho ứng dụng IoT. Môn học này còn trang bị cho sinh viên kỹ năng phân

tích, thiết kế và lập trình hệ thống IoT cho một số ứng dụng tiêu biểu trong thực tiễn

trên nền tảng phần cứng Raspberry Pi.

c. Học phầnhọc trước (A), tiên quyết (B), song hành (C): Kỹ thuật vi xử lý (2102435) (A)

d. Yêu cầu khác: Theo quy chế học vụ

6. Chuẩn đầu ra của học phần

a. Chuẩn đầu ra của học phần

Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

Page 381: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

375

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần PI

1 Trình bày được cấu tạo, nguyên lý, kiến trúc hoạt động của hệ IoT trong

công nghiệp a1

2 Xác định đầu vào/ra bài toán thiết kế ứng dụng IoTs trong công nghiệp với

các ràng buộc về tiêu chuẩn ngành, an toàn và môi trường d1

3 Thiết kế sơ đồ khối/sơ đồ nguyên lý hệ IoTs trong công nghiệp d2

4 Có khả năng phân tích, thiết kế giải thuật và lập trình ứng dụng a3

5 Biết tìm kiếm và tra cứu tài liệu chuyên môn về IoTs g4

b. Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của học phần và chuẩn đầu ra của chương trình

đào tạo

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

4 x

5 x

7. Nội dung của học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs

Phương

pháp

giảng dạy

PHẦN LÝ THUYẾT

1

Chương 1. Tổng quan IoTs – Internet of Things

1.1. IoT là gì?

1.2. Kiến trúc IoT

1.3. Xu hướng công nghệ IoT

1.4. Một số ứng dụng tiêu biểu của IoT

1.5. Một số thách thức của công nghệ IoT

3 1,5 L, Q

2

Chương 2. Nguyên tắc thiết kế kết nối thiết bị

2.1. Giới thiệuchung

2.2. Bảo mật thông tin

2.3. Tư duy web cho các thiết bị kết nối

2.4. Nguyên tắc thiết kế kết nối thiết bị

3 1,5 L,D, Q

3

Chương 3. Mạng truyền thông

3.1. Giới thiệu chung

3.2. Mạng Internet

3.3. Z-wave

3.4. Bluetooth

6 1,5 L, D, Q

Page 382: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

376

3.5. Zigbee

3.6. LoraWan

3.7. Modbus

3.8. Các mạng truyền thông khác

4

Chương 4. Cấu trúc phần cứng nhúng của IoTs

4.1. Giới thiệu chung

4.2. Thiết bị cảm biến, cơ cấu chấp hành

4.2.1. Cảm biến và mạng

4.2.2. Cơ cấu chấp hành

4.3. Giới thiệu máy tính nhúng

4.3.1. Vi điều khiển

4.3.2. Vi mạch tích hợp SoC

4.3.3. Chọn lựa nền tảng máy tính nhúng

4.4. Phần cứng Arduino

4.4.1. Phát triển IoT trên nền tảng phần cứng

Arduino

4.4.2. Một số chú ý khi sử dụng Arduino thiết

kế IoT

4.5. Raspberry Pi

4.5.1. Khả năng mơ rộng của board mạch

4.5.2. Phát triển IoT trên nền tảng board

Raspberry Pi

4.5.3. Một số chú ý

4.6. BeagleBone Black

4.6.1. Khả năng mơ rộng của board mạch

4.6.2. Phát triển IoT trên nền tảng board

BeagleBone Black

4.6.3. Một số chú ý

4.7. Một số nền tảng khác

4.7.1. Di động và máy tính bảng

4.7.2. Intel IoT

4.7.3. Electric Imp IoT

6 1,5 L, D, Q

5

Chương 5. Giao thức lập trình ứng dụng IoTs

5.1. Giới thiệu chung

5.2. Giao thức lập trình ứng dụng API

5.3. Tạo một API mới

5.4. Các giao thức khác

5.4.1. Giao thức MQ Telemetry Transport

5.4.2. Giao thức Extensible Messaging and

Presence Protocol

6 1,5 L, D, Q

Page 383: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

377

5.4.3. Giao thức Constrained Application

Protocol

6

Chương 6. Thiết kế ứng dụng IoTs

6.1. Giới thiệu chung

6.2. Nguyên tắc thiết kế ứng dụng IoTs

6.2.1. Phân tích yêu cầu kỹ thuật

6.2.2. Lựa chọn phần cứng nhúng IoTs

6.2.3. Lựa chọn server IoTs và giao thức kết nối

6.2.4. Mô hình phần cứng vật lý và kiểm chứng

thực nghiệm

6.3. Một số ứng dụng IoTs trong công nghiệp

6 2,3 L, D, Q

Cộng 30

PHẦN THỰC HÀNH

1

Bài 1. Giới thiệu

1.1. Giới thiệu môn học, nội quy phòng thí

nghiệm

1.2. Giới thiệu nền tảng phần cứng Raspberry Pi

1.3. Giới thiệu nền tảng server ThingSpeak

5 L, Q

2

Bài 2. Lập trình cơ bản với Raspberry Pi

2.1. Giới thiệu

2.1.1. Nội dung bài học

2.1.2. Ngôn ngữ lập trình C++, Python

2.2. Thực hành lập trình cơ bản cho board

Raspberry Pi

2.2.1. Cài đặt hệ điều hành

2.2.2. Lập trình điều khiển GPIO

10 4 O, D, P

3

Chương 3. Ứng dụng IoTs cho nhà thông minh

3.1. Giới thiệu

3.1.1. Nội dung bài học

3.1.2. Thiết bị thí nghiệm

3.1.3. Cấu hình server ThingSpeak

3.2. Thực hành lập trình ứng dụng nhà thông

minh

3.2.1. Cấu trúc hệ thống IoTs thu thập dữ liệu

và điều khiển

3.2.2. Lập trình, chạy thử nghiệm

10 2,3,4 O, D, P

4

Chương 4. Thiết kế ứng dụng IoTs công nghiệp

4.1. Giới thiệu

4.1.1. Nội dung bài học

4.1.2. Thiết bị Gateway

5 2,3,4 O, D, P

Page 384: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

378

4.1.3. Nguyên tắc lựa chọn mạng “Local

Networks”

4.1.4. Nguyên tắc thiết kế hệ IoTs thu thập và

điều khiển đa kết nối

4.2. Thiết kế ứng dụng quản lý điện năng tiêu

thụ tòa nhà X từ xa

4.2.1. Cấu trúc hệ thống IoTs

4.2.2. Thiết kế, lập trình trạm đo điện năng

4.2.2.1. Cấu trúc phần cứng

4.2.2.2. Giới thiệu board ESP 8266

4.2.2.3. Lập trình đo điện năng

4.2.3. Thiết kế, lập trình Gateway thu thập đa

điểm qua mạng wifi

4.2.4. Thiết kế giao diện người dùng

4.2.5. Chạy thử nghiệm

Cộng 30

Ghi chú:

L: Lecture, D: Discussion, Q: Question, O: Observe, P: Practices

8. Phương pháp đánh giá

a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1

Bài kiểm tra thường xuyên 10

Bài tập ở nhà 10

Giữa kỳ (Tự luận) 30

Cuối kỳ (Tự luận) 50

2 Bài tập ở nhà 20

Cuối kỳ (Tự luận) 80

3 Bài tập ở nhà 20

Cuối kỳ (Tự luận) 80

4 Kỹ năng thực hành (Lab skills) 70

Báo cáo thực hành (Lab report) 30

5 Tiểu luận 100

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Lý thuyết

(67%)

Đánh giá thường xuyên 20

- Bài kiểm tra thường xuyên (SAT) 5

- Bài tập ở nhà 5

Page 385: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

379

- Tiểu luận 10

Kiểm tra giữa kỳ (Tự luận) 30

Kiểm tra cuối kỳ (Tự luận) 50

Thực hành

(33%)

Kỹ năng thực hành (Lab skills) 70

Báo cáo thực hành (Lab report) 30

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ

Ngày biên soạn: ngày tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn: TS. Nguyễn Ngọc Sơn

Trưởng bộ môn:

Page 386: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

380

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã môn học: LẬP TRÌNH THIẾT BỊ DI ĐỘNG (2101454)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 4 Lý thuyết: 3 Thực hành: 1 Tự học: 8

3. Giảng viên phụ trách

1 Nguyễn Trọng Tiến

2 Đặng Thanh Minh

3 ThS. Võ Văn Hải

4 TS. Võ Thị Thanh Vân

4. Tài liệu học tập

Sách sử dụng

[1] DIMARZIO, Jerome. Beginning Android Programming with Android Studio. John

Wiley & Sons, 2016 .

[2] BLUNDELL, Paul; MILANO, Diego Torres. Learning Android Application Testing.

Packt Publishing Ltd, 2015.

Tài liệu tham khảo

[1] MORRIS, Jason. Android User Interface Development: Beginner's Guide. PACKT

publishing Ltd, 2011.

5. Thông tin về môn học a. Mục tiêu môn học

Sau khi kết thúc học phần này, sinh viên có khả năng:

- Hiểu được các khái niệm cơ bản và thuật ngữ trong lập trình thiết bị di động (Android)

- Phân tích, thiết kế các trường hợp kiểm thử dựa vào mô tả yêu cầu theo mục đích kiểm

thử và báo cáo .

- Biết cách làm việc với tập tin, cơ sở dữ liệu SQLite trong thiết bị di động .

- Vận dụng được kiến thức để thực hiện 1 ứng dụng cơ bản trên thiết bị di động.

b. Mô tả vắn tắt học phần

Môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản để có thể lập trình được trên thiết bị

di động với nền tảng của hệ điều hành Android .

c. Môn học trước/Môn song hành

Hệ thống nhúng (2102443) (A)

d. Yêu cầu khác

- Thể hiện thái độ học tập nghiêm túc, năng động trong tìm kiếm tri thức.

- Trung thực trong học tập, thực hiện các bài kiểm tra

- Đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, sinh viên khóa sau trong học tập.

Page 387: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

381

6. Chuẩn đầu ra của môn học a. Chuẩn đầu ra của môn học.

Khi hoàn thành môn học, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần PI

1 Phân tích, thiết kế các trường hợp kiểm thử a1

2 Tổ chức, thực thi và báo cáo kiểm thử a1

3 Lập trình tương tác được với dữ liệu được lưu trữ trên thiết bị di động a3

4 Xác định kỹ thuật, kỹ năng và công cụ hiện đại cần thiết cho việc phát triển

một ứng dụng di động a2

5 Áp dụng kỹ thuật, kỹ năng và công cụ đã chọn để phát triển một ứng dụng

di động a2

b. Ma trận tích hợp giữa chuẩn đầu ra của môn học và chuẩn đầu ra của chương trình

đào tạo.

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

4 x

5 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết

(LT/TH) CLOs

Phương pháp

giảng dạy

1

Chương 1.Giới thiệu môi trường phát triển

ứng dụng di động

1.1 Giới thiệu sự phát triển ứng dụng

Mobile/Tablet

1.2 Sự phát triển của Android và so sánh với

Windows Phone, iOS

1.3 Giới thiệu ADT,SDK,Android Platform,

API

1.4 Hệ điều hành Android

1.5 Môi trường phát triển Android Studio

1.6 Các thư viện Android

3/0 4,5 Thuyết giảng

2 Chương 2. Android skeleton và hoạt động

2.1 Giới thiệu các thành phần của ứng dụng 6/3 4,5

Thuyết giảng

Thảo luận

Page 388: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

382

(Activities, Service, Intent, Content Providers)

và các loại khác của các ứng dụng : standalone,

widget, background ...

2.2 Lifecycle của ứng dụng Android

2.3 Sử dụng các tài nguyên bên trong và bên

ngoài

2.4 Tạo mới Activities, kết nối các Activity

bằng cách dùng Intent

2.5 Giới thiệu Fragments

2.6 Làm việc với Notifications

2.7 Trạng thái chuyển tiếp hoạt động và

lifecycle : stack, queue, kiểm soát thay đổi state

và lifetime

3

Chương 3.Xử lý giao diện người dùng

3.1 Hiểu về các thành phần của giao diện

3.2 Lập trình sự kiện trong Android

3.3 Một số control thông dụng

3.4 Một số control nâng cao

3.5 Webkit

3.6 Cài đặt đa ngôn ngữ trên ứng dụng Android

12/9 4,5 Thuyết giảng

Thảo luận

4

Chương 4. Xử lý tập tin, lưu trạng thái ứng

dụng

4.1 Giới thiệu các loại tập tin trong Android và

các lựa chọn lưu trữ dữ liệu (Shared

Preferences, Internal Storage, External Storage,

Network Connection)

4.2 Tập tin

4.3 Lưu trữ dữ liệu với Shared Preferences

9/6 3,4,5 Thuyết giảng

Thảo luận

5

Chương 5.Thao tác với cơ sở dữ liệu sqlite và

content provider

5.1 Giới thiệu SQLite

5.2 Content Provider

9/9 3,4,5 Thuyết giảng

Thảo luận

6

Chương 6.Kiểm thử ứng dụng

6.1 Kiểm định ứng dụng

- Mục tiêu kiểm thử ứng dụng

- Các loại và nguyên tắc kiểm thử ứng dụng

(mức đơn giản)

- Kế hoạch kiểm thử ứng dụng

- Hiện thực kiểm thử ứng dụng

6.2 Đóng gói ứng dụng

6/3 1,2 Thuyết giảng

Thảo luận

Page 389: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

383

8. Phương pháp đánh giá a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Bài tập TH (thực hành)

Cuối kỳ (Tự luận)

50%

50%

2 Bài tập TH (thực hành)

Cuối kỳ (Tự luận)

50%

50%

3 Bài tập TH (thực hành)

Cuối kỳ (Tự luận)

50%

50%

4

Thường kỳ (thực hành)

Giữa kỳ (thực hành)

Cuối kỳ (thực hành)

20%

30%

50%

5

Thường kỳ (thực hành)

Giữa kỳ (thực hành)

Cuối kỳ (thực hành)

20%

30%

50%

b. Đánh giá môn học

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng, %

Lý thuyết

Đánh giá thường xuyên 1 20

Bài kiểm tra 5

Vấn đáp 5

Báo cáo trên lớp 5

Hoạt động khác 5

Thực hành Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn:

Giảng viên biên soạn:

ThS. Võ Vân Hải.

Trưởng bộ môn:

ThS. Phạm Quảng Tri.

Page 390: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

384

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: DỰ ÁN KỸ THUẬT NÂNG CAO – MÁY TÍNH (2102630)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 3 Lý thuyết: 1 Thực hành: 2 Tự học: 6

3. Giảng viên phụ trách TS. Mai Thăng Long

TS. Nguyễn Tấn Lũy

TS. Trần Hữu Toàn

TS. Nguyễn Minh Ngọc

TS. Ong Mẫu Dũng

ThS. Phạm Quang Trí

ThS. Phan Tuấn Anh

ThS. Đinh Quang Tuyến

4. Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên)

[1] Ranjit Kumar, 2010, Research Methodology: A Step-by-Step Guide for Beginners,

Third Edition edition, SAGE Publications Ltd.

[1] Vũ Cao Đàm. 2003. Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học (xuất bản lần thứ

IX). Nhà xuất bản KH & KT. Hà Nội.

[2] Introduction to Problem-Based Learning, HEEAP lecturer program.

[3] EPICS Train the Trainer Workshop, HEEAP Build IT.

5. Thông tin về học phần a. Mục tiêu học phần

Sau khi kết thúc học phần, sinh viên cần đạt được các yêu cầu sau:

- Thiết kế hoặc mô phỏng được một nghiên cứu hoặc ứng dụng máy tính nhúng, thiết kế

vi mạch, ứng dụng IoTs, hệ thống thông minh với các chức năng cơ bản.

- Trình bày được bài báo cáo và thuyết minh theo dạng đề tài nghiên cứu khoa học.

b. Mô tả vắn tắt học phần

Ứng dụng các kiến thức đã học để phân tích, thiết kế và thực hiện một đề tài học

phần, tạo điều kiện cho sinh viên tự nghiên cứu, giải quyết vấn đề và làm quen với các

thiết bị thực tế. Căn cứ vào nhiệm vụ dự án (lý thuyết hoặc ứng dụng), sinh viên tự tìm

tài liệu tham khảo (có sự hỗ trợ của giáo viên) và đưa ra các bước tính toán thiết kế.

Sinh viên phải Trình bày được bài báo cáo và thuyết minh theo dạng đề tài nghiên cứu

khoa học để hoàn tất môn học.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Dự án kỹ thuật (2102576) (B)

d. Yêu cầu khác

Page 391: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

385

- Không.

6. Chuẩn đầu ra của học phần Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Có khả năng sử dụng các thiết bị, công cụ đo kiểm hiện đại trong lĩnh

vực điện tử - máy tính c1

2 Có khả năng thực hiện các phép đo lường phân tích và xử lý số liệu

trong lĩnh vực điện tử - máy tính c2

3 Có khả năng sử dụng các kết quả thực nghiệm, tư duy phân tích xác

định các ưu nhược điểm và cải tiến chất lượng của thiết bị c3

4 Xác định đầu vào/ra bài toán thiết kế với các ràng buộc về tiêu chuẩn

ngành, hiệu quả sử dụng, an toàn về môi trường d1

5 Thiết kế sơ đồ khối/sơ đồ nguyên lý thiết bị/hệ thống d2

6 Xây dựng và thực hiện các bước thực nghiệm tối ưu d3

7 Có kỹ năng nói truyền đạt thông tin hiệu quả g1

8 Có kỹ năng soạn thảo văn bản và trình báy báo cáo theo dạng thức, cấu

trúc logic, sử dụng các công cụ đồ họa để minh họa g2

9 Biết tìm kiếm và tra cứu tài liệu chuyên môn g4

Ma trận tích hợp chuẩn đầu ra:

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

4 x

5 x

6 x

7 x

8 x

9 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội Dung Số

tiết CLOs

Phương pháp

giảng dạy

LÝ THUYẾT

1 CHƯƠNG 1: Giới thiệu chung

1.1. Giới thiệu về nội dung đề tài 5 4,5 L, Q

Page 392: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

386

1.2. Giới thiệu các mục tiêu cần đạt được

1.3. Lên kế hoạch thực hiện đề tài và phân công

nhiệm vụ cho các thành viên

1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu hiện nay

2

CHƯƠNG 2: Thiết kế hệ thống

2.1 Thiết kế hệ thống theo sơ đồ khối

2.2 Thiết kế các khối chức năng.

2.3 Kiểm tra thiết kế bằng các phương pháp phân

tích, đánh giá, phản biện

5 4,5 L, O, Q, Si, PS,

D

3

CHƯƠNG 3: Thiết kế các khối chức năng/ Mô

phỏng thiết kế

3.1. Thiết kế chi tiết cho từng khối chức năng

3.2. Xác định các phương pháp thu thập dữ liệu

hoặc đo kiểm

3.3. Kiểm tra thiết kế bằng các phương pháp phân

tích, đánh giá, phản biện.

3.4. Tiến hành mô hình hóa từng phần trên phần

mềm mô phỏng

3.5. Mô hình hóa toàn bộ hệ thống trên phần mềm

mô phỏng

3.6. Mô phỏng và nhận xét kết quả theo mô phỏng

5 4,5 L, O, Q, Si, PS,

D

THỰC HÀNH

1

Thi công từng khối chức năng

1.1. Thi công chi tiết từng phần

1.2. Thu thập dữ liệu và đánh giá kết quả cho từng

khối riêng biệt

25 1, 2,

3,6

L, O, Q, Si, PS,

D

2

Thi công toàn bộ hệ thống và đánh giá kết quả

2.1. Ghép nối toàn bộ hệ thống

2.2. Thu thập dữ liệu và đo kết quả trên thực tế

2.3. Tổng hợp kết quả đo đạc trên thực tế

2.4. So sánh và đánh giá kết qủa thu được từ thực tế

so với lý thuyết và mô phỏng (nếu có)

20 1, 2,

3,6

L, O, Q, Si, PS,

D

3

Viết báo cáo

3.1. Xác định cấu trúc , nội dung bài báo cáo

3.2. Tập hợp các báo cáo từng phần đã thực hiện

3.3. Thực hiện bài báo cáo theo chuẩn qui định của

khoa hoặc trường

10 7, 8, 9 WA

4

Hoàn thiện báo cáo

4.1. Hoàn thiện bài báo cáo

4.2. Thực hiện một bài giới thiệu ngắn gọn về đề tài

đã thực hiện

5 7, 8, 9 S, Q

Page 393: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

387

D: Discussions PS: Problem Solving Q: Questions

S: Seminar WA: Work Assignment Si: Simulations

O: Observation L: Lecture Ex: Experiment

8. Phương pháp đánh giá a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Báo cáo từng buổi trên Lab 100

2 Báo cáo từng buổi trên Lab 100

3 Báo cáo từng buổi trên Lab 100

4 Báo cáo trên lớp Lý thuyết 100

5 Báo cáo trên lớp Lý thuyết 100

6 Báo cáo từng buổi trên Lab 100

7 Trình bày báo cáo bằng PPT 100

8 Báo cáo cuối kỳ 100

9 Báo cáo cuối kỳ 100

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng, %

Thực hành

Báo cáo từng buổi trên Lab 40%

Báo cáo trên lớp Lý thuyết 20%

Trình bày báo cáo bằng PPT 10%

Báo cáo cuối kỳ trên Lab 30%

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn:

TS. Ong Mẫu Dũng

Trưởng bộ môn:

Page 394: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

388

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG (2101657)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 3 Lý thuyết: 2 Thực hành:1 Tự học: 6

3. Giảng viên phụ trách Ths Lê Thùy Trang

Ths Từ Thị Xuân Hiền

Ths Võ Ngọc Tấn Phước

4. Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính

[1]. Nguyễn Văn Vỵ, Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin, Giáo dục, 2010.

[100241368]

Tài liệu tham khảo (liệt kê tối đa 3 tài liệu tham khảo)

[1]. Michael V. Mannino, Database design, application development, and

administration, McGraw-Hill Irwin, 2007.[ 100259192]

[2]. Kshirasagar Naik, Priyadarshi Tripathy, Software testing and quality assurance :

Theory and Practice, John Wiley & Sons, 2008. [100287787]

5. Thông tin về học phần a. Mục tiêu học phần

- Phân tích thiết kế được hệ thống bằng UML cho một ứng dụng.

- Hiện thực được kỹ năng lập trình giao diện đồ họa (GUI), lưu trữ dữ liệu dựa trên

phân tích yêu cầu thực tế.

- Thiết kế được cơ sở dữ liệu từ lược đồ lớp.

- Hiện thực được giao diện ứng dụng theo đúng thiết kế.

- Hiện thực được các tài liệu liên quan đến quy trình phát triển ứng dụng và các vấn

đề liên quan đến kiểm định chất lượng của ứng dụng.

b. Mô tả vắn tắt học phần

Môn học này cung cấp cho sinh viên các kiến thức, kỹ thuật và kỹ năng làm việc với

một ứng dụng thực tế ở mức phân tích yêu cầu thực tế của một ứng dụng và hiện thực bằng

ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng cụ thể. Và môn học cũng là nền tảng cho việc học về

công nghệ phần mềm sau này.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Dự án kỹ thuật (2102576) (A)

d. Yêu cầu khác:

Không

Page 395: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

389

6. Chuẩn đầu ra của học phần Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Mô hình hóa được yêu cầu của đề tài d1

2 Thiết kế được một hệ thống theo yêu cầu d2

3 Viết được tài liệu phân tích thiết kế hệ thống g2

4 Hiện thực hóa được chương trình theo đúng thiết kế a3

5 Đánh giá được hệ thống đã phát triển theo các tiêu chí đã cho d3

6 Trình bày hiệu quả các yêu cầu trước giảng viên và tập thể lớp f1

7 Làm việc nhóm hiệu quả để đat được mục tiêu chung

- Tham gia tích cực vào các buổi hoạt động nhóm

- Làm việc dễ dàng với các thành viên khác trong nhóm

- Hoàn thành nhiệm vụ được giao

e1

Ma trận tích hợp chuẩn đầu ra:

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

4 x

5 x

6 x

7 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số

tiết CLOs

Phương pháp

giảng dạy

1 Chương 1 – Tổng quan về Phát triển ứng dụng

1.1. Giới thiệu môn học

1.1.1. Mục tiêu môn học

1.1.2. Kế hoạch thực hiện

1.1.3. Các sản phẩm

1.1.4. Đánh giá

1.2. Giới thiệu về quản lý dự án

1.2.1. Lập kế hoạch

1.2.2. Các vai trò trong một dự án

6 3, 6, 7 L, D, H

2 Chương 2 – Phân tích 10 1 D, H, WA

Page 396: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

390

2.1. Lược đồ use case

2.2. Đặc tả use case

2.3. Domain Model

3 Chương 3 – Thiết kế

3.1. Lược đồ tương tác

3.2. Class diagram

3.3. Thiết kế CSDL

3.4. Thiết kế giao diện

10 2 D, H, WA

4 Chương 4 – Hiện thực hệ thống

4.1. Quản lý lập trình

4.2. Đánh giá hệ thống

4 5 L, D, H

8. Phương pháp đánh giá a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1-3 Bài tập nhóm 20

Giữa kỳ (tự luận) 30

Cuối kỳ (tự luận) 50

4 Bài tập nhóm 30

Cuối kỳ (tự luận) 70

5 Bài tập nhóm 30

Cuối kỳ (tự luận) 70

6 Bài tập nhóm 20

Giữa kỳ (tự luận) 30

Cuối kỳ (tự luận) 50

7 Bài tập nhóm 50

Giữa kỳ (tự luận) 20

Cuối kỳ (tự luận) 30

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Lý thuyết Đánh giá thường xuyên 20

- Bài tập nhóm 20

Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Page 397: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

391

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn:

ThS. Lê Thùy Trang

Trưởng bộ môn:

TS. Phạm Xuân Kiên

Page 398: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

392

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: CÔNG NGHỆ MỚI TRONG PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG

CNTT

Mã học phần: 2101561

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 3 Lý thuyết: 2 Thực hành: 1 Tự học: 6

3. Giảng viên phụ trách ThS. Nguyễn Phúc Hưng

4. Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính

[1]. Nguyễn Văn Vỵ, Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin, Giáo dục, 2010.

[100241368]

[3] Sebastian Bergmann, Stefan Priebsch. Real-world solutions for developing high-

quality PHP frameworks and applications. Indianapolis: Wiley Publishing, 2011.

[100281436]

Tài liệu tham khảo (liệt kê tối đa 3 tài liệu tham khảo)

[1]. Michael V. Mannino, Database design, application development, and

administration, McGraw-Hill Irwin, 2007.[ 100259192]

[2]. Kshirasagar Naik, Priyadarshi Tripathy, Software testing and quality assurance :

Theory and Practice, John Wiley & Sons, 2008. [100287787]

[3] Don Gosselin, Diana Kokoska, Robert eastebrooks. PHP programming with

mysql. Boston: Course Technology, 2011. [100253503]

[4] Robin Nixon. Plug-in PHP : 100 power solutions. New York: McGraw-Hill, 2010.

[100267593]

5. Thông tin về học phần a. Mục tiêu học phần

- Diễn đạt được xu hướng công nghệ mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

- So sánh được phương pháp áp dụng công nghệ mới so với các công nghệ hiện có cho

hệ thống công nghệ thông tin.

- Diễn đạt được các chức năng và các phương pháp áp dụng được công nghệ mới cho hệ

thống công nghệ thông tin, phương pháp hiện thực và vận hành hệ thống công nghệ

thông tin sử dụng công nghệ mới.

- Thiết kế được: ứng dụng của hệ thống công nghệ thông tin áp dụng công nghệ mới

- Thực hiện được ứng dụng của hệ thống công nghệ thông tin dựa trên các thuật giải,

thuật toán của công nghệ mới.

b. Mô tả vắn tắt học phần

Page 399: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

393

Môn học cung cấp cho sinh viên phương pháp quản lý cấu hình phần mềm, trang bị

cho sinh viên kiến thức cơ bản về các framework để phát triển phát trong môi trường

JavaEE như Struts Framework, Java Server Faces, RichFaces.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Dự án kỹ thuật (2102576) (A)

d. Yêu cầu khác

- Tham gia đầy đủ các buổi học trên lớp.

- Thực hiện các bài tập được giao

6. Chuẩn đầu ra của học phần Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Trình bày được xu hướng công nghệ mới trong ứng dụng CNTT và

giải thích lại được ưu và khuyết điểm khi áp dụng công nghệ mới.

h2

2 Phân tích được hiệu quả của ứng dụng công nghệ mới đến cá nhân, tổ

chức và xã hội.

j2

3 Ứng dụng được công nghệ mới để phát triển ứng dụng minh hoạ j1

4 Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm e1

Ma trận tích hợp chuẩn đầu ra:

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

4 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số

tiết CLOs

Phương pháp

giảng dạy

1

Chương 1. Xu hướng công nghệ mới

1.1 Tổng quan về công nghệ mới trong CNTT

1.2 Giới thiệu công nghệ mới

6 1 L, D

2

Chương 2: So sánh và đánh giá công nghệ mới

2.1 So sánh công nghệ mới với công nghệ hiện tại

2.2 Đánh giá điểm mạnh, yếu của công nghệ mới

6 1,3 L, D

Page 400: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

394

3

Chương 3: Khai thác các chức năng và ứng dụng

của công nghệ mới

3.1 Các phương pháp khai thác công nghệ mới

3.2 Các ứng dụng của công nghệ mới

12 1-4 L, D, S

4

Chương 4: Hiện thực và vận hành công nghệ mới

4.1 Phương pháp hiện thực công nghệ mới

4.2 Vận hành

4.3 Case study

6LT

+

30TH

1-4 Project

CỘNG 30LT

30TH

Ghi chú: L: Lecture D: Disscussion S: Seminar

8. Phương pháp đánh giá a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Bài tập ở nhà 1 20

Bài kiểm tra thường xuyên / Trắc nghiệm khách quan 1 15

Giữa kỳ (tự luận) 35

Cuối kỳ (tự luận) 30

2 Bài tập ở nhà 2 5

Bài kiểm tra thường xuyên / Trắc nghiệm khách quan 2 15

Giữa kỳ (tự luận) 50

Cuối kỳ (tự luận) 30

Bài tập ở nhà 3 10

3-4 Lab Skills 20

Lab Results 10

Lab Report 10

Cuối kỳ (tự luận) 30

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Lý thuyết

Đánh giá thường xuyên (cách 1) 20

- Bài kiểm tra thường xuyên 5

- Bài tập ở nhà 5

- Báo cáo trên lớp 5

- Hoạt động khác 5

Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

Page 401: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

395

Thực hành

Chuẩn bị bài 10

Kỹ năng thực hành 20

Báo cáo thực hành 20

Đồ án 30

Báo cáo nhóm 20

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn:

ThS. Nguyễn Phúc Hưng

Trưởng bộ môn:

TS. Pham Xuân Kiên

Page 402: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

396

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: THIẾT KẾ VLSI (2102609)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 2 Lý thuyết: 2 Thực hành: 0 Tự học: 4

3. Giảng viên phụ trách TS. Phạm Trần Bích Thuận

ThS. Nguyễn Duy Khanh

ThS. Vũ Thị Hồng Nga

4. Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên)

[1] Bài giảng Thiết kế VLSI, Lưu hành nội bộ, ĐH Công Nghiệp Tp.HCM.

Tài liệu tham khảo (liệt kê tối đa 3 tài liệu tham khảo)

[1] Neil Westeand David Harris, CMOS VLSI Design A Circuits and Systems

Perspective, Addison Wesley, 2010

[2] Joseph Cavanagh, Digital Design and Verilog HDL Fundamentals, CRC Press, 2008

[3] Zainalabedin Navabi, Verilog Digital System Design, McGraw-Hill 2002.

[4] John F. Warkerly, Digital Logic Design: Practice and Principles, 3rd Edition,

Prentice Hall International Inc.2007.

5. Thông tin về học phần a. Mục tiêu học phần

Sau khi học môn học này, sinh viên có khả năng:

- Biết được các giai đoạn trong quá trình thiết kế chip

- Nắm bắt và hiểu được cấu trúc bên trong die, quá trình tích hợp và đóng gói.

- Có khả năng tham gia các dự án thiết kế trong công nghệ về sản xuất vi mạch điện tử.

b. Mô tả vắn tắt học phần

Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức về tổng quan thiết kế chíp ASIC và thiết

kế IP, lý thuyết về Transistor CMOS, giới thiệu về quy trình sản xuất chíp, và thực hiện

thiết kế các cổng logic căn bản.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Thiết kế vi mạch số với HDL (2102595) (A)

d. Yêu cầu khác

-Theo quy chế học vụ.

6. Chuẩn đầu ra của học phần Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

Page 403: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

397

1 Có khả sử dụng các phần mềm phân tích, tính toán, mô phỏng trong

lĩnh vực thiết kế mạch số a.2

2 Xác định đầu vào/ra bài toán thiết kế với các ràng buộc về tiêu chuẩn

ngành, hiệu quả sử dụng, an toàn về môi trường và con người (C) d.1

3 Thiết kế sơ đồ khối hệ thống, xác định các biến vào /ra giao tiếp giữa

các khối trong thiết kế mạch tổ hợp và mạch số tuần tự d.2

4 Xây dựng và thực hiện các bước thực nghiệm theo yêu cầu kỹ thuật d.3

5 Có kỹ năng soạn thảo văn bản và trình bày báo cáo theo dạng thức,

cấu trúc logic, sử dụng các công cụ đồ họa để minh họa g.2

6 Có khả năng sử dụng Tiếng Anh trong chuyên ngành thiết kế vi

mạch g.3

Ma trận tích hợp chuẩn đầu ra:

CLOs a b c d e f g h i j k

1 x

2 x

3 x

4 x

5 x

6 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

Lý thuyết

1 Chương 1: Tổng quan Thiết kế chip ASIC

và Thiết IP

1.1 Lưu đồ thiết kế chip ASIC và FPGA

1.2 Thiết kế IP

1.3 Chip ASIC: Analog và Digital

2 6 L, D, I

2 Chương 2: Lý thuyết Transistor CMOS

2.1 Transistor tăng cường n-MOS

2.2 Transistor tăng cường p-MOS

2.3 Thế ngưỡng

2.4 Các phương trình thiết kế dụng cụ MOS

2.5 Đặc trưng DC của cổng đảo CMOS

2 6

3 Chương 3: Giới thiệu qui trình sản xuất

IC

3.1.Tổng quan

3.2.Qui trình sản xuất Transistor

6 1,6 L, D, I

Page 404: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

398

3.3.Các công cụ phần mềm hỗ trợ thiết kế và

Layout

4 Chương 4: Thiết kế các cổng logic căn bản

dưới cấp độ RLT

4.1.NOT

4.2.NOR

4.3.NAND

4.4.AND

4.5.OR

4.6.Kết hợp các cổng logic

6 1,2,3,

4,5,6

L, D, I, Si, O,

P, WA

5 Chương 5: Thiết kế Layout cho các cổng

logic căn bản

5.1.NOT

5.2.NOR

5.3.NAND

5.4.AND

5.5.OR

5.6.Kết hợp các cổng logic

6 1,2,3,

4,5,6

L, D, I, Si, O,

P, WA

6 Chương 6 Thiết kế cấp độ RTL và layout

các mạch tổ hợp

6.1. HA

6.2. FA

6.3. Adder 1-bit

6.4. Sub 1-bi

6 1,2,3,

4,5,6

L, D, I, Si, O,

P, WA

7 Chương 7: Quá trính xác minh thiết kế

7.1. Môi trường kiểm tra

7.2. Testbech

7.3. Xác minh định dạng/ Tính năng

7.4. Kiểm tra Boundary-scan

2 1,6

L, I, Si, O

L: Lecture S: Seminar D: Discussion I: Instructions in serving as model Si:

Simulation

O: Observation P: Practices H: Instruction for Homework WA: Work Assignment

8. Phương pháp đánh giá a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Kiểm tra thường kỳ 20

Giữa kỳ (tự luận) 30

Page 405: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

399

Cuối kỳ (tự luận) 50

2 Kiểm tra thường kỳ 20

Giữa kỳ (tự luận) 30

Cuối kỳ (tự luận) 50

3 Kiểm tra thường kỳ 20

Giữa kỳ (tự luận) 30

Cuối kỳ (tự luận) 50

4 Kiểm tra thường kỳ 20

Giữa kỳ (tự luận) 30

Cuối kỳ (tự luận) 50

5 Project 100

6 Project 100

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Lý thuyết

Đánh giá thường xuyên 10

BTL/TL 10

Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn:

Trưởng bộ môn:

Page 406: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

400

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: THỰC HÀNH THIẾT KẾ SOC (2102618)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 2 Lý thuyết: 0 Thực hành: 2 Tự học: 4

3. Giảng viên phụ trách ThS. Nguyễn Duy Khanh

TS. Phạm Trần Bích Thuận

4. Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên)

[1] Nguyễn Duy Khanh, Bài giảng Thực hành thiết kế SoC, Trường Đại Học Công

Nghiệp TP. HCM, 2018.

Tài liệu tham khảo (liệt kê tối đa 3 tài liệu tham khảo)

[1] SOPC Builder User Guide, Altera corporation, 2010.

[2] Altera SoC Embedded Design Suite User Guide, Altera corporation, 2015.

[3] Embedded Peripherals IP User Guide, Altera corporation, 2015.

5. Thông tin về học phần a. Mục tiêu học phần

Sau khi học môn học này, sinh viên có khả năng:

- Nắm được quy trình các bước thực hiện một hệ thống SoPC cơ bản.

- Thực hiện được một số chức năng cơ bản của hệ thống SoPC.

- Biên dịch và sửa lỗi được trong chương trình phần mềm.

b. Mô tả vắn tắt học phần

Môn học sẽ cung cấp cho sinh viên phương pháp thiết kế một hệ thống máy tính nhúng,

môi trường phát triển ứng dụng trên hệ thống SoPC của Altera. Hệ thống SoPC của

Altera cho phép sinh viên thực hiện các ý tưởng thiết kế hệ thống dựa vào công cụ xây

dựng tự động của Altera, từ đó giúp sinh viên hiểu về nguyên tắc hoạt động cũng như

cách xây dựng một hệ thống máy tính nhúng.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Thiết kế vi mạch số với HDL (2102595) (A)

d. Yêu cầu khác: Không.

6. Chuẩn đầu ra của học phần Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Sử dụng được phần mềm Quartus SoPC trong thiết kế hệ thống SoC a.2

2 Xác định đầu vào/ra cho hệ thống SoC d.1

3 Xây dựng được sơ đồ khối cho hệ thống SoC d.2

Page 407: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

401

4 Tổ chức làm việc độc lập và làm việc theo nhóm e.1

5 Hiểu được các chỉ dẫn Tiếng Anh trong phần mềm Quartus g.3

Ma trận tích hợp chuẩn đầu ra:

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

4 x

5 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs

Phương pháp

giảng dạy

1

Chương 1. Giới thiệu

1.1 Giới thiệu các ứng dụng tiêu biểu trên

kit.

1.2 Giới thiệu chip xử lý Nios II

1.3 Giới thiệu trình biên dịch SoPC

1.4 Hướng dẫn sử dụng SoPC

1.5 Hướng dẫn sử dụng Nios II IDE

1.6 Hướng dẫn sử dụng Altera Monitor

Program

5 1 O, Si, P, H,

WA

2

Chương 2. Chương trình con và ngăn xếp

2.1. Giới thiệu chương trình con và ngăn

xếp

2.2. Phân tích các yêu cầu của bài tập mẫu

2.3. Xây dựng phần cứng

2.4. Xây dựng phần mềm nhúng cho hệ

thống SoPC

2.5. Biên dịch và thực hiện trên kit

2.6. Bài tập báo cáo

5 2,3,4,5 Si, P, H, WA

3

Chương 3. Chương trình kiến trúc logic

3.1. Giới thiệu chương trình kiến trúc logic

3.2. Phân tích các yêu cầu của bài tập mẫu

3.3. Xây dựng phần cứng

5 2,3,4,5

Si, P, H, WA

Page 408: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

402

3.4. Xây dựng phần mềm nhúng cho hệ

thống SoPC

3.5. Biên dịch và thực hiện trên kit

3.6. Bài tập báo cáo

4

Chương 4. Chương trình điều khiển xuất

nhập

4.1. Giới thiệu chương trình điều khiển xuất

nhập.

4.2. Phân tích các yêu cầu của bài tập mẫu.

4.3. Xây dựng phần cứng.

4.4. Xây dựng phần mềm nhúng cho hệ

thống SoPC.

4.5. Biên dịch và thực hiện trên kit.

4.6. Bài tập báo cáo

5 2,3,4,5 Si, P, H, WA

5

Chương 5. Hỏi vòng và ngắt

5.1. Giới thiệu hỏi vòng và ngắt.

5.2. Phân tích các yêu cầu của bài tập mẫu.

5.3. Xây dựng phần cứng.

5.4. Xây dựng phần mềm nhúng cho hệ

thống SoPC.

5.5. Biên dịch và thực hiện trên kit.

5.6. Bài tập báo cáo

5 2,3,4,5 Si, P, H, WA

6

Chương 6. Hệ thống máy tính

6.1. Giới thiệu về một hệ thống máy tính

6.2. Phân tích các yêu cầu của bài tập mẫu

6.3. Xây dựng phần cứng

6.4. Xây dựng phần mềm nhúng cho hệ

thống SoPC

6.5. Biên dịch và thực hiện trên kit

6.6. Bài tập báo cáo

5 2,3,4,5 Si, P, H, WA

7

Chương 7. Giao tiếp UART

7.1. Giới thiệu UART

7.2. Phân tích các yêu cầu của bài tập mẫu

7.3. Xây dựng phần cứng

7.4. Xây dựng phần mềm nhúng cho hệ

thống SoPC

7.5. Biên dịch và thực hiện trên kit

7.6. Bài tập báo cáo

10 2,3,4,5 Si, P, H, WA

Page 409: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

403

8

Chương 8. Bộ định thời Timer

8.1. Giới thiệu bộ định thời Timer

8.2. Phân tích các yêu cầu của bài tập mẫu

8.3. Xây dựng phần cứng

8.4. Xây dựng phần mềm nhúng cho hệ

thống SoPC

8.5. Biên dịch và thực hiện trên kit

8.6. Bài tập báo cáo

10 2,3,4,5 Si, P, H, WA

9

Chương 9. Giao tiếp Bus

9.1. Giới thiệu hệ thống Bus

9.2. Phân tích các yêu cầu của bài tập mẫu

9.3. Xây dựng phần cứng

9.4. Xây dựng phần mềm nhúng cho hệ

thống SoPC

9.5. Biên dịch và thực hiện trên kit

9.6. Bài tập báo cáo

10 2,3,4,5 Si, P, H, WA

L: Lecture S: Seminar D: Discussion I: Instructions in serving as model Si: Simulation

O: Observation P: Practices H: Instruction for Homework WA: Work Assignment

8. Phương pháp đánh giá a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Bài kiểm tra thường xuyên 100

2 Bài tập ở nhà 1 40

Bài kiểm tra thường xuyên 60

3 Bài chuẩn bị 20

Bài tập ở nhà 2 20

Bài kiểm tra thường xuyên 60

4 Theo quá trình 100

5 Vấn đáp 100

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Thực hành Bài chuẩn bị 10

Bài tập ở nhà 30

Bài kiểm tra thường xuyên 40

Theo quá trình 10

Vấn đáp 10

Page 410: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

404

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn:

ThS. Nguyễn Duy Khanh

Trưởng bộ môn:

Page 411: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

405

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: THỰC HÀNH THIẾT KẾ VI MẠCH SỐ VỚI HDL

(2102619)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 2 Lý thuyết: 0 Thực hành: 2 Tự học: 4

3. Giảng viên phụ trách TS. Phạm Trần Bích Thuận

ThS. Vũ Thị Hồng Nga

ThS. Phan Tuấn Anh

4. Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên)

[1] Bài giảng Thiết kế mạch tích hợp với HDL, Lưu hành nội bộ, ĐH Công nghiệp Tp.

HCM.

Tài liệu tham khảo (liệt kê tối đa 3 tài liệu tham khảo)

[1] Zainalabedin Navabi, Verilog Digital System Design, McGraw-Hill 2002.

[2] John F. Warkerly, Digital Logic Design: Practice and Principles, 3rd Edition,

Prentice Hall International Inc.2007.

5. Thông tin về học phần a. Mục tiêu học phần

Sau khi học môn học này, sinh viên có khả năng:

- Thiết kế mạch tổ hợp, mạch tuần tự, mạch số ứng dụng dùng ngôn ngữ Verilog

- Thử nghiệm và xác minh qua trình thiết kế

- Thiết kế mạch số trên FPGA.

b. Mô tả vắn tắt học phần

Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức về ASIC và FPGA, ngôn ngữ mô tả phần

cứng verilog ...từ đó sinh viên có thể thiết kế các mạch tích hợp số sử dụng ngôn ngữ

mô tả phần cứng Verilog HDL thực nghiệm trên kít FPGA.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Thiết kế vi mạch số với HDL (2102595) (A)

d. Yêu cầu khác: Không.

6. Chuẩn đầu ra của học phần Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CL

Os Chuẩn đầu ra của học phần

SO/

PI

1 Xác định đầu vào/ra bài toán thiết kế với các ràng buộc về tiêu chuẩn ngành, hiệu

quả sử dụng, an toàn về môi trường và con người d1

Page 412: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

406

2 Thiết kế sơ đồ khối hệ thống, xác định các biến vào /ra giao tiếp giữa các khối trong

thiết kế mạch tổ hợp và mạch số tuần tự d2

3 Có kỹ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm (Lab) e1

4 Có khả năng sử dụng Tiếng Anh trong chuyên ngành thiết kế vi mạch(lab) g3

Ma trận tích hợp chuẩn đầu ra:

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

4 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs

Phương pháp

giảng dạy

1

Bài 1: Thực hiện mạch logic sử dụng

ngôn ngữ Verilog tổng hợp và mô

phỏng các mạch tổ hợp đơn giản

1.1 Thiết kế mạch tổ hợp đơn giản bằng

cách sử dụng ngôn ngữ Verilog

1.2 Chạy chương trình tổng hợp, kiểm tra

và sửa lỗi.

1.3 Mô phỏng trên phần mềm tích hợp

trong Quartus ( sử dụng model sim)

1.4 Đấu nối thiết bị và download chương

trình vào kit

1.5 Tiến hành các bước thí nghiệm kiểm

tra các đặc tính logic

1.6 Làm báo cáo

5

1,2,3,

4

D, I, Si, O, P

2

Bài 2: Thực hiện cổng logic cơ bản,mạch

ghép kênh, giải mã,mạch so sánh

2.1 Viết code verilog thực hiện các khối

logic logic cơ bản : mạch ghép

kênh,phân kênh…

2.2 Tổng hợp và kiểm tra lổi

2.3 Tạo file Testbench

2.4 Tổng hợp và chạy mô phỏng

2.5 Làm báo cáo

5

1,2,3,

4

D, I, Si, O, P

Page 413: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

407

3

Bài 3 : Thực hiện mạch tổ hợp hiển thị led

7 đoạn

3.1 Thực hiện mạch giải mã Led 7 đoạn

3.2 Thực hiện mạch hiển thị nhiều Led 7

đoạn sử dụng mạch phân kênh, so sánh

3.3 Thực hiện mạch chuyển số nhị phân

thành BCD hiển thị lên nhiều Led bảy

đoạn

3.4 Download và kiểm tra hoạt động trên

Kit DE2

3.5 Làm báo cáo

5

1,2,3,

4

D, I, Si, O, P

4

Bài 4: Thiết kế và thực hiện bộ đếm

counter

4.1 Thực hiện và mô phỏng bô đếm 4 bit

4.2 Thực hiện và mô phỏng mạch đếm,

hiển thị chữ số trên Led 7 đoạn từ 0 tới

9 tăng theo mỗi giây

4.3 Thực hiện và mô phỏng mạch hiển thị

chữ chuyển động trên Led 7đoạn

4.4 Download và kiểm tra hoạt động trên

Kit DE2

4.5 Làm báo cáo

5

1,2,3,

4

D, I, Si, O, P

5

Bài 5: Clock và định thời timer

5.1 Thực hiện mạch hiển thị đồng hồ thời

gian thực trên Led 7 đoạn, có chức

năng reset thời gian

5.2 Mô phỏng và tổng hợp thiết kế

5.3 Download và kiểm tra hoạt động trên

Kit DE2

5.4 Làm báo cáo

10

1,2,3,

4

D, I, Si, O, P

6

Bài 6: Thực hiện bộ cộng, trừ, nhân

6.1 Thực hiện mạch cộng, trừ 8 bit có dấu,

có tín hiệu chọn chức năng cộng/trừ

6.2 Thực hiện mạch nhân 4 bit thông

thường

6.3 Thực hiện mạch nhân 4 bit dạng dải

6.4 Mở rộng mạch nhân lên 8 bit

6.5 Thực hiện bộ nhân và cộng tích lũy

MAC

6.6 Download và kiểm tra hoạt động trên

10

1,2,3,

4

D, I, Si, O, P

Page 414: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

408

Kit DE2

6.7 Làm báo cáo

7

Bài 7: Máy trạng thái hữu hạn

7.1. Thực hiện mạch nhận dạng chuỗi 0

hoặc 1 liên tục sử dụng máy trạng thái

kiểu one-hot

7.2. Thực hiện mạch nhận dạng chuỗi 0

hoặc 1 liên tục sử dụng máy trạng thái

kiểu binary

7.3.Thực hiện mạch đếm modulo-10, hiển

thị led 7 đoạn

7.4 Thực hiện mạch hiển thị chữ chạy trên

led 7 đoạn sử dụng máy trạng thái

7.5 Download và kiểm tra hoạt động trên

Kit DE2

7.6 Làm báo cáo

10

1,2,3,

4

D, I, Si, O, P

8

Bài 8: Thiết kế bộ điều khiển hiển thị trên

LCD (LCD controller)

8.1 Thực hiện mạch điều khiển hiển thị

LCD

8.2 Tổng hợp và sửa lỗi

8.3 Download và kiểm tra hoạt động trên

Kit DE2

8.4 Làm báo cáo

10

1,2,3,

4

D, I, Si, O, P

L: Lecture S: Seminar D: Discussion I: Instructions in serving as model Si: Simulation

O: Observation P: Practices H: Instruction for Homework WA: Work Assignment

8. Phương pháp đánh giá a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1,2,3,4

Bài kiểm tra Thực hành 1 30

Bài kiểm tra Thực hành 2 30

Bài kiểm tra Thực hành 3 40

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Thực hành

Bài kiểm tra Thực hành 1 30

Bài kiểm tra Thực hành 2 30

Bài kiểm tra Thực hành 3 40

Page 415: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

409

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn:

Trưởng bộ môn:

Page 416: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

410

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: THỰC HÀNH THIẾT KẾ LÕI IP (2102621)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 2 Lý thuyết: 0 Thực hành: 2 Tự học: 4

3. Giảng viên phụ trách TS. Phạm Trần Bích Thuận

ThS. Nguyễn Duy Khanh

ThS. Vũ Thị Hồng Nga

4. Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên)

[1] Joseph Cavanagh, Digital Design and Verilog HDL Fundamentals, CRC Press, 2008

[2] Bài Giảng Thiết kế vi mạch số + Lõi IP trên FPGA, ĐH Công Nghiệp Tp.HCM.

Tài liệu tham khảo (liệt kê tối đa 3 tài liệu tham khảo)

[1] Zainalabedin Navabi, Verilog Digital System Design, McGraw-Hill 2002.

[2] John F. Warkerly, Digital Logic Design: Practice and Principles, 3rd Edition,

Prentice Hall International Inc.2007.

5. Thông tin về học phần a. Mục tiêu học phần

Sau khi học môn học này, sinh viên có khả năng: Qui hoạch - thiết kế - Kiểm tra và sửa

lỗi trên thiết kế lõi IP theo yêu cầu; Phân tích và IP được thiết kế; Thực hiện các modul

lõi IP trên nền FPGA.

b. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Thiết kế vi mạch số với HDL (2102595) (A)

c. Yêu cầu khác: Không.

6. Chuẩn đầu ra của học phần Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1

Có khả sử dụng các phần mềm phân tích, tính toán, mô phỏng trong lĩnh

vực thiết kế mạch số với ngôn ngữ Verilog

a.2

2

Xác định đầu vào/ra bài toán thiết kế với các ràng buộc về tiêu chuẩn

ngành, hiệu quả sử dụng, an toàn về môi trường và con người (C)

d.1

3 Thiết kế sơ đồ khối hệ thống, xác định các biến vào /ra giao tiếp giữa các

khối trong thiết kế mạch tổ hợp và mạch số tuần tự d.2

Page 417: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

411

4 Xây dựng và thực hiện các bước thực nghiệm theo yêu cầu kỹ thuật

d.3

5

Có kỹ năng soạn thảo văn bản và trình bày báo cáo theo dạng thức, cấu

trúc logic, sử dụng các công cụ đồ họa để minh họa

g.2

6 Có khả năng sử dụng Tiếng Anh trong chuyên ngành thiết kế vi mạch

g.3

Ma trận tích hợp chuẩn đầu ra:

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

4 x

5 x

6 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số

tiết CLOs

Phương pháp

giảng dạy

1 Bài 1: Thiết kế các module căn bản trên FPGA

1.1. Các quy tắc thiết kế

1.2. Thiết kế các module căn bản trong vi mạch

1.3. Kỹ thuật tối ưu cho thiết kế

1.4. Mô phỏng và đánh giá thiết kế

10 1,2,3,

4,5,6

D, I, Si, O, P

2 Bài 2: Thiết kế giao diện bus và thiết kế giao

diện lập trình

2.1. Các bus giao tiếp thông dụng

2.2. Thiết kế và mô phỏng giao diện bus cho các

module căn bản

2.3. Phương thức lập trình cho lõi IP từ góc nhìn

của vi xử lý nhúng

2.4. Thiết kế giao diện lập trình và thực hành lập

trình cho lõi IP

2.5. Các mô hình và phương thức trao đổi dữ liệu

giữa máy tính và thiết kế trên FPGA của

Altera. Thực hành với JTAG Link

2.6. Thực hành kỹ thuật lập trình ngắt trên NIOS-II

10 1,2,3,

4,5,6

D, I, Si, O, P

Page 418: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

412

3 Bài 3 : Thiết kế lõi IP I2C

3.1. Trình bày nguyên lý hoạt động của I2C

3.2. Thực hành thiết kế từng bước lõi IP I2C

3.3. Mô phỏng và phân tích kết quả

Các bài 4,5,6, yêu cầu làm việc nhóm. Yêu cầu như

sau:

Trưởng dự án (1 sinh viên), giám sát và thiết kế

giao diện bus + giao diện lập trình cho 2 nhóm

1 nhóm thiết kế (2 sinh viên) thực hành bài 6A và

7A

1 nhóm thiết kế (2 sinh viên) thực hành bài 6B và

7B

10 1,2,3,

4,5,6

D, I, Si, O, P

4 Bài 4: Thiết kế lõi IP giao tiếp với audio codec

4.1.Trình bày nguyên lý hoạt động của IC audio

codec

4.2.Thực hành thiết kế từng bước lõi IP

4.3.Mô phỏng và phân tích kết quả

10 1,2,3,

4,5,6

D, I, Si, O, P

5 Bài 5: Thiết kế lõi IP FIR

5.1.Mô hình cấu trúc FIR

5.2.Các bước thiết kế từng bước lõi IP

5.3.Mô phỏng và phân tích kết quả

5.4.Thử nghiệm và đánh giá trên FPGA

10 1,2,3,

4,5,6

D, I, Si, O, P

6 Bài 6: Thực hành thiết kế bộ graphic equalizer

6.1.Cấu trúc, mô hình của graphic equalizer

6.2.Các bước thiêt kế - tích hợp hệ thống

6.3.Mô phỏng và kiểm tra

6.4.Thử nghiệm và đánh giá trên FPGA

10 1,2,3,

4,5,6

D, I, Si, O, P

L: Lecture S: Seminar D: Discussion I: Instructions in serving as model Si: Simulation

O: Observation P: Practices H: Instruction for Homework WA: Work Assignment

8. Phương pháp đánh giá a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Bài kiểm tra thực hành 1, 2, 3 100

2 Bài kiểm tra thực hành 1, 2, 3 100

3 Bài kiểm tra thực hành 1, 2, 3 100

4 Bài kiểm tra thực hành 1, 2, 3 100

5 Project 100

6 Project 100

Page 419: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

413

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Thực hành

Bài kiểm tra thực hành 1 30

Bài kiểm tra thực hành 2 30

Bài kiểm tra thực hành 3 40

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn:

Trưởng bộ môn:

Page 420: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

414

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: HỆ THỐNG NHÚNG THỜI GIAN THỰC (ĐIỆN TỬ)

(2102596)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 2 Lý thuyết: 2 Thực hành: 0 Tự học: 4

3. Giảng viên phụ trách Ths. Nguyễn Văn Duy

4. Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên)

[1] Phillip A. Laplante, Seppo J. Ovaska, Real-Time Systems Design and Analysis:

Tools for the Practitioner,2011.

[2] Hermann Kopetz, Real-Time Systems: Design Principles for Distributed Embedded

Applications, 2011.

Tài liệu tham khảo (liệt kê tối đa 3 tài liệu tham khảo)

[3] Jane W. S. Liu, Real-Time Systems, 2000

[4] Rob Williams, Real-Time Systems Development, 2005.

5. Thông tin về học phần a. Mục tiêu học phần

Nắm được các kiến thức về: - Các khái niệm về hệ thống thời gian thực

- Các kỹ thuật xử lý thời gian thực

- Thiết kế phần cứng hộ trợ xử lý thời gian thực

- Hệ điều hành thời gian thực

- Kỹ thuật lập trình thời gian thực

Kỹ năng: - Thiết kế hệ thống xử lý thời gian thực theo yêu cầu

- Lập trình và thiết kế phần mềm hỗ trợ xử lý thời gian thực

- Phân tích và tối ưu hệ thống đáp ứng thời gian thực

b. Mô tả vắn tắt học phần

Môi trường chung quanh của hệ thống nhúng và máy tính thời gian thực; kiến trúc phân

bố cho hệ thống thời gian thực; thời gian toàn cục; mô hình của hệ thống thời gian thực;

đại lượng thời gian thực và khái niệm ảnh; tính kháng lỗi; các giao tiếp thời gian thực; các

giao thức kích hoạt do thời gian; input/output; các hệ điều hành thời gian thực; định thời;

validation; thiết kế hệ thống; kiến trúc kích hoạt do thời gian.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Hệ thống nhúng (2102443)(A)

d. Yêu cầu khác

Page 421: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

415

6. Chuẩn đầu ra của học phần Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Tên chuẩn đầu ra môn học SO/PI

1 Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động các thành phần trong hệ

thống nhúng thời gian thực a.1

2 Sử dụng xác xuất - thống kê, đại số tuyến tính và giải tích để cài đặt các

chương trình tronh hệ thống nhúng thời gian thực b.1

3 Xác định đầu vào/ra hệ thống nhúng thời gian thực d.1

4 Thiết kế sơ đồ khối/sơ đồ nguyên lý hoạt động của mô hình hệ thống

nhúng thời gian thực d.2

Ma trận tích hợp chuẩn đầu ra:

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

3 x

4 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

1 Chương 1. Giới thiệu về hệ thống thời gian thực

1.1 Các khái niệm

1.2 Tại sao phải cần một hệ thống thời gian

thực

1.3 Các thách thức trong vấn đề thiết kế một hệ

thống thời gian thực

1.4 Phân loại các hệ thống thời gian thực

1.5 Thị trường và các ứng dụng thực tế về hệ

thống thời gian thực

2 1 L

D

2 Chương 2. Các lý thuyết về xử lý thời gian thực

2.1 Thời gian và trật tự

2.2 Mô hình thời gian thưc

2.3 Mối quan hệ tương đối

2.4 Độ tin cậy

6 1 L

D

H

Page 422: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

416

3 Chương 3. Thiết kế phần cứng cho hệ thống

thời gian thực

3.1 Kiến trúc Vi Xử lý cơ bản.

3.2 Kỹ thuật bộ nhớ.

3.3 Các kiến trúc cải tiến

3.4 Giao tiếp ngoại vi

3.5 Vi xử lý hay vi điều khiển

3.6 Kiến trúc thời gian thực phân tán

4 3 L

D

H

4 Chương 4. Hệ điều hành thời gian thực

4.1 Từ chương trình đơn giản tới hệ điều hành

4.2 Lý thuyết về lập lịch

4.3 Các dịch vụ hệ thống cho chương trình ứng

dụng

4.4 Vấn đề quản lý bộ nhớ

4.5 Lựa chọn một hệ điều hành thời gian thực

6 3 L

H

5 Chương 5. Các kỹ thuật xử lý thời gian thực và

ảnh

5.1 Các kỹ thuật cơ bản cho hệ thống thời gian

thực

5.2 Các phương pháp chính trong đặc tính hóa

hệ thống

5.3 Các phương pháp không chính thức trong

đặc tính hóa hệ thống

5.4 Các thông tin cần thiết

4 4 D

D

H

6 Chương 6. Phương pháp thiết kế phần mềm

6.1 Chất lượng của phần mếm thời gian thực

6.2 Nguyên lý kỹ thuật phần mềm

6.3 Phương pháp thiết kế thủ tục

6.4 Phương pháp thiết kế hướng đối tượng

6.5 Mô hình chu kỳ phát triển

4 4 L

D

7 Chương 7. Các kỹ thuật kiểm tra và phân tích

hiệu suất

7.1 Phân tích hiệu xuất trong thời gian thực

7.2 Ứng dụng lý thuyết hàng đợi

7.3 Hiệu xuất vào/ra

7.4 Phân tích yêu cầu bộ nhớ

4 2 L

H

L: Lecture D: Discussion H: Instruction for Homework

8. Phương pháp đánh giá a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

Page 423: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

417

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Bài tập ở nhà 1 20

Bài kiểm tra thường xuyên / Trắc nghiệm khách quan 1

(E-Learning)

15

Giữa kỳ (tự luận) 35

Cuối kỳ (tự luận) 30

2 Bài tập ở nhà 2 5

Bài kiểm tra thường xuyên / Trắc nghiệm khách quan 2

(E-Learning)

15

Giữa kỳ (tự luận) 50

Cuối kỳ (tự luận) 30

Bài tập ở nhà 3 10

3 Bài tập ở nhà 4 20

Bài kiểm tra thường xuyên / Trắc nghiệm khách quan 3

(E-Learning)

15

Giữa kỳ (tự luận) 35

Cuối kỳ (tự luận) 30

4 Bài tập ở nhà 5 20

Bài kiểm tra thường xuyên / Trắc nghiệm khách quan 3

(E-Learning)

15

Giữa kỳ (tự luận) 35

Cuối kỳ (tự luận) 30

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Lý thuyết

(100%)

Đánh giá thường xuyên (cách 1) 20

- Bài kiểm tra thường xuyên / Trắc nghiệm khách

quan (E-Learning) 15

- Bài tập ở nhà 5

Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn:

Ths. Nguyễn Văn Duy

Trưởng bộ môn:

Page 424: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

418

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: KIỂM THỬ HỆ THỐNG NHÚNG (ĐIỆN TỬ) (2102608)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 2 Lý thuyết: 2 Thực hành: 0 Tự học: 4

3. Giảng viên phụ trách Ths. Nguyễn Văn Duy

4. Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên)

[1]Phạm Ngọc Hùng, Trương Anh Hoàng và Đặng Văn Hưng, Kiểm thử phần mềm,

2014.

Tài liệu tham khảo (liệt kê tối đa 3 tài liệu tham khảo)

[2] Roger S.Pressman, Ngô Trung Việt (dịch), Kỹ nghệ phần mềm tập 1,2,3, NXB Giáo

dục, 2001.

[3] Ron Patton, Sofware Testing, SAMS, 2005.

5. Thông tin về học phần a. Mục tiêu học phần

Sau khi học môn học này, sinh viên có thể:

- Trình bày được các khái niệm và cơ sở toán học phục vụ cho việc kiểm thử hệ thống

nhúng và phần mềm.

- Trình bày được các phương pháp kiểm thử cho hệ thống nhúng và phần mềm.

b. Mô tả vắn tắt học phần

Môn học cung cấp các kiến thức nền tảng về kiểm thử phần mềm nói chung và kiểm thử

hệ thống nhúng nói riêng. Với các kiến thức về kiểm thử theo hàm, kiểm thực logic và

hồi quy cùng các công nghệ kiểm thử đang được sử dụng trong thực tế hiện nay.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Hệ thống nhúng (2102443)(A)

d. Yêu cầu khác

-Theo quy chế học vụ.

6. Chuẩn đầu ra của học phần Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và đặc tả được mã

nguồn của các hệ thống nhúng a.1

2 Có khả năng phân tích, thiết kế giải thuật và lập trình ứng dụng kiểm a.3

Page 425: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

419

thử hệ thống nhúng

3 Sử dụng xác xuất - thống kê, tập hợp, lý thuyết đồ thị trong kiểm thử

hệ thống nhúng b.1

4 Xác định đầu vào/ra cho các phương pháp kiểm thử hệ thống nhúng

theo mô hình d.1

Ma trận tích hợp chuẩn đầu ra:

CLOs a b c d e f g h i j k

1 x

2 x

3 x

4 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

1 Chương 1. Tổng quan về kiểm thử

1.1 Các thuật ngữ và định nghĩa cơ bản về kiểm

thử

1.2 Ca kiểm thử

1.3 Mô tả bài toán kiểm thử qua biểu đồ Venn

1.4 Việc xác định các ca kiểm thử

1.5 Phân loại các lỗi và sai

1.6 Các mức kiểm thử

1.7 Bài tập

2 1 L

D

2 Chương 2. Một số ví dụ

2.1 Bài toán tam giác

2.2 Hàm NextDate (ngày kế tiếp)

2.3 Hệ thống rút tiền tự động đơn giản

2.4 Bộ điều khiển gạt nước ô tô

2.5 Bài tập

2 2 H

3 Chương 3. Cơ sở toán học rời rạc cho việc kiểm

thử

3.1 Lý thuyết tập hợp

3.2 Hàm

3.3 Quan hệ

3.4 Lôgic mệnh đề

3.5 Lý thuyết xác suất

3 3 L

D

H

Page 426: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

420

3.6 Lý thuyết đồ thị

3.7 Bài tập

4 Chương 4. Khảo sát đặc tả và mã nguồn

4.1 Khảo sát đặc tả

4.2 Khảo sát mã nguồn

4.3 Bài tập

3 4 L

H

5 Chương 5. Kiểm thử hàm

5.1 Tổng quan

5.2 Kiểm thử giá trị biên

5.3 Kiểm thử lớp tương đương

5.4 Kiểm thử bằng bảng quyết định

5.5 Kiểm thử tổ hợp

5.6 Bài tập

3 4 D

D

H

6 Chương 6. Kiểm thử dòng điều khiển

6.1 Kiểm thử hộp trắng

6.2 Đồ thị dòng điều khiển

6.3 Các độ đo kiểm thử

6.4 Kiểm thử dựa trên độ đo

6.4.1 Kiểm thử cho độ đo C1

6.4.2 Kiểm thử cho độ đo C2

6.4.3 Kiểm thử cho độ đo C3

6.4.4 Kiểm thử vòng lặp

6.5 Tổng kết

6.6 Bài tập

3 4 L

D

7 Chương 7. Kiểm thử dòng dữ liệu

7.1 Kiểm thử dựa trên gán và sử dụng giá trị biến

7.2 Kiểm thử dựa trên lát cắt

7.3 Tổng kết

7.4 Bài tập

3 4 L

H

8 Chương 8. Kiểm thử dựa trên mô hình

8.1 Khái niệm về kiểm thử dựa trên mô hình

8.2 Các phương pháp đặc tả mô hình

8.3 Sinh các ca kiểm thử từ mô hình

8.4 Sinh đầu ra mong muốn cho các ca kiểm thử

3 4 L

H

D

Page 427: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

421

8.5 Thực hiện các ca kiểm thử

8.6 Ví dụ minh họa

8.7 Thuận lợi và khó khăn của kiểm thử dựa trên

mô hình

8.8 Một số công cụ kiểm thử dựa trên mô hình

8.9 Tổng kết

8.10 Bài tập

9 Chương 9. Kiểm thử tự động và công cụ hỗ trợ

9.1 Tổng quan về kiểm thử tự động

9.2 Kiến trúc của một bộ công cụ kiểm thử tự

động

9.3 Một số công cụ kiểm thử tự động

9.4 Tổng kết

9.5 Bài tập

3 4 L

H

D

10 Chương 10. Kiểm thử tích hợp

10.1 Giới thiệu

10.2 Các loại giao diện và lỗi giao diện

10.3 Tích hợp dựa trên cấu trúc mô-đun

10.4 Tích hợp dựa trên đồ thị gọi hàm

10.5 Bài tập

3 4 L

H

D

11 Chương 11. Kiểm thử hệ thống, chấp nhận và

hồi quy

11.1 Tổng quan

11.2 Kiểm thử hệ thống

11.3 Kiểm thử chấp nhận

11.4 Kiểm thử hồi quy

11.5 Bài tập

2 4 L

H

D

Ghi chú: L: Lecture D: Discussion H: Instruction for Homework

8. Phương pháp đánh giá a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Bài tập ở nhà 1 20

Bài kiểm tra thường xuyên / Trắc nghiệm khách quan 1 (E-Learning) 15

Giữa kỳ (tự luận) 35

Cuối kỳ (tự luận) 30

2 Bài tập ở nhà 2 5

Bài kiểm tra thường xuyên / Trắc nghiệm khách quan 2 (E-Learning) 15

Giữa kỳ (tự luận) 50

Page 428: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

422

Cuối kỳ (tự luận) 30

Bài tập ở nhà 3 10

3 Bài tập ở nhà 4 20

Bài kiểm tra thường xuyên / Trắc nghiệm khách quan 3 (E-Learning) 15

Giữa kỳ (tự luận) 35

Cuối kỳ (tự luận) 30

4 Bài tập ở nhà 5 20

Bài kiểm tra thường xuyên / Trắc nghiệm khách quan 3 (E-Learning) 15

Giữa kỳ (tự luận) 35

Cuối kỳ (tự luận) 30

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Lý thuyết

(100%)

Đánh giá thường xuyên (cách 1) 20

- Bài kiểm tra thường xuyên / Trắc nghiệm khách quan

(E-Learning)

15

- Bài tập ở nhà 5

Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn:

ThS. Nguyễn Văn Duy

Trưởng bộ môn:

Page 429: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

423

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: THÍ NGHIỆM CẢM BIẾN VÀ THIẾT BỊ THÔNG MINH

(2102485)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 2 Lý thuyết: 0 Thực hành: 4 Tự học: 4

3. Giảng viên phụ trách TS. Trần Hữu Toàn

ThS. Trần Văn Hùng

TS. Dương Miên Ka

ThS. Nguyễn Hoàng Hiếu

4. Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên)

[1] Kilian, 2006, Thomson Learning Inc, Modern control technology: Components and

systems, 3rd Edition (ISBN-13: 978-1401858063, ISBN-10: 1401858066)

Tài liệu tham khảo (liệt kê tối đa 3 tài liệu tham khảo)

[1] Terry Bartelt, 2011, Cengage Learning, Industrial control electronic: Device,

Systems and Applications, 3rd Edition (ISBN-13: 978-1401862923, ISBN-10:

1401862926)

[2] Robert N. Bateson, Introduction to control system technology 3rd

[3] Martin Newman, 1992, Prentic Hall, Industrial electronics & control

[4] Krzysztof Iniewski. Smart sensor for industrial applications. Copyright © 2013 by

Taylor & Francis Group.

[5] Phan Quốc Phô, Nguyễn Đức Chiến, Giáo trình cảm biến, NXB Khoa học Kĩ thuật,

2001.

5. Thông tin về học phần a. Mục tiêu học phần

Sau khi kết thúc học phần, sinh viên cần đạt được các yêu cầu sau:

- Sử dụng thành thạo các thiết bị đo điện tử, tuân thủ đúng theo qui trình công nghiệp và

tiêu chuẩn an toàn điện, an toàn lao động.

- Đọc được các datasheet (tiếng Anh) của các thiết bị trong hệ thống để biết cách sử

dụng thiết bị đúng mục đích và yêu cầu trong thực tế.

- Cân chỉnh (calib) và chuẩn hóa các loại cảm biến

- Cài đặt được các thiết bị dùng trên hệ thống điều khiển thông minh.

- Phân tích, thiết kế, đấu nối và kiểm tra cấu hình thiết bị của hệ thống điều khiển thông

minh

- Phân tích và tìm ra được các nguyên nhân hư hỏng thiết bị và hệ thống thông minh.

- Cài đặt được các thiết bị dùng trên hệ thống điều khiển thông minh.

- Kỹ năng làm việc nhóm.

b. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Page 430: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

424

Hệ thống nhúng (2102443)(A)

c. Yêu cầu khác

- Không.

6. Chuẩn đầu ra của học phần

Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Hiểu được cấu tạo và nguyên lý hoạt động các loại cảm biến phổ

biến (nhiệt độ, lực, áp suất, vị trí) sử dụng trong hệ thống điều khiển

thông minh

a1

2 Đọc hiểu, đấu nối được theo sơ đồ hướng dẫn của các thiết bị trong

hệ thống để biết cách sử dụng thiết bị đúng mục đích và yêu cầu

trong thực tế

c2

3 Sử dụng thành thạo các thiết bị tự động tuân thủ đúng theo qui trình

công nghiệp và tiêu chuẩn an toàn điện, an toàn lao động

f1

4 Phân tích, và kiểm tra cấu hình thiết bị của hệ thống điều khiển

thông minh

a1

Ma trận tích hợp chuẩn đầu ra:

CLOs a b c d e f g h i j k

1 x

2 x

3 x

4 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số tiết CLOs Phương pháp

giảng dạy

1

Bài 1: Cảm biến tiệm cận phát hiện vật

1.1. Giới thiệu về môn học và an toàn

trong thí nghiệm

1.2. Tìm hiểu mô hình thí nghiệm thực

hành.

1.3. Cảm biến tiệm cận và cảm biến phát

hiện vật.

1.4. Các loại cảm biến tiệm cận cảm,

tiệm cận từ và tiệm cận dung

5 1,2 P

2 Bài 2: Cảm biến quang và cảm biến phát

hiện màu sắc 5 1,2 P

Page 431: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

425

2.1. Tìm hiểu các loại cảm biến quang.

2.2. Cảm biến quang khuếch tán.

2.3. Cảm biến quang phản xạ.

2.4. Cảm biến màu thông minh.

3

Bài 3: Cảm biến nhiệt độ và lực

3.1. Cảm biến nhiệt độ

3.2. Cảm biến lực, áp suất

10 2,3,4 P, D

4

Bài 4: Cảm biến vị trí và khoảng cách

4.1. Chiết áp.

4.2. Bộ mã hóa.

5 3,4 P, D

5

Bài 5: Các loại cảm biến nhiệt độ và

khoảng cách thông minh

5.1. Cảm biến nhiệt độ thông minh.

5.2. Cảm biến vị trí thông minh.

5 1,2 P

6

Bài 6: Bộ điều khiển

6.1. Giới thiệu các bộ điều khiển thông

dụng trong hệ thống thông minh.

6.2. Thực hành sử dụng họ điều khiển

Arduino thu thập dữ liệu.

5 4 P, WA

7

Bài 7: Giao tiếp trao đổi dữ liệu với cảm

biến

7.1. Giao tiếp nối tiếp

7.2. Giao tiếp qua mạng Ethernet

10 1,3 P

8

Bài 8: Vận dụng bộ điều khiển tăng tính

thông minh cho cảm biến áp suất

8.1. Thực nghiệm đo lường lực từ cảm

biến áp suất.

8.2. Xử lý dữ liệu.

8.3. Vận dụng bộ điều khiển tăng tính

thông minh (thông tin lực) cho cảm

biến áp suất

5 3,4 P, WA

9

Bài 9: Vận dụng bộ điều khiển tăng tính

thông minh cho cảm biến vị trí – bộ mã

hóa

9.1. Thực nghiệm đo vận tốc góc từ cảm

biến vị trí (bộ mã hóa).

9.2. Xử lý dữ liệu.

9.3. Vận dụng bộ điều khiển tăng tính

thông minh (thông tin vận tốc) cho

cảm biến vị trí

5 3,4 P, WA

10 Bài 10: Phân tích hệ thống thông minh 5 4 P, WA

Page 432: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

426

10.1. Phân tích hệ thống trong phòng thí

nghiệm.

10.2. Vận hành và chuẩn đoán lỗi trong

hệ thống.

L: Lecture S: Seminar D: Discussion I: Instructions in serving as model Si:

Simulation

O: Observation P: Practices IH: Instruction for Homework WA: Work Assignment

SAT: Short Answers Test, MCQs: Multiple Choice Questions, WT: Written test, WR:

Written report Prl: Peer-learning

8. Phương pháp đánh giá

a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1,2 Bài tập thực hành 20

Giữa kỳ 30

2, 3, 4

Lab Results 10

Lab Report 10

Cuối kỳ (thực hành) 30

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Thực hành Chuẩn bị bài 10

Kỹ năng thực hành 30

Kết quả thực hành 40

Báo cáo thực hành 20

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn:

TS. Trần Hữu Toàn

Trưởng bộ môn:

TS. Nguyễn Ngọc Sơn

Page 433: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

427

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. Tên và mã học phần: XỬ LÝ SONG SONG (2102469)

2. Số tín chỉ Tổng số tín chỉ: 2 Lý thuyết: 2 Thực hành: 0 Tự học: 4

3. Giảng viên phụ trách ThS. Nguyễn Văn Duy

TS. Nguyễn Minh Ngọc

TS. Ong Mẫu Dũng

4. Tài liệu học tập Sách, giáo trình chính (thường chiếm từ 50% nội dung sử dụng trở lên)

[1] Behrooz Parhami, Introduction to Parallel Processing: Algorithms and Architectures,

Springer, 1999

[2] Michael J. Quinn. Parallel Computing: theory and practice, 2nd edition. Oregon

State University, USA. McGraw Hill Inc. 2000

Tài liệu tham khảo (liệt kê tối đa 3 tài liệu tham khảo)

[1] Dimitri P. Bertsekas and John N. Tsitsiklis, Parallel and Distributed Computation:

Numerical Methods, Massachusets Institute of Technology, Prentice Hall Press.2001

[2] Hesham El-Rewini, Mostafa Abd-El-Barr, Advanced Computer Architecture and

Parallel Processing, Wiley, 2005)

5. Thông tin về học phần a. Mục tiêu học phần

Sau khi học môn học này, sinh viên có khả năng:

- Kiến thức về kiến trúc và thuật toán song song.

- Giải quyết được các bài toán ứng dụng xử lý song song trong thực tế.

b. Mô tả vắn tắt học phần

- Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức sau: các kiến trúc song song; các vấn đề

liên quan đến hệ thống xử lý song song; phương pháp tiếp cận phân tích và thiết kế thuật

toán song song; các thuật toán song song điển hình.

c. Học phần học trước (A), tiên quyết (B), song hành (C)

Hệ thống nhúng (2102443)(A)

d. Yêu cầu khác

Không

6. Chuẩn đầu ra của học phần Khi hoàn thành học phần, người học có khả năng:

CLOs Chuẩn đầu ra của học phần SO/PI

1 Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động trong kiến trúc máy tính

song song và mô hình xử lý song song

a1

2 Có khả năng thiết kế giải thuật trong các ứng dụng xử lý song song. a3

Page 434: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

428

Ma trận tích hợp CĐR học phần và CĐR chương trình đào tạo:

CLOs a b c d e f g h i j

1 x

2 x

7. Nội dung học phần và kế hoạch giảng dạy

STT Nội dung giảng dạy Số

tiết CLOs

Phương pháp

giảng dạy

1 CHƯƠNG I – Các kiến trúc song song

1.1.Tổng quan về xử lý song song

1.2.Các kiến trúc song song đồng bộ

1.2.1 Máy tính một dòng lệnh, một dòng dữ

liệu (SISD hay Systolic)

1.2.2 Máy tính một dòng lệnh, một dòng dữ

liệu (SIMD)

1.2.3 Máy tính Vector

1.3.Các kiến trúc song song không đồng bộ

1.3.1 Máy tính nhiều dòng lệnh, một dòng dữ

liệu (MISD hay Reduction)

1.3.2 Máy tính nhiều dòng lệnh, nhiều dòng dữ

liệu (MIMD)

1.4.Tổ chức các bộ vi xử lý

1.5.Các mảng bộ vi xử lý (processor arrays)

1.6.Máy tính nhiều bộ vi xử lý (multiprocessor)

1.6.1 Nhiều bộ vi xử lý truy cập bộ nhớ đồng

thời

1.6.2 Nhiều bộ vi xử lý truy cập bộ nhớ không

đồng thời

1.7. Hệ thống đa máy tính (Multicomputers)

6 1 Lecture,

Questions/

Inquiry

2 CHƯƠNG II – Các vấn đề của hệ thống xử lý song

song

2.1.Hiệu suất của hệ thống xử lý song song

2.2.Tốc độ (Speedup) và hiệu quả (Efficiency) của

xử lý song song

2.3.Ánh xạ dữ liệu trên máy tính song song

2.3.1 Ánh xạ dữ liệu lên các mảng bộ vi xử lý

(Processor Arrays)

2.3.2 Ánh xạ dữ liệu lên hệ thống nhiều máy tính

(Multicomputers)

6 1 Lecture,

Questions/

Inquiry

Page 435: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

429

2.4. Vấn đề cân bằng tải động trên hệ thống nhiều

máy tính

2.5. Vấn đề lập lịch trên hệ thống nhiều máy tính

2.5.1 Giải thuật Graham List Schedule

2.5.2 Giải thuật Coffman-Graham Schhdule

2.5.3 Các mô hình đơn định và không đơn định

3 CHƯƠNG III – Phân tích và thiết kế thuật toán song

song

3.1.Phân tích và đánh giá thuật toán song song.

3.2.Thiết kế các giải thuật song song dựa trên các cải

tiến giải thuật tuần tự

3.3.Thiết kế các giải thuật song song dựa trên chiến

lược chia để trị

3.4.Thiết kế các giải thuật song song dựa trên chiến

lược qui hoạch động

9 2 Lecture,

Questions/

Inquiry, Essay

4 CHƯƠNG IV – Các thuật toán song song

4.1.Các thuật toán song song nhân hai ma trận

4.1.1 Nhân hai ma trận thực hiện dựa trên máy

tính 2-D Mesh SIMD

4.1.2 Thuật toán hướng hàng-cột (Row-Column

Oriented)

4.1.3 Thuật toán hướng khối (Block Oriented)

4.2.Các thuật toán sắp xếp song song

4.3.Tìm kiếm trên danh bạ

4.4.Các thuật toán song song trên đồ thị

4.4.1 Tìm đường đi ngắn nhất trên máy tính

nhiều bộ vi xử lý đồng thời (UMA

multiprocessor)

4.4.2 Tìm cây khung bé nhất trên máy tính nhiều

bộ vi xử lý

4.5.Các thuật toán song song tìm kiếm tổ hợp

9 2 Lecture,

Questions/

Inquiry, Essay

8. Phương pháp đánh giá a. Phương pháp đánh giá các chuẩn đầu ra của học phần

CLOs Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

1 Giữa kỳ (tự luận) 40

Cuối kỳ (tự luận) 60

2 Giữa kỳ (tự luận) 30

Đề tài tiểu luận 10

Cuối kỳ (tự luận) 60

Page 436: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

430

b. Các thành phần đánh giá

Phương pháp đánh giá Tỷ trọng %

Lý thuyết

Đánh giá thường xuyên 20

- Bài kiểm tra thường xuyên 80

- Đề tài tiểu luận 20

Kiểm tra giữa kỳ 30

Kiểm tra cuối kỳ 50

c. Thang điểm đánh giá: Theo học chế tín chỉ.

Ngày biên soạn: tháng năm 2018

Giảng viên biên soạn: ThS Nguyễn Văn Duy

Trưởng bộ môn:

Page 437: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

431

PHẦN 3.

BẢNG TÍCH HỢP

CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Page 438: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

432

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM

KHOA CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ

STT MÃ

HỌC PHẦN

LÝ THUY

ẾT (LT)/

THỰC HÀNH (TH)

HỌC PHẦN

CHUẨN ĐẦU RA

a b c d e f g h i j Có khả năng lựa chọn và áp dụng các kiến thức, kỹ thuật, kỹ năng và các công cụ hiện đại vào các hoạt động công nghệ kỹ thuật phạm vi rộng (Fundamentals)

Có khả năng lựa chọn và áp dụng kiến thức toán học, khoa học, kỹ thuật, và công nghệ vào các vấn đề công nghệ kỹ thuật đòi hỏi việc vận dụng các nguyên lý và qui trình ứng dụng hoặc các phương pháp luận (Application)

Có khả năng thực hiện các phương pháp đo đạc và kiểm chuẩn; có thể tiến hành, phân tích và giải thích các thí nghiệm; và áp dụng các kết quả thí nghiệm để cải thiện các quy trình (Experiment & Analysis & Evaluation)

Có khả năng thiết kế hệ thống, thành phần, hoặc các quá trình cho các vấn đề công nghệ kỹ thuật điện tử máy tính trên phạm vi rộng, nhưng phải phù hợp với mục tiêu chương trình đào tạo (Design)

Có khả năng làm việc hiệu quả với vai trò thành viên hoặc vai trò lãnh đạo trong một đội kỹ thuật (Teamwork)

Có khả năng xác định, phân tích và giải quyết các vấn đề công nghệ kỹ thuật (Problem Solving)

Có khả năng viết văn bản, thuyết trình, và truyền đạt thông tin trong cả hai môi trường kỹ thuật và phi kỹ thuật; và có khả năng để xác định và sử dụng tài liệu kỹ thuật thích hợp (Communication)

Có sự hiểu biết về nhu cầu và khả năng tự định hướng phát triển nghề nghiệp liện tục (Lifelong learning)

Có hiểu biết về khoa học xã hội và cam kết giải quyết các nhiệm vụ chuyên môn với trách nhiệm đạo đức, trong đó tôn trọng sự khác biệt (Ethics)

Có kiến thức về tác động của các giải pháp kỹ thuật công nghệ trong một bối cảnh xã hội và toàn cầu (Impact)

Khối kiến thức đại cương

Bắt buộc

1 2112012 LT Triết học Mác – Lênin x

2 2112013 LT Kinh tế chính trị Mác – Lênin

x

3 2112014 LT Chủ nghĩa xã hội khoa học

x

4 2112015 LT Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

x

5 2112005 LT Tư tưởng Hồ Chí Minh

x

6 2131472 LT Pháp luật đại cương x

7 2113431 LT+TH Toán cao cấp 1 x

8 2113432 LT+TH Toán cao cấp 2 x

9 2132001 LT+TH Kỹ năng làm việc x

Page 439: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

433

nhóm

10 2113433 LT+TH Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

x x x

11 2120405 TH Giáo dục thể chất 1 x

12 2120406 TH Giáo dục thể chất 2 x

13 2120501 LT Giáo dục Quốc phòng và An ninh 1

x

14 2120502 LT+TH Giáo dục Quốc phòng và An ninh 2

x

15 2111250 LT Tiếng Anh 1 x

16 2111300 LT Tiếng Anh 2 x

Tự chọn

1 2113434 LT+TH Toán ứng dụng x

2 2113435 LT+TH Phương pháp tính x

3 2113436 LT+TH Hàm phức và phép biến đổi Laplace

x

4 2113437 LT+TH Vật lý Đại cương x

5 2113438 LT+TH Logic học

x

6 2107483 LT+TH Quản trị học x

7 2107510 LT+TH Quản trị doanh nghiệp x x

8 2127481 LT+TH Kế toán cơ bản

x

9 2123800 LT+TH Môi trường và con người

x

10 2107492 LT+TH Giao tiếp kinh doanh x x

11 2132002 LT+TH Kỹ năng xây dựng kế hoạch

x

12 2110585 LT+TH Tâm lý học đại cương x x

x

13 2113439 LT+TH Xã hội học x

14 2132003 LT+TH Âm nhạc – Nhạc lý và Guitar căn bản

x

15 2132004 LT+TH Hội Họa

x

16 2111491 LT+TH Cơ sở văn hóa Việt Nam

x

17 2111492 LT+TH Tiếng việt thực hành

x

Page 440: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

434

18 2101727 LT+TH Kỹ năng sử dụng bàn phím và thiết bị văn phòng

Khối kiến thức cơ sở ngành

Bắt buộc

1 2101655 LT Những vấn đề xã hội và đạo đức nghề nghiệp

x x x

2 2101622 TH Nhập môn lập trình x

3 2102513 LT Lý thuyết mạch

x

4 2102568 LT Linh kiện điện tử x

x

5 2102575 LT Mạch điện tử

x x

6 2102414 LT+TH Kỹ thuật xung-số x x

x

7 2101567 LT+TH Hệ thống máy tính x

8 2101436 LT+TH Hệ cơ sở dữ liệu x

x

9 2102435 LT+TH Kỹ thuật vi xử lý x x

x

10 2101435 LT Mạng máy tính x

11 2102595 LT Thiết kế vi mạch số với HDL

x

x

12 2102619 TH Thực hành thiết kế vi mạch số với HDL

x x

x

13 2102576 TH Dự án kỹ thuật x

x x x x x

Tự chọn

1 2102432 TH Thiết kế mạch điện tử bằng ALTIUM

x

2 2102704 TH Thực tập điện tử công nghiệp

x x x

3 2102567 TH Thực tập điện tử x x x

4 2101595 LT Hệ thống thông tin quản lý

x x

5 2101626 TH Ngôn ngữ Python x

6 2101446 TH Tính toán số và Matlab

x

7 2101402 LT Cấu trúc rời rạc

x

Page 441: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

435

8 2113483 LT Toán chuyên đề

x

9 2101624 LT+TH Thống kê máy tính và ứng dụng

x

10 2101405 LT+TH Kỹ thuật lập trình x

11 2101551 LT+TH Hệ thống và công nghệ WEB

x

x

12 2101623 LT+TH Lập trình hướng đối tượng

x

x x

13 2114671 LT Tương tác người máy

x

14 2114671 LT+TH Kỹ thuật an toàn x

x

x x x

15 2101411 LT Nhập môn an toàn thông tin

x

x

Khối kiến thức ngành

Bắt buộc

1 2102622 LT Xử lý tín hiệu số

x x

2 2101478 TH Hệ điều hành Linux x x

3 2101409 LT+TH Cấu trúc dữ liệu và giải thuật

x

x

4 2102442 LT Mạch tích hợp và công nghệ

x

x

5 2102574 TH Thực tập điện tử nâng cao

x

x

6 2102480 LT Cơ sở kỹ thuật tự động

x x

x

7 2101440 LT+TH Xử lý ảnh x

x

Tự chọn

1 2102589 TH Thực hành mạng máy tính

x

x

2 2102452 TH Định tuyến chuyển mạch

x x

3 2102424 TH Thí nghiệm xử lý số tín hiệu

x

x

4 2101631 LT+TH Máy học x

x

5 2102629 LT Hệ thống thông minh và Robotics

x

x

6 2101582 LT+TH Nhập môn dữ liệu lớn x

Page 442: fet.iuh.edu.vnfet.iuh.edu.vn/images/2020/08/2020_full_CTDT_CNKTMT.pdfBỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

436

Khối kiến thức chuyên ngành

Bắt buộc

1 2102532 TH Thực tập doanh nghiệp

x

x

x x x x x x

2 2102533 TH Khoá luận tốt nghiệp

x

x x x x x

3 2102443 LT+TH Hệ thống nhúng x

x

4 2102448 LT+TH Giao tiếp điều khiển thiết bị ngoại vi

x

5 2102498 LT+TH Internet của vạn vật x

x

x

6 2101454 LT+TH Lập trình thiết bị di động

x

Tự chọn

1 2102630 LT+TH Dự án kỹ thuật nâng cao – máy tính

x x

x

2 2101657 LT+TH Phát triển ứng dụng x

x x x x

3 2101561 LT+TH Công nghệ mới trong phát triển ứng dụng CNTT

x

x

x

4 2102609 LT Thiết kế VLSI x

x

x

5 2102618 TH Thực hành thiết kế SOC

x

x x

x

6 2102621 TH Thực hành thiết kế lõi IP

x

x

x

7 2102596 LT Hệ thống nhúng thời gian thực (Điện tử)

x x

x

8 2102608 LT Kiểm thử hệ thống nhúng (Điện tử)

x x

x

9 2102485 TH Thí nghiệm cảm biến và thiết bị thông minh

x

x

x

10 2102469 LT Xử lý song song x

Ngoại ngữ và tin học

1 2199450 LT

Chứng chỉ TOEIC(450) x x x x x

2 2199406 LT Chứng chỉ tin học x x x x x x